Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Trường TH An Phước B

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Trường TH An Phước B

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nói với bạn vài điều em biết ông bà hoặc người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại và tình cảm của bà nội, bà ngoại đối với bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà; kể được một số việc làm mà người thân đã chăm sóc, giúp đỡ em và một số việc em làm để giúp đỡ chăm sóc người thân.

2. Năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác , Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to. Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu.

- Học sinh: Sách giáo khoa, Vở Bài tập 2 tập một.

 

docx 14 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 7 - Trường TH An Phước B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 2
CHỦ ĐIỂM: BẠN THÂN Ở TRƯỜNG
Tuần . Bài 3: CHUYỆN CỦA THƯỚC KẺ ( Tiết 1,2)
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nói với bạn vài điều em biết ông bà hoặc người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại và tình cảm của bà nội, bà ngoại đối với bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà; kể được một số việc làm mà người thân đã chăm sóc, giúp đỡ em và một số việc em làm để giúp đỡ chăm sóc người thân.
2. Năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác , Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV. Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác. Tranh ảnh SHS phóng to. Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu.
- Học sinh: Sách giáo khoa, Vở Bài tập 2 tập một. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên 
1. Hoạt động: Khởi động
 Mục tiêu: Nói với bạn vài điều em biết ông bà hoặc người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
* Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
Hs nghe và nêu suy nghĩ
HS chia sẻ trong nhóm
HS quan sát
HS đọc
-Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, nói với bạn vài điều biết được về ông bà hoặc người thân trong gia đình (tên, thường làm gì cho em, những điều em thích về họ, ).
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Bà nội, bà ngoại.
- HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc:nhân vật, việc làm của các nhân vật, 
2. Khám phá và luyện tập
Hoạt động 1. Luyện đọc thành tiếng 
Mục tiêu: Mục tiêu: Đọc đúng, đọc rõ ràng các từ, các câu trong bài thơ, biết ngắt hơi chỗ kết thúc câu.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành giảng giải
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân, nhóm
HS nghe đọc
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
- HS tìm ra từ khó: chuối, trồng, nguồn sông, thiết tha, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ.
- HS đọc từ khó
- Đọc câu, đoạn
- Lắng nghe
- HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: tình cảm, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ chỉ tình cảm: yêu cháu, lại thương, thiết tha, ).
- Tổ chức đọc nối tiếp câu theo nhóm 4 .
- Trong bài thơ các em vừa đọc từ nào các em đoc hay bị sai? 
- Luyện đọc từ khó cho hs
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương 
Hoạt động 2. Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà ngoại. Biết liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng,
biết ơn ông bà. 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành giảng giải, thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân, nhóm
HS giải nghĩa
HS đọc thầm
HS chia sẻ 
ND: Tình cảm yêu thương, quý mến của bạn nhỏ đối với bà nội, bà
ngoại và tình cảm của bà nội, bà ngoại đối với bạn nhỏ.
- HS liên hệ bản thân: yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà
-Tổ chức đọc nối tiếp đoạn theo nhóm 2 .
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: nguồn sông (nơi bắt đầu của dòng
sông),...
- HD HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SGK.
- Yêu cầu HS trả lời và rút ra nội dung bài đọc
- Nhận xét
3.1.3. Luyện đọc lại
Mục tiêu: Đọc đúng giọng đọc, học thuộc lòng 2 khổ thơ.
Phương pháp: Luyện tập-thực hành
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân, nhóm
 -HS nhắc lại nội dung bài
- HS nghe GV đọc 
-HS luyện đọc
-HS luyện đọc thuộc lòng. 
-HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
-Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài, xác định được giọng đọc,từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại 2 khổ thơ đầu.
- HD HS luyện đọc trong nhóm 2 khổ thơ đầu.
-HD HS luyện đọc thuộc lòng khổ thơ thứ nhất theo cách GV hướng dẫn (PP xoá dần).
-Yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
- Một vài HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét 
4.Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
– HS xác định yêu cầu 
HS chia sẻ trong nhóm, trước lớp
4.Luyện tập mở rộng 
–Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Hoa yêu thương.
–HD HS trao đổi trong nhóm nhỏ: kể những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của
người thân với em (nấu ăn, giặt giũ, chở đi học, đi khám bệnh, ); của em với người thân
(lấy nước, lấy quạt, bật quạt, múa, hát, kể chuyện, ).
– HS nghe một vài nhóm trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả 
- Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Gọi HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 2
CHỦ ĐIỂM: ÔNG BÀ YÊU QUÝ
Tuần 7. Bài 3: BÀ NỘI, BÀ NGOẠI ( Tiết 3, 4)
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng kiểu chữ hoa H và câu ứng dụng.
- Từ ngữ chỉ hoạt động và từ ngữ chỉ tình cảm của ông bà đối với con cháu; câu nói
về tình cảm gia đình.
- Nói và viết tên những người thân trong gia đình 
 2. Năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác , Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
1. Giáo viên: , SGV, Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác.Mẫu chữ viết hoa H. Thẻ từ ghi các từ ngữ ở BT 3.Tranh hoặc mô hình viên gạch để chơi trò chơi viết tên người thân .
2. Học sinh: SHS, VTV, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
1.Hoạt động khởi động:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh . 
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
Hs hát
HS lắng nghe
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa H và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: Viết 
Mục tiêu: Viết đúng kiểu chữ hoa H và câu ứng dụng.
* Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
2.1. Luyện viết chữ H hoa 
- HS quan sát mẫu 
- HS quan sát GV viết mẫu
-HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ H hoa. 
- HS viết vào bảng con, VTV
- Cho HS quan sát mẫu chữ H hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ H hoa. 
-GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ H hoa. 
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ H hoa. 
- HD HS viết chữ H hoa vào bảng con.
-HD HS tô và viết chữ hoa vào VTV
2.2. Luyện viết câu ứng dụng 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng: Học thầy ở trường còn học bạn bè ở ngoài đời.
- HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
-HS quan sát
- HS viết 
- HDHS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Học thầy, học bạn.”
- Nhắc lại quy trình viết chữ H hoa và cách nối từ chữ H hoa sang chữ o.
- HS quan sát cách GV viết chữ Học.
- HS viết chữ Học và câu ứng dụng “Học thầy, học bạn.” vào VTV 
2.3. Luyện viết thêm 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao: 
Hoa thơm ai chẳng nâng niu
 Người thơm ai chẳng mến yêu mọi bề.
 Ca dao
- HS viết chữ H hoa, chữ Hoa và câu ca dao vào VTV 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
Nói về những con người khôn ngoan, lanh lợi thì sẽ luôn được mọi người nể trọng, mến mộ cũng giống như bông hoa thơm ngát thì ai ai cũng nâng niu.
-HS viết vào VTV
2.4. Đánh giá bài viết 
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- GV nhận xét một số bài viết.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Hoạt dộng 1: Luyện từ
Mục tiêu: Từ ngữ chỉ hoạt động và từ ngữ chỉ tình cảm của ông bà đối với con cháu.
* Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS xác định yêu cầu 
- HS quan sát các từ ngữ , thảo luận
- Chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS rút ra nhận xét: Từ chỉ hoạt động: nhảy , múa, hát, vẽ, chạy Từ chỉ tình cảm: yêu quý, mến yêu, kính mến .
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3.
- HD HS quan sát từ ngữ ở BT 3 
Nhóm quả thứ nhất: Ông bà, dạy bảo, khuyên nhủ, chăm sóc.
Nhóm quả thứ hai: kính yêu, thương yêu, quý mến, đá bóng.
-Tổ chức HS thảo luận theo nhóm 2 để tìm từ ngữ không cùng nhóm.
- Nhận xét kết quả.
- HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm. 
Hoạt động 2: Luyện câu
Mục tiêu: Sắp xếp được các câu nói về tình cảm gia đình.
* Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS xác định yêu cầu của BT 4
- HS làm việc theo nhóm
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
Ông bà chăm sóc con cháu.
Ông bà thương yêu cháu.
- HS xác định yêu cầu của BT 4b.
- HS thảo luận đặt câu theo nhóm và chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe viết 1 – 2 câu vào VBT: 
Gia đình em rất yêu thương nhau.
Em rất yêu quý gia đình em.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a, quan sát câu mẫu.
- Tổ chức HS thảo luận theo nhóm 4: sắp xếp các từ ngữ để tạo thành câu mới.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b.
- Tổ chức HS thảo luận đặt câu theo nhóm và chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
Mục tiêu: Nói và viết tên những người thân trong gia đình.
* Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
-HS xác định yêu cầu của hoạt động
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi
- HS chia sẻ kết quả 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Nói và viết tên những người thân trong gia đình em.
- Tổ chức HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
- HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi và trình bày trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét. . 
-HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 2
CHỦ ĐIỂM: ÔNG BÀ YÊU QUÝ
Tuần 7. Bài 4: BÀ TÔI ( Tiết 1,2)
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Trao đổi được với bạn về những điều em thấy trong bức tranh; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bà đối với cháuqua những việc làm quen thuộc mỗi ngày; biết liên hệ: quý trọng, kính yêu ông bà.
- Nghe viết đúng đoạn văn; viết tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái; phân biệt l/n, uôn/uông.
2. Năng lực: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác: giao tiếp tốt với bạn, tích cực hoạt động nhóm
3. Phẩm chất: Nhân ái, Chăm chỉ: tích cực làm những việc quen thuộc thể hiện sự quan tâm với ông bà
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh ảnh, video truyện, màn hình, trình chiếu. Thẻ từ ghi sẳn từ ở BT4 để tổ chức trò chơi.
2. Học sinh: Bài văn về gia đình đã tìm đọc. Bút màu, vật dụng để trang thí bưu thiếp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Khởi động:
Mục tiêu:Tạo tâm thế hứng thú và dẫn dắt vào bài học
Phương pháp:Đàm thoại
Hình thức tổ chức:Cả lớp, Cá nhân
- HS quan sát
- Thảo luận nhóm đôi nói với bạn về nội dung bức tranh.
- HS trả lời
- HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh và phán đoán nội dung bài học.
- Cho HS quan sát tranh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi nói với bạn về nội dung bức tranh.
- Gọi một vài nhóm trả lời trước lớp
- GV cho HS đọc tên bài kết hợp quan sát tranh và phán đoán nội dung bài học.
- GV dẫn dắt vào bài mới: Bà tôi
2. Khám phá và luyện tập
2.1 Đọc
2.1.1. Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa
Phương pháp:Đàm thoại, thực hành luyện tập
Hình thức tổ chức:Cả lớp, Cá nhân
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
-HS đọc thành tiếng luân phiên đoạn/ bài trong nhóm
-HS đọc trước lớp
- HS nhận xét
- HS nghe GV đọc mẫu ( Gợi ý: giọng thong thả, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm của bà về mái tóc, giọng nói , đôi mắt, lúc bà kể chuyện).
- GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó
- GV hướng dẫn giải thích nghĩa của từ:
- GV hướng dẫn, cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài, nhấn giọng ở một số từ ngữ: 
-Yêu cầu HS đọc thành tiếng luân phiên đoạn/ bài trong nhóm. GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho những em còn sai
- Gọi HS đọc trước lớp
- GV nhận xét.
2.1.2 Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nội dung bài đọc
Phương pháp:Đàm thoại, thảo luận
Hình thức tổ chức:Cả lớp, Cá nhân
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc thầm lại bài và thảo luận cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi SGK
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS rút ra nội dung: Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc của bà đối với cháuqua những việc làm quen thuộc mỗi ngày.
- Quý trọng, kính yêu ông bà,..
- GV hướng dẫn giải thích thêm một số từ khó 
- GV hướng dẫn HS đọc thầm lại bài và thảo luận cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi SGK
- Gọi HS trình bày trước lớp
- Yêu cầu HS nhận xét. 
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV yêu cầu HS rút ra nội dung bài
- GV hỏi Đối với ông bà chúng ta cần thể hiện tình cảm như thế nào?
2.1.3 Luyện đọc lại
Mục tiêu: HS đọc đúng giọng của bài đọc.
Phương pháp:Đàm thoại, thảo luận
Hình thức tổ chức:Cả lớp, Cá nhân
- HS nêu
- HS xác định
- HS lắng nghe
- HS đọc trong nhóm
- HS đọc trước lớp
- HS nhận xét
- HS đọc
- Yêu cầu HS Nêu lại nội dung bài và các hiểu của HS
- Yêu cầu HS xác định giọng của đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng
- GV đọc đoạn Tối nào, bà cũng kể chuyện đến trên lưng.
-Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS đọc trước lớp
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét tuyên dương
- Yêu cầu HS đọc cả bài
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nx, tuyên dương
3.Hoạt động Luyện tập, thực hành: Viết
Hoạt động1: Nghe - viết
Mục tiêu: Nghe - viết đúng đoạn văn
Phương pháp:Đàm thoại, thảo luận
Hình thức tổ chức:Cả lớp, Cá nhân
- HS đọc
+ Tối bà thường kể chuyện em nghe
+ Cảm nhận bàn tay rap ráp của bà xoa nhẹ trên lưng
- HS viết vào bảng con
- HS viết vào VBT
- HS dò lại bài viết
- HS soát lỗi và đánh giá
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn: Tối nào đến hết
- Trả lời các câu hỏi:
+ Buổi tối bà thường làm gì?
+ Bạn nhỏ cảm nhận được gì trong lúc mơ màng?
- GV hướng dẫn luyện viết từ khó 
- GV đọc HS viết vào VBT ( GV hướng dẫn: lùi 1 ô khi viết chữ đầu tiên của đoạn văn, viết dấu chấm cuối câu, không bắt buộc HS viết hoa chữ T)
- GV đọc lại bài viết
- Yêu cầu HS soát lỗi và đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- GV nhận xét một số bài viết
Hoạt động 2. Luyện tập chính tả - Viết tên người than - Phân biệt l/n, uôn/uông
Mục tiêu: Viết được tên người thân theo thứ tự bảng chữ cái, biết phân biệt chính tả theo phương ngữ.
Phương pháp:Đàm thoại, thảo luận
Hình thức tổ chức:Cả lớp, Cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện vào VBT
- HS trình bày
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp
- Yêu cầu HS nhận xét, GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện VBT
- HS chơi trò chơi
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thực hiện vào VBT
- GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức thực hiện bài tập trên bảng lớp 
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
Mục tiêu: Nói và viết tên những người thân trong gia đình.
* Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
-HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 2
CHỦ ĐIỂM: ÔNG BÀ YÊU QUÝ
Tuần 7. Bài 4: BÀ TÔI ( Tiết 3,4 )
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Mở rộng vốn từ về gia đình (từ ngữ chỉ tình cảm, hoạt động thể hiện tình cảm); sắp xếp được từ thành câu.
- Nói được 1-2 câu về nội dung từng tranh của câu chuyện những quả đào, kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và câu gợi ý; kể lại được toàn bộ câu chuyện.
3. Năng lực: Tự chủ và tự học: tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập, các bài tập chính tả, làm bưu thiếp. Giao tiếp và hợp tác: giao tiếp tốt với bạn, tích cực hoạt động nhóm
2. Phẩm chất: Nhân ái: giáo dục lòng yêu thương, kính trọng với ông bà. Chăm chỉ: tích cực làm những việc quen thuộc thể hiện sự quan tâm với ông bà
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bài viết đoạn từ Tối nào, bà cũng kể chuyện đến trên lưng, để hướng dẫn HS luyện đọc. Tranh ảnh, video truyện, màn hình, trình chiếu. Thẻ từ ghi sẳn từ ở BT4 để tổ chức trò chơi
2. Học sinh: Bài văn về gia đình đã tìm đọc. Bút màu, vật dụng để trang thí bưu thiếp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Hoạt động: Khởi động
 Mục tiêu: Nói với bạn vài điều em biết ông bà hoặc người thân; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Cả lớp hát
- Chúng ta nên quý trọng, kính yêu ông bà
- Cho cả lớp hát bài “ Cháu yêu bà”
- Đối với ông bà chúng ta nên làm gì?
- GV dẫn dắt vào tiết học
2. Hoạt động Hình thành Kiến thức mới:
Hoạt động 1. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về gia đình, từ chỉ tình cảm, hoạt động thể hiện tình cảm.
* Phương pháp: Đàm thoại, Thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện trong nhóm: 
+ Chăm: chăm ngoan, chăm chỉ, chăm học, chăm làm,,,,
+ Thương: thương mến, thương xót, tình thương,...
- HS trình bày trước lớp.
- HS giải thích nghĩa một số từ
- HS nhận xét
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập
- Chia lớp thành các nhóm (4 HS). Dùng kĩ thuật Khăn trải bàn, mỗi HS ghi 2-3 từ và thống nhất trong nhóm các từ tìm được.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2. Luyện câu:
Mục tiêu: Luyện tập viết những câu đơn giản về gia đình.
* Phương pháp: Đàm thoại, Thực hành luyện tập
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
4.1 Xếp từ ngữ cho trước thành câu
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện vào vở.
- HS chia sẻ
+ Ông bà chăm sóc cháu
+ Cháu yêu quý ông bà
+ Ông bà động viên cháu
+ Cha mẹ chăm sóc con
+ Con giúp đỡ cha mẹ,..
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS thực hiện vào VBT
- Yêu cầu HS chia sẻ với bạn về những câu mình vừa làm
- GV nhận xét.
4.2 Luyện tập đặt câu nói về tình cảm gia đình
- HS đọc yêu cầu
- HS thực hiện:
+ Cháu rất yêu quý ông bà. Cháu ước ông bà sống lâu trăm tuổi,....
- HS thực hiện vào VBT
- HS đánh giá
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS đặt câu nói về tình cảm của các cháu đối với ông bà theo nhóm đôi
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS viết vào VBT
- Yêu cầu HS đánh giá bài làm của mình
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Hoạt động 1. Kể chuyện
Mục tiêu: nói được 1-2 câu về nội dung từng tranh, kể từng đoạn, cả bài 
* Phương pháp: Đàm thoại, Giảng giải minh hoạ.
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
5.1 Phán đoán nội dung truyện Những quả đào
- HS quan sát tranh
- Những quả đào
- GV cho HS quan sát 4 tranh
- Yêu cầu HS đọc tên truyện và phán đoán nội dung câu chuyện
5.2 Nói về nội dung mỗi bức tranh
- HS quan sát mỗi tranh
-Tranh 1: Ông mang về bốn quả đào
- Tranh 2: Xuân đem hạt đi trồng
- Tranh 3: Vân bỏ hạt đào vào thùng rác
- Tranh 4: Việt mang đào cho Sơn
- HS thực hiện trong nhóm
- HS trình bày
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh
- Tranh vẽ gì?
- Đọc gợi ý dưới từng tranh
- Yêu cầu HS nói về nội dung mỗi tranh từ 1-2 câu theo nhóm đôi
- Gọi HS trình bày trước lớp.
5.3. Kể từng đoạn câu chuyện
- HS kể trong nhóm
- HS kể
- HS nhận xét
- Dựa vào nội dung từng tranh, yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm (GV hướng dẫn HS sử dụng ánh mắt, cử chỉ, phân biệt giọng của các nhân vật)
- Yêu cầu HS kể nối tiếp từng đoạn trước lớp
- Yêu cầu 
- GV nhận xét, tuyên dương
5.4. Kể toàn bộ câu chuyện
- HS kể trong nhóm
- HS kể trước lớp
- HS nhận xét
- Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện trong nhóm đôi
- Yêu cầu một vài HS kể trước lớp
- Nói về nhân vật mà em thích. Trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện
4.Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
-HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 2
CHỦ ĐIỂM: ÔNG BÀ YÊU QUÝ
Tuần 7. Bài 4: BÀ TÔI ( Tiết 5,6 )
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được bưu thiếp.
- Chia sẻ được một bài văn đã đọc về gia đình
- Hát được một bài hát về ông bà, nói được 1-2 câu về bài hát.
2. Phẩm chất: Nhân ái: giáo dục lòng yêu thương, kính trọng với ông bà. Chăm chỉ: tích cực làm những việc quen thuộc thể hiện sự quan tâm với ông bà
3. Năng lực: Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh ảnh, video truyện về gia đình, Bưu thiếp, các bước làm bưu thiếp.
2. Học sinh: Bài văn về gia đình đã tìm đọc, Bút màu, vật dụng để trang thí bưu thiếp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Hoạt động mở đầu: 
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS vào bài mới.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe
- Chơi trò chơi : ô cửa bí mật
- Mỗi ô cửa chứ một câu hỏi. Nhiệm vụ HS trả lời đúng câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì cả lớp tuyên dương, sai thì nhờ bạn khác trợ giúp, và HS đó nhắc lại đáp án.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào tiết học
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành: Viết bưu thiếp
Mục tiêu: Biết cách viết một bưu thiếp đơn giản
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
6.1 Phân tích mẫu
- HS đọc yêu cầu
+ Bạn Tùng viết bưu thiếp gửi bà
+ Bạn Tùng viết bưu thiếp nhân dịp lễ mừng thọ bà.
+ Bạn Tùng viết lời chúc gửi bà và chữ kí trong bưu thiếp
- Viết ngắn gọn, đầy đủ nôi dung, trình bày sạch sẽ
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
- GV đặt câu hỏi:
+ Bạn Tùng viết bưu thiếp gửi cho ai?
+ Ban Tùng viết bưu thiếp nhân dịp gì?
+ Bạn Tùng viết những nội dung gì trong bưu thiếp?
- GV yêu cầu HS nhận xét cách bạn Tùng viết nội dung và cách trình bày bưu thiếp
6.2 Viết bưu thiếp
- Đọc yêu cầu
- Lời chúc cho người thân và chữ kí của người viết, cách xưng hô và lí do viết
- HS viết
- HS chia sẻ
- HS nhận xét
- Xác định yêu cầu bài tập
- Nói về những điều em sẽ viết trong bưu thiếp chúc mừng sinh nhật một người thân
- Yêu cầu HS viết vào VBT
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV chốt ý: Khi viết bưu thiếp chúng ta cần chú ý: viết lời xưng hô, lí do viết, lời chúng và kí tên của mình
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
Mục tiêu: giúp phát triển cho HS về khả năng đọc của HS. Tạo hứng thú và củng cố bài học
* Phương pháp: Đàm thoại, Quan sát, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
1. Đọc mở rộng
1.1 Chia sẻ một bài văn đã đọc
- HS chia sẻ với bạn về tên bài văn, tên tác giả, hình ảnh em thích,..
- HS chia sẻ trước lớp
- HS nhận xét
.- Yêu cầu HS chia sẻ với bạn về tên bài văn, tên tác giả, hình ảnh em thích,..
- Yêu cầu HS chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét, tuyên dương
1.2. Viết vào phiếu đọc sách
- HS viết vào VBT
- HS chia sẻ trước lớp
- Yêu cầu HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài văn, tác giả, hình ảnh đẹp
- Yêu cầu một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp
- Yêu cầu HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Trò chơi
- HS hát
- HS thực hiện nói
- HS đánh giá
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS hát bài hát về ông bà trước lớp
- Yêu cầu HS Nói 1-2 câu về bài hát
- Đánh giá tiết học
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_7_truo.docx