Giáo án Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 2 theo CV 2345- Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Tươi
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực đặc thù :
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật.
- Hiểu được nội dung câu chuyện và tình cảm anh em Bi và Bống.
2. Năng lực chung:
-Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
3. Phẩm chất :
Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu gia đình.
- Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ người thân.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với người thân.
- Chăm chỉ: Chăm chỉ giúp đỡ người thân
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án power point.
- Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Tiếng Việt Bài 3. Niềm vui của Bi và Bống Đọc ( Tiết 1+ 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù : - Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật. - Hiểu được nội dung câu chuyện và tình cảm anh em Bi và Bống. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Yêu nước: Yêu gia đình. - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ người thân. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với người thân. - Chăm chỉ: Chăm chỉ giúp đỡ người thân II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1. Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: -GV tổ chức hát và vận động. - GV cho HS nhắc lại tên bài học hôm trước. - GV cho HS nói về những điều thú vị mà em đã học được ở bài trước. - GV cho HS quan sát tranh và thảo luận nhóm về câu hỏi: + Bức tranh dưới đây vẽ những gì? + Đoán xem hai bạn nhỏ nói gì với nhau? - GV theo dõi các nhóm hoạt động. - GV tổ chức cho HS báo cáo. - GV cùng HS nhận xét, góp ý. * Giới thiệu bài - GV kết nối vào bài học: Hai bạn nhỏ trong tranh là hai anh em Bi và Bống. Câu chuyện kể về niềm vui và mơ ước của Bi và Bống khi nhìn thấy cầu vồng. - HS hát và vận động theo bài hát. - HS nhắc lại tên bài học trước. (Ngày hôm qua đầu rồi?) - HS nói về một số điều thú vị mà HS học được từ bài học đó. - HS quan sát tranh minh hoạ. - HS thảo luận nhóm 2. + Tranh vẽ thiên nhiên cây cối, vẽ bầu trời đang có cầu vồng và hai bạn nhỏ đang ngước nhìn lên trời. + Bạn trai chỉ tay và nói: Nhìn kìa, cầu vồng! - Một số (3 – 4) HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác có thể bổ sung. - HS lắng nghe Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn bản: a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. - Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật. b) Cách tiến hành: + GV đọc mẫu toàn văn bản ( Chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Lời thoại của hai anh em được đọc theo giọng điệu trẻ con, thể hiện được sự vui mừng, trong sáng và vô tư. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ) +GV cùng HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: dứt, cầu vồng, búp bê +GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật + GV yêu cầu HS tìm câu dài. + GV hướng dẫn chia đoạn. + GV mời 3 em đọc nối tiếp đoạn. + GV HD tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong sgk và một số từ khác do HS tự tìm thông quan hình ảnh, hành động hoặc đặt câu. KL: Các em cần đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật. -HS lắng nghe, đọc thầm theo. -HS luyện phát âm các tiếng khó ( đọc theo nhóm đôi và tự sửa lỗi phát âm cho nhau/ đọc trước lớp) -HS luyện đọc nhóm đôi/ cả lớp. -HS tự tìm câu dài và thảo luận với bạn cùng bàn tìm cách ngắt nghỉ hợp lí. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn. Cả lớp theo dõi, nhận xét. -HS tìm hiểu nghĩa một số từ. Hoạt động 3. Luyện đọc nhóm a) Mục tiêu: - Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. - Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật. + GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. + GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. KL: Các em cần đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật. +Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp). HS góp ý cho nhau. Tiết 2 Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi . a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung chính của văn bản. b) Cách tiến hành: -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1. -GV gợi ý HS đọc đoạn 1 tìm câu TL -GV chốt câu TL đúng: + Bi mua ngựa hồng và một cái ô tô; + Bống mua búp bê và quần áo đẹp. -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2. (GV gợi ý HS đọc đoạn 2 để tìm câu TL) -GV chốt câu TL đúng: + Bống sẽ lấy bút màu ở nhà để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; còn Bi sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc. - GV lưu ý HS: Bống ước mua búp bê và quần áo đẹp nhưng lại muốn vẽ ngựa hồng và ô tô để tặng anh. Bi ước mua ô tô và ngựa hồng, nhưng lại muốn vẽ búp bê và quần áo đẹp để tặng em. -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3. (GV gợi ý HS đọc đoạn 2 để tìm câu TL) -GV chốt câu TL đúng: + Câu nói của Bống: Em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô; + Câu nói của Bi: Còn anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ các màu sắc. - GV mở rộng câu hỏi : Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau? KL: Các em cần hiểu được nội dung chính của bài học Câu 1. Nếu có 7 hũ vàng, Bi và Bống sẽ làm gì? -1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. + Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp. Câu 2. Không có 7 hũ vàng, hai anh em làm gì? -1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời. Câu 3. Tìm những câu nói cho thấy hai anh em rất yêu quý và quan tâm nhau? -1 HS đọc to, lớp đọc thầm, vài em nêu ý kiến của mình, cả lớp thống nhất câu trả lời. -HS suy nghĩ TL: + Vì cả hai hiểu được mong muốn của nhau, luôn nghĩ đến nhau, muốn làm cho nhau vui. Hoạt động 5. Luyện đọc lại. a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. b) Cách tiến hành: -GV đọc mẫu lần 2 -GV tổ chức đọc trong nhóm 4 -GV tổ chức thi đọc. KL: Các em cần đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. -HS đọc thầm theo. -HS đọc nhóm 4, chọn bạn đọc hay nhất. -Cá nhân thi đọc hay trước lớp. Hoạt động 6. Luyện tập theo văn bản đọc. a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập thực hành theo nội dung văn bản. b) Cách tiến hành: -GV yêu cầu học sinh đọc câu 1. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, làm vào phiếu BT -GV chốt đáp án đúng. a. Từ ngữ chỉ người: Bi, Bống anh, em b. Từ ngữ chỉ vật: hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô -GV gọi HS đọc câu 2. -GV tổ chức hoạt động nhóm 2 thực hiện từng yêu cầu. ( GV hướng dẫn, các nhóm gặp khó khăn) -GV kết luận: + Câu Bi nói với Bống: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá! Câu 1. -HS thảo luận nhóm 4, làm phiếu BT -Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét Câu 2. Tìm trong bài những câu cho thấy sự ngạc nhiên của Bi khi nhìn thấy cầu vồng. -HS làm việc nhóm 2 thực hiện từng yêu cầu. - Đại diện vài nhóm chia sẻ trước lớp. -Vài HS đọc câu đúng ngữ điệu: Cầu vồng kìa! Em nhìn xem! Đẹp quá! Hoạt động 7. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Tiếng Việt Bài 3: ( Tiết 3) Viết chữ Ă,  I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù : - Viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ Ă,  - Viết đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách và đúng mẫu cụm từ ứng dụng. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người - Trách nhiệm: Biết ơn người lao động, người đã giúp đỡ mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Vở Tập viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân. - GV giới thiệu bài. -HS hát kết hợp vận động Hoạt động 2. Viết chữ hoa a) Mục tiêu: HS viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ Ă,  b) Cách tiến hành: - GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa Ă, Â; Cho HS nhận xét về A, Ă,  • Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li. -GV cho HS xem video quy trình viết chữ Ă,  hoa và giới thiệu: • Chữ viết hoa Ă tương tự chữ viết hoa A chỉ thêm dấu á (viết nét cong dưới nhỏ trên đỉnh đầu chữ A) • Chữ viết hoa  tương tự chữ viết hoa A chỉ thêm dấu ớ (viết nét thẳng xiên ngắn trái nối với nét thẳng xiên ngắn phải trên đầu chữ A). +GV viết mẫu và nêu quy trình viết -GV hướng dẫn viết bảng con. -GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. - GV nhận xét phần viết của HS. - GV hướng dẫn HS viết chữ Ă,  vào vở ( Chú ý hướng dẫn cách trình bày) - GV yêu cầu HS đánh giá đồng đẳng. KL: Các em cần viết đúng kiểu chữ, độ cao, độ rộng của chữ Ă,  -HS quan sát chữ mẫu, nhận xét về độ cao, độ rộng các nét. -HS quan sát cấu tạo chữ Ă,  -HS quan sát GV viết mẫu và video viết mẫu - HS tập viết chữ viết hoa Ă,  (trên bảng con) theo hướng dẫn. - HS viết chữ viết hoa Ă,  (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. -HS đổi vở, nhận xét, góp ý cho nhau. Hoạt động 3. Viết câu ứng dụng a) Mục tiêu: HS viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách. b) Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng - GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Nghĩa đen: “Quả” là thứ quý giá và thơm trên ngon nhất của cây. Để có được nó, người trồng cây phải bỏ thời gian, công sức chăm bón cho cây. Chính vì thế, khi ăn quả, hãy luôn biết ơn công lao của người trồng. Nghĩa bóng: câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta nhớ ơn những người giúp đỡ, chăm sóc, bỏ công sức để cho ta có được những điều tốt đẹp. - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp ( hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). -GV hướng dẫn HS: + Viết chữ viết hoa Ă đầu câu. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ " tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa Ă + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o + Lưu ý HS độ cao của các chữ cái trong câu. + Cách đặt dấu thanh, dấu câu. -GV yêu cầu HS viết vào vở. – Yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm. - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. KL: Các em cần viết câu ứng dụng đúng kiểu, đúng độ cao, độ rộng và khoảng cách. -HS đọc: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - HS nêu cảm nghĩ về câu ứng dụng. -HS quan sát, lắng nghe -HS viết vào vở -Đổi chéo vở nhận xét cho nhau. Hoạt động 4. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Tiếng Việt Bài 3. ( Tiết 4 ) Nói và nghe: Niềm vui của Bi và Bống. I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù : - Kể được 1-2 đoạn trong câu chuyện dựa vào tranh và gợi ý trong tranh. - Cảm nhận ý nghĩa câu chuyện: Anh em trong nhà phải luôn yêu thương, tôn trọng và giúp đỡ nhau. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: -Yêu gia đình ; Biết chia sẻ, giúp đỡ , có trách nhiệm với người thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: -Tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát. -GV giới thiệu bài. -HS hát và vận động theo bài hát. Hoạt động 2. Nói tiếp để hoàn thành câu dưới tranh. a) Mục tiêu: HS nói tiếp để hoàn thành các câu dưới tranh. b) Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4). - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. - GV theo dõi phần báo cáo và chia sẻ của các nhóm. - GV hỏi thêm: + Các nhân vật trong tranh là ai? + Nét mặt hai anh em thế nào? + Câu chuyện diễn ra vào lúc nào? KL: Các em cần nói tiếp để hoàn thành các câu dưới tranh. - HS quan sát tranh, đọc thầm các gợi ý dưới tranh. - HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Dự kiến kết quả: Tranh 1. Khi cầu vồng hiện ra, Bi nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng. Tranh 2. Có bảy hũ vàng, Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp; Bi sẽ mua ngựa hồng và ô tô. Tranh 3. Khi cầu vồng biến mất, Bống nói sẽ vẽ tặng Bi ngựa hồng và ô tô; Bi nói sẽ vẽ tặng Bống búp bê và quần áo đẹp. Tranh 4. Không có bảy hũ vàng, hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. - HS dưới lớp chia sẻ cùng các bạn. - HS trả lời. + Là hai anh em Bi và Bống. + Nét mặt hai anh em vui vẻ, hào hứng,... + Câu chuyện diễn ra khi cầu vồng hiện ra, khi cầu vồng biến mất. Hoạt động 3. Chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. a) Mục tiêu: HS kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. b) Cách tiến hành: GV yêu cầu HS trao đổi nhóm, tập kể cho nhau nghe. - GV gợi ý HS có thể dựa vào tranh bài tập 1 để kể. - GV gọi HS chọn kể 1 – 2 đoạn trong câu chuyện. - GV có thể mở rộng: cho HS đóng vai Bi và Bống, kể lại toàn bộ câu chuyện (tuỳ vào khả năng của HS lớp). - GV nhấn mạnh ý nghĩa câu chuyện: Hai bạn nhỏ luôn vui vẻ và hồn nhiên, hai anh em rất quan tâm và yêu thương nhau. KL: Các em cần kể lại được 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh - HS trao đổi nhóm 2, tập kể cho nhau nghe. - HS góp ý cho bạn. - Đại diện lên kể trước lớp. - Lớp đặt câu hỏi giao lưu với bạn. - Lớp nhận xét, góp ý - 3 HS lên đóng vai và kể lại toàn bộ câu chuyện Hoạt động 4. Vận dụng a) Mục tiêu: HS kể cho người thân nghe câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống. b) Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: + Cho HS đọc lại bài Niềm vui của Bi và Bống. - GV HD HS quan sát các tranh minh hoạ và câu hỏi dưới mỗi tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn câu chuyện. - Kể lần lượt từng đoạn câu chuyện cho người thân nghe (không cần kể đúng từng chữ, từng lời của câu chuyện). KL: Các em cần kể cho người thân nghe câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống. - 1 HS đọc lại bài. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - HS vận dụng về kể lại cho người thân nghe câu chuyện. Hoạt động 5. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung bài học: - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau khi học xong bài Niềm vui của Bi và Bống, các em đã: + Đọc và hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài: Bài đọc nói lên niềm vui của hai anh em Bi và Bống vào một ngày mưa, khi nhìn thấy cầu vồng. Cả hai đều muốn làm những điều tốt đẹp cho người khác. Điều đó thể hiện tình cảm yêu thương, gắn bó của hai anh em Bi và Bống. + Biết viết chữ hoa Ă,  và câu ứng dụng. + Biết phân biệt các từ ngữ chỉ người và chỉ đồ vật. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. - Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Tiếng Việt Bài 4. Làm việc thật là vui Đọc ( Tiết 1+ 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù : - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. - Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người - Trách nhiệm: Biết tự phục vụ - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập và yêu lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Sách giáo khoa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động1. Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: -GV tổ chức cho 3 em thi Hái hoa dân chủ ( đọc đoạn văn trong cánh hoa mà mình hái được – Bài Niềm vu của Bi và Bống) - GV nhận xét -GV yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết các nhân vật trong tranh đang làm gì? - GV kết nối vào bài mới: Mỗi người, mỗi vật đều có công việc của riêng mình nhưng có điểm giống nhau là mọi người, mọi vật đều thấy rất vui. Bài đọc Làm việc thật là vui của nhà văn Tô Hoài cũng nói về điều này -HS thi Hái hoa dân chủ -HS lắng nghe và nhận xét bạn đọc - HS đặt câu hỏi cho nhau về nội dung bài vừa đọc. -HS quan sát và TLCH Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn bản: a) Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. b) Cách tiến hành: + GV đọc mẫu bài +GV cùng HS tìm một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương:tích tắc, mùa màng, sắc xuân, nhặt rau + GV hướng dẫn chia đoạn +GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng đoạn ; GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt đúng nhịp câu dài. + GV mời HS đọc nối tiếp đoạn + GV HD tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong sgk và một số từ khác do HS tự tìm thông quan hình ảnh, hành động hoặc đặt câu. KL: Các em cần đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ. -HS lắng nghe, đọc thầm theo. -HS luyện phát âm các tiếng khó ( đọc theo nhóm đôi và tự sửa lỗi phát âm cho nhau/ đọc trước lớp) -HS đánh dấu đoạn chia: + Đoạn 1: Từ đầu đến thức dậy; + Đoạn 2: tiếp đến tưng bừng; + Đoạn 3: Phần còn lại. -HS tự tìm câu dài và thảo luận với bạn cùng bàn tìm cách ngắt nghỉ hợp lí. Con gà trống gáy vang / ò ó o,/ báo cho mọi người biết/ trời sắp sáng,/ mau mau thức dậy.// Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng. // - HS đọc nối tiếp đoạn . Cả lớp theo dõi, nhận xét. -HS tìm hiểu nghĩa một số từ. Hoạt động 3. Luyện đọc nhóm a) Mục tiêu: - Đọc đúng, rõ ràng bài văn , biết ngắt đúng nhịp, nhấn giọng phù hợp. - Biết sửa lỗi cho nhau và chia sẻ với nhau cách đọc hay. b) Cách tiến hành: + GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp đoạn văn trong nhóm. + GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. KL: Các em cần đọc đúng, rõ ràng bài văn , biết ngắt đúng nhịp, nhấn giọng phù hợp. +Từng nhóm HS đọc nối tiếp đoạn văn trong nhóm (như nhóm HS đã làm mẫu trước lớp). HS góp ý cho nhau. Tiết 2 Hoạt động 4. Trả lời câu hỏi . a) Mục tiêu: - Hiểu được nội dung bài văn: Xung quanh em, mọi người, mọi vật đều chăm chỉ chỉ làm công việc của mình. b) Cách tiến hành: -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 1. -GV chốt câu TL đúng: + Bài đọc nhắc đến: gà trống, con tu hú, chim sâu, chim cú mèo. -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 2. -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đóng vai. -GV nhận xét -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 3. -Tổ chức hoạt động nhóm 2 -GV chốt câu TL đúng: + Bạn ấy đã làm các công việc: làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ. -GV yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 4. -Tổ chức hoạt động nhóm 2 -GV chốt câu TL đúng: - GV nêu câu hỏi mở rộng: + Vì sao mọi người lại thấy rất vui khi được làm việc. + Em hãy phát biểu những suy nghĩ của các em sau khi đọc bài văn. + Em kể tên những việc em đã làm ở nhà. (Câu hỏi kết hợp rèn kĩ năng sống.) - Em thử đặt một tên khác cho bài đọc. - GV nhận xét phần trả lời của HS, tuyên dương HS có ý kiến hay. KL: Các em cần hiểu được nội dung bài văn: Xung quanh em, mọi người, mọi vật đều chăm chỉ chỉ làm công việc của mình. Câu 1.. Những con vật nào được nói đến trong bài? -1 HS đọc to, lớp đọc thầm, thảo luận nhóm 4, từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. + Cả nhóm lựa chọn những đáp án đúng rồi chia sẻ kết quả trước lớp. Câu 2. Đóng vai một con vật trong bài, nói về công việc của mình. - HS làm việc nhóm 4, tự chọn con vật mình thích để nói về công việc của mình với các bạn trong nhóm. VD: HS đóng vai con gà trống: Tôi là gà trống, tôi như chiếc đồng hồ báo thức, báo cho mọi người mau mau thức dậy. - Từng em đóng vai các con vật mà mình lựa chọn, cả nhóm góp ý. - Đại diện các nhóm lên đóng vai. - Nhóm khác nhận xét, đánh giá. Câu 3. Kể tên những việc bạn nhỏ trong bài đã làm. -HS làm việc nhóm 2. - Đại diện vài nhóm chia sẻ trước lớp. Lớp nhận xét. Câu 4. Theo em, mọi người, mọi vật làm việc như thế nào? - HS trao đổi nhóm 2 và mỗi HS tự đưa ra ý kiến nhận xét. VD: Mọi người, mọi việc luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng vui. - Đại diện các nhóm lên báo cáo. - Nhóm khác nhận xét, đánh giá. - HS trả lời. + Vì ý nghĩa của công việc mà họ đã làm được. - HS tự phát biểu suy nghĩ. Hoạt động 5. Luyện đọc lại. a) Mục tiêu: - Đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. b) Cách tiến hành: -GV đọc mẫu lần 2 -GV tổ chức đọc trong nhóm 4 -GV tổ chức thi đọc. KL: Các em cần đọc bài đúng, trôi chảy, có ngữ điệu. -HS đọc thầm theo. -HS đọc nhóm 4, chọn bạn đọc hay nhất. -Cá nhân thi đọc hay trước lớp. Hoạt động 6. Luyện tập theo văn bản đọc. a) Mục tiêu: - HS thực hành luyện tập thực hành theo nội dung văn bản. b) Cách tiến hành: -GV yêu cầu học sinh đọc câu 1. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. -GV chốt đáp án đúng. + Con gà trống gáy vang báo trời sắp sáng. + Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ. + Cái đồng hồ tích tắc, tích tắc, báo phút, báo giờ. -GV gọi HS đọc câu 2. -GV tổ chức làm việc cá nhân -GV kết luận, tuyên dương Câu 1. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu hoạt động. - HS thảo luận nhóm 4, TLCH. - Đại diện các nhóm lên báo cáo. - Nhóm khác nhận xét, đánh giá. Câu 2. Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường. -HS làm việc cá nhân thực hiện từng yêu cầu. - HS chia sẻ trước lớp. Hoạt động 7. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Tiếng Việt Bài 4. (Tiết 3) Nghe – viết : Làm việc thật là vui Bảng chữ cái. I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù : - Viết chính tả một đoạn ngăn theo hình thức nghe – viết và hoàn thành bài tập chính tả - Học thuộc tên các chữ trong bảng chữ cái và sắp xếp thứ tự chữ cái trong bảng. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè. - Trách nhiệm: Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Chăm chỉ: Chăm chỉ và trung thực trong học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Vở Chính tả III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân. - GV giới thiệu bài. -HS hát kết hợp vận động Hoạt động 2. Nghe – viết chính tả a) Mục tiêu: HS nghe- viết đúng, đẹp đoạn đầu bài Làm việc thật là vui. b) Cách tiến hành: + GV đọc đoạn nghe – viết (lưu ý đọc đúng các tiếng HS dễ viết sai) + Đoạn viết nhắc tới các đồ vật và con vật nào? +GV hỏi: Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai? + GV lưu ý HS cách phân biệt con chữ, vần, thanh dễ nhầm lẫn. +GV hỏi:Khi viết đoạn văn, cần viết như thế nào? + GV đọc to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (quan sát HS viết để xác định tốc độ), đúng trọng âm; mỗi câu đọc 2 – 3 lần. - GV đọc soát lỗi chính tả. - GV nhận xét bài viết của HS một số HS. KL: Các em nghe viết đúng, đẹp đoạn đầu bài Làm việc thật là vui. -HS nghe và quan sát đoạn viết trong SHS + Đoạn viết nhắc đến cái đồng hồ, co gà trống, con chim tu hú, cành đào. -HS thảo luận với bạn cùng bạn, tìm những chữ dễ viết sai rồi viết bảng con những chữ đó. -HS nêu cách trình bày bài -HS viết bài. -HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Hoạt động 3. Học thuộc tên các chữ cái trong bảng theo thứ tự. a) Mục tiêu: HS tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. Sắp xếp các chữ cái theo thứ tự. b) Cách tiến hành: Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - GV chốt kết quả đúng. - GV hướng dẫn HS học thuộc bảng chữ cái: Trò chơi: Đố bạn. -GV nhận xét. -GV tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập số 3. - GV chốt thứ tự lần lượt là: Gà trống khôn ngoan; Hoa mào gà; Kiến và chim bồ câu; Nàng tiên ốc; Ông Cản Ngũ. KL: Các em cần học thuộc tên các chữ cái trong bảng theo thứ tự - HS đọc yêu cầu của bài tập. Bài 2. Tìm những chữ cái còn thiếu trong bảng. Học thuộc tên các chữ cái. – HS làm bài tập theo nhóm. - HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. -HS chơi trò “ Đố bạn” : đọc được tên chữ cái bất kì mà bạn trong nhóm chỉ. Bài 3. Dựa vào chữ cái đầu tiên, sắp xếp tên các cuốn sách theo thứ tự trong bảng chữ cái. -HS tham gia trò chơi. Hoạt động 4. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: - Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. - Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Tiếng Việt Bài 4 . (Tiết 4) Từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động; Câu nêu hoạt động I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Năng lực đặc thù : -Tìm được từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động trong tranh và trong thực tế. - Đặt câu theo nói về việc em đã làm ở nhà theo mẫu Ai làm gì ? 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ người thân - Trách nhiệm: Tự phục vụ và giúp đỡ người thân. - Chăm chỉ: Yêu lao động. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Câu đố phần khởi động Con gì mào đỏ Gáy ò ó o Từ sáng tinh mơ Gọi người thức giấc? Đáp án: Con gà trống Cái mỏ xinh xinh Hai chân tí xíu Lông vàng mát dịu “”Chiếp! Chiếp!” suốt ngày Đáp án: Con gà con Con gì đuôi ngắn tai dài Mắt hồng lông mượt Có tài chạy nhanh Là con gì? Đáp án: Con thỏ Con gì bốn vó Ngực nở bụng thon Rung rinh chiếc bờm Phi nhanh như gió? Đáp án: Con ngựa III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: -GV tổ chức giải các câu đố -GV giới thiệu bài - Chơi trò giải đố. Hoạt động 2. Mở rộng vốn từ chỉ sự vật a) Mục tiêu: HS tìm được từ chỉ sự vật trong tranh và sử dụng đúng từ chỉ hoạt động cho sự vật đó. b) Cách tiến hành: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. -GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. -GV tổ chức thi xem nhóm nào làm nhanh. -GV chốt kết quả đúng: Tên các vật trong tranh: ghế, quạt trần, quạt điện, bát, đĩa, chổi, mắc áo, giường, chăn,gối, ấm chén, nồi, ti vi. Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - GV chốt kết quả đúng. VD: quạt máy - làm mát; chổi - quét nhà; mắc áo - treo quần áo; nồi - nấu thức ăn; ghế - ngồi;... KL: Các em cần tìm được từ chỉ sự vật trong tranh và sử dụng đúng từ chỉ hoạt động cho sự vật đó. Bài 1. Tìm và nêu tên các sự vật trong tranh - HS làm việc nhóm (2 nhóm) – HS trình bảy kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2. Tìm 3 - 5 từ ngữ chỉ hoạt động gắn với các vật trong tranh ở bài tập 1 -HS làm bài tập theo nhóm 4 - HS đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. Hoạt động 3. Ôn câu chỉ hoạt động a) Mục tiêu: HS đặt được một câu nói về việc em làm ở nhà. b) Cách tiến hành: Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập. - GV chốt kết quả đúng và lưu ý : Câu chỉ hoạt động có từ chỉ hoạt động KL: Các em cần đặt được một câu nói về việc mình đã làm ở nhà. Bài 3. Đặt một câu nói về việc em làm ở nhà. - HS làm bài tập theo nhóm đôi - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp. Lớp nhận xét. Hoạt động 4. Tổng kết -GV tổng kết chung nội dung tiết học: + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến, khen ngợi, động viên HS. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: Tiếng Việt Bài 4. (Tiết 5- 6) Viết đoạn văn kể về một việc làm ở nhà. I.MỤC TIÊU : 1. Năng lực đặc thù : - Nói được 2-3 kể về việc em đã làm ở nhà. - Viết được 2-3 kể về việc em đã làm ở nhà. 2. Năng lực chung: -Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: - Nhân ái: Biết chia sẻ, giúp đỡ người thân. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong gia đình - Chăm chỉ: Chăm chỉ lao động, biết tự phục vụ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo án power point. Sách TV III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 . Khởi động : a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, tâm thế cho học sinh ngay từ đầu tiết học. b) Cách tiến hành: - Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân. - GV giới thiệu bài. -HS hát kết hợp vận động Hoạt động 2. Quan sát tranh, kể về việc các bạn nhỏ đang làm a) Mục tiêu: HS biết quan sát tranh, đặt câu chỉ hoạt động. b) Cách tiến hành: - GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập trong SHS. -GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập. - GV chốt: Bạn nhỏ đang rửa hoa quả. Đầu tiên bạn ấy bỏ hoa quả vào bồn rửa (tranh 1). Sau đó bạn xả nước và rửa từng quả cận thận (tranh 2). Cuối cùng, bạn ấy xếp hoa quả đã rửa vào rổ. KL: Các em cần quan sát tranh, đặt câu chỉ hoạt động. Bài 1. Quan sát tranh và kể về việc các bạn nhỏ đã làm. - HS làm việc nhóm (2 nhóm), quan sát tranh và kể về việc các bạn nhỏ đã làm. - HS trình bảy kết quả trước lớp. Lớp nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3. Viết 2-3 câu kể về một việc em đã làm ở nhà. a) Mục tiêu: HS biết viết 2-3 câu giới thiệu về bản thân. b) Cách tiến hành: Bài 2. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV giúp HS nắm vững yêu
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_2_theo_cv_2345_nam_hoc_2022_20.docx