Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

TOÁN

36 + 15

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.

- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính và giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

*Bài tập cần làm: Bài tập 1 (dòng 1), bài tập 2 (phần a, b), bài tập 3.

4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não

 - Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.

2. Đồ dùng dạy học:

 - Giáo viên: Que tính, bảng gài, sách giáo khoa, PHT.

 - Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.

 

doc 45 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
TẬP ĐỌC (2 TIẾT):
NGƯỜI MẸ HIỀN
I . MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
- Hiểu ý nội dung: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người.
- Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Kỹ năng: Đọc đúng, và rõ ràng toàn bài, ngắt, nghỉ hơi hợp lý sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. Chú ý các từ: gánh xiếc, vùng vẫy, xấu hổ, về chỗ, hét toáng, 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý, kính trọng thầy cô, bố mẹ; yêu thích môn học.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TIẾT 1: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBVT bắt nhịp hát bài: Mẹ của em ở trường.
- Cho HS nêu nội dung bài hát
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Người mẹ hiền
- Học sinh hát tập thể
- HS trả lời
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ: gánh xiếc, vùng vẫy, xấu hổ, về chỗ, hét toáng, 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân-> Nhóm -> Cả lớp.
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- Lưu ý giọng đọc cho học sinh. 
b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
-Tổ chức cho học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
* Dự kiến một số từ để HS cần đọc đúng: gánh xiếc, vùng vẫy, xấu hổ, về chỗ, hét toáng,...
Chú ý phát âm đối tượng HS hạn chế
c. Học sinh nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ: gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
- Giáo viên giảng thêm: thầm thì (nói nhỏ vào tai); vùng vẫy (cựa quậy mạnh, cố thoát)
- Giáo viên hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp:
*Dự kiến một số câu:
+ Đến lượt Nam cố lách ra/ thì bác bảo vệ vừa tới,/ nắm chặt 2 chân em:// “Cậu vào đây?/ Trốn học hả?// 
+ Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào,/ nghiêm giọng hỏi:// “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?”//
e. Học sinh thi đọc giữa các nhóm.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét. 
- Giáo viên nhận xét chung và tuyên dương các nhóm
g. Đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
- Học sinh lắng nghe, theo dõi.
-Trưởng nhóm điều hành HĐ chung của nhóm
+ HS đọc nối tiếp câu trong nhóm.
- Học sinh luyện từ khó (cá nhân, cả lớp).
-HS chia sẻ đọc từng câu trước lớp (2-3 nhóm)
+Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài trước lớp.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài kết hợp giải nghĩa từ và luyện đọc câu khó
- Học sinh hoạt động theo cặp, luân phiên nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Học sinh chia sẻ cách đọc
+ 
+
- Các nhóm thi đọc
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt.
- Lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc lại toàn bộ bài tập đọc.
TIẾT 2:
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp
- GV giao nhiệm vụ (CH cuối bài đọc)
-YC trưởng nhóm điều hành chung 
- GV trợ giúp nhóm đối tượng M1, M2
µTBHT điều hành HĐ chia sẻ trước lớp.
- Mời đại diện các nhóm chia sẻ
- Đoạn 1: 
+ Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu? 
+ Hai bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
- Đoạn 2, 3: 
+ Ai đã hiện ra Minh và Nam đang chui qua chỗ tường thủng? 
+ Khi đó bác bảo vệ làm gì? 
+ Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo đã làm gì? 
- Đoạn 4:
+ Cô giáo đã làm gì khi Nam khóc ? 
+ Lúc ấy Nam cảm thấy thế nào? 
+ Còn Minh thì sao? Khi được cô giáo gọi vào lớp em đã làm gì? 
- Người mẹ hiền trong bài là ai? 
µGV kết luận: Thầy cô giáo là người truyền giảng kiến thức cho ta, dạy dỗ ta nên người. Các em phải biết nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo.
- HS nhận nhiệm vụ
- Trưởng nhóm điều hành HĐ của nhóm
- HS làm việc cá nhân -> Cặp đôi-> Cả nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo
- Dự kiến ND chia sẻ:
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Minh rủ Nam trốn học, ra phố xem xiếc.
+ Hai bạn chui qua một chỗ tường thủng.
- Học sinh đọc thầm đoạn 2, đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Bác bảo vệ.
+ Bác nắm chặt chân Nam và nói: “Cậu nào đây? Trốn học hả?”
 + Cô nói với bác bảo vệ: “Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi”; cô đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Cô xoa đầu Nam an ủi.
+ Nam cảm thấy xấu hổ.
+ Minh thập thò ngoài cửa lớp, khi được cô giáo gọi vào em cùng Nam đã xin lỗi cô.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. HĐ Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu lần hai 
- Hướng dẫn học sinh giọng đọc các nhân vật.
- Chia lớp nhóm, học sinh tự phân thi đọc toàn truyện.
-GV trợ giúp nhóm Hs còn lung túng .
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung và cùng lớp bình chọn học sinh đọc tốt nhất.
Lưu ý:
 - Đọc đúng:M1,M2,...
 - Đọc hay:M3, M4,...
- Lớp theo dõi
- Học sinh lắng nghe.
- Mỗi nhóm tự chọn vai (Cô giáo, Minh, Nam, bác bảo vệ, người dẫn chuyện) đọc trong nhóm
- Đại diện một số nhóm lên thi đọc toàn truyện.
- Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS bình chọn học sinh đọc tốt nhất, tuyên dương bạn.
5. HĐ vận dụng, ứng dụng (3 phút)
- Hỏi lại tựa bài.
- Vì sao cô giáo trong bài được gọi là “Người mẹ hiền”?
* Liên hệ thực tiễn
- Em đã làm gì và sẽ làm gì để tỏ lòng kính trọng thầy cô..?
- Giáo dục học sinh: Thầy cô giáo là người truyền giảng kiến thức cho ta, dạy dỗ ta nên người. Các em phải biết nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo.
- Học sinh trả lời
- Cô vừa yêu thương học sinh, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh giống như một người mẹ đối với các con trong gia đình.
+ Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân
VD: Lòng kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo; Chăm học, ngoan ngoãn, 
Lắng nghe
6.HĐ sáng tạo (2 phút)
 - Sắm vai nhân vật cô giáo và ban Nam, bạn Dũng để thể hiện sự kính trọng,biết ơn thầy giáo cũ.
 - Viết một đoạn văn khoảng 5 câu thể hiện tình cảm của em đối với cô giáo mình.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh về luyện đọc và chuẩn bị bài: “Bàn tay dịu dàng”
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
...........................................................................................
TOÁN
36 + 15 
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng làm tính và giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
*Bài tập cần làm: Bài tập 1 (dòng 1), bài tập 2 (phần a, b), bài tập 3.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực:Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Que tính, bảng gài, sách giáo khoa, PHT.
	- Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Trò chơi Con số may mắn
1
3
5
2
4
6
1. Nêu cách đặt tính 46 + 4?
2. Có 36 viên bi, thêm 8 viên bi nữa là bao nhiêu viên bi?
3. Kết quả phép tính 56 + 7 là bao nhiêu?
4. Bạn Lan nói 46 + 9 lớn hơn 55, đúng hay sai?
5. Nêu cách tính 36 + 8?
6. Đọc bảng 6 cộng với một số?
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: 36 + 15
- Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
- Giáo viên nêu bài toán: Có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu tính?
 - Muốn biết có có tất cả bao nhiêu que tính em làm phép tính gì? 
- Yêu cầu học sinh thực hiện trên que tính.tìm kết quả.
- Vậy: 36 + 15 =?
- Hướng dẫn học sinh nêu cách đặt tính và tính (Giáo viên ghi lên bảng như sách giáo khoa).
+
	 36
	 15
	 51
- Cho học sinh nhắc lại.
Ò Nhận xét, tuyên dương.
Lưu ý giúp đỡ đối tượng M1, M2
- Lắng nghe.
- Phép cộng 36 +15.
- Thao tác trên que tính và trả lời có 31 que tính.
+ 51 
* 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
* 3 cộng 1bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5. 
- Vài học sinh nhắc lại.
3. HĐ thực hành: (14 phút)
*Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 36 + 15.
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
*Cách tiến hành:
Bài 1 (dòng 1): Làm việc cá nhân - cả lớp
- Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính.
- Cho học sinh khác nhắc lại cách đặt tính và tính.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
Bài 2 (phần a, b): Làm việc cá nhân - cả lớp
- Cho học sinh đọc yêu cầu.
- Muốn tính tổng em làm thế nào? 
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Cho học sinh nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Làm việc cá nhân - cặp đôi - cả lớp
- Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Đính tóm tắt lên bảng (như sách giáo khoa).
- Yêu cầu học sinh nhìn hình vẽ tự đặt đề toán.
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải.
- Giáo viên nhận xét, chấm nhanh 5-7 bài 
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung.
 Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT
µBài tập PTNL:
Bài tập 1(dòng 2) (M3):
Bài tập 4 (M4):
- Yêu cầu HS ghi kết quả của từng phép tính vào vở
- Khoanh vào kết quả các phép tính bằng 45
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Tính
- Học sinh làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh nêu yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính tổng.
- Lấy số hạng cộng với số hạng.
- 3 học sinh làm bài PHT, dưới lớp làm vở.
- 3HS chia sẻ
- Học sinh dưới lớp nhận xét, sửa sai.
- Lắng nghe.
- Giải bài toán theo hình vẽ.
- Quan sát.
- 3 học sinh đặt đề toán.
- 1 học sinh lên bảng làm. Lớp làm vào vở bài tập.
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- HS tự làm bài vào vở
- HS làm bài:
3 + 35 = 40 40 + 5 = 45
18 + 27 = 45 36 + 9 = 45
4.HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh kết quả của phép tính; 18l +5 l = 34l – 4- -5l = ...
5.HĐ sáng tạo: (2 phút)
-Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Chanh : 15 cây 
 Bưởi : 17 cây ? cây 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Xem trước bài: Luyện tập
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................
TNHX:
ĂN UỐNG THẾ NÀO ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH (Tiết 1)
 (VNEN)
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI:
ĂN, UỐNG SẠCH SẼ
(Chương trình hiện hành)
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số việc làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện.
- Hiểu được ăn, uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh tật, nhất là bệnh đường ruột.
2. Kỹ năng: Học sinh thực hiện được ăn, uống sạch sẽ trong cuộc sống hàng ngày. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
*GDKNS:
	+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát và phân tích để nhận biết những việc làm, hành vi đảm bảo ăn uống sạch sẽ .
	+ Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để đảm bảo ăn uống sạch sẽ.
	+ Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận xét về hành vi có liên quan đến việc thực hiện ăn uống của mình.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy logic, NL quan sát ,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, kỹ thuật khăn trải bàn, động não
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên: Phóng to hình vẽ trong sách giáo khoa ở trang 18, 19.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
-TBHT điều hành:
+ Thế nào là ăn uống đầy đủ? 
+ Không những ăn đủ 1 bữa, em cần uống nước như thế nào?
- Cả lớp, giáo viên theo dõi nhận xét.
- Nhận xét chung.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên các thức ăn, nước uống hằng ngày. Mỗi học sinh nói tên 1 đồ ăn, thức uống và giáo viên ghi nhanh các ý kiến (không trùng lặp) trên bảng.
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét xem các thức ăn, nước uống trên bảng đã là thức ăn, nước uống sạch chưa.
- Hôm nay chúng ta học bài Ăn, uống sạch sẽ
- Học sinh trả lời:
+ Ăn uống đầy đủ là ăn đủ 3 bữa: thịt, trứng, cá, cơm canh, rau, hoa quả.
+ Đủ nước
- Học sinh nhận xét.
- Lắng nghe.
- Học sinh kể.
- Học sinh nhận xét.
- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu:
- Biết được việc cần làm để đảm bảo ăn sạch, uống sạch.
- Tự giác thực hiện ăn, uống.
*Cách tiến hành:
Việc 1: Quan sát và thảo luận: “Phải làm gì để ăn sạch”
Mục tiêu: Biết được việc cần làm để ăn sạch.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên phát phiếu HT:
+ Em nào nói được để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những gì?
++ Yêu cầu học sinh quan sát từ hình 1 đến hình 5 và trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát, nhóm khác bổ sung.
Hình 1:
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Rửa tay như thế nào mới được gọi là hợp vệ sinh?
+ Những lúc nào chúng ta cần phải rửa tay?
Hình 2 :
+ Bạn nữ đang làm gì?
+ Theo em, rửa quả như thế nào là đúng?
Hình 3:
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Khi ăn, loại quả nào cần phải gọt vỏ?
Hình 4: 
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Tại sao bạn ấy phải làm như vậy?
+ Có phải chỉ cần đậy thức ăn đã nấu chín thôi không?
Hình 5:
+ Bạn gái đang làm gì?
+ Bát, đũa, thìa sau khi ăn, cần phải làm gì?
Kết luận: Để ăn sạch cần:
+ Rửa sạch tay trước khi ăn.
+ Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn.
+ Thức ăn phải đậy cẩn thận không để ruồi gián, chuột... bò, đậu vào.
+ Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ.
- Cho học sinh nhắc lại kết luận.
Việc 2: Các nhóm quan sát, thảo luận phải làm gì để uống sạch.
Mục tiêu: Biết được việc cần làm để đảm bảo uống sạch.
Cách tiến hành:
- Nhóm nêu ra những đồ uống hàng ngày hàng ngày mình thích.
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Nhận xét loại nên uống và không nên uống
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 6, 7, 8 nhận xét đâu là hợp vệ sinh, đâu là chưa hợp vệ sinh.
Kết luận: Nước uống phải lấy từ nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội, ở vùng nước không được sạch cần lọc theo hướng dẫn của y tế và phải đun sôi khi uống.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
Việc 3: Thảo luận ích lợi của ăn uống sạch sẽ.
Mục tiêu: Tự giác thực hiện ăn, uống. sạch.
Cách tiến hành:
- Các nhóm thảo luận: “Tại sao phải ăn uống sạch sẽ”
- Giáo viên gợi ý: Học sinh nêu ví dụ về tác hại của ăn uống mất vệ sinh, ngộ độc thức ăn, tiêu chảy.
- Đại diện các nhóm phát biểu, nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp ta đề phòng được nhiều bệnh ruột như: đau bụng, tiêu chảy, giun sán...
- Cho học sinh nhắc lại.
- HS nhận nhiệm vụ
- Nhóm hoạt động 6.
- Học sinh làm việc cá nhân ->theo cặp
-> chia sẻ tong nhóm
- Báo cáo trước lớp-> Thống nhất;
*Dự kiến ND chia sẻ:
+ Đang rửa tay.
+ Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch.
+ Sau khi đi vệ sinh, sau khi nghịch bẩn, 
+ Đang rửa hoa, quả.
+ Rửa dưới vòi nước chảy, rửa nhiều lần bằng nước sạch.
+ Đang gọt vỏ quả.
+ Quả cam, bưởi, táo, 
+ Đang đậy thức ăn.
+ Để cho ruồi, gián, chuột, không bò, đậu vào làm bẩn thức ăn.
+ Không phải. Kể cả thức ăn đã hoặc chưa nấu chín, đều cần phải được đậy.
+ Đang úp bát đĩa lên giá.
+ Cần phải được rửa sạch, phơi khô nơi khô ráo, thoáng mát
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Học sinh chia sẻ
+ 
- Học sinh quan sát thảo luận theo nhóm đôi và trình bày kết quả: Muốn uống sạch ta phải đun sôi nước. 
+ Hình 6: Chưa hợp vệ sinh. Vì nước mía ép bẩn, có nhiều ruồi, nhặng.
+ Hình 7: Không hợp vệ sinh. Vì nước ở chum là nước lã, có nhiều vi trùng. 
+ Hình 8: Đã hợp vệ sinh. Vì bạn đang uống nước đun sôi để nguội.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm phát biểu.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (3 phút)
- Qua bài học này, em rút ra được điều gì? 
- Nêu các cách để ăn, uống sạch sẽ?
5. HĐ sáng tạo: (1 phút)
-Về nhà cùng gia đình thực hiện nghiêm túc việc ăn chín, uống sôi; Nhắc nhở bạn bè cùng nói không với ăn uống không vệ sinh.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh thực hiện ăn, uống sạch sẽ. Xem trước bài: Đề phòng bệnh giun
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Thứ.....ngày.....tháng.....năm.........
KỂ CHUYỆN
NGƯỜI MẸ HIỀN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em học sinh nên người.
- Dựa theo tranh minh họa, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền. Một số học sinh biết phân vai dựng lại câu chuyện bài tập 2. (M3, M4)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện. 
4. Năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp – hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy – lập luận logic, NL quan sát ,...
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:	
- Giáo viên: Tranh minh họa câu chuyện (như sách giáo khoa).
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
-TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài : Cô giáo như mẹ hiền
- Yêu cầu 3 học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Người thầy cũ.
- Giáo viên nhận xét chung.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng
- HS hát tập thể
- 3 học sinh lên kể.
- Lắng nghe
2. HĐ kể chuyện. (22 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh biết kể lại từng đoạn câu chuyện. 
- Một số học sinh kể được toàn bộ câu chuyện. (M3, M4) 
*Cách tiến hành: 
Việc 1: HĐ nhóm 4 - cả lớp
Dựa theo tranh kể lại từng đoạn.
- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu của bài. 
- Giáo viên đính tranh lên bảng.
- Yêu cầu học sinh quan sát tranh, kể trong nhóm và nhận xét cho nhau.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
- Giáo viên mời 1 vài nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh kể hay.
Việc 2: HĐ nhóm 5 - cả lớp
Kể lại toàn bộ câu chuyện theo vai.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Kể lần 1: Giáo viên dẫn chuyện 
- Yêu cầu học sinh kể theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thi dựng lại câu chuyện theo vai trước lớp.
- Giáo viên nhận xét bình chọn những học sinh kể hay.
Lưu ý
- Kể đúng văn bản: Đối tượng M1, M2
- Kể theo lời kể của bản thân: M3, M4
- 1 học sinh nêu.
- Học sinh quan sát tranh, đọc lại lời nhân vật trong tranh, nhớ từng đoạn câu chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm 4. Học sinh tiếp nối nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm. Hết 1 lượt lại quay lại từ đoạn 1 thay đổi người kể. Học sinh nhận xét cho nhau về nội dung – cách diễn đạt cách thể hiện của mỗi bạn trong nhóm mình.
- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.
- Học sinh nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể hay.
- Lắng nghe.
- Nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Học sinh nhận các vai còn lại.
- Mỗi nhóm 5 em phân vai dựng lại câu chuyện.
- Các nhóm dựng lại câu chuyện trước lớp.
- Lắng nghe.
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (5 phút)
GV giao nhiệm vụ
- YC cầu HS tương tác, chia sẻ
- Câu chuyện kể về ai?
Khuyến khích trả lời: HS M11,2
-Trao đổi cặp đôi -> Thống nhất:
- Kể về cô giáo là người vừa yêu thương học sinh, vừa nghiêm khắc dạy bảo học sinh giống như một người mẹ đối với các con trong gia đình.
- Học sinh trả lời: 
- Lắng nghe, ghi nhớ.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2phút)
- Hỏi lại những điều cần nhớ trong bài
-1HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
5. HĐ sáng tạo: (1phút)
-Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và phân vai dựng lại câu chuyện.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau ( )
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................................
...........................................................................................
CHÍNH TẢ: (Tập chép)
NGƯỜI MẸ HIỀN
I . MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả trong sách giáo khoa. Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả.
- Làm được bài tập 2, bài tập 3 (phần a)
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng phân biệt ao/au, r/d/gi
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
4. Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung đoạn viết, PHT.
	- Học sinh: Vở bài tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- TBVN bắt nhịp cho lớp hát bài: Mẹ của em ở trường
- Yêu cầu học sinh viết bảng: trang vở, thơm tho, ngắm mãi, điểm mười.
- Nhận xét bài làm của học sinh, khen những em tuần trước viết tốt.
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát tập thể
- 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Lắng nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài chép để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả: Đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài viết và cách trình bày qua hệ thống câu hỏi gợi ý:
+Cô giáo nghiêm giọng hỏi hai bạn thế nào?
+ Trong bài có những dấu câu nào? 
+ Câu nói của cô giáo có dấu gì ở đầu câu, dấu gì ở cuối câu?
- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con: xấu hổ, bật khóc, xoa đầu, cửa lớp, nghiêm giọng, xin lỗi, 
- YC HS nhận xét bài viết bảng của bạn.
- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.
- Học sinh nêu những điểm (âm, vần) hay viết sai.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời từng câu hỏi của giáo viên. Qua đó nắm được nội dung đoạn viết, cách trình bày, những điều cần lưu ý:
* Dự kiến ND chia sẻ:
+ Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?
+ Học sinh trả lời.
+ Đầu câu có dấu gạch ngang và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
- Luyện viết vào bảng con, 1 học sinh viết trên bảng lớp.
- Nhận xét.
- Quan sát.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe.
3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh viết lại chính xác một đoạn trong bài: Người mẹ hiền
- Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân
- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định. 
- Cho học sinh viết bài (viết từng câu theo hiệu lệnh của giáo viên)
Lưu ý: 
- Tư thế ngồi: Tuấn Anh, Trâm Anh, Thịnh
- Cách cầm bút: Tuệ, Thuý, Tuấn Anh
- Tốc độ: Trâm Anh, Bảo Trâm,Hiếu A
- Lắng nghe
- Học sinh viết bài vào vở 
4. HĐ chấm và nhận xét bài. (3 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và lỗi của bạn.
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cặp đôi
- Cho học sinh đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
- Giáo viên chấm nhanh 5 - 7 bài 
- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.
- Học sinh đổi chéo vở, chấm cho nhau.
- Lắng nghe
5. HĐ làm bài tập: (5 phút)
*Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ao/au, r/d/gi.
*Cách tiến hành:
Bài 2: HĐ cả lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm thi đua.
- N. xét, chốt đáp án đúng (giải thích thêm ) 
+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
+ Trèo cao ngã đau.
Bài 3a: HĐ cá nhân - cặp đôi - cả lớp
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- YC 2 học sinh làm PHT.
- Gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại đáp án: 
+ con dao, tiếng rao hàng, giao bài tập về nhà.
+ dè dặt, giặt giũ quần áo, chỉ có rặt một loài cá.
- Khuyến khích trả lời: Hiếu B, Trung, Q.Anh,...
- Điền vào chỗ trống ao/au:
- 2 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
*Dự kiến KQ:
+Một con ngựa đau,cả tàu bỏ cỏ.
+ Trèo cao ngã đau.
- Lắng nghe.
- Điền vào chỗ trống r, d hay gi?
- 2 học sinh làm PHT, lớp làm vào vở.
- Tương tác -> chia sẻ ND BT
- Học sinh nhận xét, sửa sai (nếu có).
- Lắng nghe.
6. HĐ vận dụng, ứng dụng: (2 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Chọn một số vở học sinh viết chữ sạch, đẹp, không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Tổ chức cho HS chơi TC Bắn tên với nội dung : Tìm những từ chứa tiếng có vần ao / au 
7. HĐ sáng tạo: (1 phút)
- Nhắc HS xem lại những từ khó và từ viết sai chính tả để ghi nhớ, tránh viết sai lần sau. 
- Viết tên một số từ chỉ sự vật có r, d hay gi. 
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh mắc lỗi chính tả về nhà viết lại các từ đã viết sai
-Hs xem trước bài chính tả sau: Bàn tay dịu dàng.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_8_nam_hoc_2021_2022.doc