Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Đợi

Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Đợi

I. Mục tiêu:

- Biết tìm x trong các bài tập dạng x – a = b ( với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).

- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.

- Làm bài tập: bài 1 (a, b, d, e); bài 2 (cột 1, 2, 3); bài 4

II. Chuẩn bị: HS: que tính

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 35 trang haihaq2 3450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Đợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
(Töø 11. 11. 2019 ñeán 15. 11. 2019) 
Thứ
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Nội dung điều chỉnh
HAI
1
SHDC
Tuần 12
2
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
KNS, GDMT
3
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
KNS, GDMT
4
Toán
Tìm số bị trừ
5
Tự học (TV)
Luyện đọc: Sự tích cây vú sữa
6
Tự học (Toán)
Ôn: Luyện tập
7
TĐTV
 Hoạt động Đọc to nghe chung: Gà Trống muốn ngủ nướng
 BA
1
Kể chuyện
Sự tích cây vú sữa
2
Chính tả
Nghe viết: Sự tích cây vú sữa 
3
Toán
13 trừ đi một số: 13 - 5
4
Năng khiếu (TV)
Luyện viết: Sự tích cây vú sữa
6
 HĐTT
Thi đua tổng hợp kiến thức
7
Tự học (TV)
Luyện đọc: Sự tích cây vú sữa
TƯ
1
Tập đọc
 Mẹ
2
LTVC
Từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy
GDMT 
3
Toán
33 - 5
4
TNXH
Đồ dùng trong gia đình
GDMT, BĐKH, BTNB
NĂM
1
Tập viết
Chữ hoa K
2
Toán
53 - 15
3
Chính tả
TC: Mẹ 
4
Đạo đức
Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết 1)
KNS
5
Tự học (Toán)
Ôn: 53- 15
6
NGLL
VHGT
Tổ chức hội vui học tập
Ôn tập
7
Tự học (TV)
Luyện viết: Mẹ 
SÁU
1
Thủ công
Ôn tập kĩ thuật gấp hình (Tiết 1)
TKNLHQ
3
Tập làm văn
Kể về người thân 
4
Toán
Luyện tập
5
Tự học (Toán)
Ôn: Luyện tập
6
Năng khiếu (TV)
Ôn: Kể về người thân
7
Sinh hoạt lớp
Tuần 12
 Thứ hai, ngày 11 tháng 11 năm 2019
TẬP ĐỌC 
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA (Tiết 1) 
I. Muïc ñích yeâu caàu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ dành cho con.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4).
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: tranh minh họa, quả vú sữa, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
- Gọi 2 học sinh đọc bài Cây xoài của ông em và hỏi câu hỏi nội dung bài: 
- Nhận xét.
2. Bài mới: (30 phút)
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc. 
- Cho học sinh xem tranh chủ điểm: Cha mẹ - Giới thiệu bài đầu tiên
- Cho học sinh xem quả vú sữa Giới thiệu bài: Sự tích cây vú sữa.
b. Hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc mẫu toàn bài.
- Cho học sinh nối tiếp đọc từng câu trong bài.
+ Chú ý các từ cần đọc đúng: cây vú sữa, mỏi mắt, căng mịn, xòa cành.
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.
+ Chú ý các từ cần nhấn giọng 
- Cho học sinh chơi trò chơi “giúp bạn” để nêu từ khó hiểu.
- Cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Thi đọc giữa các nhóm.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút)
- 2 HS đọc bài
- Chuẩn bị tiết 2
- 2 học sinh đọc bài Cây xoài của ông em và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài: 
- Học sinh xem tranh chủ điểm Cha mẹ
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau đọc bài.
- Sửa lỗi phát âm.
- 
- Đọc từng đoạn
+ Một hôm/, vừa đói vừa rét/, lại bị trẻ lớn hơn đánh/, cậu mới nhớ đến mẹ/, liền tìm đường về nhà.//
+ Môi cậu vừa chạm vào,/ một dòng sữa trắng trào ra,/ngọt thơm như sữa me.//
- Nêu từ khó hiểu.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp.
- Các nhóm thi đọc.
Lớp nhận xét chọn nhóm đọc hay.
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Sư tích cây vú sưã
- 3 HS đọc bài.
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: Sự tích cây vú sưã (Tiết 2)
b. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
Tìm hiểu bài
@ Cho học sinh đọc bài và hỏi:
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
+ Vì sao cậu bé lại trở về nhà?
- Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
* GDKNS: Tại sao không thấy mẹ cậu bé lại khóc?
- Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
* GDKNS: Thể hiện sự cảm thông (hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người khác).
- Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?
* GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ: Tình cảm cha mẹ dành cho con là tình cảm cao quý nhất, sâu nặng nhất vì vậy con cái phải luôn chăm ngoan để cha mẹ vui lòng. 
@ Luyện đọc lại.
- Cho các nhóm thi đọc.
- Lớp bầu chọn bạn đọc hay. Nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò: (5 phút)
- Câu chuyện này nói lên điều gì?
- Về đọc bài nhiều lần.
- Chuẩn bị bài : Mẹ
- Nhận xét chung tiết học.
- Đọc bài
- Cậu bé ham chơi bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
- Cậu bé vừa đói vừa khát.
- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy 1 cây xanh trong vườn mà khóc.
- Vì bây giờ cậu thấy cần phải có mẹ để mẹ chăm sóc cho cậu.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra trắng như mây rồi hoa tàn, quả xuất hiện lớn nhanh, da căng mịn, khi môi cậu chạm vào 1 dòng sữa trào ra ngọt thơm như dòng sữa mẹ
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- Con đã biết lỗi, con xin lỗi mẹ, xin mẹ hãy tha thứ cho con, từ nay con sẽ luôn chăm ngoan để mẹ vui lòng...
* HS lắng nghe
- Đại diện mỗi nhóm đọc thi với nhau.
- Nói lên tình thương yêu sâu nặng của mẹ đối với con
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
TÌM SỐ BỊ TRỪ
I. Mục tiêu:
- Biết tìm x trong các bài tập dạng x – a = b ( với a, b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên điểm đó.
- Làm bài tập: bài 1 (a, b, d, e); bài 2 (cột 1, 2, 3); bài 4
II. Chuẩn bị: HS: que tính
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Gọi 2 lên làm bài: 72-15, 36+36. 
- Nhận xét.
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: Tìm số bị trừ 
b. Hướng dẫn bài mới:
Tìm số bị trừ chưa biết.
- Đính 10 ô vuông và hỏi: có mấy ô vuông?
- Tách 4 ô vuông và hỏi: lấy 4 ô vuông còn mấy ô vuông?
- Muốn biết còn mấy ô vuông ta làm thế nào?
- Cho học sinh nêu tên gọi các thành phần trong phép tính của phép trừ 10 – 4 = 6.
 + Nếu che lấp số bị trừ trong phép trừ làm thế nào tìm được số bị trừ.
- Cho học sinh thể hiện tìm số trừ chưa biết trong phép trừ.
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết trong một hiệu ta làm thế nào?
Thực hành.
Bài 1: 
- Cho học sinh làm bài vào bảng con, 2 em làm bảng phụ.
- Cho học sinh nhận xét -> sửa bài.
Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cho học sinh làm bài vào vở, 2 em làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4:
- Cho học sinh tự vẽ, tự ghi tên điểm
+ Làm thế naò vẽ đường thẳng qua 2 điểm cho trước.
+ Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm
- Cho học sinh sửa bài.
3. Củng cố- Dặn dò: (1 phút)
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Về làm lại.
- Chuẩn bị bài: 13 trừ đi một số 13 – 5
- Nhận xét chung tiết học.
- Nêu lên cách đặt tính và tính, lớp làm bảng con.
- Thực hiện theo và trả lời
- Còn 6 ô vuông
- Lấy 10 – 4 = 6
- 10 là số bị trừ, 4 là số trừ, 6 là hiệu
Nêu nhiều cách khác nhau
x - 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10
- Lấy hiệu cộng với số trừ
Bài 1: Làm bài
 x - 4 = 8 x - 9 = 18 
 x = 4+8 x = 18 + 9 
 x = 12 x = 27
x - 8 = 24 x - 7 = 21 
 x = 24 + 8 x = 21 + 7 
 x = 32 x = 28
Bài 2: Làm bài nêu cách làm.
Đổi chéo vở kiểm tra
Số bị trừ
11
21
49
Số trừ
 4
12
34
Hiệu
15
 9
15
Bài 4: Làm bài 
- Vẽ 2 đường thẳng chéo nhau
- Các chữ cái
- Lấy hiệu cộng với số trừ 
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------
TỰ HỌC (TIẾNG VIỆT)
Luyện đọc: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 
I. Mục đích yêu cầu:
- Luyện đọc đúng, trôi chảy. Đối với HS học tốt biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu được một số từ khó.
II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bài đọc - Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a. GV nêu yêu cầu tiết học 
b. Luyện đọc
- Nghe cô đọc bài Người mẹ hiền
- Yêu cầu hs luyện đọc bài và trả lời nội dung câu hỏi có trong bài đọc.
1. HS đọc tiếp nối câu
2. HS đọc tiếp nối đoạn .
- GV nhận xét sửa chữa
* Luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Nhận xét tuyên dương HS đọc diễn cảm bài tập đọc.
- Yêu cầu hs ôn lại cách đọc bài theo vai 
3. Trả lời câu hỏi:
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Trở về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
- Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
- Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
4. Củng cố:
- HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
Luyện đọc từ 
- La cà, kì lạ thay, nở trắng, nhìn lên tán lá, cây vú sữa, mỏi mắt, thảm thiết, xuất hiện, óng ánh, đỏ hoe, vỗ về.
- Mỗi em đọc một đoạn nối tiếp nhau đến hết bài
- HS đọc trong nhóm
- Thi đọc
- Cậu bé ham chơi bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy 1 cây xanh trong vườn mà khóc.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra trắng như mây rồi hoa tàn, quả xuất hiện lớn nhanh, da căng mịn, khi môi cậu chạm vào 1 dòng sữa trào ra ngọt thơm như dòng sữa mẹ
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- HS đọc bài
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
HOẠT ĐỘNG ĐỌC TO NGHE CHUNG 
TRUYỆN KỂ : GÀ TRỐNG MUỐN NGỦ NƯỚNG
I. Mục đích: Thu hút và khuyến khích HS tham gia vào việc đọc và giáo dục sức khỏe thông qua truyện tranh thú vị.
- Giúp học sinh xây dựng thói quen đọc .
II. Chuẩn bị: 
- Địa điểm : Thư viện
- Truyện kể: Gà trống muốn ngủ nướng.
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu: (2-3 phút)
- Ổn định chỗ ngồi
- Nhắc lại nội quy thư viện
2. Đọc to nghe chung
* Hoạt động 1: Trước khi đọc ( 5’)
a. Cho HS xem trang bìa 
- GV Cho HS xem trang bìa của quyển sách
b. Đặt câu hỏi về tranh trang bìa
- Các em hãy quan sát tranh trang bìa của quyển truyện .
- Các em thấy gì ở bức tranh này?
- Trong bức tranh này, các em thấy có bao nhiêu nhân vật?
- Các nhân vật trong bức tranh này đang làm gì?
- Vậy theo các em, nhân vật nào là nhân vật chính trong câu chuyện này?
c. Đặt câu hỏi để liên hệ đến thực tế.
- Các em đã bao giờ thấy con gà trống chưa?
- Ở nhà em có nuôi con gà không?
d. Đặt câu hỏi phỏng đoán
- Theo các em, điều gì sẽ xảy ra trong câu chuyện?
- Theo các em, các nhân vật sẽ làm gì?
đ. Giới thiệu về sách
- Quyển truyện có tên là Gà trống muốn ngủ nướng. Tác giả của quyển truyện này là Trương Mỹ Dung. Người vẽ tranh minh họa cho quyển truyện này là Lương Trọng Hoàng Trung.
e. Giới thiệu từ mới:
- Mệt mỏi: Mệt đến mức không còn muốn hoạt động nữa.
- Say sưa: Tập trung, cuốn hút vào một công việc nào đó.
* Hoạt động 2: Trong khi đọc ( 5’- 8')
- GV đọc truyện: Đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm kết hợp ngôn ngữ cơ thể
- GV đọc từ đầu ...... cậu muốn được ngủ nướng (trang 5) 
- Theo các em điều gì xảy ra tiếp theo?
- GV đọc tiếp........Sáng hôm sau (trang 17)
- Theo các em điều gì xảy ra tiếp theo?
- GV đọc tiếp........tha hồ ngủ nướng (trang 25)
- Theo các em điều gì xảy ra tiếp theo?
* Hoạt động 3: Sau khi đọc ( 4’- 7')
- Chúng ta hãy cùng ôn lại về những điều đã xảy ra trong câu chuyện.
- Câu chuyện này có những nhân vật nào?
- Điều gì đã xảy ra với Gà trống?
- Gà trống cảm thấy như thế nào khi bị mệt mỏi?
* Diễn biến chính câu chuyện
GV cho HS xem tranh trang 1 
- Điều gì đã xảy ra ở phần đầu của câu chuyện?
GV cho HS xem tranh trang 6
- Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? 
GV cho HS xem tranh trang 18
- Điều gì đã xảy ra tiếp theo ?
GV cho HS xem tranh trang 27
- Điều gì đã xảy ra ở phần cuối của câu chuyện?
- Theo các em vì sao không ai dậy sớm cả?
* Hoạt động 4: Hoạt động mở rộng ( 10'-13')
@ Thảo luận về sách
* Trước hoạt động:
- GV chia nhóm 4
- Yêu cầu HS thảo luận: Các em thích nhất phần nào trong câu chuyện? Tại sao ?
- GV yêu cầu HS nhận phiếu thảo luận.
* Trong hoạt động
- GV di chuyển đến các nhóm để hỗ trợ.
- Đặt câu hỏi, khen những cố gắng của HS.
* Sau hoạt động
- Cho HS quay lại nhóm lớn 
- Cho 3- 4 nhóm chia sẻ lại kết quả thảo luận của nhóm.
- Khen ngợi những nỗ lực của HS 
- GV nhận xét tiết học 
3. Dặn dò: Thực hiện bài học.
- Dặn HS đến thư viện mượn và trả sách đúng quy định 
- Giới thiệu 1 số truyện HS tìm đọc.
- Nêu yêu cầu ở tiết sau.
- HS nêu 
- Quan sát tranh
- 2- 3 HS trả lời
- 4 nhân vật
- HS trả lời
- 2-3 HS trả lời (Con gà trống)
- 2-3 HS trả lời
- 2-3 HS trả lời
- Lắng nghe và quan sát tranh
- Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 2- 3 HS trả lời phỏng đoán
- 2-3 HS trả lời phỏng đoán
- 2- 3 HS trả lời phỏng đoán
- Cả lớp lắng nghe.
- HS trả lời 
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đại diện nhóm lên gặp cô nhận phiếu thảo luận 
- Các nhóm thảo luận 
- HS trật tự.
- Đại diện các nhóm chia sẻ.
TỰ HỌC (TOÁN)
Ôn: TÌM SỐ BỊ TRỪ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố: Tìm x trong các bài tập dạng x – a = b ( với a,b là các số có không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (Biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ).
* Phân hóa: Học sinh nhóm 1: Thực hiện tất cả các bài tập.
- Học sinh nhóm 2: bài tập 1 (làm 3 bài đầu), bài tập 2. 
- Học sinh nhóm 3: bài tập 1 (làm 3 bài đầu), bài tập 2. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
* Ôn lí thuyết: 
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét 
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc:
- Giáo viên giới thiệu các bài tập.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Giao bài luyện tập cho các nhóm
- HD cách thực hiện từng bài tập.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện 
Bài 1: 
- Cho học sinh làm bài vào bảng con, 2 em làm bảng phụ.
- Cho học sinh nhận xét -> sửa bài.
 Bài 2: 
 Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Cho học sinh làm bài vào vở, 2 em làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét, sửa bài..
Bài 3:
- Cho học sinh tự vẽ, tự ghi tên điểm
+ Làm thế nào vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước.
+ Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm
- Cho học sinh sửa bài.
c. Hoạt động 3: Sửa bài:
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp nhau.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận bài và làm việc.
Bài 1: Làm bài
 x - 5 = 7 x – 15 = 27 
 x = 7+ 5 x = 27 + 15 
 x = 10 x = 42
Bài 2: Làm bài nêu cách làm.
Đổi chéo vở kiểm tra
Số bị trừ
12
20
64
42
Số trừ
 7
11
32
18
24
Hiệu
 5
 9
32 
24
18
Bài 3: Làm bài 
- Lấy thước kẻ và bút chì nối 2 điểm với nhau theo yêu cầu của bài.
- Các chữ cái
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
- Lấy hiệu cộng với số trừ 
Thứ ba, ngày 12 tháng 11 năm 2019
KỂ CHUYỆN
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa
- HS học tốt: Nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT 3)
II. Chuẩn bị: GV: tranh
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: (4 phuùt) Cho học sinh nối tiếp nhau kể chuyện Bà cháu. 
- Nhận xét 
2. Bài mới: (32 phuùt)
a. Giới thiệu: Sự tích cây vú sữa 
b. Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: Kể bằng lời của em.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.
+ Kể bằngg lời của mình nghĩa là thế nào?
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh kể.
+ Cậu bé là người như thế nào?
+ Cậu bé ở với ai?
+ Tại sao cậu bỏ nhà ra đi?
+ Khi cậu ra đi, người mẹ làm gì?
- Lớp lắng nghe, nhận xét bổ sung.
Bài 2: Kể phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của truyện.
- Cho học sinh kể theo cặp và theo dõi học sinh họat động.
- Cho vài em trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Kể đoạn kết theo tưởng tượng.
* Em mong muốn câu chuyện kết thúc thế nào?
* GDBVMT: Các em phải biết yêu thương kính trọng cha mẹ khi cha mẹ còn sống.
- Gợi ý cho mỗi em kể được đoạn kết.
- Cho học sinh kể đoạn kết.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút)
- Cho 1 học sinh kể lại toàn bộ truyện.
- Về nhà tập kể cho gia đình nghe.
- Chuẩn bị bài: Bông hoa niềm vui.
- Nhận xét chung tiết học.
- 4 em kể chuyện -lớp lắng nghe
Lớp nhận xét bổ sung.	
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Kể theo lời của mình không giống sách giáo khoa.
- Ngày xưa có một cậu bé lười biếng rất ham chơi
- Cậu ở cùng với mẹ.
- Một hôm do mải chơi, cậu bị mẹ mắng 
- Người mẹ thương con nên đứng mòn mỏi chờ con.
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của truyện.
- Kể, lắng nghe.
-Trình bày
* Nêu nhiều cách khác nhau
Hs lắng nghe.
- Kể đoạn kết theo tưởng tượng.
- 1 em kể toàn bộ truyện
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe- viết chính xác bài chính tả, trìng bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Làm được BT2; BT3a/b.
II. Chuẩn bị: Gv: bảng phụ - Học sinh: vở bài tập , bảng con 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Cho 2 em lên bảng, lớp viết bảng con: con gà, thác ghềnh, ghi nhớ, sạch sẽ	
- Nhận xét. 
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: Sự tích cây vú sữa
b. Huớng dẫn viết chính tả 
- Đọc đoạn viết.
- Cho 2 em đọc lại và hỏi:
+ Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện như thế nào?
+ Quả trên cây xuất hiện ra sao?
- Cho HS nhận xét:
+ Bài chính tả có mấy câu?
+ Những câu văn nào có dấu phẩy? Em hãy đọc lại từng câu đó.
- Cho HS nêu những từ khó viết GV ghi bảng hướng dẫn viết 1 số từ khó
GV nhận xét sửa sai.
- Đọc cho HS viết vào vở.
- Đọc bài cho HS soát lỗi chính tả.
- Chấm chữa bài.
Làm bài tập.
 Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài.
- Cho cả lớp làm vào bảng con.
- Giới thiệu 1 số bảng đúng, sửa bảng viết cho HS.
- Cho HS nhắc lại qui tắc chính tả.
+ Khi nào viết ngh?
+ Khi nào viết ng?
Bài 3:
- Cho HS nêu yêu cầu bài.
- Cho cả lớp làm vở, 2 em làm bảng phụ.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
 Chốt ý: phải hiểu nghĩa của từ để điền cho đúng.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút) 
- Khi nào viết ngh?
- Khi nào viết ng?
- Về sửa bài và lỗi chính tả
- Chuẩn bị bài: Mẹ 
- Nhận xét chung tiết học.
Viết bài vào bảng con	 
- Lắng nghe
- Đọc thầm
- Đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây.
- Lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh rồi chín.
- 4 câu
- Đọc các câu 1, 2, 4
- HS nêu và phân tích.
- HS viết từ khó vào bảng con
- Viết bài
- HS dùng bút chì soát lỗi chính tả.
Bài 2: Điền ng hay ngh vào chỗ trống
- người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng
- Sửa bài
- Đứng trước e, ê, i
- Đứng trước a, o, ô, u, ư.
Bài 3: Điền tr hay ch vào chỗ trống
Làm bài: con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát
Đổi chéo vở kiểm tra
- Đứng trước e, ê, i
- Đứng trước a, o, ô,u, ư
TOÁN
13 TRỪ ĐI MỘT SỐ 13 – 5
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 13-5 . Lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13-5.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a); bài 2; bài 4.
II. Chuẩn bị:
- GV: que, bảng cài, mẫu vật. - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Gọi 2 em làm bảng phụ, lớp làm bảng con các bài sau : x-12=38 
- Nhận xét
2. Bài mới: (32 phút) 
a. Giới thiệu bài: 13 trừ đi một số 13-5	
b. Hướng dẫn bài mới:
@ Hướng dẫn thực hiện phép trừ 13-5 và lập bảng trừ.
Hướng dẫn học sinh lấy 1 bó 1 chục que tính và 3 que tính rời.
- Cho học sinh tự nêu cách lấy ra 5 que
- Chọn cách tính thích hợp và hướng dẫn học sinh cách tính
- Cho học sinh nêu cách tính
- Cho học sinh sử dụng que tính để tìm kết qủa của phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng, bảng trừ 13 trừ 1 số.
- Cho học sinh đọc kết quả ghi kết quả lên bảng.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh bảng trừ và học thuộc bằng cách xóa dần các phép tính.
Thực hành
Bài 1: 
Gọi hs đọc yêu cầu của bài.
- Cho học sinh tự nhẩm bài.
- Cho lớp nhận xét bài trên bảng - sửa bài.
+ Khi biết 9+4=13 có cần tính 4+9 không, vì sao?
Bài 2:
- Cho học sinh nêu đề bài.
- Cho học sinh tự làm vào vở và nêu lại cách tính 13-9, 13 - 4
- Lớp sửa bài
Bài 3:
- Cho học sinh làm bảng con. Nêu cách làm
- Nhận xét.
Bài 4:- Cho học sinh đọc đề bài và hỏi:
-Yêu cầu hs phân tích đề toán.
- Yêu cầu hs lên bảng giải toán.
- Cho học sinh nhận xét sửa bài
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút) 
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số.
- Về đọc thuộc bảng trừ. 
- Chuẩn bị bài: 33-5
- Nhận xét tiết học.
- Làm bài bảng con
- Lấy que tính
- Nêu nhiều cách khác nhau
- Học sinh nêu cách tính
Đọc kết qủa:
13-4=9 13-5=8 13-6=7 
13-7=6 13-8=5 13-9=4
Bài 1: Học sinh tự nhẩm bài.
Nhận xét - sửa bài
Không cần tính ,vì vị trí các số thay đổi nhưng tổng không thay đổi
Bài 2: Tính
- Làm bài 
- Đổi chéo vở kiểm tra
 _ 13 _13 _13 _13
 6 9 7 4
 7 4 6 9
Bài 3: Học sinh nêu cách làm bài 
 _13 _13 _13
 9 6 8
 4 7 5 
Bài 4:- 2 học sinh đọc đề bài
- 4 hs phân tích đề toán.
- 1 hs lên bảng giải toán.
 Bài giải:
Cửa hàng còn lại số xe đạp là :
 13-6=7 (xe)
 Đáp số: 7 xe đạp
Nhìn bảng và đọc thuộc bảng công thức
NĂNG KHIẾU (TIẾNG VIỆT)
LUYỆN VIẾT: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Ôn luyện kĩ năng viết chính tả bài Sự tích cây vú sữa
- Củng cố quy tắc chính tả ya, yê, iê hoặc ch/ tr
* Phân hóa: Học sinh nhóm 1: Thực hiện tất cả các bài tập.
- Học sinh nhóm 2: mỗi bài tập làm ít nhất 3 từ. 
- Học sinh nhóm 3: mỗi bài tập làm 2 từ. 
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Viết chính tả:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn chính tả cần viết trên bảng phụ.
* Ôn Chính tả
- HS đọc lại bài chính tả.
- Lần lượt từng HS nêu số lỗi đã viết sai và viết các tiếng (từ) đã viết sai lên bảng.
- HS viết lại tiếng (từ) đúng.
- GV giúp HS nhận ra chỗ thường viết sai hoặc dễ nhằm lẫn.
- GV so sánh với các tiếng khác (cùng âm, vần, âm cuối).
- Giáo viên đọc cho học sinh viết lại bài chính tả.
* Bài tập: 
Bài 1: Tìm những tiếng vần ya, yê, iê
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào bảng con.
- đêm khu. . . . - . . . .n tĩnh	- cá ch n
- trò chu .n - lặng n	- t ng nói
Bài 2: 
- Tiếng có chứa tr: (tre, trang, tranh, )
- Tiếng có chứa ch: (chào, chín, chuyện, . . .)
c. Hoạt động 3: Sửa bài tập
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
3. Củng cố: 
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Học sinh viết lại các từ khó vào bảng con. 
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở học sinh về viết lại những từ còn viết sai.
- Hát
- Lắng nghe.
- 2 em đọc luân phiên, mỗi em 1 lần, lớp đọc thầm.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết bài.
Bài 1: Tìm những tiếng vần ya, yê, iê
- HS lên bảng làm, lớp làm bài vào bảng con.
- đêm khuya - yên tĩnh	- cá chiên
- trò chuyện - lặng yên	- tiếng nói
Bài 2: 
- Tiếng có chứa tr: (tre, trang, tranh, )
- Tiếng có chứa ch: (chào, chín, chuyện, . . .)
- Các nhóm trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
TỰ HỌC (TIẾNG VIỆT)
Luyện đọc: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu. Ngắt, nghỉ hơi đúng và rõ ràng sau các dấu câu.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bài đọc - Học sinh: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: 
a. GV nêu yêu cầu tiết học 
b. Luyện đọc
- Cho HS đọc bài Sự tích cây vú sữa
@. HS đọc tiếp nối câu
@ HS đọc tiếp nối đoạn .
- HS đọc tiếp nối trong nhóm giải nghĩa từ 
+ Vùng vằng : tỏ ý giận dỗi , cáu kỉnh.
+ La cà: ghé qua chỗ này, dừng ở chỗ khác để chơi
- Nhận xét đọc đúng, trôi chảy
@. Trả lời câu hỏi: HS đọc tiếp nối trong nhóm và trả lời câu hỏi
- Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Trở về nhà, không thấy mẹ, cậu bé làm gì?
- Điều kỳ lạ nào đã xảy ra?
- Điều gì ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ cậu bé?
@ Thi đọc
- HS thi đọc giữa các nhóm
- Nhóm bình chọn bạn đọc hay nhất
- GV nhận xét tuyên dương những HS đọc tốt.
3. Củng cố:
- HS đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Luyện đọc từ 
Đoạn 1: Từ đầu .chờ mong.
Đoạn 2: Không biết vỗ về.
Đoạn 3: Phần còn lại
- Mỗi em đọc một đoạn nối tiếp nhau đến hết bài
- Cậu bé ham chơi bị mẹ mắng, vùng vằng bỏ đi.
- Gọi mẹ khản cả tiếng rồi ôm lấy 1 cây xanh trong vườn mà khóc.
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra trắng như mây rồi hoa tàn, quả xuất hiện lớn nhanh, da căng mịn, khi môi cậu chạm vào 1 dòng sữa trào ra ngọt thơm như dòng sữa mẹ
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu bé như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- HS thi đọc.
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- HS đọc
Thứ tư, ngày 13 tháng 11 năm 2019
TẬP ĐỌC
MẸ
I. Mục đích, yêu cầu: Biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).
- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 6 dòng thơ cuối)
II. Chuẩn bị: GV: SGK, bảng phụ, tranh minh họa 
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
- Cho 2 học sinh đọc bài Sự tích cây vú sữa và hỏi câu hỏi trong nội dung bài.
- Nhận xét.
2. Bài mới: (32 phút)
a. Giới thiệu bài: Mẹ 
b. Luyện đọc 
- Đọc mẫu tòan bài.
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ.
- Hướng dẫn ngắt đúng nhịp thơ.
- Cho học sinh nêu các từ khó hiểu bằng trò chơi “giúp bạn” như nắng oi, giấc tròn, con ve, võng.
- Cho học sinh đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
- Thi tiếp sức từng đoạn thơ giữa các nhóm.
Tìm hiểu bài.
@ Cho học sinh đọc từng đọan và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh nào cho biết đêm hè rất oi bức?
- Mẹ làm gì để con ngủ ngon giấc?
- Người mẹ yêu thương con có thể làm tất cả vì con.
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
Học thuộc lòng
- Cho học sinh đọc nhẩm bài thơ 2, 3 lượt.
- Ghi bảng các từ đầu dòng thơ.
- Cho từng cặp học sinh nhìn bảng có từ gợi ý đọc thuộc từng đoạn, em kia nghe và kiểm tra.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc thuộc bài thơ.
- Cho điểm các em học thuộc.
3. Củng cố- Dặn dò: (4 phút)
- Bài thơ giúp em hiểu về người mẹ như thế nào?
* GDBVMT: Em cần làm gì để báo đáp tình thương đó của mẹ?
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị bài : Bông hoa niềm vui. 
- Nhận xét chung tiết học.
- 2 học sinh đọc bài Sự tích cây vú sữa và trả lời câu hỏi trong bài.	 
- Lắng nghe đọc bài
Gạch nhịp vào sách
. Lặng rồi / cả tiếng con ve /
Con ve cũng mệt / vì hè nắng oi // 
Những ngôi sao / thức ngoài kia /
Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con //
- Nêu, giải thích từ
- Đọc bài
- Đọc bài
- Tiếng ve lặng đi vì ve cũng mệt vì cái nắng oi bức.
- Mẹ vừa đưa võng hát ru vừa quạt cho con mát
- HS lắng nghe
- Những ngôi sao ngoài kia, những ngọn gió mát lành.
- Đọc nhẩm 
- Theo dõi
- Đọc bài
- Đại diện đọc bài
- Sự vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con.
- Phát biểu theo ý riêng của mình
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH – DẤU PHẨY
I. Mục đích, yêu cầu: Biết ghép tiếng theo mẫu để tạo các từ chỉ tình cảm gia đình, biết dùng một số từ tìm được để điền vào chỗ trống trong câu. (BT1, BT2 ); nói được 2,3 câu về hoạt động của mẹ và con được vẽ trong tranh.(BT3).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ hợp lí trong câu.(BT4- chọn 2 trong số 3 câu)
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ, các tờ giấy khổ to viết nội dung bài 
- HS: vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
- Cho học sinh tìm từ ngữ chỉ việc làm của em để giúp đỡ ông, bà.. 
- Nhận xét.
2. Bài mới: (31 phút)
a. Giới thiệu bài: Từ ngữ về tình cảm gia đình. Dấu phẩy.
b. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Gọi học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh đọc mẫu.
- Cho học sinh suy nghĩ và nối tiếp nhau đọc các từ ghép được.
- Ghi các từ lên bảng.
- Cho học sinh nêu lại các từ vừa ghép được.
-Yêu cầu hs đọc các từ vừa ghép được.
Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu bài.
- Huớng dẫn tìm từ chỉ tình cảm điền vào chỗ trống cho thích hợp.
- Cho 2 em làm bảng phụ, lớp làm vở.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi..
Bài 3: Cho học sinh đọc yêu cầu bài.
- Cho học sinh quan sát tranh và hỏi:
+ Người mẹ đang làm gì?
+ Em bé đang làm gì?
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Thái độ của từng người trong tranh như thế nào?
- Cho học sinh tiếp nối nhau nói theo tranh. 
- Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 4: Đọc yêu cầu bài.
- Đọc lại câu văn ở ý a, cho 1 học sinh làm bài.
- Cho học sinh đặt thử dấu phẩy bất cứ chỗ nào khác nhau.
- Sau đó cả lớp sửa bài và rút ra đáp án đúng
* GDBVMT: Cần sắp xếp đồ dùng học tập và đồ dùng trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp để tránh mất thời gian.
3. Củng cố Dặn dò: (4 phút)
- Giữa các bộ phận giống nhau ta làm gì?
- Về nhà tìm thêm các từ chỉ tình cảm gia đình 
- Chuẩn bị bài: Từ ngữ về công việc gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?
 - Nhận xét chung tiết học.
- Chạy, học bài, viết bài, múa.
Bài 1: 2 học sinh đọc đề bài.
Yêu mến,quý mến
Thương yêu, yêu thương, yêu quý, kính yêu, mến thương, thương mến, yêu mến, mến yêu, quý mến, kính mến.
- Học sinh nêu lại các từ vừa ghép được.
Bài 2: Chọn từ chỉ tình cảm điền vào chỗ trống cho thích hợp
- Làm bài
- Con yêu quí cha mẹ 
- Cháu kính yêu (yêu quí) ông bà. 
- Em yêu mến (yêu quý, yêu thương, thương yêu) anh chị.
Bài 3: 
- Nhìn tranh
- Mẹ đang bế em bé.
- Em bé đang ngủ trong lòng mẹ.
- Bạn gái khoe mẹ con được điểm 10.
- Mẹ rất vui, mẹ khen con gái giỏi quá. Con rất vui.
- Vài em nói theo tranh.
Bài 4: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp
a. Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
b. Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
c. Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ.
- Sửa bài
- Đặt dấu phẩy 
* Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
33 – 5
I. Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 33-5.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng (đưa về phép trừ dạng 33-5) 
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (a); bài 3 (a,b)
II. Chuẩn bị: GV: que, bảng con, bảng cài
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Cho 2 em đọc thuộc bảng trừ 13 trừ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_12_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_doi.doc