Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019

TOÁN

TIẾT 116: MỘT PHẦN NĂM

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “một phần năm”, biết đọc, viết 1/5

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết “ một phần năm” bằng những hình ảnh trực quan.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

* Bài tập cần làm: Bài tập 1.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Sách giáo khoa, các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.

 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.

2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.

 

doc 48 trang Hà Duy Kiên 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 25:
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2019
TẬP ĐỌC (2 TIẾT)
SƠN TINH, THỦY TINH
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu ý nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ,đồng thời phản ánh việc nhân vật đắp đê chống lụt.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 3 (M3, M4)
2. Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. Chú ý các từ: tài giỏi, nước thẳm, lễ vật, đuổi đánh, cửa, biển, lũ, 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- TBHT điều hành trò chơi: Hái hoa dân chủ
- Nội dung chơi: 
+ Tổ chức cho học sinh bốc thăm CH: đọc lại bài Voi nhà + TLCH ...
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài: Vào tháng 7, tháng 8 hằng năm, ở nước ta thường xảy ra lụt lội. Nguyên nhân của những trận lụt lội này theo truyền thuyết là do cuộc chiến đấu của hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc chiến đã kéo dài hàng nghìn năm của hai vị thần này.
- Giáo viên ghi tựa bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: tài giỏi, nước thẳm, lễ vật, đuổi đánh, cửa, biển, lũ, 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Lưu ý giọng đọc cho học sinh: 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng tài giỏi, nước thẳm, lễ vật, đuổi đánh, cửa, biển, lũ, 
+Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
*Dự kiến nội dung chia sẻ của HS:
+ Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn?
- Các đoạn được phân chia như thế nào?
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1.
- Yêu cầu học sinh xem chú giải và giải nghĩa các từ: cầu hôn.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn và cho biết câu văn học sinh khó ngắt giọng.
- Gợi ý học sinh ngắt giọng câu văn khó. 
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 1, đoạn 2 và đoạn 3. 
- Yêu cầu học sinh đọc bài nối tiếp nhau.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
d. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc 
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm.
g. Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đánh giá
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- HS luyện từ khó (cá nhân).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
*Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
- Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc
*Dự kiến câu trả lời:
- Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Hùng Vương nước thẳm.
+ Đoạn 2: Hùng Vương chưa biết chọn ai được đón dâu về.
+ Đoạn 3: Thủy Tinh đến sau cũng chịu thua.
-1 học sinh đọc bài.
- Cầu hôn nghĩa là xin lấy người con gái làm vợ.
- Luyện ngắt giọng câu văn dài theo hướng dẫn của giáo viên.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc bài. Mỗi học sinh đọc một đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
-Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, 1 đoạn trong bài.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc 
TIẾT 2
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Học sinh hiểu nội dung câu chuyện: truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
- Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
- Những ai đến cầu hôn Mị Nương?
- Họ là những vị thần đến từ đâu?
- Đọc đoạn 2 
- Cho biết Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào?
- Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì?
- Vì sao Thủy Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh?
- Thủy Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào?
- Sơn Tinh đã chống lại Thủy Tinh như thế nào?
- Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
- Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
- Câu văn nào trong bài cho ta thấy rõ Sơn Tinh luôn luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này?
- Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi 4.
=> Giáo viên kết luận: Đây là một câu chuyện truyền thuyết, các nhân vật trong truyện như Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương, Mị Nương đều được nhân dân ta xây dựng lên bằng trí tưởng tượng phong phú chứ không có thật. Tuy nhiên, câu chuyện lại cho chúng ta biết một sự thật trong cuộc sống có từ hàng nghìn năm nay, đó là nhân dân ta đã chống lũ lụt rất kiên cường.
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
-1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh.
+ Sơn Tinh đến từ vùng non cao, còn Thủy Tinh đến từ vùng nước thẳm.
+ Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về làm vợ.
+ Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao.
+ Vì Thủy Tinh đến sau Sơn Tinh không lấy được Mị Nương.
+ Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn.
+ Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
+ Sơn Tinh là người chiến thắng.
- Một số học sinh M3, M4 kể lại.
+ Câu văn: Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi cao bấy nhiêu.
- Hai học sinh ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, sau đó một số học sinh phát biểu ý kiến.
- Học sinh nghe.
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Cả lớp
- Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Gọi học sinh dưới lớp nhận xét sau mỗi lần đọc. 
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- 3 học sinh lần lượt đọc nối tiếp nhau, mỗi học sinh đọc 1 đoạn truyện.
- Học sinh nhận xét. Lớp theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút) 
+ Em thích nhân vật nào trong bài? Vì sao? 
+ Nội dung của câu chuyện là gì?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân.
-VD: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.
- Lắng nghe.
6.HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Bé nhìn biển.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 116: MỘT PHẦN NĂM
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “một phần năm”, biết đọc, viết 1/5
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết “ một phần năm” bằng những hình ảnh trực quan.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
* Bài tập cần làm: Bài tập 1.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3phút)
- GV kết hợp với ban học tập tổ chức trò chơi: Xì điện
+ Nội dung chơi: đọc thuộc bảng chia 5.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Một phần năm
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5. 
- Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 5 phần bằng nhau.
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
- GV trợ giúp HS hạn chế
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
- Học sinh quan sát hình vuông và nhận thấy:
- Hình vuông được chia làm 5 phần bằng nhau, trong đó một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần năm hình vuông.
- Hướng dẫn học sinh viết: 1/5; đọc: Một phần năm.
=> GV kết luận: Chia hình vuông bằng 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/5 hình vuông.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
-Thực hiện theo YC của trưởng nhóm
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu->- Học sinh cùng tương tác
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
-Theo dõi thao tác của giáo viên và phân tích bài toán, sau đó trả lời: Được một phần năm hình vuông.
- Học sinh viết: 1/5 
- Học sinh đọc: Một phần năm.
- Học sinh nghe.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần năm”, biết đọc, viết 1/5. 
*Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành
- GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Đã tô màu 1/5 hình nào?
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
* Ôn tập lại BT1 – Bài bảng chia 5:
Bài 1: Số ?
- Yêu cầu từng học sinh trả lời kết quả.
- Nhận xét và tuyên dương học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ: Hình nào đã tô màu số chấm tròn? 
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
-Thực hiện theo YC của trưởng nhóm
- Học sinh làm bài
*Dự kiến ND- KQ chia sẻ:
- Học sinh cùng tương tác
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Tô màu 1/5 hình A, hình D.
- Từng học sinh lần lượt trả lời:
SBC
10
20
30
40
50
...
SC
5
5
5
5
5
...
T
2
4
6
8
10
...
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên: Hình 1 đã tô màu số chấm tròn?
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
/?/ Hãy tô màu vào 1/5 số ô vuông của hình sau: 
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
 - Yêu cầu học sinh về nhà tự vẽ một số hình tròn, hình tam giác, hình vuông, bông hoa, rồi tô màu vào 1/5 số hình tròn (hình tam giác,....) đã vẽ.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Làm lại các bài tập sai.
-Xem trước bài: Luyện tập.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
PHIẾU KIỂM TRA 2
 (VNEN)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................
THỂ DỤC: 
ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG, 2 TAY CHỐNG HÔNG VÀ DANG NGANG. TRÒ CHƠI NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Thực hiện được đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn.
3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao.
4.Năng lực: : Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,...
II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
	- Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
	- Phương tiện: Còi.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
I/ MỞ ĐẦU
- Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước: Đi thường theo vạch kẽ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Giáo viên nhận xét.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, 
II/ CƠ BẢN:
Việc 1: Ôn đi thường theo vạch kẻ thẳng, hai tay chống hông và dang ngang
- Phân tích lại kỹ thuật của động tác đồng thời kết hợp thị phạm cho học sinh nhớ lại kỹ thuật.
- Sau đó YC trưởng nhóm điều khiển cho học sinh thực hiện.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh.
(Chú ý theo dõi đối tượng M1)
Việc 2: Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
- Phân tích lại và thị phạm cho học sinh nắm được cách chơi. 
- Sau đó cho học sinh chơi thử.
- Nêu hình thức xử phạt, nhắc nhở HS chơi an toàn, vui vẻ,...
-Tổ chức cho HS chơi thật, 
(Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực.)
III/ KẾT THÚC:
- Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát.
- Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân.
- Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà tập luyện them.
4p
26p
16p
 2-3lần
10p
 2-3lần
5p
Đội Hình
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
Đội hình xuống lớp
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
Thứ ba ngày 19 tháng 2 năm 2019
KỂ CHUYỆN
SƠN TINH, THỦY TINH
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.
- Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1); dựa theo tranh kể lại được nội dung câu chuyện (BT2). Một số học sinh biêt kể lại toàn bộ câu chuyện (BT3).
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: 3 tranh minh hoạ câu chuyện trong sách giáo khoa (phóng to, nếu có thể).
- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, rò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- CT.HĐTQ điều hành T/C: Thi kể chuyện đúng ,kể chuyện hay.
- Nội dung tổ chức cho học sinh thi đua kể lại câu chuyện: Quả tim khỉ
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng
- Học sinh tham gia thi kể.
- Học sinh dưới lớp lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe.
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1); dựa theo tranh kể lại được nội dung câu chuyện (BT2).
- Một số học sinh kể được toàn bộ câu chuyện (BT3). (M3, M4) 
*Cách tiến hành:
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm 
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
Việc 1: Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện: Làm việc cả lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Treo tranh và cho học sinh quan sát tranh.
- Hỏi: Bức tranh 1 minh hoạ điều gì?
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
- Hỏi: Bức tranh 2 vẽ cảnh gì?
- Đây là nội dung thứ mấy của câu chuyện?
- Hãy nêu nội dung của bức tranh thứ 3.
- Hãy sắp lại thứ tự cho các bức tranh theo đúng nội dung truyện.
Việc 2: Kể lại toàn bộ nội dung truyện (M3, M4 kể): Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm có 3 học sinh và giao nhiệm vụ cho các em tập kể lại truyện trong nhóm: Các nhóm kể chuyện theo hình thức nối tiếp. Mỗi học sinh kể một đoạn truyện tương ứng với nội dung của mỗi bức tranh.
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Nhận xét và tuyên dương các nhóm kể tốt.
Lưu ý:
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
- Trưởng nhóm điều hành chung 
- HS thực hiện theo YC
*Dự kiến ND chia sẻ
- Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Quan sát tranh.
- Bức tranh 1 minh hoạ trận đánh của hai vị thần. Thủy Tinh đang hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi chặn đứng dòng nước lũ.
- Đây là nội dung cuối cùng của câu chuyện.
- Bức tranh 2 vẽ cảnh Sơn Tinh mang lễ vật đến trước và đón được Mị Nương.
- Đây là nội dung thứ hai của câu chuyện.
- Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương.
-1 học sinh lên bảng sắp xếp lại thứ tự các bức tranh: 3, 2, 1.
- Học sinh tập kể chuyện trong nhóm.
- Các nhóm thi kể theo hai hình thức kể trên.
- Lắng nghe
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
*Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Thảo luận trong cặp -> Chia sẻ trước lớp
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS
*TBHT điều hành cho các bạn cùng chia sẻ 
- Câu chuyện kể về việc gì?
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện trên?
Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Học sinh suy nghĩ -> chia sẻ
- Dự kiến ND chia sẻ
+ Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thủy Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3phút)
- Hỏi lại tên câu chuyện.
- 1 học sinh về kể lại câu chuyện.
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- 1 HS nhắc lại nội dung câu chuyện.
5. HĐ sáng tạo: (2 phút)
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
- Tìm những câu chuyện có chủ đề về chống lũ lụt, thiên tai.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về chuẩn bị bài sau.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................
TOÁN
TIẾT 117: LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng làm tính và giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
* Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa. 
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-- TBHT điều hành trò chơi: Đố bạn biết:
+Nội dung chơi: Giáo viên vẽ trước lên bảng một số hình học và yêu cầu học sinh nhận biết các hình đã tô màu hình.
- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5).
*Cách tiến hành:
-GV giao nhiệm vụ cho HS
-GV trợ giúp HS hạn chế
-TBHT điều hành HĐ chia sẻ:
Bài 1: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 5.
Bài 2: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Bài tập yêu cầu gì?
- HS nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
- Hỏi: Một bạn nói: “Khi biết kết quả của 5 x 2 = 10 ta có thể ghi ngay kết quả của 10 : 2 = 5 và 10 : 5 mà không cần tính”. Theo em bạn đó nói đúng hay sai? Vì sao?
Bài 3: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
- Có tất cả bao nhiêu quyển vở?
- Chia đều cho 5 bạn nghĩa là chia như thế nào?
- Yêu cầu 1 em lên bảng chia sẻ kết quả:
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Giáo viên nhận xét chung.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài tập 
µBài tập chờ:
Bài tập 3: Yêu cầu học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên.
Bài tập 4 : Yêu cầu học sinh tự làm bài và báo cáo kết quả với giáo viên.
-Phỏng vấn cách làm của HS
-HS thực hiện theo YC của GV
*Dự kiến nội dung chia sẻ
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh lầm lượt nêu kết quả.
 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3
 30 : 5 = 6 45 : 5 = 9
 20 : 5 = 4 35 : 5 = 7....
- 2 học sinh đọc thuộc lòng bảng chia 5 trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
 5 x 2 = 10 5 x 3 = 15
 10 : 2 = 5 15 : 3 = 5
 10 : 5 = 2 15 : 5 = 3.....
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp chia sẻ.
- Bạn đó nói đúng vì 2 phép chia
10 : 2 = 5 và 10 : 5 là các phép chia được lập ra từ phép nhân 5 x 2 = 10. Khi lập các phép chia từ 1 phép tính nhân nào đó, nếu ta lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được kết quả là thừa số kia.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Có tất cả 35 quyển vở
- Nghĩa là chia thành 5 phần bằng nhau, mỗi bạn nhận được một phần.
- Học sinh làm bài:
*Dự kiến KQ chia sẻ:
Bài giải
Số quyển vở của mỗi bạn nhận được là:
35: 5 = 7 (quyển vở)
Đáp số: 7 quyển vở
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh tự làm bài sau đó báo cáo kết quả với giáo viên:
*Dự kiến KQ: 
Bài giải
Xếp được vào số đĩa là:
25 : 5 = 5 (đĩa)
Đáp số: 5 đĩa
- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả với giáo viên: Hình a đã khoanh vào số con voi.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi Bắn tên với nội dung ôn lại bảng chia 5.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết dạy.
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Giải bài toán sau: có 40 kg gạo chia đều vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Sửa lại bài làm sai. Học thuộc bảng nhân từ 2 đến 5, bảng chia 2,3.
- Xem trước bài: Luyện tập chung.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................
CHÍNH TẢ: (Tập chép)
SƠN TINH, THỦY TINH
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng chính tả hình thức đoạn văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả.
- Làm được bài tập 2a.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ch/tr.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
	- Học sinh: Vở bài tập.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát tập thể
- Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan.
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Gọi 2 học sinh lần lượt đọc đoạn văn viết chính tả.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
*TBHT điều hành HĐ chia sẻ
+ Đoạn văn giới thiệu với chúng ta điều gì?
+ Yêu cầu học sinh quan sát kĩ bài viết mẫu trên bảng và nêu cách trình bày một đoạn văn?
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- Hãy tìm trong bài thơ các chữ bắt đầu bởi âm r, d, gi, ch, tr; các chữ có dấu hỏi, dấu ngã.
- Đọc lại các tiếng trên cho học sinh viết vào bảng con. Sau đó, chỉnh sửa lỗi cho học sinh, nếu có.
- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.
-2 học sinh lần lượt đọc.
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
* Dự kiến ND chia sẻ:
+ Giới thiệu về vua Hùng Vương thứ mười tám. Oâng có một người con gái xinh đẹp tuyệt vời. Khi nhà vua kén chồng cho con gái thì đã có hai chàng trai đến cầu hôn.
+ Khi trình bày một đoạn văn, chữ đầu đoạn phải viết hoa và lùi vào một ô vuông.
- Các chữ đứng đầu câu văn và các chữ chỉ tên riêng như Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- tuyệt trần, công chúa, chồng, chàng trai, non cao, nước, 
- giỏi, thẳm, 
-Viết các từ khó, dễ lẫn.
- Lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2018_2019.doc