Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 15 theo CV 2345 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 15 theo CV 2345 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

*Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh (ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp).

- Hiểu nội dung bài đọc: Nhận biết được tình cảm yêu thương, sự quan tâm, săn sóc của mẹ dành cho con.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình, từ chỉ tính cách.

- Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình; phát triển năng lực quan sát (thấy được những công việc bố mẹ thường làm cho mình khi ở nhà) có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 58 trang Huy Toàn 23/06/2023 4684
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 15 theo CV 2345 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Từ ngày 12/12/22 – 16/12/22
Thứ/ngày
Buổi
Tiết
Môn 
Tên bài dạy
Tiết PPCT
Thứ hai (12/12/22)
Sáng 
1
HĐTN
Sinh hoạt dưới cờ:
Tham dự phát động phong trào học tập và rèn luyện theo tác phong chú bộ đội
40
2
Tiếng Việt
Tập đọc: Mẹ
131
3
Tiếng Việt
Tập đọc: Mẹ
132
4
Toán
Bài 27: Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình
66
Chiều
1
Tiếng Việt
Tập viết: chữ hoa O
133
2
Đạo đức
Bài 7: Bảo quản đồ dùng cá nhân
14
3
TN&XH
Bài 14: Cùng tham gia giao thông + ATGT
25
Thứ ba (13/12/22)
sáng
1
Toán 
Bài 27: Vẽ đoạn thẳng
67
2
3
Tiếng Việt
Nói và nghe: Kể chuyện: Sự tích cây vú sữa
134
4
Mĩ thuật
Con mèo tinh nghịch
14
Thứ tư (14/12/22)
Chiều
1
Tiếng Viêt
Tập đọc: Trò chơi của bố
135
2
Tiếng Việt
Tập đọc: Trò chơi của bố
136
3
toán
Bài 28: Luyện tập chung 
66
Thứ năm (15/12/22)
Sáng 
1
Tiếng Việt
Chính tả: nghe – viết: Trò chơi của bố
137
2
HĐTN
Việc của mình không cần ai nhắc
41
3
Toán
Bài 29: Ngày, giờ, phút 
69
4
Anh văn
Chiều
1
Tiếng Việt
LT&C: Luyện từ và câu: MRVT về gia đình; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
138
2
Toán 
Bài 29: Xem đồng hồ 
70
3
TN&XH
Bài 15: Ôn tập chủ đề Cộng đồng địa phương
28
Thứ sáu (16/12/22)
sáng
1
Tiếng Việt
Viết đoạn văn kể về tình cảm đối với người thân+Đọc mở rộng
139
2
Tiếng Việt
Viết đoạn văn kể về tình cảm đối với người thân + Đọc mở rộng
140
3
HĐTN
Sinh hoạt lớp:
Việc của mình không cần ai nhắc
42
************************
Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2022
Tiết 1:
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (tiết 42)
SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
BÀI 15: VIỆC CỦA MÌNH KHÔNG CẦN AI NHẮC.
I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT
HS có khả năng:
1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 
2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...
3. Tự phục vụ bằng cách chủ động sắp xếp các hoạt động hằng ngày của mình: biết giờ nào phải làm gì, phải chuẩn bị những gì.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
	- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...
	- Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè.
 2. Học sinh: Văn nghệ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ (15 - 17’)
- HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: Tham dự phát động phong trào học tập và rèn luyện theo tác phong chú bộ đội. (15 - 16’)
* Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
- Tổ chức cho HS chia sẻ việc rèn luyện thói quen chăm sóc và phục vụ bản thân.
+ Yêu cầu HS ghi nhận những việc làm của mình vào giấy
=> HS ghi nhận và bỏ vào thùng.
+ Yêu cầu một vài HS chia sẻ cho cả trường cùng nghe những việc làm của mình để rèn luyện thói quen chăm sóc và phục vụ bản thân. Nêu cảm nghĩ của mình khi làm những việc trên.
=> Một số HS nêu.
- Nhận xét, tuyên dương.
- TPT Đội nêu ích lợi của những việc mà các em đã làm.
3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề 
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát.
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ việc rèn luyện thói quen chăm sóc và phục vụ bản thân.
- HS ghi nhận những việc làm của mình vào giấy
- HS chia sẻ cho cả trường cùng nghe những việc làm của mình để rèn luyện thói quen chăm sóc và phục vụ bản thân. Nêu cảm nghĩ của mình khi làm những việc trên.
- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
 ..
*************************
TẬP ĐỌC (TIẾT 141+142)
BÀI 27: MẸ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh (ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp).
- Hiểu nội dung bài đọc: Nhận biết được tình cảm yêu thương, sự quan tâm, săn sóc của mẹ dành cho con.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình, từ chỉ tính cách.
- Có tình cảm yêu thương, biết ơn đối với bố mẹ và người thân trong gia đình; phát triển năng lực quan sát (thấy được những công việc bố mẹ thường làm cho mình khi ở nhà) có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra:
- HS đọc một đoạn trích trong bài Em mang về yêu thương và nêu nội dung của đoạn vừa đọc đọc hoặc nêu một vài chi tiết thú vị trong bài đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Giáo viên cho học sinh hát múa bài Bàn tay mẹ. 
- Giáo viên hỏi: Bàn tay mẹ đã làm những gì?
- GV giới thiệu bài đọc: trong bài hát chúng ta thấy bàn tay mẹ đã làm rất nhiều việc để chăm sóc các con.Hôm nay chúng ta sẽ được học một bài thơ cũng nói về sự chăm sóc ân cần của mẹ.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV hướng dẫn cả lớp:
+ Học sinh quan sát tranh minh họa bài đọc và nêu nội dung tranh. 
+ GV giới thiệu bài thơ Mẹ.Về rồi Về rồi
+ GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý nhấn giọng đúng những từ ngữ được xem là tín hiệu nghệ thuật.
+ GV giải nghĩa từ khó. (ạ ời, kẽo cà, gió mùa thu,...) 
- Giáo viên hướng dẫn cách đọc chung của bài thơ (giọng khỏe khoắn vui tươi thể hiện đúng tình cảm yêu thương, trân trọng của bạn nhỏ khi kể về mẹ)
- Luyện đọc theo cặp:
Gv yêu cầu từng cặp học sinh trong nhóm đọc nối tiếp từng khổ thơ và góp ý cho nhau.
Gv giúp đỡ học sinh trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương học sinh đọc tiến bộ.
- Đọc cá nhân:
+ Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.
+ GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài và trả lời các câu hỏi.
- GV đọc từng câu hỏi và gọi đại diện một số nhóm trình bày câu trả lời của mình. Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- GV và HS thống nhất câu trả lời:
+ Câu 1: Trong đêm hè ai bức mẹ đã làm gì để con ngủ ngon con con con con?
+ Câu 2: Những dòng thơ nào cho thấy mẹ đã thức rất nhiều vì con?
+ Câu 3: Theo em, câu thơ cuối bài muốn nói điều gì?
+ Câu 4: Nói một câu thể hiện lòng biết ơn của em đối với cha mẹ.
+ Học sinh quan sát hát tranh minh họa, đọc câu mẫu.
+ GV giúp học sinh hiểu câu mẫu: Câu thể hiện lòng biết ơn thường gồm hai nội dung cảm ơn và nhắc tới việc bố mẹ đã làm cho mình.
- Hai học sinh cùng bàn đóng vai bố mẹ và con để thể hiện lòng biết ơn đối với bố mẹ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Học thuộc lòng bài thơ
Chơi trò chơi: Biết 1 từ, đọc cả dòng thơ. Gv chuẩn bị các phiếu viết các từ đầu dòng thơ, HS bốc thăm và đọc cả dòng thơ có tiếng bắt đầu ghi trong phiếu.
Tuyên dương HS đọc thuộc lòng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động có trong hai bài thơ.
- Học sinh đọc lại bài thơ. 
- Giáo viên phát thẻ từ để học sinh viết mỗi từ tìm được vào một thẻ. ( phát bảng phụ cho học sinh viết) 
- GV gọi một số đại diện nhóm trả lời. GV hỏi thêm HS lí do vì sao chọn những phương án đó.
- GV cùng Hs thống nhất câu trả lời.
(ngồi, đưa, quạt, ru, thức, ngủ)
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Câu 2: Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được. 
 - Từng học sinh chọn một từ đã tìm được ở bài tập 1; suy nghĩ đặt câu với từ ngữ đó.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét chung, tuyên dương nhóm thực hiện tốt.
3. Định hướng học tập tiếp theo:
- Hôm nay chúng ta được học bài thơ nào?
- Con cảm thấy thế nào khi học xong bài hôm nay?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Một số HS trả lời câu hỏi. Các HS khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
 - HS đọc thầm bài trong khi nghe GV đọc mẫu.
- HS giải nghĩa từ khó.
- HS thực hiện theo cặp.
- HS đọc bài.
- HS làm việc nhóm (có thể đọc to từng câu hỏi), cùng nhau trao đối và tìm câu trả lời.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ Câu 1: Trong đêm hè oi bức, mẹ đã ngồi đưa võng, hát ru và quạt cho con để con ngủ ngon.
+ Câu 2: Hai dòng thơ: “Những ngôi sao...thức vì chúng con.
+ Câu 3: Mẹ là niềm hạnh phúc của cuộc đời con.
+ Câu 4: 
- HS nhớ lại những việc bố mẹ đã làm cho mình và nói câu biết ơn của mình trước nhóm để các bạn góp ý.
HS lên bốc thăm chơi trò chơi.
b. Có cử chỉ và lời nói lễ phép.
 -Học sinh trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời trong nhóm,
- HS lắng nghe.
+ 2 - 3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ câu của mình. nghe nhận xét của bạn và góp ý của cô.
- HS lắng nghe.
 - HS trả lời.
 - Bài thơ Mẹ.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
 ..
******************************************
Toán (tiết 71)
Thực hành gấp, cắt, ghép,xếp hình.
Vẽ đoạn thẳng (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Nhận dạng được các hình đã học.
- Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân.
 - Thực hiện được vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực:
- Tự hoàn thành nhiệm vụ học tập cá nhân, chia sẻ, hợp tác cùng các bạn trong hoạt động nhóm. 
 - Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
- Trung thực khi làm bài, chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, SGV, giáo án, bộ đồ dùng học Toán lớp 2, ..
- HS: SGK, Vở BT, bảng con,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (3 phút)
a. Nội dung: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Tính độ dài đường gấp khúc:
 A
 3cm C 4cm
 3cm D
 B
- GV nhận xét chung.
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các Nhận dạng được các hình đã học. Nhận biết và thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân. Thực hiện được vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
GV ghi tên bài: Thực hành gấp, cắt, ghép, xếp hình
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Vận dụng – Thực hành: (27 phút)
a. Nội dung: 
- Thực hiện được việc gấp, cắt, ghép, xếp và tạo hình gắn với việc sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân.
 - Thực hiện được vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS lần lượt thực hiện các thao tác gấp, cắt theo yêu cầu.
- GV dùng giấy khổ to để làm mẫu, chiếu hình hướng dẫn thao tác trên máy chiếu.
Chốt: Củng cố kĩ năng gấp, cắt giấy từ HCN để tạo thành hình vuông.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS thực hiện từng thao tác gấp, cắt theo yêu cầu để nhận được 4 mảnh giấy hình tam giác.
- Yêu cầu HS sử dụng 4 mảnh giấy vừa cắt để xếp thành hình ở câu a.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân xếp thành các hình từ câu b đến câu g.
Lưu ý: GV theo dõi HS tự hoàn thành sản phẩm, hướng dẫn, giúp đỡ khi HS gặp vướng mắc.
Chốt: Củng cố kĩ năng ghép, xếp hình theo yêu cầu
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thực hiện trên giấy ô li, cắt các hình theo yêu cầu rồi thực hành cắt, ghép hình tạo ra hình vuông.
- GV chiếu hình HS ghép bằng máy chiếu đa vật thể, chữa bài.
Chốt: Củng cố kĩ năng cắt, ghép hình theo yêu cầu.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
- GV gọi trình bày, nhận xét, chữa bài.
Chốt: Củng cố kĩ năng cắt, ghép hình theo yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
-HS lắng nghe
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS lắng nghe
- 1HS đọc.
- HS thực hành.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc.
- HS làm việc nhóm đôi.
- Trình bày, chữa bài.
3. Vận dụng (3 phút)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Nếu có)
*******************************************
BUỔI CHIỀU
Tiết 1:
Tập viết (Tiết 143)
CHỮ HOA O
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa O cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Ong chăm chỉ tìm hoa làm mật.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa O.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa O.
+ Chữ hoa O gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa A.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa O đầu câu.
+ Cách nối từ O sang n.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa O và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
 ..
************************************ 
Tiết 2:
Môn : Đạo đức (tiết 15)
Bài 7: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức đã học để thực hành xử lý tình huống cụ thể.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
- Nêu cách em đã bảo quản đồ dùng quần áo của em ở nhà như thế nào ?
- Để sách vở của em được bền, đẹp em đã làm như thế nào ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN( Tiết 2)
2.2. Luyện tập:
*Bài 1/35: Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm nào ? Vì sao ?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.35, YC thảo luận nhóm đôi, nêu việc đồng tình hoặc không đồng tình làm để thể hiện việc bảo quản đồ dùng cá nhân, giải thích Vì sao.
- Tổ chức cho HS chia sẻ từng tranh.
- GV chốt câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Bài 2/36: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- YC HS quan sát tranh sgk/tr.36, đồng thời gọi HS đọc lần lượt 3 tình huống của bài.
- YCHS thảo luận nhóm 4 đưa ra cách xử lí tình huống và phân công đóng vai trong nhóm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Vận dụng:
Yêu cầu 1: Kể về những đồ dùng cá nhân của em và cách bảo quản chúng .
- GV YC HS thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn về việc em đã làm và sẽ làm để bảo quản đồ dùng cá nhân của mình 
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- Nhận xét, tuyên dương.
*Yêu cầu 2: Cùng các bạn thực hiện những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân của mình
- GV cho HS thực hiện Kế hoạch trong phạm vi lớp, trường.
*Yêu cầu 3: Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân của mình
*Thông điệp:
- Gọi HS đọc thông điệp sgk/tr36.
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.Nhắc nhở người thân biết cách bảo quản đồ dùng cá nhân hợp lí.
- Nhận xét giờ học.
- Gọi 2-3 HS nêu.
- HS thảo luận theo cặp.
- 2-3 HS chia sẻ.
+ Tranh 1: Lan bọc sách vở cẩn thận – Đồng tình .
+ Tranh 2: Bình vội quẳng ngay cặp sách dưới sân trường Không đồng tình 
+Tranh 3: Hoa hay làm hỏng đồ chơi – Không đồng tình .
- HS thảo luận nhóm 4:
Tình huống 1: nhóm 1
Tình huống 2: nhóm 2
Tình huống 3: nhóm 3
- Các nhóm thực hiện.
- HS chia sẻ.
-Hai bạn cùng bàn chia sẻ và dọn lại cặp sách của nhau .
-Liên hệ bản thân .
-HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
 ..
************************************
Tiết 3:
Tự nhiên và Xã hội (tiết 29)
BÀI 14: CÙNG THAM GIA GIAO THÔNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách xử lý các tình huống đơn giản xảy ra khi bản thân hoặc người thân tham gia giao thông.
- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết chấp hành các quy định về trât tự an toàn giao thông.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Chấp hành tốt các quy định khi tham gia giao thông
- xử lý được các tình huống đơn giản khi tham gia giao thông
- Tham gia giao thông an toàn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới – thực hành: 
2.1. Khởi động:
- Cho HS hát và vận động theo bài hát “ em đi qua ngã tư đường phố” .
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Thực hành:
- Gọi HS nêu tình huống.
- Chia lớp làm 4 nhóm. Cho 2 nhóm đóng vai xử lý 1 tình huống.
+ Nhóm 1 + 2: em sẽ làm gì, nói gì khi thấy người khác đã uống rượu bia mà vẫn định lái xe?
+ Nhóm 3 + 4: em sẽ nói và làm gì khi chứng kiến 1 bạn đang chuẩn bị chui qua rào chắn nơi giao nhau với đường sắt khi tàu sắp đến?
- HS thảo luận đưa ra cách xử lý à lên đóng vai trước lớp. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
2.3. Vận dụng
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi viết lời cổ động, vẽ tranh cổ động tuyên truyền thực hiện an toàn giao thông khi đi trên các phương tiện giao thông.
- Cho HS trưng bày sản phẩm tại góc học tập.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Tổng kết
HS đọc và ghi nhớ lời chốt của ông mặt trời
Hs quan sát hình chốt và nói theo hiểu biết của mình về hình ảnh đó.
- GV nhận xét, chốt ý
3. Hoạt động vận dụng – trải nghiệm:
- Hôm nay em được biết thêm được điều gì qua bài học?
- dặn HS về chia sẻ với người thân về các quy định khi tham gia giao thông.
- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.
- Nhận xét giờ học?
- HS thực hiện.
- HS thảo luận theo nhóm.
- HS đại diện nhóm chia sẻ trước lớp.
- HS làm theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS nêu.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
 ..
************************************
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2022
Tiết 1:
Môn: Toán (tiết 72) 
Bài 27: Vẽ đoạn thẳng (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:
- Nhận dạng được các hình đã học.
- Thực hiện được vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực:
- Thông qua các hoạt động học, HS phát triển năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực Toán học.
- Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
+ Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
+ Trung thực : Trung thực khi làm bài.
+ Chăm chỉ : Chăm chỉ học và thực hành bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, SGV, giáo án, bộ đồ dùng học Toán lớp 2, ..
- HS: SGK, Vở BT, bảng con,....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: (3’)
a.Mục tiêu: Tạo không khí cho HS trước khi vào bài mới
b. Cách tiến hành:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
Tính độ dài đường gấp khúc:
 A
 2cm C 3cm
 2cm D
 B
- GV nhận xét chung.
- 2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào nháp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các - Nhận dạng được các hình đã học. Thực hiện được vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
GV ghi tên bài: Vẽ đoạn thẳng
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2.Thực hành: (29’)
a. Mục tiêu: 
- Nhận dạng được các hình đã học.
- Thực hiện được vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
b. Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu bài toán: Vẽ đoạn thẳng dài 7 cm.
- GV nêu và thực hiện các bước vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Bước 1: Chấm một điểm.
Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm vừa chấm.
Bước 3: Chấm một điểm tại vị trí 7cm.
Bước 4: Nối hai điểm lại với nhau được đoạn thẳng dài 7cm.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thực hành vẽ đoạn thẳng với độ dài tương ứng.
Nhóm 1: 4cm
Nhóm 2: 3cm
Nhóm 3: 5cm 
(?) Nhóm nào được yêu cầu vẽ đoạn thẳng dài nhất? Nhóm nào được yêu cầu vẽ đoạn thẳng ngắn nhất.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ đoạn thẳng.
- 1 HS nhắc lại yêu cầu.
- HS quan sát, thực hiện ra nháp.
- HS thực hành theo nhóm.
- HS đổi bài kiểm tra trong nhóm.
- HS trả lời.
- HS nêu.
3.Vận dụng 
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng
AB có độ dài 9 cm
CD có độ dài 12 cm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- YC HS vẽ đoạn thẳng vào vở.
- Chữa bài.
Chốt: Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc.
- HS thực hành.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc.
- HS thực hành.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS đo độ dài các đoạn thẳng và vẽ lại các đoạn thẳng có độ dài như vậy vào vở. 
- GV dùng máy chiếu đa vật thể chiếu bài HS để nhận xét, chữa bài.
Chốt: Củng cố kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- 1 HS đọc.
- HS thực hành.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS lắng nghe
3. Củng cố (3’)
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
 ..
********************************************************************
Tiết 3:
Nói và nghe (Tiết 144)
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa giải thích được nguồn gốc cây vú sữa.
- Cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ đối với con.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ về ai, vẽ những gì? Vẽ ở đâu? 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung từng tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
- Chuyện gì đã xảy ra với cậu bé? 
-Cậu bé đã xử sự như thế nào trước sự việc ấy? 
-Vì sao em đoán như vậy? Thấy cậu bé khóc , cây xanh đã biến đổi như thế nào?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2:Nghe kể chuyện.
- YC HS chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh
- GV HD : 
+ Bước 1: Nhìn trnah và câu hỏi gợi ý dưới tranh , chọn 1-2 đoạn để tập kể.
+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm.
- YC HS kể nối tiếp 4 đoạn câu chuyện trước lớp.
- GV sửa cách diễn đạt cho HS.
-GV nhận xét tuyên dương
- GV nêu câu hỏi: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên?
- Gọi HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Vận dụng:
- HDHS: Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé trong câu chuyện sẽ nói gì?
- Xem lại các bức tranh minh họa và câu hỏi dưới mỗi bức tranh , nhớ lại nững hành động , suy nghĩ , cảm xúc của cậu bé khi trở về nhà, không thấy mẹ đâu. Cậu có buồn không ? Cậu có ăn năn, hối hận về việc làm của mình không? Cậu dã hiểu tình cảm của mình chưa? Muốn thể hiện suy nghĩ của mình, tình cảm của mình đối với mẹ , cậu sẽ nói thế nào?
- HS dự đoán câu nói của cậu nói với mẹ nếu được gặp lại mẹ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét, khen ngơi động viên HS giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS làm việc theo nhóm/ cặp
- HS lắng nghe, nhận xét.
- 2- 4 HS kể nối tiếp câu chuyện
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
 ..
**********************************
Tiết 4:
Mĩ thuật (tiết 15)
Chủ đề: GIA ĐÌNH NHỎ
Bài: CHIẾC BÁNH SINH NHẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.
 - Nêu được hình ảnh của chiếc bánh sinh nhật, kết hợp hài hòa các nét, hình khối, màu, khối cơ bản để vẽ, hoặc tạo sản phẩm mĩ thuật.
 - Vẽ, hoặc nặn chiếc bánh sinh nhật, làm quen với đồ vật quen thuộc và thực hiện được bài vẽ về chiếc bánh sinh nhật theo ý thích.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của khối hình vuông, tròn, chữ nhật, tạo nhịp điệu của nét, hình, màu trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.
 - Thêm yêu quí về hình ảnh chiếc bánh sinh nhật có nhiều mẫu đẹp.
 2. Năng lực.
 Năng lực chung: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 Năng lực chuyên biệt: 
 - Bước đầu hình thành một số tư duy về hình, khối, màu trong mĩ thuật.
 - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về chiếc bánh sinh nhật theo nhiều hình thức.
 3. Phẩm chất.
 - Bồi dưỡng tình yêu thương đồ vật, hình khối xinh đẹp, hãy trân trọng hình ảnh mà em đã thấy. 
II. CHUẨN BỊ:
 1. Đối với giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ chiếc bánh sinh nhật. Video về các hình khối khác nhau.
 2. Đối với học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ.
HOẠT ĐỘNG 1: Nhận biết hình dáng của bánh sinh nhật.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
* Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
*Hướng dẫn tìm hiểu hình dáng bánh sinh nhật
- Cho HS quan sát hình ảnh chiếc bánh sinh nhật do GV chuẩn bị hoặc hình trong SGK (Trang 34) để nhận biết về hình khối, đặc điểm trang trí trên chiếc bánh.
- Nêu câu hỏi gợi mở để HS nhận biết hình thức lặp lại các khối trong tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật.
- Chiếc bánh có hình khối gì? 
- Bánh mấy tầng?
- Những tầng đó giống với khối gì?
- Những khối nào được lặp lại?
- Màu sắc của chiếc bánh như thế nào?
- Chi tiết nào làm chiếc bành đẹp hơn?
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được việc quan sát chiếc bánh sinh nhật, thảo luận để nhận biết các khối, màu sắc, cách trang trí chiếc bánh.
- HS hát đều và đúng nhịp.
- HS cùng chơi.
- HS quan sát chiếc bánh sinh nhật. Hình 1,2,3 (Trang 34), thảo luận.
- HS trả lời.
- HS trả lời. 
- Có từ 2,3,4, tầng vv 
- Khối vuông, Khối tròn, Khối hình trái tim.
- Tất cả các khối thường lặp lại.
- Có rất nhiều màu.
- Họa tiết hoa văn. Có rất nhiều hình. Ví dụ: Hoa, Lá, Con vật.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
B. KIẾN THẠO KIẾN THỨC - KĨ NĂNG:
HOẠT ĐỘNG 2: Cách nặn chiếc bánh sinh nhật.
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (Trang 35) để nhận biết cách tạo hình bánh sinh nhật.
- Làm mẫu và hướng dẫn để HS nhận biết các bước thực hiện.
- Khuyến khích HS chỉ ra các bước thực hiện và ghi nhớ.
- GV đưa câu hỏi hường dẫn:
- Có thể tạo thân bánh từ các khối gì?
- Hình khối của chiếc bánh được tạo ra như thế nào?
- Chiếc bánh được trang trí bằng cách nào để sinh động, đẹp mắt ?
* Cách nặn chiếc bánh sinh nhật.
- GV yêu cầu HS quan sát chỉ ra cách tạo hình chiếc bánh sinh nhật theo gợi ý dưới đây.
 + Bước 1: Tạo các khối trụ (hoặc tròn, vuông )
Khác nhau làm thân bánh.
+ Bước 2: Ghép chồng các khối lên nhau tạo thành hình chiếc bánh.
+ Bước : Trang trí chiếc bánh sinh nhật bằng khối dạng nét, chấm, màu.
* Cần ghi nhớ: Các khối trụ, tròn, vuông Có thể sử dụng để tạo hình và trang trí chiếc bánh sinh nhật.
* Lưu ý: Có thể dùng các dạng khối khác để tạo hình chiếc bánh sinh nhật.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện được việc các bước nặn chiếc bánh sinh nhật.
- Để nhận biết các khối, màu sắc, cách trang trí chiếc bánh.
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS quan sát hình trong SGK (Trang 35) để nhận biết.
- HS trả lời: Khối tròn.
- HS trả lời: Hình khối giống như chiếc bánh xe.
- HS trả lời: Các họa tiết hoa văn (Bông, Hoa, lá vvv )
- HS quan sát.
- HS thực hiện các bước theo mẫu trong SGK, (Trang 35).
- HS ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
 ..
*************************************************
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2022
Tiết 1+2:
TẬP ĐỌC (TIẾT 1+2)
BÀI 28: TRÒ CHƠI CỦA BỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ khó, biết cách đọc lời thoại của các nhân vật (bố và Hường) trong bài Trò chơi của bố. 
- Hiểu nội dung bài đọc: Thông qua trò chơi "ăn cỗ" mà bố và Hường chơi cùng nhau, bài đọc nói lên tình cảm giữa những người thân trong gia đình dành cho nhau, cách bố dạy Hường những điều cần biết trong nói năng và cư xử với người lớn tuổi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình, từ chỉ tính cách.
- Biết nói năng và có cử chỉ lễ phép đối với bố mẹ và người lớn tuổi; biết trân trọng tình cảm gia đình, thêm yêu bố mẹ và có hành động đơn giản thế hiện tình cảm với bố mẹ.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
H

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_15_theo_cv_2345_nam_hoc_2022_202.doc