Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

Tiết 2 + 3: Tập đọc:

(Tiết 1+2)

BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện.

- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, tranh ảnh, hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 32 trang Huy Toàn 23/06/2023 2570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 1 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2022
Tiết 1: HĐTN:
THAM GIA LỄ KHAI GIẢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
- Nhận điện được hình ảnh thân	ái, thiện, luôn vui vẻ của bản thân.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác 
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi ở trường học, Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. Thêm yêu trường, lớp.
- Chăm chỉ: Thể hiện trong tao động, nền nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập. 
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Băng/ đĩa bài hát: Chào người bạn mới đến, Tìm bạn thân.
- HS: Bóng bay, cờ, hoa
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Nghi lễ:
1. Chào cờ
2. Quốc ca.
3. Tuyên bố lí do 
 4. Giới thiệu đại biểu
5. Đọc thư của Chủ tịch nước
6. Đọc diễn văn và tuyên bố khai giảng
7. Bế mạc
- GV nhắc nhở HS giữ trật tự, tập trung chú ý và nêu được ít nhất một điều ấn tượng về các hoạt động trong chương trình; chia sẻ điều đó với bạn bè và gia đỉnh. 
- GV hỗ trợ HS trong quá trình các em đi chuyển lên sân khấu biểu diễn và trở về chỗ ngồi của lớp mình sau khi biểu diễn xong.
2. Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề: Trò chơi - Ném bóng vào rổ
- GV nêu tên trò chơi: Ném bóng vào rổ
- GV nêu luật chơi và cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội có số lượng bằng nhau. Trẻ đầu hàng của 2 đội chạy lên cầm bóng ném mạnh vào rổ rồi nhặt bóng đem về đưa cho bạn đứng phía sau mình và về cuối hàng đứng và bạn cầm bóng tiếp tục lên ném. Cứ thế lần lượt từng trẻ lên ném cho đến khi đội của mình hết. Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ sẽ chiến thắng.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nhân xét. Tuyên dương đội thắng cuộc.
+ Theo em ngày khai trường hôm nay có gì mới lạ?
+ Em thấy các bạn và các anh chị trường mình hôm nay thế nào?
+ Em có cảm xúc gì khi dự lễ khai giảng?
+ Khi tham gia Lễ khai giảng, em thích nhất điều gì?
+ Em cần làm gì để trở thành con ngoan, trò giỏi?
3. Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ:
- Về nhà em hãy chia sẻ cảm xúc của mình khi tham gia lễ khai giảng với mọi người trong gia đỉnh.
Tiết 2 + 3: Tập đọc:
(Tiết 1+2)
BÀI 1: TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2 
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Hiểu nội dung bài: cảm xúc háo hức, vui vẻ của các bạn học sinh trong ngày khai giảng lớp 2.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện.
- Có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, tranh ảnh, hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em đã chuẩn bị những gì cho ngày khai giảng?
+ Cảm xúc của em như thế nào?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
 Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích. 
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sớm nhất lớp.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến cùng các bạn.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy, 
- Luyện đọc câu dài: Nhưng vừa đến cổng trường,/ tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp/ đang ríu rít nói cười/ ở trong sân; Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ,/ thật giống tôi năm ngoái; 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.11.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
 Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
 Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.11
- YC HS trả lời câu hỏi 1 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.4.
- Tuyên dương, nhận xét.
- Yêu cầu 2: HDHS đóng vai để luyện nói lời chào tạm biệt, lời chào thầy cô, bạn bè.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Đáp án đúng: a, b, c.
C2: Bạn ấy không thực hiện được mong muốn vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đến trước bạn ấy.
C3: Điểm thay đổi: tính cách, học tập, quan hệ bạn bè, tình cảm với thầy cô, trường lớp, 
C4: Thứ tự tranh: 3-2-1.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- HS chia sẻ.
Tiết 4: Toán:
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được cấu tạo thập phân của số, phân tích số (viết dạng 42 = 40 + 2).
- Đọc, viết, xếp thứ tự, so sánh được các số đến 100.
- Nhận biết được số chục, số đơn vị của sổ có hai chữ số; ước lượng được số đồ vật theo nhóm chục.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mỗi tình huống, qua đó bước đấu hình thành nãng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
- Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đẩu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...
II. Đồ dùng dạy học
- GV: SGK, nội dung bài. Hình phóng to hình ở bài tập 1 (trang 8, SGK Toán 2, tập một) .
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
- GV hướng dẫn mẫu:
+ Hàng thứ nhất có mấy bó chục và mấy que tính lẻ? 
+ Số gồm 3 chục và 4 đơn vị viết thế nào? Viết thế nào? 
- Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện bảng. 
a) Hàng thứ hai có mấy chục và mấy đơn vị? Viết số tương ứng.
b) Hàng thứ ba có mấy chục và mấy đơn vị? Đọc số tương ứng. 
c) Hàng thứ tư có mấy chục và mấy đơn vị? Đọc, Viết số tương ứng. 
- GV hỏi: 
+ Khi đọc, viết số, ta viết hàng nào trước, hàng nào sau?
+ Khi viết số có hàng đơn vị là 5 thì ta viết l hay n? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS phân tích mẫu. 
+ Củ cà rốt thứ nhất ghi số bao nhiêu? 
+ Số 54 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Nối với chú thỏ nào? 
+ YC HS làm việc cá nhân, tự nối số với chú thỏ ghi cấu tạo số tương ứng.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. 
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS phân tích mẫu:
- HD HS phân tích bảng:
+ Những cột nào cần hoàn thiện? 
- GV cho HS làm bài vào phiếu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV chốt, chiếu đáp án. 
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
2.2. Trò chơi “HÁI HOA HỌC TRÒ”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: GV đặt sẵn 2 chiếc lọ cắm các bông hoa giấy có ghi số ở mặt bông hoa. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn bông hoa phù hợp để đính lên bảng. 
- GV thao tác mẫu.
- GV cho HS thảo luận nhóm ba.
- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. 
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 2-3 HS trả lời:
+ Đáp án 51.
+ Đáp án 4, 6, Bốn mươi sáu.
+ Đáp án 5 chục, 5 đơn vị, 55, Năm mươi lăm.
- 2-3 HS trả lời:
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện chia sẻ.
- HS thảo luận nhóm 3..
- 2 Nhóm lên thi tiếp sức.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tập viết Cao Bằng
Tuần 1: Chữ hoa A (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: An Lạc; An Lạc là xã thuộc huyện Hạ Lang
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ hoa A.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra
2. Dạy bài mới: 
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.
+ Chữ hoa A gồm mấy nét?
- GV HD quy trình viết chữ hoa A.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa A đầu câu.
+ Cách nối từ A sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
 Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiết 2: Âm nhạc (GVC )
Tiết 3: TN & XH (GVC)
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2022
Tiết 1: Đạo đức: 
CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG EM
BÀI 1: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
	*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nêu được địa chỉ quê hương của mình
- Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình. 
	*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, bài hát Quê hương tươi đẹp(nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng)
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra
GV kiểm tra sách vở, chuẩn bị của HS cho tiết học 
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS nghe và vận động theo nhịp bài hát Quê hương tươi đẹp
GV: Bài hát nói về điều gì?
- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.
2.2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Giới thiệu địa chỉ quê hương
- GV cho HS quan sát tranh sgk tr.5, tổ chức thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh đang làm gì?
- Địa chỉ quê hương của các bạn ở đâu?
- Mời một số HS trả lời trước lớp
- GV yêu cầu HS giới thiệu về địa chỉ quê hương của em
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vòng tròn bạn bè”. GV chia HS thành các nhóm, đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giới thiệu về địa chỉ quê hương của mình.
- GV kết luận: Ai cũng có quê hương, đó là nơi em được sinh ra và lớn lên. Các em cần biết và nhớ địa chỉ quê hương mình.
GV mở rộng thêm cho HS biết về quê nội và quê ngoại
*Hoạt động 2: Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên quê hương em
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát tranh trong sgk trang 6,7, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Các bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Nêu nhận xét của em khi quan sát bức tranh đó.
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- GV yêu cầu HS giới thiệu về cảnh đẹp quê hương em
- GV cho HS hoạt động nhóm: Chia sẻ với các bạn trong nhóm những tranh ảnh đã sưu tầm được về cảnh đẹp quê hương
GV theo dõi, hỗ trợ HS 
- GV gọi HS đại diện trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV nhận xét, kết luận: Mỗi người được sinh ra ở những vùng quê khác nhau, mỗi vùng quê đều có những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Các em cần tìm hiểu, yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương mình.
*Hoạt động 3: Khám phá vẻ đẹp con người quê hương em
- GV yêu cầu quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:
+ Người dân quê hương Nam như thế nào?
- Làm việc nhóm: Hãy giới thiệu về con người quê hương em?
- GV theo dõi, hỗ trợ HS 
- Gọi HS trả lời
- GV kết luận: Con người ở mỗi vùng quê đều có những vẻ đẹp riêng, em cần tự hào và trân trọng vẻ đẹp của con người quê hương mình.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- Cả lớp thực hiện theo yêu cầu
- Cả lớp hát
- HS chia sẻ.
- HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi: 
 - 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Lần lượt HS giới thiệu trước lớp
 - Các nhóm HS tham gia trò chơi, giới thiệu về quê hương của mình
- HS lắng nghe
- HS làm việc cá nhân, quan sát tranh và trả lời:
Tranh 1: hình ảnh cao nguyên đá hùng vĩ.
Tranh 2: biển rộng mênh mông.
Tranh 3: sông nước êm đềm, nên thơ.
Tranh 4: ruộng đồng bát ngát.
Tranh 5: nhà cao tầng, xe cộ tấp nập.
Tranh 6: hải đảo rộng lớn.
- 3- 4 HS chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe.
Thảo luận nhóm, lựa chọn tranh ảnh đẹp, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- 2,3 HS trả lời
- Cả lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét về cách giới thiệu cảnh đẹp quê hương của các bạn, bình chọn cách giới thiệu của cá nhân hoặc của nhóm hay nhất.
- HS chia sẻ.
HS quan sát tranh và đọc đoạn văn trong sgk trang 7, trả lời câu hỏi:
- Người dân quê hương Nam: luôn yêu thương, giúp đỡ nhau, hiếu học, cần cù và thân thiện.
- Giới thiệu về con người quê hương em (tùy từng vùng miền, địa phương, HS giới thiệu nét đặc trưng, nổi bật của con người quê hương mình).
- Các nhóm thảo luận, tìm ra vẻ đẹp con người của quê hương mình( chú ý vẻ đẹp trong lao động)
- HS trả lời, các bạn khác lắng nghe, nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Cả lớp theo dõi nhận xét, đánh giá
Tiết 2: Toán:
 Tiết 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. Mục tiêu:
* Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết, phân tích được số có hai chữ số theo số chục và số đơn vị, viết được số có hai chữ số dạng: 35 = 30 + 5.
- Củng cố về thứ tự, so sánh số có hai chữ số.
* Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ, HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi qua đó bước đấu hình thành năng lực giải quyết vấn để, năng lực giao tiếp toán học.
- Thông qua hoạt động tách, gộp số chục và số đơn vị hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,...
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, nội dung bài. 
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 2. Thẻ đính nam châm ghi các số 3, 5, 7.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
- GV hướng dẫn mẫu:
+ Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
+ Số 35 được viết thành phép cộng từ số chục và đơn vị thế nào?
- Cho HS làm cá nhân thực hiện hoàn thiện vào phiếu học tập. 
- Mời HS chia sẻ cá nhân.. 
- GV hỏi: 
+ Trong số có hai chữ số, chữ số hàng nào đứng trước? hàng nào đứng sau? 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi HS đọc các số trên các áo.
+ YC HS làm việc cá nhân, tự sắp xếp các số vào vở ô li.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. Gọi 3 – 5 HS lần lượt nêu các đáp án. GV chiếu hình ảnh trên màn hình. 
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS phân tích mẫu:
- HD HS phân tích bảng:
+ Những cột nào cần hoàn thiện? 
- GV cho HS làm bài vào phiếu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV chốt, chiếu đáp án. 
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
2.2. Trò chơi “ONG TÌM SỐ”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: GV đặt sẵn 12 thẻ từ ghi các số 3, 5, 7 lên bảng. GV nêu yêu cầu và HS của 2 đội chơi được gọi sẽ lên chọn thẻ ghép lại tạo thành các số đính lên bảng. 
- GV cho HS thảo luận nhóm ba.
- Tổ chức cho 2 nhóm lên thi tiếp sức. 
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 2-3 HS trả lời:
+ Đáp án 67.
+ Đáp án 59 
+ Đáp án 55 
- 2-3 HS trả lời:
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện cá nhân lần lượt các YC hướng dẫn.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm 3..
- 2 Nhóm lên thi tiếp sức.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
Tiết 3: Tiếng Việt:
Tập viết (Tiết 3)
CHỮ HOA A
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa A cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Mẫu chữ hoa A.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa A.
+ Chữ hoa A gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa A đầu câu.
+ Cách nối từ A sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa A và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiết 4: Tiếng Việt: 
Nói và nghe (Tiết 4)
NHỮNG NGÀY HÈ CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
Hoạt động 1: Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Trong tranh có những ai? 
+ Mọi người đang làm gì?
- Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- Tổ chức cho HS kể về kì nghỉ hè, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
 Hoạt động 2: Cảm xúc của em khi trở lại trường sau kì nghỉ hè.
- YC HS nhớ lại những ngày khi kết thúc kì nghỉ hè, cảm xúc khi quay lại trường học.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
 Hoạt động 3: Vận dụng:
- HDHS viết 2-3 câu về kì nghỉ hè: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em trong kì nghỉ hè, 
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV, tr.4,5.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Thể dục: (GVC)
Tiết 2: Bài tập củng cố Toán:
Tuần 1 (Tiết 1)
Tiết 3: Bài tập củng cố Tiếng Việt:
Tuần 1 (Tiết 1)
Thứ tư ngày 24 tháng 8 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt:
Tập đọc (Tiết 5 + 6)
BÀI 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: cần phải biết quý trọng thời gian, yêu lao động; nếu để nó trôi qua sẽ không lấy lại được.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu.
- Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Gọi HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2.
- Nêu những thay đổi khi bạn ấy lên lớp 2?
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Kể lại những việc em đã làm ngày hôm qua?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm.
- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: lịch cũ, nụ hồng, tỏa, hạt lúa, chín vàng, gặt hái, vẫn còn, 
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.14.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.5.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ bất kỳ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc tình cảm, lưu luyến thể hiện sự tiếc nuối.
- Nhận xét, khen ngợi.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
- Gọi HS đọc lần lượt 2 yêu cầu sgk/ tr.14.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.5.
- Tuyên dương, nhận xét.
- Yêu cầu 2: HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.
- GV sửa cho HS cách diễn đạt.
- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.6.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- 3-4 HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Bạn nhỏ hỏi bố ngày hôm qua đâu rồi.
C2: Ngày hôm qua ở lại trong hạt lúa mẹ trồng; trên cành hoa trong vườn; nụ hồng lớn thêm mãi, đợi đến ngày tỏa hương, trong vở hồng của em.
C3: Bố dặn bạn nhỏ phải học hành chăm chỉ để “ngày qua vẫn còn”.
- HS thực hiện.
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu nối tiếp.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiết 3: Tự nhiên & xã hội: (GVC)
Tiết 4: Toán:
Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (TT)
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS làm quen với ước lượng theo nhóm chục.
- Ôn tập, củng cố về phân tích số và bảng số từ 1 đến 100 đã học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động ước lượng sổ đổ vật theo nhóm chục, HS bước đầu làm quen với thao tác ước lượng rổi đếm để kiểm tra ước lượng, qua đó bước đầu hình thành năng lực tư duy, lập luận toán học,..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, nội dung bài. 
- HS: Bộ đồ dùng học Toán 2. Tranh phóng to hình bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
+ GV gợi ý để HS thấy có 2 nhóm chục viên bi rổi khoanh tiếp vào 1 nhóm chục viên bi nữa, quan sát thấy được 3 nhóm chục viên bi và thừa ra 2 viên bi lẻ. Từ đó thấy ước lượng được khoảng 3 chục viên bi và đếm được 32 viên bi.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số viên bi ở mỗi phần. 
- Mời HS chia sẻ, nhận xét. 
- YC HS đếm số viên bi trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng
- GV lưu ý: Khi ước lượng có thể dùng bút chì vẽ vòng tròn lớn để khoanh vùng. 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để ước lượng số quả cà chua ở mỗi phần. 
- Mời HS chia sẻ, nhận xét. 
- YC HS đếm số quả cà chua trong hình để đối chiếu với đáp án ước lượng 
- GV chiếu hình ảnh trên màn hình. 
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS phân tích mẫu:
- GV cho HS làm bài vào phiếu.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và nhận xét.
- GV chốt, chiếu đáp án. 
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: Số ?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS quan sát các số ở mỗi miếng bìa A, B, C, D và các số viết ở mỗi vị trí bị trống trong bảng rổi tìm cách lắp các miếng bìa vào vị trí thích hợp trong bảng (theo các màu ở mỗi ô trống tương ứng). 
- GV cho HS thảo luận nhóm ba.
- Tổ chức cho các nhóm lên chia sẻ.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận.
- Đại diện một số nhóm chia sẻ. 
+ Đáp án khoảng 3 chục – 32 .
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận.
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- HS làm phiếu
- HS thảo luận nhóm 3..
- 2 Nhóm chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Tăng cường Tiếng Việt:
Chủ đề: BẢN THÂN EM
BÀI 1: VIỆC HÀNG NGÀY CỦA EM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
	- Nói đúng tên các hoạt động hàng ngày, nói được vài câu kể về việc hàng ngày của bản thân.
	- Nghe – hiểu nội dung của một số câu miêu tả đơn giản về việc hàng ngày trong tranh.
	- Thực hiện hỏi – đáp về các công việc hàng ngày.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
	- Các em học tiếng Việt một các sinh động, hiệu quả.
	- Kích thích hứng thú học tập của học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
	 Sách Tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Sáng nay, bạn làm gì?
- GV tuyên dương, khen ngợi những học sinh biết thực hiện các công việc buổi sáng.
- GV giới thiệu chủ điểm Bản thân em và giới thiệu bài 1: Việc hằng ngày của em.
2. Khám phá và luyện tập
Hoạt động 1. Nói trong nhóm
a) Quan sát và nói về hoạt động của các bạn trong tranh
- GV đặt câu hỏi: Các bạn trong tranh đang làm gì?
- GV cho HS nói đúng tên các hoạt động.
b) Buổi sáng khi ngủ dậy em thường làm những việc gì?
- GV nêu câu hỏi: Buổi sáng khi ngủ dậy em thường làm những việc gì?
- Chia nhóm 4.
- Nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2. Nghe
- GV vừa miêu tả vừa làm động tác minh họa: 
- GV hỏi: Cô đang làm gì? (quét nhà, tập thể dục .)
- HS đoán tên hoạt động
Hoạt động 3. Hỏi – đáp
Làm mẫu
- GV đặt câu hỏi và gọi một HS trả lời:
GV: Mỗi sáng thức dậy em thường làm việc gì?
GV: Hằng ngày, em thích làm công việc gì nhất?
Thực hành
GV cho HS hỏi đáp theo nhóm bàn.
GV quan sát hỗ trợ HS.
- Chọn 4- 5 cặp HS hỏi – đáp trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
3. vận dụng
- GV Cho HS về nhà thực hành và nói về những việc làm hằng ngày.
- Nhận xét, đánh giá tiết học; khen ngợi, biểu dương HS.
- HS thi kể nối tiếp việc buổi sáng làm ở nhà trước khi đi học. (tập thể dục, đánh răng, rửa mặt, chải tóc...)
- Lắng nghe.
- Rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, chải tóc, tập thể dục...
- HS nói.
 - Gấp chăn Rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, chải tóc, tập thể dục,...
- Đại diện HS báo bài.
- HS quan sát nêu ý kiến
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS hỏi - đáp
Tiết 2: Mĩ thuật: (GVC)
Tiết 3: Hoạt động trải nghiệm:
Tiết 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
- Nói được những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
- Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi làm quà tặng bạn.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
- Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận diện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân; Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn.
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học. Hợp tác, chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nền nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân, quả bóng nhỏ, phiếu bầu, thùng đựng phiếu bầu, mẫu bảng tự theo dõi việc làm của bản thân, một số món quà/sản phẩm mẫu cho HS quan sát, Phiếu đánh giá.
- HS: Bóng, hoa, hộp quà tặng
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Nhận diện - Khám phá:
a. Hoạt động 1: Khởi động
 Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS.
 Cách tiến hành: 
- Cho cả lớp hát và vận động theo nhạc bài: Lớp chúng ta đoàn kết
2. Tìm hiểu - Mở rộng: 
a.Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Tôi có thể..”
Mục tiêu: Thể hiện sự khéo léo, cẩn thận khỉ làm sản phẩm tặng bạn; Chia sẻ những việc làm thể hiện tình bạn.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm đứng thành một vòng tròn, mỗi vòng kboảng 8 - 10em. Mỗi vòng dùng một quả bóng nhỏ. HS cùng nhau hát các bài hát và chuyền bóng cho bạn; bạn nào nhận được bóng thi sẽ nói: “Tôi có thể đá cầu/vẽ/hát!”. Sau đó, bỏng lại được tiếp tục chuyền cho bạn khác trong vòng tròn và nhóm tiếp tục hát và chơi đến khi kết thúc bài hát.
- Sau khi kết thúc trò chơi, GV có thể cho HS ở các nhóm nêu lại những khả năng mà mình đã chia sẻ với các bạn trong nhóm.
+ Em đã tham gia những hoạt động nào ở trường?
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động, chuyển sang hoạt động tiếp theo.
3. Thực hành - Vận dụng:
a. Hoạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2022_2023_truong_th_th.doc