Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 21 - Năm học 2021-2022
TOÁN:
TIẾT 102: ĐƯỜNG GẤP KHÚC. ĐỘ DÀI ĐƯỜNG GẤP KHÚC
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: 1a, 2, 3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, mô hình đường gấp khúc gồm 3 đọan (có thể ghép kín được thành hình tam giác)
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T/C học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
TUẦN 21: Thứ.....ngày.....tháng.....năm......... TẬP ĐỌC (2 TIẾT): CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I . MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn, để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4) 2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài. Chú ý các từ: sà xuống, sung sướng, véo von, rúc. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết yêu quý, bảo vệ các loài chim và hoa. *THGDBVMT: Giáo dục học sinh cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm, T/C học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TIẾT 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện - Nội dung chơi: cho học sinh thi đua tìm từ ngữ miêu tả hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân và vẻ riêng của mỗi loài chim. - Giáo viên nhận xét. -Giới thiệu bài và tựa bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng - Học sinh chủ động tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc: (30 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: sà xuống, sung sướng, véo von, rúc. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: sơn ca (chiền chiện), khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng *Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. - Đọc mẫu diễn cảm bài văn. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp. -Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: sà xuống, sung sướng, véo von, rúc. +Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Giải nghĩa từ: sơn ca (chiền chiện), khôn tả, véo von, bình minh, cầm tù, long trọng. - Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp: *Dự kiến một số câu: + Nhưng sáng hôm sau,/ khi vừa xoè cánh đón bình minh,/ bông cúc đã nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm.// Thì ra,/ sơn ca đã bị nhốt trong lồng.// + Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng làm gì được.// e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm g. Đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh lắng nghe, theo dõi. -Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm + HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp). -HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm) +Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp. * Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó - Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài. - Học sinh chia sẻ cách đọc + Các nhóm cử đại diện thi đọc - Các nhóm thi đọc +Đọc trong nhóm +Cử đại diện thi đọc đoạn 2. -Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Lắng nghe. - Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc. TIẾT 2: 3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: - Học sinh hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn, để cho hoa được tự do tăm nắng mặt trời. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc) - Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk -YC trưởng nhóm điều hành chung - GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2 µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp. - Mời đại diện các nhóm chia sẻ - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1 của bài. + Chim sơn ca nói về bông cúc như thế nào? + Khi được sơn ca khen ngợi, cúc đã cảm thấy thế nào? + Sung sướng khôn tả có nghĩa là gì? + Tác giả đã dùng từ gì để miêu tả tiếng hót của sơn ca? + Véo von có ý nghĩa là gì? - Qua những điều đã tìm hiểu, bạn nào cho biết trước khi bị bắt bỏ vào lồng, cuộc sống của sơn ca và bông cúc như thế nào? - Gọi 1 học sinh đọc đoạn 2, 3, 4. + Hỏi: Vì sao tiếng hót của sơn ca trở nên rất buồn thảm? + Ai là người đã nhốt sơn ca vào lồng? + Chi tiết nào cho thấy hai chú bé đã rất vô tâm đối với sơn ca? + Không chỉ vô tâm đối với chim mà hai chú bé còn đối xử rất vô tâm với bông cúc trắng, con hãy tìm chi tiết trong bài nói lên điều ấy. + Cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra với chim sơn ca và bông cúc trắng? + Tuy đã bị nhốt vào lồng và sắp chết, nhưng chim sơn ca và bông cúc trắng vẫn rất yêu thương nhau. Con hãy tìm các chi tiết trong bài nói lên điều ấy. + Hai cậu bé đã làm gì khi sơn ca chết + Long trọng có ý nghĩa là gì? + Theo em, việc làm của các cậu bé đúng hay sai? + Hãy nói lời khuyên của em với các cậu bé. - Câu chuyện khuyên em điều gì? *THGDBVMT: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. => Kết luận, ghi nội dung bài - HS nhận nhiệm vụ - Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm - HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo - Dự kiến ND chia sẻ: -1 học sinh khá đọc bài thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. + Chim sơn ca nói: Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao! + Cúc cảm thấy sung sướng khôn tả. + Nghĩa là không thể tả hết niềm sung sướng đó. + Chim sơn ca hót véo von. + Là tiếng hót (âm thanh) rất cao, trong trẻo. - Chim sơn ca và cúc trắng sống rất vui vẻ và hạnh phúc. - 1 học sinh đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo. + Vì sơn ca bị nhốt vào lồng. + Có hai chú bé đã nhốt sơn ca vào lồng. + Hai chú bé không những đã nhốt chim sơn ca vào lồng mà còn không cho sơn ca một giọt nước nào. + Hai chú bé đã cắt đám cỏ trong đó có cả bông cúc trắng bỏ vào lồng chim. - Chim sơn ca chết khát, còn bông cúc trắng thì héo lả đi vì thương xót. - Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì tỏa hương ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi và thương xót. + Hai cậu bé đã đặt sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp và chôn cất thật long trọng. + Long trọng có nghĩa là đầy đủ nghi lễ và rất trang nghiêm. + Cậu bé làm như vậy là sai. + Học sinh nói theo suy nghĩ của mình. - Chúng ta cần đối xử tốt với các con vật và các loài cây, loài hoa. - Học sinh lắng nghe. -HS lắng nghe, ghi nhớ 4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: - Giáo viên đọc mẫu lần hai. - Hướng dẫn học sinh cách đọc. - Các nhóm chia nhau đọc lại bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất. Lưu ý: - Đọc đúng:M1,M2 - Đọc hay:M3, M4 - Lớp theo dõi. - Học sinh lắng nghe. -Các nhóm chia nhau đọc lại bài. - Lớp lắng nghe, nhận xét. -HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn. 5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Câu chuyện kể về việc gì? - Em học được gì qua câu chuyện? - Liên hệ thực tiễn - Giáo dục học sinh: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. 6.HĐ sáng tạo (2 phút) - Đọc lại bài cho người thân nghe -Cần có những hành động thiết thực để tô điểm thêm cho môi trường thiên nhiên sống luôn tươi đẹp: không hái hoa bẻ cành, không bắt, bẫy chim... - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Vè chim. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... . TOÁN: TIẾT 101: LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Thuộc bảng nhân 5. - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). - Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính và giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: 1a, 2, 3. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bộ thực hành Toán. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T/C học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - TBHT điều hành trò chơi: Truyền điện -Nội dung chơi: cho học sinh truyền điện đọc thuộc lòng bảng nhân 5. - Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập. - Học sinh chủ động tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ thực hành: (25 phút) *Mục tiêu: - Thuộc bảng nhân 5. - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản. - Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5). *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Làm việc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành - GV trợ giúp HS hạn chế -TBHT điều hành HĐ chia sẻ Bài 1a: - Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả. - Nhận xét bài làm học sinh. Bài 2: *GV trợ giúp HS hạn chế - Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả. - Tổ chức cho học sinh nhận xét bài 3 bạn trên bảng. - Nhận xét bài làm từng em. Bài 3: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng chia sẻ kết quả. - Yêu cầu học sinh nhận xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét chung. Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập µBài tập chờ: Bài tập 3 (M3): Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên. Bài tập 5 (M4): - Đàm thoại: + Trong dãy số ở phần a, số sau hơn số trước bao nhiêu đơn vị? + Trong dãy số ở phần a, số sau hơn số trước bao nhiêu đơn vị? - Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên. - Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài. -Thực hiện theo YC của trưởng nhóm *Dự kiến ND- KQ chia sẻ: - Học làm bài cá nhân. - Kiểm tra chéo trong cặp. - Học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả. 5x3=15 5x4=20 5x5=25 5x8=40 5x7=35 5x6=30 5x2=10 5x9=45 5x10=50 - Học sinh tự làm bài cá nhân. - Kiểm tra chéo trong cặp. - 3 học sinh lên bảng chia sẻ, mỗi em làm một phần: *Dự kiến ND- KQ chia sẻ: a) 5 x 7 – 15 = 35 – 15 = 20 b) 5 x 8 – 20 = 40- 20 = 20 c) 5 x 10 – 28 = 50 – 28 = 22 - Học sinh nhận xét bài bạn. - Lắng nghe. - Học sinh tự làm bài. - Kiểm tra chéo trong cặp-> chia sẻ. *Dự kiến ND- KQ chia sẻ: - Mỗi ngày Liên học 5 giờ, mỗi tuần lễ Liên học 5 ngày. - Mỗi tuần lễ Liên học bao nhiêu giờ? Bài giải: Số giờ Liên học trong mỗi tuần lễ là: 5 x 5 = 25 (giờ) Đáp số: 25 giờ - Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên: Bài giải: 10 can như thế đựng được số lít dầu là: 5 x 10 = 50 (l) Đáp số: 50l dầu + Số sau hơn số trước 5 đơn vị. + Số sau hơn số trước 3 đơn vị. - Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên: a) 5; 10; 15; 20; 25; 30. b) 5; 8; 11; 14; 17; 20. 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - HS đọc thuộc bảng nhân 5 - Nhẩm nhanh kết quả của bài tập; 5 x 9 = ... 5 x ... = 10 5 x ... = 40 - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy. 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) -Giải bài toán sau: Mỗi túi có 5kg ngô. Hỏi 3 túi như thế có bao nhiêu ki-lô-gam ngô? - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Đường gấp khúc – Độ dài đường gấp khúc. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................ TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG (T2) (VNEN) ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .. .. Thứ.....ngày.....tháng.....năm......... KỂ CHUYỆN: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn, để cho hoa được tự do tăm nắng mặt trời. - Dựa vào gợi ý, kể lại được từng đoạn câu chuyện. Một số học sinh kể lại được toàn bộ câu chuyện(BT2) (M3, M4). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện, biết yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát, ... II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ ghi các gợi ý tóm tắt của từng đoạn truyện. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - CTHĐTQ cùng Gv tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh. -TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Khúc hát chim Sơn Ca - GV kết nối nội dung bài, ghi đầu bài lên bảng - Học sinh tham gia thi kể. - Lắng nghe. -Lớp hát tập thể -HS ghi đầu bài vào vở 2. HĐ kể chuyện. (22 phút) *Mục tiêu: - Học sinh biết kể lại từng đoạn câu chuyện. - Một số học sinh kể được toàn bộ câu chuyện. (M3, M4) *Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp * GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Giáo viên YC. HS nêu yêu cầu của bài. *TBHT điều hành nội dung HĐ chia sẻ: Việc 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh Làm việc cả lớp a) Hướng dẫn kể đoạn 1 - Đoạn 1 của chuyện nói về nội dung gì? - Bông cúc trắng mọc ở đâu? - Bông cúc trắng đẹp như thế nào? - Chim sơn ca đã làm gì và nói gì với bông hoa cúc trắng? - Bông cúc vui như thế nào khi nghe chim khen ngợi? - Dựa vào các gợi ý trên hãy kể lại nội dung đoạn 1. b) Hướng dẫn kể đoạn 2 - Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra vào sáng hôm sau? - Nhờ đâu bông cúc trắng biết được sơn ca bị cầm tù? - Bông cúc muốn làm gì? - Hãy kể lại đoạn 2 dựa vào những gợi ý trên. c) Hướng dẫn kể đoạn 3 - Chuyện gì đã xảy ra với bông cúc trắng? - Khi cùng ở trong lồng chim, sơn ca và bông cúc thương nhau như thế nào? - Hãy kể lại nội dung đoạn 3. d) Hướng dẫn kể đoạn 4 - Thấy sơn ca chết, các cậu bé đã làm gì? - Các cậu bé có gì đáng trách? - Yêu cầu 1 học sinh kể lại đoạn 4. e) Kể trong nhóm - Yêu cầu học sinh quan sát tranh, kể trong nhóm và nhận xét cho nhau. - Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh hạn chế. - TBHT điều hành HĐ chia sẻ: +Mời 1 vài nhóm cử đại diện thi kể trước lớp. - Cho học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh kể hay. Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện Làm việc cá nhân - Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Gọi học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2 - Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4 * HS HĐ nhóm - Nêu YC và thực hiện theo YC, tương tác với bạn - HS HĐ dưới sự điều hành của nhóm trưởng *Dự kiến nội dung HĐ chia sẻ: - Về cuộc sống tự do và sung sướng của chim sơn ca và bông cúc trắng. - Bông cúc trắng mọc ngay bên bờ rào. - Bông cúc trắng thật xinh xắn. - Chim sơn ca nói “Cúc ơi! Cúc mới xinh xắn làm sao!” và hót véo von bên cúc. - Bông cúc vui sướng khôn tả khi được chim sơn ca khen ngợi. - Học sinh kể theo gợi ý trên bằng lời của mình. - Chim sơn ca bị cầm tù. - Bông cúc nghe thấy tiếng hót buồn thảm của sơn ca. - Bông cúc muốn cứu sơn ca. - 1 học sinh kể lại đoạn 2. - Bông cúc đã bị hai cậu bé cắt cùng với đám cỏ bên bờ rào bỏ vào lồng chim. - Chim sơn ca dù khát phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông hoa. Còn bông cúc thì toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca. Khi sơn ca chết, cúc cũng héo lả đi và thương xót. - 1 học sinh kể lại đoạn 3. - Hai cậu bé đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất thật long trọng. - Học sinh trả lời. - Học sinh kể. - Kể chuyện theo nhóm 4. Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm. Hết 1 lượt lại quay lại từ đoạn 1 thay đổi người kể. -Học sinh nhận xét cho nhau về nội dung – cách diễn đạt cách thể hiện của mỗi bạn trong nhóm mình. + Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp. - Học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay. - Lắng nghe. - Nêu yêu cầu của bài tập 2. - Học sinh kể -> HS tương tác cùng bạn - Lắng nghe. 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút) *Mục tiêu: - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn, để cho hoa được tự do tăm nắng mặt trời. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp +GV giao nhiệm vụ +TBHT điều hành HĐ chia sẻ - Câu chuyện kể về việc gì? - Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên? - Giáo viên nhận xét chung. Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2 +HS trao đổi N2 theo YC của GV +HS chia sẻ trước lớp - Học sinh trả lời. - Học sinh trả lời: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. - Học sinh lắng nghe. 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút) - Hỏi lại tên câu chuyện. - Hỏi lại những điều cần nhớ. - Giáo dục học sinh: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. 5. HĐ sáng tạo: (2phút) -Tích cực chăm sóc công trình măng non của lớp; cần có những việc làm đúng để góp phần cho môi trường thiên nhiên luôn tươi đẹp: không hái hoa bẻ cành, không bắt, bẫy chim... -Về nhà tìm những câu chuyện có nội dung tương tự như bài học để đọc,... - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................... CHÍNH TẢ: (Tập chép) CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. - Làm được bài tập 2a. Một số học sinh giải đước câu đố ở bài tập 3a (M3, M4). 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết. - Học sinh: Vở bài tập. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt. -TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Khúc hát chim Sơn Ca - GV kết nối bài - Ghi đầu bài lên bảng. - Lắng nghe. - Học sinh hát tập thể - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn. - Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý: *TBHT điều hành HĐ chia sẻ: + Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào? + Đoạn trích nói về nội dung gì? + Đoạn văn có mấy câu? + Lời của sơn ca nói với cúc được viết sau các dấu câu nào? + Trong bài còn có các dấu câu nào nữa? + Khi chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào? - Yêu cầu học sinh tìm và nêu từ khó viết. - Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: rào, dại trắng, sơn ca, sà, sung sướng; mãi, trời, thẳm. - Nhận xét bài viết bảng của học sinh. - Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý. - Học sinh lắng nghe - Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý: * Dự kiến ND chia sẻ: + Bài Chim sơn ca và bông cúc trắng. + Về cuộc sống của chim sơn ca và bông cúc khi chưa bị nhốt vào lồng. + Đoạn văn có 5 câu. + Viết sau dấu hai chấm và dấu gạch đầu dòng. + Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than. + Viết lùi vào một ô li vuông, viết hoa chữ cái đầu tiên. - Học sinh nêu: rào, dại trắng, sơn ca, sà, sung sướng; mãi, trời, thẳm. - Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp. - Lắng nghe. - Quan sát. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài: - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên) Lưu ý: -Tư thế ngồi - Cách cầm bút - Tốc độ viết của đối tượng hạn chế - Lắng nghe - Học sinh viết bài vào vở 4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Giáo viên đọc lại bài cho học sinh soát lỗi. - Giáo viên đánh giá- nhận xét nhanh 4 - 5 bài Viết của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Lắng nghe. - Lắng nghe 5. HĐ làm bài tập: (6 phút) *Mục tiêu: Giúp học sinh rèn quy tắc chính tả ch/tr. *Cách tiến hành: Bài 2a: Hoạt động theo nhóm - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên chia nhóm để học sinh làm bài tập. - Yêu cầu các đội dán bảng từ của đội mình lên bảng khi đã hết thời gian. - Nhận xét và khen thưởng cho đội thắng cuộc. - Yêu cầu HS các từ vừa tìm được. Bài 3a: Hoạt động cá nhân -> Cặp đôi - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên nhận xét. - 1 học sinh đọc bài. - Các đội tìm từ và ghi vào bảng từ. Ví dụ: - Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ + chào mào, chão chàng, chẫu chuộc, châu chấu, chèo bẻo, chuồn chuồn, chuột, chuột chũi, chìa vôi, + Trâu, trai, trùng trục, - Các đội dán bảng từ, đội trưởng của từng đội đọc từng từ cho cả lớp đếm để kiểm tra số từ. - Học sinh đọc. - Học sinh nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài -> chia sẻ N2 + Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ: chân trời. - Lắng nghe 6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Cho học sinh nêu lại tên bài học. - Hs nêu quy tắc chính tả ch/tr. - Viết tên một số bạn trong lớp 2C có phụ âm ch/tr - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. 7. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Yêu cầu học sinh về nhà giải câu đố vui trong bài tập 3; sưu tầm- làm một số bài tập chính tả có phụ âm ch/tr. - Nhận xét tiết học. -Xem trước bài chính tả sau: Sân chim. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .............................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................... TẬP ĐỌC: VÈ CHIM I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người. - Trả lời được câu hỏi 1, 3. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 2 (M3, M4). - Học thuộc được 1 đoạn trong bài vè. Một số học sinh đọc thuộc được cả bài vè. 2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè. Chú ý các từ: lon xon, liếu điếu, tếu, chèo bẻo, nhấp nhem. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích các loài chim, yêu thích môn học. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - GV kết hợp với TBHT tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Truyền điện: +Nội dung chơi: học sinh truyền điện nêu tên gọi các loài chim mình biết, mỗi em nêu tên một loài. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh. - GV kết nối nội dung bài: Chim là một động vật rất đa dạng loài. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu tên và đặc điểm nổi bật của một số loài chim – bài Vè chim. - Học sinh chủ động tham gia chơi. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc: (12 phút) **Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: lon xon, liếu điếu, tếu, chèo bẻo, nhấp nhem. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: : vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân -> Nhóm -> Chia sẻ trước lớp a.GV đọc mẫu cả bài . - Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. b. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: - Tổ chức cho HS tiếp nối nhau đọc từng câu . - Đọc đúng từ: lon xon, liếu điếu, tếu, chèo bẻo, nhấp nhem. * Đọc từng đoạn : +Chia nhóm; mỗi nhóm có 5 học sinh + YC đọc từng đoạn trong nhóm + Giảng từ mới: : vè, lon xon, tếu, chao, mách lẻo, nhặt lân la, nhấp nhem. + Đặt câu với từ: : vè, mách lẻo, nhặt, lân la. ,... (HS M3, M4) (Chú ý ngắt câu đúng: HS M1) - GV trợ giúp, hướng dẫn đọc ngắt, nghỉ câu,... Luyện câu: Vừa đi/ vừa chạy Là em sáo xinh.// ( ) * GV kết hợp HĐTQ tổ chức chia sẻ bài đọc trước lớp. - Đọc từng đoạn theo nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - GV nhận xét, đánh giá. * Gọi 1 HS đọc toàn bài Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 - HS lắng nghe -HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Luyện đọc đúng - HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. - HS chia sẻ +HS đọc +HS đặt câu: Ví dụ: bạn học sinh mới chuyển lân la đếnlàm quen bạn Lan. -Học sinh lắng nghe, ghi nhớ cách đọc -Học sinh đọc bài the
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_21_nam_hoc_2021_2022.doc