Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 07 - Năm học 2020-2021

Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 07 - Năm học 2020-2021

A. Kiểm tra bài cũ

- 2 HS đọc bài “Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi:

? Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?

- GV nhận xét, tuyên dương

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm mới và nêu mục tiêu tiết học.

2. Luyện đọc

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, thể hiện giọng vui vẻ, trìu mến, lễ phép, cảm động.

a. HS đọc nối tiếp từng câu:

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

+ GV rút ra từ khó ghi bảng. HS đọc cá nhân, đồng thanh: cổng trường, xuất hiện, lễ phép, bỏ mũ, chớp mắt.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét.

b. HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.

- HS chia đoạn (3 đoạn).

+ Đoạn 1: Từ đầu . thầy giáo cũ.

+ Đoạn 2: Tiếp đến.em đâu.

+ Đoạn 3: Còn lại

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

GV HD đọc các câu a sau: (bảng phụ)

+ Nhưng.// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//

+ Lúc ấy,/ thầy bảo:/ "Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ! // Thôi,/ em về đi,/ thầy không phạt em đâu”//

 

doc 21 trang haihaq2 3760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 2 - Tuần 07 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 7- buæi 1
(Tõ ngµy 19/10/2020 ®Õn ngµy 23/10/2021)
Thø
ngµy
TiÕt thø
M«n häc
TiÕt
PPCT
Tªn bµi d¹y
Ghi chó
Hai
19/10
1
Chµo cê
7
Sinh hoạt tập thể
2
Tập đọc
19
Người Thầy cũ
3
TËp ®äc
20
Người Thầy cũ
4
To¸n
31
Luyện tập
5
§¹o ®øc
7
Chăm làm việc nhà(T1)
Ba
20/10
1
ThÓ dôc
13
Động tác vươn thở. Trò chơi bịt mắt bắt dê
2
ThÓ dôc
14
Động tác vươn thở. Trò chơi bịt mắt bắt dê
3
To¸n
32
Ki – lô- gam
4
K.chuyÖn
7
Người thầy cũ
5
Tư
21/10
1
To¸n
33
Luyện tập
2
Âm nhạc
7
Ôn tập bài hát: Múa vui
3
ChÝnh t¶
13
Tập chép: Người thầy cũ
4
TËp ®äc
21
Thời khóa biểu
5
Năm
22/10
1
To¸n
34
6 cộng với một số : 6 +5
2
Mĩ thuật
7
Tiết 7
3
L.Tõ vµ c©u
7
Từ ngữ về môn học, Từ chỉ hoạt động.
4
TËp viÕt
7
Chữ hoa E,Ê
5
Sáu
23/10
1
To¸n
35
26 +5
2
ChÝnh t¶
14
Nghe viết : Cô Giáo lớp em
3
T. Lµm v¨n
7
Kể ngắn theo tranh.Luyện tập về thời khóa biểu
4
Thñ c«ng
7
Gấp thuyền thẳng đáy không mui(T1)
5
Sinh ho¹t
7
Sinh hoạt lớp
Thø Hai, ngµy 19 th¸ng 10 n¨m 2020
Chµo cê
Sinh ho¹t tËp thÓ
TËp ®äc
NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; Biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
- Cần phải kính trọng, lễ phép, yêu quí thầy cô. 
- Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS đọc bài “Ngôi trường mới” và trả lời câu hỏi:
? Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường?
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm mới và nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, thể hiện giọng vui vẻ, trìu mến, lễ phép, cảm động.
a. HS đọc nối tiếp từng câu:
- HS đọc nối tiếp câu lần 1.
+ GV rút ra từ khó ghi bảng. HS đọc cá nhân, đồng thanh: cổng trường, xuất hiện, lễ phép, bỏ mũ, chớp mắt.
- HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét.
b. HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp.
- HS chia đoạn (3 đoạn).
+ Đoạn 1: Từ đầu ... thầy giáo cũ.
+ Đoạn 2: Tiếp đến...em đâu.
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
GV HD đọc các câu a sau: (bảng phụ)
+ Nhưng...// hình như hôm ấy/ thầy có phạt em đâu!//
+ Lúc ấy,/ thầy bảo:/ "Trước khi làm việc gì,/ cần phải nghĩ chứ! // Thôi,/ em về đi,/ thầy không phạt em đâu”//
- HS đọc nối tiếp câu lần 2. GV nhận xét
- HS đọc chú giải. Đặt câu có từ “xúc động”. HS đặt câu rồi nêu trước lớp. Cả lớp nghe và nhận xét. GV nhận xét.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- HS luyện đọc trong nhóm 3.
- Thi đọc giữa các nhóm (cá nhân, đồng thanh).
- HS, GV nhận xét - bình chọn nhóm, bạn đọc hay.
- Cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt (đoạn 3).
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1- trả lời câu hỏi 1, 2 SGK, nêu được:
Câu 1: Tìm gặp thầy giáo cũ.
Câu 2: Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy. 
- 1 HS đọc to đoạn 2, 3 - trả lời câu hỏi 3, 4 SGK, nêu được:
Câu 3: Kỉ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở mà không phạt.
Câu 4: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lại. 
- GV HD HS rút ra nội dung bài.
- GV chốt nội dung: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
- HS nhắc lại. 
d. Luyện đọc lại
- Thi đọc phân vai (người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo).
- HS thành lập nhóm 3, tự phân vai và thi đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc trước lớp.
- HS, GV nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay nhất.
4. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? (Cần phải nhớ ơn, kính trọng, yêu quí thầy cô).
- Nhận xét tiết học và dặn về nhà đọc lại bài để chuẩn bị cho tiết kể chuyện ngày mai.
To¸n
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết giải toán về nhiều hơn, ít hơn.
- Bài tập cần làm: 2,3,4
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS lên bảng giải bài toán sau: Hùng có 9 viên bi, Nam có ít hơn Hùng 3 viên bi. Hỏi Nam có mấy viên bi?
- GV nhận xét, tuyên dương. 
B. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- GV cho HS làm BT 2, 3, 4 vào vở ô li. 
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Anh : 16 tuổi
 Em kém anh : 5 tuổi
 Em : ... tuổi ?
- HS tự giải vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng chữa bài. HS nhận diện dạng toán: Bài toán về ít hơn. (Kém hơn tương đương ít hơn).
- Dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải:
Số tuổi của em là:
 16 - 5 = 11 (tuổi)
 Đáp số: 11 tuổi
KL: Rèn kỹ năng giải toán
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau (HS làm tương tự bài 2).
- Rút ra lời giải đúng: Bài giải:
 Tuổi của anh là:
 11 + 5 = 16 (tuổi)
 Đáp số: 16 tuổi
- GV cho HS nhận xét và nhận diện dạng toán: Bài toán về nhiều hơn.
KL: Rèn kỹ năng giải toán
Bài 4: Giải toán
- HS làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng chữa bài. Nêu dạng toán: Bài toán về ít hơn.
- Lớp, GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
KL: Rèn kỹ năng giải toán
* HD học sinh Làm thêm BT1 nếu còn thời gian.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học và dặn HS về nhà ôn lại bài.
Thø Ba, ngµy 20 th¸ng 10 n¨m 2020
ThÓ dôc ( 2 Tiết )
GV bộ môn soạn và dạy
To¸n
KI - LÔ - GAM
I. MỤC TIÊU:
- Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
- Biết ki- lô- gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
- Biết dụng cụ cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.
- Bài tập cần làm: 1,2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Cân đĩa, quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
- Một số đồ vật: 1 túi đường 1kg, một quyển SGK Toán 2, một quyển vở.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn:
- HS thực hành cầm 2 quyển: tay phải sách toán 2, tay phải vở ô ly. So sánh 2 vật nặng nhẹ
- Nhấc quả cân , quyển vở- trả lời: Vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn?
- GV kết luận: Trong thực tế có vật “nặng hơn” hoặc “nhẹ hơn” vật khác. Muốn biết vật nặng, nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
B. Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân đồ vật
- Cho HS quan sát cân đĩa và GV giới thiệu cái cân đĩa đó.
- GV thao tác đặt các vật lần lượt trên cân. HS quan sát và nhận xét - nêu lại cách cân như (SGK).
C. Giới thiệu kg, quả cân 1kg
- GV nêu: Để xem xét vật nặng, nhẹ thì dùng đơn vị đo ki - lô - gam, ki - lô - gam được viết tắt là kg.
- GV viết lên bảng: Ki - lô - gam: kg.
- Một số HS nhắc lại.
- GV giới thiệu tiếp các quả cân: 1kg, 2kg, 5kg.
D.Thực hành
Bài 1: Đọc viết (theo mẫu)
- HS nêu yêu cầu BT, quan sát mẫu, nêu cách làm.
- HS quan sát tranh và làm bài vào vở ô li.
- HS nêu kết quả trước lớp.
- Lớp đổi chéo vở kiểm tra chéo kết quả. HS giải thích hình vẽ 3 SGK.
KL: Rèn cách đọc viết số
Bài 2: Tính (theo mẫu)
- HS đọc yêu cầu BT và mẫu.
- HS làm BT vào vở ô li.
- HS cùng GV nhận xét và sửa sai. 
KL: Củng cố cách tính theo mẫu
E. Củng cố dặn dò: HS nhắc lại đơn vị đo vừa học.
- Nhận xét tiết học - dặn chuẩn bị tiết sau “Luyện tập”.
KÓ chuyÖn 
NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Xác định được ba nhân vật trong truyện “Người thầy cũ”.
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
- Mở rộng: Kể lại được toàn bộ câu chuyện. Phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Chuẩn bị 1 mũ bộ đội, kính, cà vạt để đóng vai.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- 4 HS kể lại chuyện Mẩu giấy vụn theo vai. 2 HS kể nối tiếp cả chuyện.
- Lớp, GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích tiết học
2. Hướng dẫn kể chuyện
Bài 1: Câu chuyện “Người thầy cũ có những nhân vật nào?”
- HS nêu tên các nhân vật trong chuyện: Dũng, bố Dũng, thầy giáo.
Bài 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Kể trong nhóm: GV tổ chức cho học sinh kể theo nhóm 3.
- Kể trước lớp: Thi kể giữa các nhóm - nếu HS lúng túng GV gợi mở, hướng dẫn thêm cho học sinh.
- GV cùng học sinh nhận xét và bình chọn bạn, nhóm kể hay nhất.
**Bài 3: Dựng lại phần chính của chuyện (đoạn 2) theo vai: người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo.
- 3HS xung phong dựng lại câu chuyện theo 3 vai.
- Lớp, GV nhận xét, bình chọn bạn nhập vai tốt nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện khuyên các con điều gì? con đã thể hiện biết ơn thầy cố giáo bằng cách nào?
- Nhận xét tiết học và dặn HS về kể lại chuyện cho người thân nghe.
Thø T­, ngµy 21 th¸ng 10 n¨m 2020
To¸n
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Biết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn).
- Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm đơn vị kg.
- Bài tập cần làm: 1,3(Cột 1),4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Cân đồng hồ, một túi đường, sách, vở, bảng phụ ghi bài 4.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 HS nhắc lại đơn vị đo vừa học kg.
- GV nhận xét.
B. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Bài 1: 
- Giới thiệu cái cân đồng hồ và cách cân bằng cân đồng hồ .
a. GV giới thiệu: Như SGV trang 75.
- GV yêu cầu HS quan sát và nhận xét về cái cân.
- GV chốt lại cấu tạo của cân đồng hồ.
b. Cách cân:
- Yêu cầu 1 số HS thực hành cân trên cân đồng hồ.
- Nhận xét cách cân và kết luận, chốt lại cách cân.
+ Một túi đường nặng: 1kg.
+ Sách và vở nặng: 2 kg.
+ Cặp đựng cả sách, vở nặng: 3 kg.
c. HS đứng lên cân bàn (cân sức khỏe) rồi đọc số (tương tự trong SGK).
KL: Củng cố cách đo khối lượng
Bài 3(cột 1): Tính:
- HS cả lớp làm bài 3 cột 1; HS làm hoàn chỉnh BT3.
- HS làm bài cá nhân vào vở ô li.
- 2 HS , lên làm bài trên bảng lớp, nêu cáh làm.
- HS đổi chéo bài kiểm tra bài của nhau.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận.
KL: Rèn kỹ năng tính
Bài 4: Giải toán.
- HS đọc đề toán, lớp đọc thầm. HS nêu tóm tắt.
- HS nêu cách giải, HS nhắc lại.
- HS làm bài vào vở ô li.
- 1 HS lên chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài giải
Mẹ mua về số ki – lô - gam gạo nếp là:
 26 - 16 = 10 (kg)
 Đáp số: 10 kg
KL: Rèn kỹ năng giải toán
- Làm thêm BT2, BT3 (cột 2), BT5 Nếu còn tời gian
C. Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị tiết sau “ 6 cộng với một số: 6 + 5”.
©m nh¹c
 GV bộ môn soạn và dạy
---------------------------------
ChÝnh t¶ 
Tập chép: NGƯỜI THẦY CŨ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2, BT3a SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Bảng lớp chép sẵn bài chính tả.
+ Bảng phụ ghi bài tập 2,3.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng lớp , HS còn lại làm bảng con: Viết hai chữ có vần ai.
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thịêu bài : GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài trên bảng lớp 1 lần.
- 1 HS đọc lại.
- Giáo viên giúp HS hiểu nội dung đoạn chép.
+ Nhận xét đoạn chép: “Dũng xúc động, lại nữa”: gồm 3 câu.
+ Viết bảng con các chữ khó: Xúc động, cửa sổ, cổng trường, nhớ mãi.
b. HS nhìn bảng chép bài vào vở. 
c. Chấm, chữa bài: GV chấm 7 bài nhận xét.
- Học sinh tự đổi chéo bài cho nhau soát lỗi bằng bút chì.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Điền vào chỗ trống ui hay uy.
- 1 HS nêu yêu cầu BT, lớp tự đọc thầm theo dõi.
- Lớp làm vào vở nháp.
- GV nhận xét, chốt kết quả: bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tụy.
Bài 3a: Điền vào chỗ trống tr hay ch.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lớp làm vào bảng con.
- GV nhận xét, chốt kết quả: giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học - chuẩn bị tiết sau.
TËp ®äc
THỜI KHOÁ BIỂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
- Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khóa biểu; biết nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng.
- Hiểu được tác dụng của thời khóa biểu.
- Mở rộng: Trả lời thêm được câu hỏi 3 SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phần đầu Thời khoá biểu các mục để hướng dẫn HS đọc. Mục lục sách thiếu nhi.
- Thời khoá biểu của lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
A. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS đọc mục lục sách truyện thiếu nhi - GV viết ở bảng phụ.
- GV nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu: Đọc đến đâu chỉ thước đến đấy. 
- Hướng dẫn HS luyện đọc.
a. Luyện đọc theo trình tự: Thứ , buổi, tiết (câu hỏi 1).
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng Thời khoá biểu ngày thứ hai theo mẫu trong SGK.
- Nhiều HS đọc nối tiếp Thời khóa biểu của các buổi, ngày còn lại.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- Các nhóm thi đọc.
b. Luyện đọc theo trình tự: Buổi, thứ, tiết (câu hỏi 2).
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng Thời khóa biểu buổi sáng thứ hai theo mẫu trong SGK.
- HS lần lượt đọc Thời khóa biểu của các buổi, ngày còn lại.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
c. Các nhóm HS thi “Tìm môn học”.
- GV hướng dẫn HS cách thi: 1 HS nêu tên 1 ngày VD: thứ hai, hay một buổi, tiết VD: buổi sáng, tiết 3... 
Ai tìm nhanh, đọc đúng nội dung TKB của ngày, những tiết học của buổi đó là thắng.
3. Tìm hiểu bài
Câu 1: HS nhìn SGK đọc thời khóa biểu theo từng ngày, thứ, buổi, tiết.
Câu 2: HS nhìn SGK đọc thời khóa biểu theo buổi, thứ, tiết.
Câu 4: HS nêu được: (Để biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng học tập cho đúng).
** Câu 3: Đọc và ghi lại các tiết học chính, bổ sung, tự chọn.
- HS đọc thầm thời khoá biểu và làm vào vở nháp.
- Một số HS đọc lại bài của mình trước lớp.
- Lớp, GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
Số tiết học chính
(23 tiết)
Tiếng Việt: 10 tiết, Toấn: 5 tiết, Đạo đúc: 1 tiết, 
TN và XH: 1 tiết, Nghệ thuật: 3 tiết, Thể dục: 1 tiết
Hoạt động tập thể: 1 tiết
Số tiết học bổ sung
(9 tiết)
Tiếng Việt: 2 tiết, Toán: 2 tiết, Nghệ thuật: 3 tiết
Thể dục: 1 tiết, Hoạt động tập thể: 1 tiết
Số tiết học tự chọn
(3 tiết)
Tin học: 1 tiết, Ngoại ngữ: 2 tiết
C. Củng cố dặn dò: 
- HS đọc lại thời khoá biểu của lớp.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau: Người mẹ hiền.
Thø N¨m, ngµy 22 th¸ng 10 n¨m 2020
To¸n
6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách thực hiện phépcộng dạng 6 + 5, lập được bảng 6 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào chỗ trống.
- Bài tập cần làm: 1,2,3
- Làm thêm được BT4, 5 SGK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: 20 que tính
- HS: Bộ đồ dùng học toán
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng làm bài: Đặt tính rồi tính . 
 47 + 35 38 + 26
- Cả lớp làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá .
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Giới thiệu phép cộng 6 + 5
- GV nêu đề toán dẫn tới phép tính. HS thao tác trên que tính để tìm kết quả (phép đếm - tách).
- GV nhận xét kết quả thực hiện trên que tính.
- GV chốt lại một cách ngắn gọn nhất . 
- 1 số HS nêu lại cách tính.	
- Lập bảng cộng 6 cộng với một số . 6 + 5 = 11	 
+ HS tự lập vào vở nháp. 6 + 6 = 12	 
+ HS nêu nối tiếp kết quả.	 6 + 7 = 13
+ GV ghi ở bảng lớp. 6 + 8 = 14
+ HS học thuộc bảng cộng theo cách xoá dần. 6 + 9 = 15
+ Thi đọc cá nhân trước lớp.
3. Thực hành
Bài 1: Tính nhẩm
- HS làm BT vào vở ô li.
- HS nêu kết quả nối nhau mỗi em một bài GV ghi bảng.
- HS nêu được: Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
KL: Củng cố cách tính nhẩm
Bài 2: Tính
- HS làm vào vở ô li. Nêu nối tiếp kết quả như bài tập1
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
KL: Rèn kỹ năng tính
Bài 3: Số?
- HS làm vào vở ô li.
- 3 HS lên bảng làm bài.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận.
KL: Củng cố cách điền số
- Làm thêm BT4, 5 SGK nếu còn thời gian
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn chuẩn bị bài sau: 26 + 5
MÜ thuËt 
CHỦ ĐỀ 3: ĐÂY LÀ TÔI
I. MỤC TIÊU: 
- Nhận ra được đặc điểm về hình dáng và sự cân đồicủa các bộ phận trên khuôn mặt người. 
- Nhận ra và nêu được vẽ đẹp của tranh chân dung.
- Vẽ được vẽ đẹp của tranh chân dung của bản thân hoặc người mình yêu quý.
- Giới thiệu, n/x và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.
 TIẾT 2
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHƯC
	- Phương pháp: Gợi mở, trực quan, luyện tập, thực hành.
	- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN
- GV: SGK
	- HS: SGK, màu chì, tẩy, giấy vẽ, BT thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG – HỌC CHỦ YẾU
A. Ôn bài cũ
- 2 HS nối tiếp nhau TLCH và bổ sung.
+ Trong tranh vẽ về những gì ?
- GV, cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương
GV tóm tắt
	- Để làm rõ cảm xúc của nhân vật được vẽ, nhấn mạnh các nét vẽ của bài
	- Màu sắc trong tranh biểu cảm được cách vẽ thoải mái, tự do,...; có thể sử dụng màu đậm, nhạt, sáng, tối rõ ràng và sắc màu tương phản để biểu cảm về hình khối, màu sắc trên bài vẽ theo ý thích
B. Bài mới
1. Giới thiiiêụ bài: Theo mục đích yêu cầu của tiết học.
- Quan sát hình trong sách học MT và thực hành vẽ
2/ Trưng bày giới thiệu và đánh giá sản phẩm 
	- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - Hướng dẫn HS thuyết trình về sản phẩm. Gợi ý các HS khác tham gia đặt câu hỏi để cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau.
* Hoạt động cá nhân GV theo dõi HS làm việc và gợi mở, tư vấn trực tiếp cho các Gợi ý các học sinh khác cùng tham gia.
* TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ 
- Đánh giá giờ học, tuyên dương học sinh tích cực, động viên, khuyến khích họsinh chưa hoàn thành 
3. Củng cố, dặn dò: Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------
LuyÖn tõ vµ c©u 
TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC. TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người. Kể được nội dung mỗi tranh bằng một câu.
- Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh minh hoạ SGK. Bảng phụ ghi bài tập 4.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đặt câu theo mẫu ai là gì?
- Nói một câu có nghĩa giống câu sau: Em không thích nghỉ học.
- HS, GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Hãy kể tên các môn em học ở lớp 2.
- HS nêu yêu cầu BT, lớp đọc thầm theo dõi. 
- HS nêu nối tiếp các môn học đã được học ở lớp 2, GV ghi bảng lớp , nhận xét và chốt kết quả đúng.
- Một số HS nhắc lại .
Bài 2: Các tranh dưới đây vẽ 1 số hoạt động của người. Hãy tìm từ chỉ mỗi HĐ.
- GVgắn bảng phụ, HS quan sát tranh.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát tranh và nêu tên mỗi hoạt động vào mỗi tranh.
- Lớp làm bài vào vở nháp.
- HS phát biểu ý kiến.
- Lớp, GV nhận xét chốt ý đúng:
+ Tranh 1: đọc hoặc đọc (sách), xem (sách).
+ Tranh 2: viết hoặc viết (bài), làm (bài).
+ Tranh 3: nghe hoặc nghe (bố nói), giảng giải, chỉ bảo...
+ Tranh 4: nói hoặc trò chuyện, kể chuyện.
Bài 3: Kể laị nội dung mỗi tranh trên bằng một câu (theo mẫu).
- HS nêu yêu cầu BT, lớp đọc thầm, đọc câu mẫu.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 4 HS đọc câu trước lớp , GV nhận xét và sửa cách dùng từ đặt câu của HS
Bài 4: Chọn tư chỉ hoạt động thích hợp với mỗi chỗ trông dưới đây.
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm vào vở nháp.
- 3 HS nối tiếp đọc kết quả.
- Lớp, GV nhận xét , sửa lỗi dùng từ đặt câu cho HS, và chốt ý đúng:
 a. dạy b. giảng c. khuyên
- Một số HS đọc lại 3 câu trên.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các từ chỉ hoạt động.
TËp vIÕT :
CHỮ HOA E, Ê
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Viết đúng hai chữ hoa E, Ê (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ, câu ứng dụng: Em (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em (3 lần).
- Ngồi viết đúng tư thế, viết đúng mẫu qui định.
II. ĐỒ DÙNG 
- Mẫu chữ E, Ê viết hoa đặt trong khung chữ như (SGK).
- Bảng phụ viết: Em (dòng 1), Em yêu trường em (dòng 2).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp viết vào bảng con chữ Đ - Đẹp.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. HD HS quan sát và nhận xét hai chữ E, Ê.
- Nêu quy trình viết chữ E, Ê.
- GV viết mẫu hai chữ E, Ê lên bảng, vừa viết, vừa nêu lại cách viết.
b. HD HS viết trên bảng con: viết 2 lần, tốc độ nâng cao dần.
- GV chỉnh sửa lỗi khi HS viết.
c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: Em yêu trường em
* Giới thiệu câu ứng dụng.
- HS giở vở tập viết đọc thầm cụm từ.
- 2 HS đọc to cụm từ trước lớp.
- GV giúp HS hiểu nội dung câu ứng dụng.
* HD HS quan sát, nhận xét.
- GV viết mẫu chữ Em trên dòng kẻ. Nhắc HS chú ý cách nối nét từ e và m.
- HS tập viết vào bảng con.
*HD viết vào vở Tập viết.
- GV giao nhiệm vụ cho từng đối tượng HS.
+ HS viết 1 dòng chữ e, ê cỡ vừa; 1 dòng chữ e, ê cỡ nhỏ; 1 dòng em cỡ nhỏ; 1 dòng em yêu trường em cỡ nhỏ.
+ HS viết thêm 1 dòng ứng dụng cỡ nhỏ.
- GV quan sát HS viết, giúp đỡ HS .
d. Chấm chữa bài: GV thu 7- 8 bài chấm rồi nhận xét và sửa lỗi chung.
C. Củng cố dặn dò- Nhận xét tiết học. Dặn HS về luyện viết trong VTV.
Thø S¸u, ngµy 23 th¸ng 10 n¨m 2020
To¸n
26 + 5
I. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn.
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
- Bài tập cần làm: Bài 1( Dòng 1) bài 3, 4
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 2 bó que tính, 11 que tính rời
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu......
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm....
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc lại bảng cộng: 6 cộng với một số: 6 + 5.
- GV nhận xét tuyên dương
B. Giới thiệu bài : GV liên hệ từ bài trước.
1. Giới thiệu phép cộng 26 + 5
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả.
- GV chốt lại một cách ngắn gọn và thao tác lại để HS nắm được cách tính.
- GV yêu cầu HS có thể tìm ra kết quả bằng kỹ thuật tính (đặt tính) ở bảng con.
- 1 HS làm ở bảng lớp, nêu cách thực hiện.
- Một số HS nêu lại cách tính phép tính dọc.
2. Thực hành
Bài 1: Tính
- HS cả lớp làm làm bài 1 dòng 1. 
- HS nêu nối tiếp kết quả, nêu cách làm.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
KL: Rèn kỹ năng tính
Bài 3: Giải toán
- HS đọc đề và xác định dạng toán- tìm lời giải.
- HS nêu dạng toán của bài này (Bài toán về nhiều hơn).
- HS làm vào vở ô li.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- Lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài giải
Tháng này tổ em được số điểm mười là:
16 + 5 = 21 (điểm)
 Đáp số: 21 điểm mười
KL:Rèn kỹ năng giải toán
Bài 4: Đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, AC.
- HS cả lớp làm vào VBT, báo cáo kết quả.
- Lớp, GV nhận xét, kết luận.
KL: Củng cố do đoạn thẳng
- Làm thêm dòng 2 BT1, BT2 nếu còn thời gian
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau: 36 + 15.
ChÝnh t¶ 
Nghe viết: CÔ GIÁO LỚP EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em
- Làm được BT2, BT3 SGK.
- Mở rộng: Đọc thuộc được bài thơ trước khi viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ kẻ BT 2. 3,4 tờ giấy A4 và bút dạ
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ :
- HS viết bảng con- GV đọc: trái cây, mái tranh, chái nhà, quả chanh.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn nghe viết chính tả.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc bài và hai khổ thơ cuối. 1, 2 HS đọc lại.
- Giúp HS nắm nội dung bài:
? Khi cô dạy viết gió và nắng thế nào?
? Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho?
- Nhận xét bài viết và cách trình bày.
- HS viết chữ khó vào bảng con - GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
b. GV đọc bài cho HS viết vào vở.
* Đọc bài thơ một lần.
- GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài vào vở.
c. Chấm, chữa bài: thu chấm 6 - 7 bài, nhận xét chung.
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng sau.
- GV gắn bảng phụ. HS đọc YCBT.
- HS làm vào vở nháp, sau đó phát biểu ý kiến. Gv ghi ý kiến đúng vào bảng phụ
Lời giải đúng: thủy, núi, lũy.
Bài 3a: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn để điền vào mỗi chỗ trống:
- HS đọc YCBT.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, phát bút dạ, giấy A4 cho các nhóm. 
- HS làm bài trong nhóm.
- Đại diện các nhóm chữa bài. GV cùng HS chốt lời giải đúng: tre, che, trăng, trắng.
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Dặn về làm BT trong VBT.
TËp lµm v¨n 
KỂ NGẮN THEO TRANH.
LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHÓA BIỂU
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Dựa vào 4 tranh minh họa, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo.
- Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3.
- Cần phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp dựa theo thời khóa biểu.
- Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. Lắng nghe tích cực. Quản lí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ bài tập 1SGK. Bút dạ, giấy A4 cho các nhóm.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đặt câu theo mẫu: Em không đi chơi đâu.
- GV nhận xét, tuyên dương
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1: Dựa vào tranh vẽ, hãy kể câu chuyện có tên Bút của cô giáo.
- HS đọc YCBT.
- HD HS quan sát tranh, đọc lời các nhân vật trong mỗi tranh để hình dung sơ bộ diễn biến của câu chuyện.
- GV HD HS kể mẫu theo tranh 1, 2, 3, 4.
- HS luyện kể trong nhóm 4.
- Các nhóm thi kể trước lớp. Lớp, GV nhận xét.
Bài 2: Viết lại Thời khoá biểu ngày hôm sau của lớp em.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào vở nháp.
- HS nối tiếp đọc bài trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và sửa lỗi. 
Bài 3: Dựa theo thời khoá biểu ở BT2, trả lời câu hỏi:
a. Ngày mai có mấy tiết:
b. Đó là những tiết gì?
c. Em cần mang những quyển sách gì đến trường?
- GV gắn bảng phụ, một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ trả lời miệng trước lớp. 
- Lớp, GV nhận xét, kết luận .
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện theo tranh.
thñ c«NG
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng
- Mở rộng: Gấp được thuyền phẳng đáy không mui. Các nếp gấp phẳng, thẳng.
* Muốn di chuyển thuyền có thể dùng sức gió (gắn thêm buồm cho thuyền hoặc phải chèo thuyền (gắn thêm mái chèo)).
- Yêu thích môn học và sản phẩm mình làm ra.
II. CHUẨN BỊ
- GV: mẫu thuyền phẳng đáy không mui gấp bằng giấy khổ A4 
- Quy trình gấp thuyền phẳng đáy ko mui có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. 
- HS: chuẩn bị giấy màu khổ A4, kéo. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. phương pháp : Hỏi đáp, đàm thoại, làm mẫu.
2. Hình thức tổ chức : Cá nhân, tổ, nhóm.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
A. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra đồ dùng của HS. 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn học sinh gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Một số HS nhắc lại quy trình và cách gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Học sinh thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui(theo các bước), giáo viên tổ chức cho học sinh gấp theo nhóm.
+ Bước 1: Gấp các nếp gấp cách đều.
+ Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền .
+ Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh yếu. 
1. Trưng bày sản phẩm 
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình trên bảng lớp. 
- Học sinh, giáo viên nhận xét đánh giá (theo 3 mức độ).
+ Hoàn thành tốt. 
+ Hoàn thành .
+ Chưa hoàn thành.
C. Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Liên hệ: Muốn di chuyển thuyền có thể dùng sức gió (gắn thêm buồm cho thuyền hoặc phải chèo thuyền (gắn thêm mái chèo)).
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết học sau: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 2).
Sinh ho¹t líp
1. Lớp trởng tổ chức cho lớp sinh hoạt.
- Lớp trưởng nhận xét chung hoạt động của lớp trong tuần vừa qua:
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ, trang phục sạch sẽ, gọn gàng .
+ Sinh hoạt 15 phút, học bài và làm bài ở nhà đầy đủ.
+ Xếp hàng ra vào lớp, làm vệ sinh trường lớp đúng quy định và sạch sẽ.
+ Một số bạn còn hay nghỉ học. 
2. Bình bầu khen thởng, nhắc nhở và xếp loại cá nhân:
- Phê bình nhắc nhở bạn còn mắc khuyết điểm trong tuần những bạn chưa làm BT về nhà, hay quên vở, hay nói chuyện riêng trong giờ học, đi học muộn, nghỉ học, chưa có đủ đồ dùng học tập, .
- Tuyên dương những bạn thực hiện tốt và được nhiều điểm cao. 
- Xếp loại cá nhân HS trong tuần.
- GV nhận xét và chốt ý kiến . ( GV tổng hợp số bạn đạt loại A, B, C).
3. Nêu nhiệm vụ học tập của tuần 8:
- Duy trì sĩ số, khắc phục triệt để tình trạng nghỉ học trong tuần tới.
- Chấn chỉnh nề nếp. 
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tham gia tích cực các hoạt động do nhà trường, Đội đề ra ..
- Vệ sinh trờng lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
* Hoạt động nối tiếp :
- GV nhận xét buổi sinh hoạt lớp .
- Dặn về thực hiện tốt lịch học chuẩn bị cho tuần sau .Tuần 8.
ChiÒu thø N¨m, ngµy 22 th¸ng 10 n¨m 2020
§¹o ®øc 
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (TIẾT 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia là

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_2_tuan_07_nam_hoc_2020_2021.doc