Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 32
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực đặc thù :
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: giới thiệu về đất nước Việt Nam với 4 chủ đề bộ phận: giới thiệu chung, lịch sử đất nước, địa lí, khí hậu và trang phục truyền thống.
2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực:
-Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu thiên nhiên
- Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
TUẦN 32 Tập đọc (Tiết 1+2) BÀI 25: ĐẤT NƯỚC CHÚNG MÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù : - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. - Hiểu nội dung bài: giới thiệu về đất nước Việt Nam với 4 chủ đề bộ phận: giới thiệu chung, lịch sử đất nước, địa lí, khí hậu và trang phục truyền thống. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1. Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV hỏi: + Tay bạn nam áo kẻ đanng chỉ vào đâu? + Hãy đoán xem các bạn nhỏ trong tranh đang nói gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - HS thảo luận theo cặp và chia sẻ. - 2-3 HS chia sẻ. Hoạt động 2. Đọc văn bản: a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. b) Cách tiến hành: - GV đọc mẫu: giọng trung tính ha chút tự hào. - HDHS chia đoạn: (4 đoạn) + Đoạn 1: Từ đầu đến sao vàng năm cánh. + Đoạn 2: Tiếp cho đến lịch sử nước nhà. + Đoạn 3: Tiếp cho đến mùa khô. + Đoạn 4: Còn lại. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: khí hậu - Luyện đọc câu dài: Việt Nam có những vị anh hùng/ có công lớn với đất nước như: /Hai Bà Trưng, / Bà Triệu,/ Trần Hưng Đạo, /Quang Trung,/ Hồ Chí Minh // - Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm bốn. - Cả lớp đọc thầm. - HS đọc nối tiếp đoạn. - 2-3 HS luyện đọc. - 2-3 HS đọc. Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi . a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản. b) Cách tiến hành: - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. 1. Sắp xếp các thẻ dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài học: 2. Lá cờ Tổ quốc được tả như thế nào? 3. Bài đọc nói đến những vị anh hùng nào của dân tộc ta? 4. Kể tên các mùa trong năm của ba miền đất nước? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS chốt lại nội dung chính của bài. - HS lần lượt đọc, thảo luận nhóm đôi/ nhóm 4 để trả lời từng câu hỏi. sau đó chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung ý. C1: Theo thứ tự: 2 - 3 - 1 - 4 C2: Lá cờ tổ quốc ta hình chữ nhật, nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. C3: Bài học nói đến những anh hùng dân tộc là hai Bà Trưng, Bà Triệu Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh C4: Miền Bắc và miền Trung 1 năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, miền Nam có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Hoạt động 4. Luyện đọc lại. a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. b) Cách tiến hành: - GV đọc đọc mẫu lần 2. - GV lưu ý học sinh cách đọc có ngữ điệu. - GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đoạn - bài. - GV tổ chức cho HS thi đọc hay ( đoạn/ bài) - Nhận xét, khen ngợi. - HS lắng nghe, đọc thầm. -HS luyện đọc theo nhóm. -HS thi đọc hay trong nhóm – cử đại diện thi đọc hay trước lớp. -HS khác lắng nghe, đánh giá. Hoạt động 5. Luyện tập theo văn bản đọc. a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập theo nội dung văn bản. b) Cách tiến hành: Bài 1: Tìm các tên riêng có trong bài đọc. - GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng : - HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 4. - HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. - HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) Các tên riêng có trong bài đọc: Việt Nam, Hà Nội, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh. Bài 2: Dùng từ là kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu - GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng : - HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 2. - HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. - HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) Dùng từ là kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu giới thiệu Việt Nam là đất nước tươi đẹp của chúng mình. Thủ đô nước mình là Hà Nội. Trang phục truyền thống của người Việt là áo dài. Hoạt động 6. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. __________________________________________ Tập viết (Tiết 3) CHỮ HOA V I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù : - Biết viết chữ viết hoa V cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa V. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - 1-2 HS chia sẻ. Hoạt động 2. Hướng dẫn viết chữ hoa. a) Mục tiêu: - Biết viết chữ viết hoa V cỡ vừa và cỡ nhỏ. b) Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa V. + Chữ hoa V gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa V. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. - 2-3 HS chia sẻ. - HS quan sát. - HS quan sát, lắng nghe. - HS luyện viết bảng con. Hoạt động 3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng. a) Mục tiêu: - Viết đúng câu ứng dựng: Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh. b) Cách tiến hành: - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa V đầu câu. + Cách nối từ V sang chữ i. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. - 3-4 HS đọc. - HS quan sát, lắng nghe. Hoạt động 4. Thực hành luyện viết. a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện viết những chữ và câu đã học b) Cách tiến hành: - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa V và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS. - HS thực hiện. Hoạt động 5. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. Nói và nghe (Tiết 4) THÁNH GIÓNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù : - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về câu chuyện Thánh Gióng. - Nói được những điều thú vị trong câu chuyện Thánh Gióng cho người thân. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - 1-2 HS chia sẻ. Hoạt động 2. Nghe kể chuyện a) Mục tiêu: - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về câu chuyện Thánh Gióng. b) Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi bên dưới tranh: + Tranh 1: Cậu bé Gióng có gì đặc biệt? + Tranh 2: Gióng đã nói gì với sứ giả? + Tranh 3: Gióng đã thay đổi như thế nào? + Tranh 4: Sau khi đánh đuổi giặc Ân, Gióng đã làm gì? - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV thống nhất đáp án, kể câu chuyện 2 lượt với giọng diễn cảm. - Nhận xét, động viên HS. - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - HS lắng nghe Hoạt động 3. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. a) Mục tiêu: HS Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. b) Cách tiến hành: - YC HS nhẩm lại từng đoạn câu chuyện. - Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - Nhận xét, khen ngợi HS. - HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp. - HS lắng nghe, nhận xét. Hoạt động 4. Vận dụng a) Mục tiêu: - Nói được những điều thú vị trong câu chuyện Thánh Gióng cho người thân. b) Cách tiến hành: - HDHS kể với người thân những điều mà em thấy thú vị nhất trong câu chuyện Thánh Gióng - YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.59. - Nhận xét, tuyên dương HS. - HS lắng nghe. - HS thực hiện. Hoạt động 5. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học. __________________________________________ Tập đọc (Tiết 5 + 6) BÀI 26: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù : - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu nội dung bài: biết được một số địa danh tiêu biểu ở 3 miền đất nước. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1. Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Kể lại những vùng miền của đất nước mà em đã đến thăm? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. - 2-3 HS chia sẻ. Hoạt động 2. Đọc văn bản: a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. b) Cách tiến hành: - GV đọc mẫu: giọng đọc hào hứng sang phần ca dao đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. - HDHS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu đến những câu ca dao. + Đoạn 2: Tiếp theo tới lóng lánh cá tôm. + Đoạn 3: Còn lại - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: đi ngược về xuôi, quanh quanh - Luyện đọc đoạn: GV gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. - Cả lớp đọc thầm. - 3-4 HS đọc nối tiếp. - HS đọc nối tiếp. - HS luyện đọc theo nhóm ba. Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi . a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản. b) Cách tiến hành: - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk. 1. Tìm các câu thơ nói về: a. xứ Huế b. Ngày giỗ tổ Hùng Vương c. Đồng tháp Mười 2. Ngày giỗ Tổ là ngày nào? 3. Tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Huế? 4. Chọn ý giải thích đúng cho mỗi câu sau: - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS chốt lại nội dung chính của bài. - HS lần lượt đọc, thảo luận nhóm đôi/ nhóm 4 để trả lời từng câu hỏi. sau đó chia sẻ trong nhóm, chia sẻ trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung ý. C1: a, Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. b, Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba. c,Đồng Tháp Mười thẳng cánh cò bay Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm. C2: Ngày Giỗ Tổ là ngày mùng Mười tháng Ba. C3: Từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của xứ Nghệ là: non xanh nước biếc, tranh họa đồ. C4: ý 1 - b ; ý 2 - b. Hoạt động 4. Luyện đọc lại. a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. b) Cách tiến hành: - GV đọc đọc mẫu lần 2. - GV lưu ý học sinh cách đọc có ngữ điệu. - GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm đoạn - bài. - GV tổ chức cho HS thi đọc hay ( đoạn/ bài) - Nhận xét, khen ngợi. - HS lắng nghe, đọc thầm. -HS luyện đọc theo nhóm. -HS thi đọc hay trong nhóm – cử đại diện thi đọc hay trước lớp. -HS khác lắng nghe, đánh giá. Hoạt động 5. Luyện tập theo văn bản đọc. a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập theo nội dung văn bản. b) Cách tiến hành: Bài 1:Tìm những tên riêng được nhắc đến trong bài. - GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng : - HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 4. - HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. - HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) Những tên riêng được nhắc đến trong bài: Việt Nam, Phú Thọ, Vua Hùng, Huế, Đồng Tháp Mười. Bài 2: Các câu ở cột A thuộc kiểu nào ở các câu ở cột B - GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng : - HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 2. - HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. - HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) Đất nước mình thật tươi đẹp - câu nêu đặc điểm Đồng Tháp Mười là tên vùng đất ở miền Nam - câu giới thiệu Chúng ta đi thăm ba miền đất nước - câu nêu hoạt động Hoạt động 6. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. __________________________________________ Chính tả (Tiết 7) NGHE – VIẾT: TRÊN CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù : - Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. - Làm đúng các bài tập chính tả. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở ô li; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân. - GV giới thiệu bài. -HS hát kết hợp vận động Hoạt động 2. Nghe – viết chính tả a) Mục tiêu: - nghe - viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu. b) Cách tiến hành: - GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết. - Gọi HS đọc lại đoạn chính tả. - GV hỏi: + Quan sát cách trình bày các câu thơ lục bát và thơ 7 chữ? + Chú ý viết hoa tên riêng.Nêu lại những tiếng khó hoặc từ dễ viết sai? - HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc cho HS nghe viết. - YC HS đổi vở soát lỗi chính tả. - Nhận xét, đánh giá bài HS. - HS lắng nghe. - 2-3 HS đọc. - 2-3 HS chia sẻ. - HS luyện viết bảng con. - HS nghe viết vào vở ô li. - HS đổi chép theo cặp Hoạt động 3. Bài tập chính tả. a) Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập chính tả. b) Cách tiến hành: Bài 1: Viết tên riêng từ 2-3 tỉnh, thành phố mà em biết: - GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng. - HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 4. - HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. - HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Nam Định tỉnh Ninh Bình Bài 2: a. Chọn ch hoặc tr thay cho dấu ba chấm (...) Bà còng đi ...ợ ...ời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà đến quãng đường cong Đưa bà vào tận ngõ ...ong nhà bà - GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài - GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét và chốt đáp án đúng. - HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận nhóm 2. - HS thống nhất kết quả trong nhóm và chia sẻ trước lớp. - HS khác nhận xét ( chất vấn lẫn nhau - nếu có) Bà còng đi chợ trời mưa Cái tôm cái tép đi đưa bà còng Đưa bà đến quãng đường cong Đưa bà vào tận ngõ trong nhà bà. Hoạt động 4. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. __________________________________________ Luyện từ và câu (Tiết 8) TỪ NGỮ VỀ SẢN PHẨM CÁC MIỀN ĐẤT NƯỚC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù : - Tìm được từ ngữ chỉ về sản phẩm truyền thống của đất nước - Ôn kiểu câu giới thiệu. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: -GV tổ chức giải các câu đố -GV giới thiệu bài - Chơi trò giải đố. Hoạt động 2. : Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích. a) Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sản phẩm của các miền đất nước. b) Cách tiến hành: Bài 1:Tìm từ ngữ chỉ sự vật tương ứng với mỗi lời giải thích dưới đây: a. Món ăn gồm bánh phở với thịt, chan nước dùng. b. Vật dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường làm bằng lá, có hình chóp. c. Trang phục truyền thống của Việt Nam. d. Đồ chơi dân gian, được nặn bằng bột màu, thường có hình con vật - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, đọc lời giải thích và thảo luận theo nhóm. - YC HS làm bài vào VBT - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV chữa bài, nhận xét. - Nhận xét, tuyên dương HS. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS đại diện nhóm nêu. - HS thực hiện làm bài cá nhân. - HS đổi chéo kiểm tra theo cặp. Món ăn gồm bánh phở với thịt, chan nước dùng: phở b. Vật dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường làm bằng lá, có hình chóp: nón c. Trang phục truyền thống của Việt Nam: áo dài d. Đồ chơi dân gian, được nặn bằng bột màu, thường có hình con vật: tò he Hoạt động 3. Ôn kiểu câu giới thiệu. a) Mục tiêu: Ôn tập về câu giới thiệu. b) Cách tiến hành: Bài 2.Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo thành câu giới thiệu - Gọi HS đọc YC. - Bài YC làm gì? - Gọi HS đọc các từ ngữ cột A, cột B. - GV tổ chức HS ghép các từ ngữ tạo thành câu giới thiệu. - YC làm vào VBT - Nhận xét, khen ngợi HS. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 3-4 HS đọc. - HS chia sẻ câu trả lời. - HS làm bài. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt quý hiếm của Việt Nam. Hang Sơn Đoòng là hang động lớn nhất thế giới. Đà Lạt là thành phố ngàn hoa. Bài 3: Đặt một câu giới thiệu về quê em hoặc nơi em ở. - Gọi HS đọc YC bài 3. - HDHS đặt câu giới thiệu về cảnh đẹp quê em theo mẫu bài 2. - Nhận xét, tuyên dương HS. - HS đọc. - HS đặt câu. Hoạt động 4. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS. __________________________________________ Luyện viết đoạn (Tiết 9 ) VIẾT ĐOẠN VĂN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Năng lực đặc thù : - Viết được 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ. - Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích theo chủ đề. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực: -Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu thiên nhiên - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường, lớp. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập và rèn luyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở BTTV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân. - GV giới thiệu bài. -HS hát kết hợp vận động Hoạt động 2. Luyện viết đoạn văn. a) Mục tiêu: - Viết được 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ. b) Cách tiến hành: Bài 1: Nói 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ. - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - YC HS quan sát tranh, hỏi: + Gọi tên từng đồ vật trong tranh. Mỗi đồ vật làm bằng chất liệu gì? + Từng đồ vật dùng để làm gì? - HDHS nói và đáp khi giới thiệu về sản phẩm. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - GV gọi HS lên thực hiện. - Nhận xét, tuyên dương HS. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - 2-3 HS trả lời: - HS thực hiện nói theo cặp. - 2-3 cặp thực hiện. Bài 2:Viết 2-3 câu giới thiệu về sản phẩm được làm từ tre hoặc gỗ. - GV gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - Cho HS hỏi đáp theo gợi ý. - Cho HS làm nhóm - YC HS thực hành viết vào VBT - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. - 1-2 HS đọc. - 1-2 HS trả lời. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS làm bài. - HS chia sẻ bài. Hoạt động 4. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS. Tiếng Việt (Tiết 10) Đọc mở rộng I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù : - Tự tìm đọc một bài thơ, câu chuyện viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước. - Đọc cho các bạn nghe đoạn thơ hoặc đoạn truyện em thích. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc sách khám phá tri thức. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Sách Tiếng Việt III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân. - GV giới thiệu bài. -HS hát kết hợp vận động Hoạt động 2 .Tự tìm đọc một câu chuyện, bài thơ viết về cảnh đẹp trên các miền đất nước. a) Mục tiêu: Khuyến khích học sinh đọc sách và rèn thói quen đọc sách. b) Cách tiến hành: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1, 2. - GV giới thiệu một số câu chuyện về Bác Hồ - Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện về cảnh đẹp trên các miền đất nước. - 1-2 HS đọc. - HS lắng nghe. - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp. - HS chia sẻ theo nhóm 4, trước lớp Hoạt động 3. Đọc cho bạn nghe đoạn thơ hoặc đoạn truyện em thích. a) Mục tiêu: Rèn cho HS thói quen chia sẻ cảm nhận sau khi đọc sách. b) Cách tiến hành: - HS đọc nội dung hoạt động mở rộng. - GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu hoạt động mở rộng. - GV cho HS chia sẻ cảm nhận theo nhóm - GV nhận xét. KL: Các em cần biết chia sẻ cảm nhận , nắm thông tin , nội dung về quyển sách sau khi đọc. - HS làm việc nhóm (2 nhóm) đọc cho bạn nghe, chia sẻ với các bạn cảm xúc về đoạn thơ, đoạn truyện em đã đọc. -HS có thể trao đổi với nhau về nội dung - Đại diện vài em chia sẻ trước lớp. Hoạt động 4. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung bài học. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song.doc