Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2018-2019
TOÁN
Tiết 133: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết cách so sánh các số tròn trăm.
- Biết thứ tự các số tròn trăm.
- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng so sánh các số tròn trăm.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: bài tập 1,2,3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 25cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Các hình làm bằng bìa có thể gắn lên bảng cho học sinh quan sát.
- Học sinh: sách giáo khoa.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
TUẦN 28: Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019 TẬP ĐỌC (2 TIẾT) KHO BÁU I . MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Hiểu ý nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4) 2. Kỹ năng: Đọc rành mặt toàn bài: ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý. Chú ý các từ: cuốc bẫm, làm lụng, hão huyền. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. *KNS: Giúp HS biết tự nhận thức; xác định được giá trị bản thân. Biết lắng nghe tích cực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : TIẾT 1: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (5 phút) - TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Kho báu của mẹ - Sau bài kiểm tra giữa kì, các em sẽ bước vào tuần học mới. Tuần 28 với chủ đề Cây cối. - Treo bức tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? - GV kết nối nội dung bài: Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Kho báu. - HS hát tập thể - Hai người đàn ông đang ngồi ăn cơm bên cạnh đống lúa cao ngất. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ Luyện đọc: (30 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ: cuốc bẫm, làm lụng, hão huyền. - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: kho báu, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, bội thu, của ăn của để. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài. -Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2. Chú ý giọng đọc: Giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng. Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con. Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng. Hai câu cuối, đọc với giọng chậm khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn. b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp. -Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. * Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: cuốc bẫm, làm lụng, hão huyền. +Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp. - Chia bài thành 3 đoạn theo gợi ý: + Đoạn 1: Ngày xưa một cơ ngơi đàng hoàng. + Đoạn 2: Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu các con hãy đào lên mà dùng. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Giáo viên trợ giúp cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. *TBHT điều hành HĐ chia sẻ *Dự kiến nội dung chia sẻ của HS: - Trong đoạn văn này, tác giả có dùng một số thành ngữ để kể về công việc của nhà nông. Hai sương một nắng để chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya. Cuốc bẫm, cày sâu nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông. - Yêu cầu học sinh nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe học sinh phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho học sinh luyện đọc. +Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét. - Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ ngữ khó được chú giải cuối bài. e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm g. Đọc toàn bài. - Yêu cầu học sinh đọc. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh lắng nghe, theo dõi. -Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm + HS đọc nối tiếp câu trong nhóm. - Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp). -HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm) +Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp (theo nhóm). *Trưởng nhóm điều hành chung - Nêu yêu cầu đọc đoạn, sau đó yêu cầu học sinh chia bài thành 3 đoạn -Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó +Học sinh hoạt động theo nhóm 4, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài. + Học sinh chia sẻ cách đọc và luyện đọc -Nghe giáo viên giải nghĩa từ. + Học sinh đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Sau đó, cả lớp cùng luyện đọc câu văn này. - Luyện đọc câu: +Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.// - Nối tiếp đọc. - Học sinh nối tiếp nêu chú giải. - Các nhóm cử đại diện thi đọc - Các nhóm thi đọc + Đọc trong nhóm + Cử đại diện thi đọc -Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt. - Lắng nghe. - Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc. TIẾT 2: 3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: - Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp - GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc) - Cho học sinh quan sát tranh, đọc nội dung bài và thảo luận các câu hỏi sgk -YC trưởng nhóm điều hành chung - GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2 µTBHT điều hành HĐ chia sẻ. - Mời đại diện các nhóm chia sẻ - Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân. - Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì? - Tính nết của hai con trai của họ như thế nào? - Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà? - Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì? - Theo lời cha, hai người con đã làm gì? - Kết quả ra sao? - Gọi học sinh đọc câu hỏi 4. (M3, M4) - Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời. - Yêu cầu học sinh đọc thầm. Chia nhóm cho học sinh thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất. - Gọi học sinh phát biểu ý kiến. => Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. - Theo em, kho báu mà hai anh em tìm được là gì? - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? => Kết luận, ghi nội dung bài - HS nhận nhiệm vụ - Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm - HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm. - Đại diện nhóm báo cáo - Dự kiến ND chia sẻ: +Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. - Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. - Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. - Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. - Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng. - Người cha dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng. - Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu. - Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa. - Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu? - Học sinh đọc thầm. 1.Vì đất ruộng vốn là đất tốt. 2.Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. 3.Vì hai anh em trồng lúa giỏi. - 2,3 học sinh phát biểu. - Học sinh nghe. - Là sự chăm chỉ, chuyên cần. - Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc. -HS lắng nghe, ghi nhớ 4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: - Giáo viên đọc mẫu lần hai. - Hướng dẫn học sinh cách đọc. - YC các nhóm chia nhau đọc lại bài. + YC các nhóm tự phân vai đọc bài. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất. Lưu ý: - Đọc đúng:M1,M2 - Đọc hay:M3, M4 - Lớp theo dõi. - Học sinh lắng nghe. - HS nhóm chia nhau đọc lại bài. +Các nhóm tự phân vai đọc lại bài (người dẫn chuyện, ....) - Lớp lắng nghe, nhận xét. -HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn. 5. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) + Em hãy nêu nội dung của bài? - Qua câu chuyện con hiểu được điều gì? => Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều niềm vui. - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. 6.HĐ sáng tạo (2 phút) - Đọc lại bài cho người thân nghe - Trong lớp các em cần phải biết giúp đỡ bạn bằng những việc làm cụ thể đồng thời cần chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ công việc phù hợp với mình, giúp gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.,... - Nhận xét tiết học - Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Cây dừa.. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................... TOÁN Tiết 131: ÔN TẬP – KIỂM TRA I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra, đánh giá kỹ năng tính và giải toán, nhân chia nhẩm (trong phạm vi các bảng nhân chia từ 2 – 5); kỹ năng cộng trừ có nhớ; tìm thừa số chưa biết, tìm số bị chia; tìm 1 phần mấy của 1 số;... 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng tính và giải toán. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Đề kiểm tra - Học sinh: Giấy kiểm tra III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu bài. 2. Ghi đề Kiểm tra lên bảng. 3. Hướng dẫn làm bài. 4. Thu chấm, nhận xét. 5. Chữa bài kiểm tra và rút kinh nghiệm với học sinh. IV. DỰ KIẾN ĐỀ KIỂM TRA Câu 1. Tính nhẩm : ( 2 điểm) 3 x 5 = 4 x 8 = 5 x 5= 1 x 5= 24 : 4= 30 : 5 = 12 : 3= 20 : 2= Câu 2. Đặt tính rồi tính ( 1 điểm) 39 + 26 56 - 37 Câu 3. Tìm x (1 điểm) x x 3 = 24 x : 4 = 8 Câu 4: (1 điểm) a/ Khoanh vào chữ cái đặt dưới hình đã tô màu A B C b/ Khoanh vào số chấm tròn trong hình sau: ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● ● Câu 5. ( 2 điểm) Điền số thích hợp vào £ trong các phép tính sau: £ x 4 = 12 £: 6 = 2 20 : £ = 5 5 x £ = 5 Câu 6. ( 2 điểm) Có 35 bạn xếp thành 5 hàng bằng nhau. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn ? Câu 7. Quan sát hình và điền vào chỗ chấm:(1 điểm) D 2cm G C 4 cm 3cm E Đường gấp khúc trên có tên là: . .. Đường gấp khúc trên có độ dài là:................. IV. ĐÁP ÁN Câu 1( 2 điểm) Thực hiện đúng mỗi phép tính được 0,25 điểm 3 x 5 = 15 4 x 8 = 32 5 x 5= 25 1 x 5= 5 24: 4= 6 30: 5 = 6 12: 3= 4 20 : 2= 10 Câu 2( 1 điểm) Đặt tính đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm 39 56 + - 26 37 65 19 Câu 3( 1 điểm) Thực hiện đúng mỗi bài được 0,5 điểm X x 3 = 24 X : 4 = 8 X = 24 : 3 X = 8 x 4 X = 8 X = 32 Câu 4 ( 1 điểm) a/ Khoanh vào chữ B được 0,5 điểm b/ Khoanh vào đúng 3 chấm tròn được 0,5 điểm Câu 5 ( 2 điểm) Điền đúng mỗi phép tính được 0,5 điểm 3 x 4 = 12 : 20: 4 = 5 : 12 : 6 = 2 1 5 x = 5 Câu 6( 2 điểm) Tóm tắt: ( 0,5đ) 5 hàng : 35 bạn 1 hàng : bạn? Bài giải Số bạn trong mỗi hàng là: (0,5 điểm) 35: 5 = 7 ( bạn) (0.5 điểm) Đáp số: 7 bạn (0,5 điểm) Câu 7: ( 1 điểm) Học sinh điền đúng mỗi ý được 0,5 điểm Đường gấp khúc trên có tên là: CDEG Đường gấp khúc trên có độ dài là: 9 cm ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................... TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI CÂY SỐNG Ở ĐÂU( TIẾT 1) -VNEN .............................................................................................................................................................. Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019 KỂ CHUYỆN KHO BÁU I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) (M3, M4). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. *KNS: Giúp HS biết tự nhận thức; xác định được giá trị bản thân. Biết lắng nghe tích cực. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ chép nội dung gợi ý kể 3 đoạn câu chuyện. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - TBVN bắt nhịp cho cả lớp hát bài: Kho báu của mẹ - Giáo viên kết nối bài: Trong giờ kể chuyện hôm nay lớp mình sẽ kể lại câu chuyện: Kho báu. - Ghi đầu bài lên bảng. - HS hát tập thể. - Lắng nghe. 2. HĐ kể chuyện. (22 phút) *Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2) (M3, M4). *Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp * GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Giáo viên YC. HS nêu yêu cầu của bài. -Trợ giúp HS hạn chế Việc 1: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh Làm việc theo nhóm – Chia sẻ trước lớp *TBHT điều hành nội dung HĐ chia sẻ: Bước 1: Kể trong nhóm - Cho học sinh đọc thầm yêu cầu và gợi ý trên bảng phụ. - Chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm kể một đoạn theo gợi ý. Bước 2: Kể trước lớp - Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên kể. - Tổ chức cho học sinh kể 2 vòng. - Yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung khi bạn kể. - Tuyên dương các nhóm học sinh kể tốt. - Khi học sinh lúng túng giáo viên có thể gợi ý từng đoạn. Ví dụ: Đoạn 1 + Nội dung đoạn 1 nói gì? + Hai vợ chồng thức khuya dậy sớm như thế nào? + Hai vợ chồng đã làm việc không lúc nào ngơi tay như thế nào? - Kết quả tốt đẹp mà hai vợ chồng đạt được? - Tương tự đoạn 2, 3. Việc 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện (M3, M4): Làm việc cá nhân-theo nhóm – Chia sẻ trước lớp - Gọi 3 học sinh xung phong lên kể lại câu chuyện. - Gọi các nhóm lên thi kể. - Chọn nhóm kể hay nhất. - Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên nhận xét. - Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2 - Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4 * HS HĐ nhóm - Nêu YC và thực hiện theo YC, tương tác với bạn - HS HĐ dưới sự điều hành của nhóm trưởng -HS chia sẻ trước lớp *Dự kiến nội dung HĐ chia sẻ: + Đọc YC và gợi ý +Kể chuyện theo gợi ý - Kể lại trong nhóm. Khi học sinh kể các em khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. - Mỗi học sinh trình bày 1 đoạn. - 3 học sinh tham gia kể. - Nhận xét bạn kể. + Hai vợ chồng chăm chỉ. + Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời. + Hai vợ chồng cần cù làm việc, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến vụ lúa họ cấy lúa rồi trồng khoai, trồng cà, không để cho đất nghỉ. + Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. - Mỗi học sinh kể lại một đoạn. - Mỗi nhóm 3 học sinh lên thi kể. Mỗi học sinh kể 1 đoạn. - 1 đến 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện. 3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút) *Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. *Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> N2 -> Chia sẻ trước lớp - Câu chuyện kể về việc gì? - Em học tập được điều gì từ câu chuyện trên? Khuyến khích đối tượng M1 trả lời CH1, M2 trả lời CH2 *GDHS.KNS: Giúp HS biết tự nhận thức; xác định được giá trị bản thân. Biết lắng nghe tích cực. - Học sinh trả lời (...) - Học sinh trả lời: Ai yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. - Trình bày ý kiến cá nhân ( ) 4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút) - Hỏi lại tên câu chuyện. - Hỏi lại những điều cần nhớ. - Giáo dục học sinh phải biết yêu quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng - Giáo viên nhận xét tiết học. 5.HĐ sáng tạo: (2 phút) - Đọc lại câu chuyện theo vai nhân vật ( người dẫn chuyện, cha). Lưu ý HS cần thể hiện đúng điệu bộ, giọng nói của từng nhân vật. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn học sinh về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .............................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................................................................................. .. CHÍNH TẢ: (Nghe viết) KHO BÁU I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả. - Làm được bài tập 2, bài tập 3a. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ua/uơ, l/n. 3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - TBVN bắt nhịp cho cả lớp hát tập thể - Nhận xét bài làm của học sinh ở tiết trước, khen em viết tốt. - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh hát bài: Chữ đẹp, nết càng ngoan. - Lắng nghe. - Mở sách giáo khoa. 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút) *Mục tiêu: - Học sinh có tâm thế tốt để viết bài. - Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp - Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn. - Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý: *TBHT điều hành HĐ chia sẻ: + Nội dung của đoạn văn là gì? + Những từ ngữ nào cho em thấy họ rất cần cù? + Đoạn văn có mấy câu? + Trong đoạn văn những dấu câu nào được sử dụng? + Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? - Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: cuốc bẫm, trở về, gà gáy. - Nhận xét bài viết bảng của học sinh. - Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý. - Học sinh lắng nghe - Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý: * Dự kiến ND chia sẻ: + Nói về sự chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân. + Hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng đến lúc lặn mặt trời, hết trồng lúa, lại trồng khoai, trồng cà. + 3 câu. + Dấu chấm, dấu phẩy được sử dụng. + Chữ Ngày, Hai, Đến vì là chữ đầu câu. - Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp. - Lắng nghe. - Quan sát. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) *Mục tiêu: - Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài: - Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. - Giáo viên đọc bài cho học sinh viết. Lưu ý: - Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1. - Lắng nghe. - Học sinh viết bài vào vở. 4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút) *Mục tiêu: - Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn. *Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo bài trong sách giáo khoa. - Giáo viên đánh giá nhanh 5 - 7 bài. - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh. - Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực. - Lắng nghe. 5. HĐ làm bài tập: (6 phút) *Mục tiêu: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả ua/uơ, l/n. *Cách tiến hành: + GV giao nhiệm vụ + GV trợ giúp HS M1 +TBHT điều hành HĐ chia sẻ Bài 2: Hoạt động cá nhân – Chia sẻ trước lớp - Yêu cầu học sinh lên bảng chia sẻ kết quả. - Yêu cầu học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét chung, chốt kết quả: voi huơ vòi; mùa màng, thưở nhỏ; chanh chua. Bài 3a: TC Trò chơi “Thi điền nhanh” - Giáo viên chép thành 2 bài cho học sinh lên thi tiếp sức. Mỗi học sinh của 1 nhóm lên điền 1 từ sau đó về chỗ đưa phấn cho bạn khác. Nhóm nào xong trước và đúng thì thắng cuộc. - Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng. - Giáo viên đánh giá. * HS thực hiện theo YC + Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài, tương tác với bạn -HS chia sẻ trước lớp - Học sinh chia sẻ: - Dự kiến KQ của học sinh chia sẻ - Học sinh làm bài: voi huơ vòi; mùa màng, thưở nhỏ; chanh chua. - Học sinh nhận xét. - Lắng nghe. - 2 nhóm thi điền: Ơn trời mưa nắng phải thì Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu Công lênh chẳng quản bao lâu Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng. Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang, Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - Học sinh nghe. 6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút) - Cho học sinh nêu lại tên bài học. - Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học. - Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. - Nhận xét tiết học. 7. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. Học thuộc các quy tắc chính tả: l/n - Viết tên một số sự vật có phụ âm đầu là l/n. - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu các em viết sai 3 lỗi chính tả trở lên về nhà viết lại bài cho đúng. Xem trước bài chính tả sau: Cây dừa. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .. THỂ DỤC: TRÒ CHƠI: TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh - Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi. - Nắm vững cách chơi, tham gia chơi tương đối chủ động. 2. Kỹ năng: Rèn sức bền, dẻo, khéo léo. Tác phong nhanh nhẹn. 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành, tuân thủ kỷ luật, tuân thủ luật chơi. Yêu thích vận động, thích tập luyên thể dục thể thao. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL vận động cơ bản và phát triển các tố chất thể lực, NL hoạt động thể dục, thể thao, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL quan sát – Thực hành,... II/ ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Còi. III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC I/ MỞ ĐẦU - Giáo viên: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học - Gọi 4 học sinh lên thực hiện lại động tác đã học ở tiết trước. - Giáo viên nhận xét. - Quan sát, nhắc nhở học sinh khởi động các khớp: cổ, cổ tay, hông, gối, II/ CƠ BẢN: Trò chơi Tung vòng vào đích. - Phân tích lại và gợi ý cho học sinh nắm được cách chơi. - Sau đó cho học sinh chơi thử. - Nêu hình thức xử phạt -Tổ chức cho Hs chơi thật (TB.TDTT điều hành) - HS chủ động tham gia chơi vui vẻ, an toàn, hiệu quả -GV tổng kết trò chơi (Khuyến khích đối tượng M1 tham gia tích cực) III/ KẾT THÚC: - Học sinh đứng tại chỗ vỗ tay hát. - Hướng dẫn cho học sinh các động tác thả lỏng toàn thân. - Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà ôn các động tác đã học. 4p 26p 5p Đội Hình * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV Đội hình xuống lớp * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... TOÁN Tiết 132: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I . MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng viết, đọc các số tròn trăm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. *Bài tập cần làm: Bài tập 1,2. 4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Sách giáo khoa, bộ đồ dùng học toán. - Học sinh: Sách giáo khoa, mỗi học sinh chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn số. 2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, T.C học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. HĐ khởi động: (3 phút) - GV kết hợp với Ban CT.HĐTQ tổ chức Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: +TBHT điều hành cho lớp chơi trò chơi +Nội dung chơi: TBHT nêu phép tính để học sinh trả lời nhanh đáp số: 1 x 6 7 x 0 4 x 9 8 : 1 0 : 9 1 x 4 0 x 5 3 x10 1 x 10 - Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi và tuyên dương những học sinh trả lời đúng và nhanh. - Các em đã được học đếm số nào? - Giáo viên giới thiệu: Từ tiết học này, chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn. - Giáo viên ghi đầu bài lên bảng. - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh trả lời. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm. *Cách tiến hành: +GV giao nhiệm vụ tìm hiểu ND thông qua một số câu hỏi + GV gắn lên bảng ô vuông ...(như sách giáo khoa) + GV trợ giúp HS lúng túng Việc 1: Ôn tập về đơn vị, chục và trăm. - Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị? - Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong sách giáo khoa và yêu cầu học sinh nêu số đơn vị tương tự như trên. - 10 đơn vị còn gọi là gì? - 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? - Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục. - Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu học sinh nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị. - 10 chục bằng mấy trăm? - Viết lên bảng 10 chục = 100. Việc 2: Giới thiệu 1 nghìn. a. Giới thiệu số tròn trăm. - Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm. - Gọi 1 học sinh lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100. - Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm. - Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200. - Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400,... - Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung? - Những số này được gọi là những s
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tong_hop_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2018_2019.doc