Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa

Tiết 2 + 3: Tiếng Việt- Đọc:

 NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (Tiết 1+2)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc đúng các tiếng trong bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Yêu thương, quan tâm đến người thân, có ước mơ và luôn lạc quan.

- Phát triển năng lực ngôn ngữ văn học: có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc, nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài. Kĩ năng giao tiếp, hợp tác qua việc góp ý điều chỉnh hoạt động chung; chia sẻ học hỏi các thành viên trong nhóm khi tham gia học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 48 trang Huy Toàn 23/06/2023 2412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Mai Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2: Soạn: Ngày 10 tháng 9 năm 2022
 Giảng: Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
TiÕt 1:	 Hoạt động tập thể.
 SINH HOẠT DƯỚI CỜ 
CHỦ ĐIỂM: ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM. 
TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
 ============================
Tiết 2 + 3: Tiếng Việt- Đọc:
 NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (Tiết 1+2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Hiểu nội dung bài: Tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống 
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật.
- Yêu thương, quan tâm đến người thân, có ước mơ và luôn lạc quan. 
- Phát triển năng lực ngôn ngữ văn học: có ý thức tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc, nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài. Kĩ năng giao tiếp, hợp tác qua việc góp ý điều chỉnh hoạt động chung; chia sẻ học hỏi các thành viên trong nhóm khi tham gia học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Kể chuyện về niềm vui của em” 
- Cho HS quan sát tranh, hỏi: 
+ Bức tranh dưới đây vẽ cảnh gì?
+ Theo em hai bạn nhỏ đang nói chuyện gì với nhau?
- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài mới. 
- HS thi kể nối tiếp.
- HS quan sát, chia sẻ trước lớp
- HS nhận xét, chia sẻ. 
2. Khám phá: 
a) Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: đọc đúng lời người kể và lời nhân vật. Thể hiện sự vui mừng, trong sáng và vô tư
- HD học sinh chia đoạn: (3 đoạn)
- Yêu cầu HS luyện đọc đoạn kết hợp luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ. 
- HS lắng nghe và đọc thầm.
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp. 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Quần áo đẹp
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến đủ các màu sắc.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- GV nhận xét, uốn nắn.
- Hướng dẫn luyện đọc câu dài (trên màn hình) 
- Luyện đọc câu dài. 
- Luyện đọc đoạn: Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc. 
- GV nhận xét tuyên dương các nhóm. 
b) Trả lời câu hỏi.
- Yêu cầu HS lần lượt trả lời 3 câu hỏi trong sgk/tr.18. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 1: Tổ chức cho HS HĐN2, thảo luận nhóm. 
+ Nếu có 7 hũ vàng, Bi và Bống sẽ làm gì?
Câu 2: Tổ chức cho HS làm việc các nhân. 
+ Không có 7 hũ vàng, hai anh em làm gì?
Câu 3: Cho HS thảo luận nhóm.
+ Tìm những câu nói cho thấy hai anh em rất quan tâm và yêu quý nhau.
+ Vì sao những câu nói này lại thể hiện sự yêu thương của hai anh em dành cho nhau?
- GV tổng hợp ý kiến, chia sẻ trước lớp.
- Qua phần tìm hiểu bài em hãy nêu ND của bài? 
+ Bài đọc cho em hiểu thêm điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Giáo dục HS biết yêu thương, quan tâm đến người thân trong gia đình, có ước mơ và luôn lạc quan. 
- Nêu cách đọc ngắt nghỉ
- HS đọc CN + N2. 
 Lát nữa,/ mình sẽ đi lấy về nhé!// Có vàng rồi,/ em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.//
- HS chia sẻ trước lớp. 
- HS đọc theo nhóm 3. Đọc trước lớp (3 nhóm)
- Đại diện các nhóm thi đọc. 
- HS chia sẻ, nhận xét các nhóm. 
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS thảo luận N2, sau đó HS chia sẻ ý kiến trước lớp/ 
- Nếu có vàng Bống sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.
+ Nếu có vàng Bi mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS chia sẻ kết quả.
+ Không có vàng Bống sẽ vẽ tặng anh con ngựa hồng và cái ô tô.
+ Không có vàng Bi sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đẹp.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS thảo luận N2, sau đó chia sẻ ý kiến trước lớp. 
+ Em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô. Anh sẽ vẽ tặng em nhiều búp bê và quần áo đủ màu sắc.
+ Vì cả hai đều được mong muốn của nhau, luôn nghĩ đến nhau, muốn làm cho nhau vui
- Nêu nối tiếp: Nội dung: tình cảm giữa hai anh em Bi và Bống 
- Tình cảm giữa mọi người trong gia đình. 
- HS lắng nghe. 
Tiết 2: 
- Cho học sinh vận động tại chỗ
3. Luyện tập:
* Luyện đọc lại.
- Đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm. 
- Gọi HS đọc lời đối thoại
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc. 
- Các nhóm chia sẻ trước lớp. 
- Nhận xét, khen ngợi.
- Hát tập thể bài Đi học
- Lắng nghe, theo dõi đọc thầm.
- 2-3 nhóm HS luyện đọc theo vai của nhân vật. 
- Các nhóm thi đọc.	 
- HS chia sẻ. 
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Cho HS làm bài theo nhóm
- GV tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài để tìm câu trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi 1 số em đọc, nói câu đó trước lớp thể hiện sự ngạc nhiên.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
- HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm làm việc, sau đó chia sẻ kết quả.
a) Từ chỉ người: Bi, Bống, anh, em
b) Từ chỉ sự vật: Hũ vàng, búp bê, quần áo, ô tô.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm và tìm đáp án cho câu hỏi.
+ Đáp án: Cầu vồng kì! Em nhìn xem! Đẹp quá!
- Một số học sinh đọc.
4. Vận dụng:
- Tổ chức cho học sinh chia sẻ về cảm nhận sau bài học.
+ Em hãy nêu những việc em đã làm thể hiện tình cảm giữa em với những người thân trong gia đình hoặc giữa em với các bạn trong lớp, trong trường.
+ Ước mơ của em là gì? Em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó.
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS chia sẻ. 
- HS nối tiếp nêu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 =============================================
Tiết 4: Toán:
 CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ 
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên gọi, thành phần của phép cộng. (số hạng, tổng) 
- Tính được tổng khi biết các số hạng, kĩ năng đặt tính và làm tính cộng.
- Yêu thích môn học, hăng say học hỏi và nhiệt tình trong các hoạt động học tập ở lớp. 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp, hợp tác, tính toán thể hiện qua việc sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học để giải quyết vấn đề đặt ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Máy tính, tivi. PBT. 
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
 - Tổ chức trò chơi “Bắn tên” Tìm số liền trước, liền sau của số 53; 85. 
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ.
- Giới thiệu bài mới.
- HS tham gia trò chơi và tìm số liền trước, liền sau.
Số liền trước
Số đã cho
Số liền sau
52
53
54
84
85
86
- HS chia sẻ ý kiến trước lớp. 
2. Khám phá.
- Cho HS quan sát tranh trên màn hình:
+ Nêu bài toán?
+ Nêu phép tính?
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính. 6 + 3 = 9
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về phép cộng, chỉ rõ các thành phần của phép cộng.
- GV lấy ví dụ: Cho hai số hạng: 10 và
14. Tính tổng hai số đó. 
+ Bài cho biết gì?
+ Bài yêu cầu làm gì?
+ Để tính được tổng khi biết các số hạng, ta làm như thế nào?
- Quan sát, nêu bài toán.
+ Trong bể có 6 con cá, trong bình có 3 con cá. Hỏi có tất cả bao nhiêu con cá?
+ Phép tính: 6 + 3 = 9
- Đọc và nêu: 6 và 3 gọi là số hạng, kết quả 9 gọi là tổng; Phép tính 6+3 cũng gọi là tổng.
- Nhận xét, bổ sung.
- Một số em nhắc lại.
- Lấy ví dụ và chia sẻ.
- HS lắng nghe.
+ Cho hai số hạng: 10 và 14.
+ Bài yêu cầu tính tổng. Lấy 10 + 14.
- Lấy số hạng cộng với số hạng.
- Nhận xét, tuyên dương. Chốt cách tính tổng khi biết các số hạng.
3. Luyện tập. 
- Lắng nghe, nhắc lại
Bài 1: số? 
- Tổ chức cho HS thảo luận N2 làm vào PBT. 
- GV tổng kết ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
- GV hướng dẫn HS làm ý mẫu. 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở. 
* Lưu ý: cách đặt tính các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- GV tổng kết ý kiến chia sẻ, tuyên dương
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS hoạt động N2 làm PBT, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả.
Số hạng
 7
 14
 20
 62
Số hạng
 3
 5
 30
 37
Tổng
10
 19
 50
 99
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét. 
Bài 2: Đặt tính rồi tính tổng, khi biết các số hạng
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS quan sát và thực hiện. 
 +
 42
 35
 77
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng chia sẻ.
 +
 +
 60
 +
 81
 24
 17
 16
 52
 77
 97
 76
- HS chia sẻ, nhận xét. 
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “ Ai nhanh - Ai đúng!”
- Luật chơi: 2 đội mỗi đội 4 em thi viết nhanh các phép tính từ các số hạng và tổng đã cho sẵn. Đội nào hoàn thành trong thời gian ngắn nhất đội đó thắng cuộc. 
- Tổng kết trò chơi, nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng:
- Tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến sau bài học. 
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về phép tính cộng, nêu thành phần của phép tính cộng.
- Đưa ra các số: 20, 6, 30, 50, 26, 36. Hãy thành lập các phép tính cộng gồm các số hạng và tổng từ các số đã cho.
- Nhận xét, tuyên dương HS tích cực.
Bài 3: Từ các số hạng và tổng, em hãy lập các phép cộng thích hợp.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS tham gia trò chơi. Viết các phép tính trên bảng lớp (nối tiếp viết)
32 + 4 = 36 
4 + 32 = 36 
 23 + 21 = 44
 21 + 23 = 44
- Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
- HS chia sẻ. 
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS thực hiện. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ===============================
Tiết 5: Giáo dục thể chất
 Đ/C Dũng dạy 
 Soạn: Ngày 10 tháng 9 năm 2022
 Giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 9 năm 2022
Tiết 1+2: Tiếng Việt- Đọc:
 LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI ( Tiết 5 + 6 )
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Đọc đúng các tiếng, từ, ngắt nghỉ đúng dấu chấm, phẩy, câu văn dài và trả lời được các câu hỏi trong bài đọc. Hiểu nội dung bài: Biết quý trọng thời gian, yêu lao động.
- Đọc lưu loát và đúng ngữ điệu toàn bài, ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp với nội dung bài. 
- Giáo dục đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc.
- Phát triển năng lực tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; Năng lực giao tiếp, hợp tác như: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trao đổi bài với bạn, thầy cô.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động:
- Cho HS hát và vận động theo nhạc bài “Chị ong nâu và em bé”
- Chia sẻ sau bài hát. 
+ Bài hát nói về ai?
+ Em thấy chị ong trong bài hát là người như thế nào? 
-Yêu cầu HS quan sát tranh trên màn hình.
+ Mỗi người, mỗi vật trong tranh đang làm gì?
- Dẫn dắt, giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Khám phá:
a) Đọc văn bản. 
- Đọc mẫu: giọng vui hào hứng, hơi nhanh.
- Hướng dẫn chia đoạn 
- Chốt cách chia đoạn: (3 đoạn)
- Yêu cầu HS Luyện đọc đoạn kết hợp đọc từ khó và giải nghĩa từ: sắc xuân, tưng bừng, rúc
- Nhận xét, uốn nắn.
- Hướng dẫn luyện đọc câu dài (Trên màn hình): 
- Nhận xét, uốn nắn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- GV nhận xét, tuyên dương.
b) Trả lời câu hỏi.
Câu 1: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm 2, báo cáo kết quả trước lớp:
+ Những con vật nào được nói đến trong bài ? 
Câu 2: Yêu cầu HS đóng vai.
- Tổ chức cho HS thảo luận từng câu hỏi 3,4 trong SGK chia sẻ trước lớp. GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
Câu 3: Kể tên những việc bạn nhỏ trong bài đã làm?
Câu 4: Theo em, mọi người, mọi vật làm việc như thế nào?
- Qua câu chuyện , em hiểu ra điều gì?
- GV chốt nội dung chính của bài.
- Hát và vận động theo bài hát.
- Chia sẻ trước lớp.
+ Chị ong.
+ Chăm chỉ.
- Quan sát tranh, 2 HS chia sẻ.
+ Bạn học sinh chăm chỉ, cành đào nở hoa, con gà đang gáy, tu hú kêu.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS chia đoạn. 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến thức dậy
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến tưng bừng
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Đọc nối tiếp lần 1. 
- Đọc nối tiếp lần 2. 
- HS chia sẻ, nhận xét cách đọc. 
- HS lắng nghe. 
- Nêu cách đọc ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
 Cành đào nở hoa/ cho sắc xuân thêm rực rỡ,/ ngày xuân thêm tưng bừng.//
- HS đọc. 
- Luyện đọc theo nhóm ba
- Đọc trước lớp (3 nhóm)
- Thảo luận nhóm, trình bày kết quả thảo luận. 
+ Những con vật được nói đến trong bài là gà trống, tu hú, chim, chim cú mèo
- HS đóng vai 1 con vật và nói về các công việc của mình.
+ HS đóng vai gà trống: Tôi là gà trống, tôi như chiếc đồng hồ báo thức, báo cho mọi người thức dậy.
- HS thực hiện theo nhóm đôi
- Các nhóm lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ Những việc bạn nhỏ làm trong bài là làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
+ Mọi người, mọi vật luôn bận rộn nhưng rất vui
- Biết quý trọng thời gian, yêu lao động.
* Nội dung: Biết quý trọng thời gian, yêu lao động.
- HS đọc. 
 Tiết 2: 
3. Luyện tập. 
* Luyện đọc lại
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc vui, hào hứng
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B tạo câu nêu hoạt động
- Tổ chức cho HS thảo luận N2 làm PBT. 
- GV tổng kết ý kiến, chia sẻ. 
Bài 2. Đặt một câu nêu hoạt động của em ở trường.
- Tổ chức cho HS làm bài vào VBT. 
- Sửa cho HS cách diễn đạt.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
4. Vận dụng:
- Tổ chức cho HS chia sẻ sau bài học.
+ Vì sao mọi người lại thấy rất vui khi được làm việc ?
+ Em hãy nêu những việc em đã làm để giúp đỡ cha mẹ.
+ Khi giúp đỡ cha mẹ làm việc em cảm thấy thế nào?
+ Ở trường em đã làm những việc gì để giúp đỡ bạn trong lớp?
- Nhận xét, tuyên dương. Giáo dục HS chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc. 
- Luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- HS chia sẻ, nhận xét/ 
- HS đọc yêu cầu BT. 
- HS thảo luận N2 làm PBT, sau đó các nhóm chia sẻ.
A
B
Con gà trống
kêu tu hú báo hiệu mùa vải chín
Chim
Gáy vang báo trời sắp sáng
Con tu hú
Bắt sâu bảo vệ mùa màng
- Các nhóm nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
+ Em đang viết bài.
+ Em chơi nhảy dây cùng bạn.
+ Em đang vẽ mĩ thuật.
- HS chia sẻ, nhận xét.
- HS chia sẻ trước lớp. 
- HS chia sẻ. 
- Liên hệ cá nhân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 =======================================
Tiết 3: Toán: 
 CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được số bị trừ, số trừ, hiệu trong phép trừ.
- Tính được hiệu khi biết số bị trừ và số trừ, kĩ năng đặt tính và làm tính trừ.
- Yêu thích môn học, tích cực trong các hoạt động học tập.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp, hợp tác, tính toán thể hiện qua việc sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học để giải quyết vấn đề đặt ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- GV: Ti vi, máy tính. PBT. 
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động:
- Tổ chức trò chơi: Giải cứu những chú chim.
- Phổ biến luật chơi: HS chọn hộp quà và mở hộp. Đọc và trả lời câu hỏi trong 
hộp, trả lời đúng sẽ giải cứu được một chú chim.
- Nhận xét, tổng kết- Giới thiệu bài
2. Khám phá. 
- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.14. Nêu bài toán và phép tính.
+ Nêu phép tính?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về phép trừ, chỉ rõ các thành phần của phép trừ
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Để tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ, ta làm như thế nào?
- GV chốt cách tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ
3. Luyện tập. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Tổ chức cho làm vào PBT cá nhân. 
- Tổng kết ý kiến chia sẻ, Tuyên dương
- Tổ chức cho HS thảo luận N2 làm PBT.
- Tổng kết ý kiến chia sẻ, tuyên dương
- GV hướng dẫn HS làm ý mẫu. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con. 
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ trước lớp. 
- Cho HS tìm hiểu yêu cầu của bài toán 
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ, tuyên dương. 
4. Vận dụng:
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp sau bài học. 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về phép tính trừ, nêu thành phần của phép tính trừ, nếu cách tìm hiệu
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS tích cực
- HS tham gia trò chơi. 
- Quan sát tranh, nêu bài toán và phép tính.
+ Trên cành có 12 con chim. Có hai con chim bay đi. Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?
+ Phép tính: 12 - 2 =10
- Đọc và nêu: 12 là số bị trừ, 2 là số trừ, 10 là hiệu; Phép tính 12 - 2 cũng gọi là hiệu.
- Một số em nhắc lại.
- Lấy ví dụ và chia sẻ.
+ Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ
Bài 1: Số?
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào PBT, sau đó HS chia sẻ kết quả. 
- HS nhận xét, chia sẻ. 
86 - 32 = 54
47 - 20 = 27
Số bị trừ
 86
Số bị trừ
 47
Số trừ
 32
Số trừ
 20
Hiệu
 54
Hiệu
 27
Bài 2: Số?
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thảo luận N2 làm PBT, sau đó đại diện 1 nhóm đính bảng.
Số bị trừ
 57
 68
 90
 73
Số trừ
 24
 45
 40
 31
Hiệu
 33
 23
 50
 42
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét.
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS quan sát, thực hiện.
 -
 68
 25
 43
- HS làm bài vào bảng con, sau đó HS lên bảng chia sẻ kết quả. 
 _ 49
 _ 85
_ 76
 16
 52
 34
 33
 33
 42
- HS chia sẻ, nhận xét. 
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS làm bài vào vở, sau đó HS lên bảng chia sẻ kết quả. 
 Bài giải
 Số ô tô còn lại trong bến là:
 15 - 3 = 12 (ô tô)
 Đáp số: 12 ô tô
- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chia sẻ
- HS chia sẻ trước lớp. 
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ===================================
Tiết 4: Đạo đức
VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM (Tiết 2)
I MỤC TIÊU
- Nêu được địa chỉ quê hương của mình
- Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
- Học sinh có tình yêu quê hương, đất nước mình.
- Phát triển năng lực thẩm mĩ, quan sát, tự tin, mạnh rạn, năng lực ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- GV: Bài hát Quê hương tươi đẹp (nhạc: dân ca Nùng, lời Anh Hoàng)
- HS:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS nghe và hát theo bài hát Quê hương tươi đẹp
+ Bài hát nói về điều gì?
- Nhận xét, dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Luyện tập:
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm Em cùng bạn giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em theo gợi ý.
- Quê em ở đâu? 
- Quê em có cảnh đẹp gì?
- Con người quê hương em như thế 
nào?
- Tổng kết chia sẻ.
- Trình chiếu tranh BT2
- YC HS quan sát 2 bức tranh , em sẽ khuyên bạn điều gì?
- YCHS thảo luận nhóm 2 đưa ra lời khuyên phù hợp
- Tổ chức cho HS chia sẻ và đóng vai trước lớp
- Chia sẻ, tuyên dương.
3. Vận dụng.
+ Sưu tầm tranh ảnh về vẻ đẹp thiên nhiên, con người quê hương em.
+ Vẽ một bức tranh theo chủ đề “Vẻ đẹp quê hương em”.
- Gọi HS đọc thông điệp trong sgk cho cả lớp nghe
- Nhắc HS ghi nhớ và vận dụng thông điệp vào cuộc sống. 
- Vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Cả lớp hát, vận động theo nhạc
- Chia sẻ về nội dung bài hát
+ Bài hát nói về cảnh đẹp quê hương.
Bài 1: Cùng bạn giới thiệu vẻ đẹp
quê hương em.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện trong nhóm.
 Ví dụ:
Chào các bạn, mình tên là , rất vui mừng được giới thiệu với các bạn quê hương mình. Quê hương mình ở xã ...... huyện ....tỉnh ....... Quê mình có ruộng đồng bát ngát. Người dân quê mình cần cù, thật thà, thân thiện.
- Chia sẻ
Bài 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn
- HS quan sát, thảo luận, đưa ra lời khuyên phù hợp (có nhiều lời khuyên khác nhau), ví dụ:
- Tranh 1: Khuyên bạn cần nhớ địa chỉ quê hương, khi đi đâu còn biết lối về. 
+ Khuyên bạn hỏi bố mẹ địa chỉ quê hương và ghi nhớ.
- Tranh 2: Khuyên bạn miền quê nào cũng có cảnh đẹp, đó là những gì gần gũi, thân thuộc với mình.
+ Khuyên bạn quê nào cũng đem đến cho chúng ta nhiều niềm vui từ gia đình, hàng xóm, bạn bè, thầy, cô giáo.... Nếu quan sát, khám phá và yêu quê, bạn sẽ thấy quê đẹp và rất vui.
- Các nhóm thực hiện.
- HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ
- HS đọc ĐT, cá nhân
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 =========================================
BUỔI CHIỀU:
Tiết 1: Tiếng Việt- Nói và nghe 
 KỂ CHUYỆN NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU. 
- Biết trao đổi về nội dung của văn bản và các chi tiết trong tranh. Biết dựa vào tranh để kể lại 1,2 đoạn trong câu chuyện hoặc cả câu chuyện
- Kể lại được 1,2 đoạn hoặc cả câu chuyện Niềm vui của Bi và Bống. Kể chuyện tự nhiên, thể hiện tính cách của nhân vật trong truyện.
- Có tình cảm thương yêu đối với người thân, biết quan tâm đến người thân, biết ước mơ và luôn luôn lạc quan trong cuộc sống.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp và hợp tác nhóm, sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp kể lại được một cách rõ ràng từng đoạn của câu chuyện, cả câu chuyện; chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- GV: Ti vi, máy tính.
- HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động: 
- Tổ chức cho HS vận động múa hát theo nhạc bài hát " Bảy sắc cầu vồng".
- Chia sẻ sau bài hát: 
+ Chúng ta vừa hát bài hát gì?
+ Các em có biết cầu vồng thường xuất hiện khi nào không? Các em đã nhìn thấy cầu vồng chưa?
+ Cầu vồng có mấy màu sắc?
- GV nhận xét, giới thiệu liên kết bài học.
- HS vận động múa hát theo nhạc bài hát "Bảy sắc cầu vồng".
- HS chia sẻ:
+ Bài hát " Bảy sắc cầu vồng".
+ Cầu vồng thường xuất hiện sau cơn mưa rào,...
+ Cầu vồng có bảy sắc
2. Khám phá:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1/SGK/19
Bài 1: Nói tiếp để hoàn thành câu dưới tranh
- Cho HS quan sát tranh (Màn hình), trao đổi về nội dung từng tranh, hoàn thành câu dưới mỗi tranh.
+ Các nhân vật trong tranh là ai?
+ Hai anh em Bống và Bi đang làm gì?
+ Nét mặt hai anh em thế nào?
+ Câu chuyện diễn ra vào lúc nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi: 
+ Đọc thầm các gợi ý dưới mỗi tranh
+ Hoàn thành mỗi câu dưới tranh
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu
+ Các nhân vật trong tranh là Bống và Bi.
+ Hai anh em ống và Bi đang xem cầu vồng
+ Hai anh em rất vui vẻ, hào hứng
+ Câu chuyện diễn ra vào lúc cầu vồng hiện ra và cầu vồng biến bất.
- Thảo luận nhóm đôi, thực hiện yêu cầu
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp nội dung tranh.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Chia sẻ trước lớp nội dung từng tranh:
+ Tranh 1: Khi cầu vồng xuất hiện, Bi nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng
+ Tranh 2: Có bảy hũ vàng, Bống sẽ mua búp bê và quần áo đẹp; Bi sẽ mua ngựa hồng và ô tô.
+ Tranh 3: Khi cầu vồng biến mất, Bống nói sẽ vẽ tặng Bi ngựa hồng và ô tô; Bi nói sẽ vẽ tặng Bống búp bê và quần áo đẹp.
+ Tranh 4: Không có bảy hũ vàng hai anh em vẫn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
3. Luyện tập. 
Bài 2. Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3, kể cho nhau nghe từng đoạn của câu chuyện theo tranh hoặc đóng vai Bi và Bống kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm 3
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp, chia sẻ về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
- Kể chuyện, chia sẻ, 
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
4. Vận dụng. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ:
+ Nêu những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc tới người thân của em.
+ Kể những việc em đã làm ở lớp thể hiện sự quan tâm tới bạn bè, thầy cô.
- Nhận xét, tuyên dương.
- HS chia sẻ trước lớp
- Giáo dục học sinh tinh thần lạc quan, yêu đời, biết quan tâm, chăm sóc người thân,...
- HS lắng nghe
- Yêu câu HS kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 ===============================
Tiết 2: Luyện Tiếng Việt 
 Bài 3: NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG (VBT) 
 ============================
Tiết 3: Luyện Toán 
 CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ - VBT (Tiết 1)
 ============================================
 Soạn: Ngày 10 tháng 9 năm 2022
 Giảng: Thứ tư ngày 14 tháng 9 năm 2022
Tiết 1: Viết - Nghe viết
 LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả theo yêu cầu, làm đúng các bài tập. 
- Viết liền nét, kĩ năng viết nét nối, chữ viết đều nét, trình bày sạch sẽ.
- Chăm học, kiên trì, cẩn thận, có ý thức rèn chữ, giữ vở.
- Phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Thẩm mĩ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- GV: Ti vi, máy tính. Bảng phụ. 
- HS: VBT, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Luật chơi: Trong vòng 1 phút bạn nào viết được nhiều từ nhất ( bắt đầu bằng các âm b, d, đ) bạn đó thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương. Giới thiệu bài
- HS tham gia trò chơi..
- HS lắng nghe.
2. Khám phá:
- GV đọc đoạn văn 1 lần. 
- Đoạn văn trên gồm có mấy câu?
- Những sự vật nào tham gia làm việc trong đoạn văn vừa đọc?
- Có bao nhiêu chữ phải viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ?
- Đoạn văn có những chữ nào dễ viết sai ?
- Hướng dẫn HS luyện viết từ dễ viết sai vào bảng con. 
- Gọi các em HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương các HS viết tốt và giúp đỡ các HS viết chưa đúng, chưa đẹp.
- Hướng dẫn HS tư thế ngồi viết, cách trình bày viết. 
- Đọc cho HS viết bài vào vở.
- Đọc lại bài, HS đổi chéo vở soát lỗi chính tả. 
- Thu vở một số bài nhận xét, chữa lỗi. 
3. Luyện tập.
- HS lắng nghe.
- Đoạn văn gồm có 5 câu
- Đồng hồ, con gà, tu hú, cành đào
- HS nêu. 
- Các từ dễ viết sai là: Làm việc, sắp sáng, sắc xuân
- Luyện viết bảng con.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát, lắng nghe.
- Nghe và viết bài vào vở.
- Đổi chéo vở soát lỗi, dùng bút chì, thước kẻ gạch chân những chữ viết sai và ghi lỗi ra lề vở.
- HS lắng nghe 
Bài 1: Điền ng hoặc ngh
- Tổ chức cho HS thảo luận N2. 
- Tổng kết ý kiến, chia sẻ trước lớp. 
- HS đọc yêu cầu BT.
- HS thảo luận N2 làm vào VBT, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả.
Ngày xuân 
Nghịch ngợm 
Nghe nhạc 
Nghề nghiệp 
Ngoài vườn 
Ngã ba
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét. 
Bài 2: 
- Tổ chức cho HS làm vào luyện viết. 
- GV tổng kết ý kiến, chia sẻ trước lớp.
4. Vận dung.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp sau bài học. 
- Giáo dục HS. 
- Liên hệ, giáo dục HS biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
- HS đọc yêu cầu BT. 
- HS làm vào vở luyện viết, sau đó HS nêu miệng kết quả.
Số thứ tự
Chữ cái
Tên chữ cái
10
g
giê
11
h
hát
12
i
i
13
k
ca
14
l
e-lờ
Số thứ tự
Chữ cái
Tên chữ cái
15
m
em-mờ
16
n
en-nờ
17
o
o
18
ô
ô
19
ơ
ơ
- Các nhóm chia sẻ, nhận xét. 
- HS chia sẻ trước lớp. 
- HS lắng nghe. 
- HS nhận nhiệm vụ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 =========================================
Tiết 2: Mĩ thuật 
 Đ/C Trang dạy
 ========================================
Tiết 3: Giáo dục thể chất
 Đ/C Dũng dạy
 ========================================
Tiết 4: Toán
 CÁC THÀNH PHẦN CỦA PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, phép trừ, so sánh các số và gọi tên các thành hần của phép tính cộng, trừ.
- Thực hiện thành thạo các phép tính, nêu đúng tên gọi các thành phần phép tính cộng, trừ đã học.
- Yêu thích môn học. Tích cực trong các hoạt động học tập.
- Phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV: Máy tính, tivi, thẻ chữ số. Bảng phụ. 
- HS: Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Khởi động:
- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Hộp quà may mắn” và thực hiện các phép tính sau. 27 - 13 = ?; 50 + 17= ? 
- Yêu cầu HS gọi tên thành phần các phép tính vừa lập.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi và thực hiện.
27 - 13 = 14; 50 + 17= 67
- HS chia sẻ. 
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng
2. Luyện tập. 
- Tổ chức cho HS nêu miệng kết quả. 
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
- Tổ chức cho HS thảo luận N2 làm PBT. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
- Cho HS nêu các thành phần phép tính của phép cộng, trừ vừa thực hiện.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Đổi chỗ”
- Luật chơi: 4 HS cầm thẻ số tương ứng trên các toa tàu, HS chọn 2 bạn cầm thẻ tương ứng đổi chỗ để được các số xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. Sau đó tính tổng số lớn nhất và số bé nhất trên đoàn tàu B.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, thống nhất cách làm.
- Cho HS làm bài vào vở, bảng phụ, trình bày.
- GV tổng hợp ý kiến chia sẻ, tuyên dương.
4. Vận dụng:
- Tổ chức chơi trò chơi Bắn tên với ND: 39 - 8; 60 + 6; 5 + 70; 49 - 35
- HS chia sẻ trước lớp sau bài học. 
- Nhận xét giờ học.
- Nhận xét, tổng kết tiết học, tuyên dương HS tích cực 
Bài 1: Viết các số 75,64, 87, 46 thành tổng (theo mẫu).
- HS đọc yêu cầu BT. 
- HS làm vào nháp, sau đó chia sẻ kết quả.
64 = 60 + 4; 87 = 80 + 7; 46 = 40 + 6
- HS chia sẻ kết quả, nhận xét.
* Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu BT. 
- HS thảo luận N2, sau đó các nhóm chia sẻ kết quả. 
a) Đếm và điền số ngôi sao theo màu vào bảng
Màu 
Đỏ
Vàng
Xanh
Số ngôi sao
11
8
10
b) Tính tổng số ngôi sao màu đỏ và vàng: 8 + 11 = 19 hoặc 11 + 8 = 19
c) Tính hiệu của số ngôi sao màu xanh và số ngôi sao màu vàng: 10 - 8 = 2
- HS chia sẻ. 
- HS nêu. 
Bài 3: 
- Đọc yêu cầu BT. 
- Tham gia trò chơi. 
a) Đổi số 50 và 70 cho nhau
b) Tìm hiệu của số lớn nhất và bé nhất của ta tàu:
+ Số lớn nhất: 41
+ Số bé nhất: 30
+ Hiệu hai số: 41 - 30 = 11
Bài 4: 
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Trao đổi theo cặp, làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ, gắn bảng trình bày.
- Lập phép tính : 45 - 2 = 43 
 54 - 32 =22
- Đổi chéo vở kiểm tra, nhận xét.
- HS tham gia trò chơi.
- HS chia sẻ. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
 =======================================
Tiết 5: Tự nhiên và xã hội
NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LỚN TRONG GIA ĐÌNH 
I. MỤC TIÊU:
- Đặt được câu hỏi để tìm thông tin về công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
- Nêu được ý nghĩa của những công việc, nghề nghiệp đó đối với gia đình và xã hội.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Biết yêu quý và kính trọng những người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; Phiếu học tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Tổ chức trò chơi “Xì điện” kể tên những nghề nghiệp của người lớn mà em biết.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
*Hoạt động 1: Kể về công việc hoặc nghề nghiệp của người thân.
- GV cho HS thảo luận nhóm 2 trả lời các câu hỏi sau:
? Ông bà (bố, mẹ, ) làm công việc hay nghề nghiệp gì?
? Công việc hoặc nghề

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_2_nam_hoc_2022_2023_mai_hoa.doc