Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực chung:

- NL tự chủ và tự học: HS tự giác thực hiện các bài tập.

- NL giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và trao đổi với bạn về cách thực hiện các bài tập.

- NL tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm kiếm được các cách để giải quyết các bài tập GV yêu cầu

2. Năng lực đặc thù:

- Nhận biết ,cảm nhận được về khối lượng ,dung tích ;thực hiện được các phép tính cộng trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l).

-Vận dụng giải các bài tập ,các bài toán thực tế liên quan đến các đơn vi đo ki –lô-gam và lít.

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ - trách nhiệm: HS tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Gv : Máy tính ,máy chiếu

-HS :SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

docx 30 trang Huy Toàn 23/06/2023 3981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 10 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày/thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Điều chỉnh
Sáng
1
HĐTN
Kế hoạch nhà trường
Thứ 2
2
Toán
 Bài 19: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số (T1)
7/11/2022
3
Tiếng Việt
Bài 17: Gọi bạn
4
Tiếng Việt
 Bài 17: Gọi bạn (T2)
1
Tiếng Anh
GVBM dạy
2
Đạo đức
GV BM
Chiều
3
GDTC
GVBM dạy 
1
Toán
Bài 19: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số (T2)
Sáng
2
Tiếng Việt
Tập viết: Chữ hoa H (T3)
3
Tiếng Việt
NVN: Kể chuyện Gọi bạn (T4)
 Thứ 3
4
Bài 4
8/11/2022
1
Tăng cường Toán
 Luyện tập.
2
HĐ trải nghiệm
Bài 10: tìm sự trợ giúp để giữ gìn tình bạn.T2
Chiều
3
Tiết đọc thư viện
Đọc cá nhân.
1
Toán
 Bài 19: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số (T3)
2
TN&XH
GV: Thanh Hiền dạy
Thứ 4
Sáng
3
Tiếng Việt
 Bai 18: Tớ nhớ cậu (T1)
9/11/2022
4
Tiếng Việt
 Bai 18: Tớ nhớ cậu (T2)
1
Tiếng Anh
GVBM dạy
Chiều
2
Âm nhạc
GVBM dạy
3
Mĩ thuật
GVBM dạy
Thứ 5
10/11/2022
Sáng
1
TN&XH
GVBM dạy
2
Toán
 Bai 20: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.T1
3
Tiếng Việt
N - V: Tớ nhớ cậu
4
Tiếng Việt
Mở rộng vốn từ về tình cảm bạn bè; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, Dấu chấm than.
1
GDTC
GVBM dạy
2
Tiếng Việt
Viết đoạn văn kể về một hoạt động em tham gia cùng bạn
3
Tiếng Việt
Đọc mở rộng
Thứ 6
1
Toán
Bai 20: Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số.T2
11/11/2022
Sáng
2
Tiếng Việt
Chữ A và những người bạn
3
Tiếng Việt
Chữ A và những người bạn
4
TC Tiếng Việt
Luyện viết đoạn văn 
5
HĐ trải nghiệm
 (T3)
KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
TUẦN 10: TỪ NGÀY 7/11 ĐẾN NGÀY 11/11/2022
BGH duyệt KT duyệt GVCN
TUẦN 10
Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2022
TIẾT 1: HĐTN
Kế hoạch nhà trường
=========================================
TIẾT 2: TOÁN
BÀI 18: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: HS tự giác thực hiện các bài tập. 
- NL giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và trao đổi với bạn về cách thực hiện các bài tập.
- NL tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tìm kiếm được các cách để giải quyết các bài tập GV yêu cầu
2. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết ,cảm nhận được về khối lượng ,dung tích ;thực hiện được các phép tính cộng trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l).
-Vận dụng giải các bài tập ,các bài toán thực tế liên quan đến các đơn vi đo ki –lô-gam và lít. 
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ - trách nhiệm: HS tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu 
-HS :SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Bài 1:Tính 
-GV gọi 3 HS lên bảng làm bài 
+ dưới lớp HS làm vào vở.
-HS nhận xét 
-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương 
Bài 2:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-GV yêu cầu HS quan sát tranh và TLCH.
+ Một con thỏ nặng bằng mấy con gà?
+Một con chó nặng bằng mấy con thỏ?
+Một con chó nặng bằng mấy con gà? Vì sao?
-HS nhận xét
-GV nhận xét ,tuyên dương.
Bài 3:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết cả hai người mua bao nhiêu lít xăng ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ?
-GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở
-Gọi 1 số HS đọc bài
-HS nhận xét
-GV nhận xét,tuyên dương
Bài 4:
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV hỏi:
a.+Muốn lấy 2 túi để được 13kg gạo thì phải lấy 2 túi nào?
( GV yêu cầu HS tính nhẩm xem 2 số nào ghi trên các túi có tổng bằng 13)
-Vậy lấy ra hai túi gạo 6kg và 7kg sẽ được 13 kg gạo
b. .+Muốn lấy 3 túi để được 9 kg gạo thì phải lấy 3 túi nào?
( GV yêu cầu HS tính nhẩm xem 3 số nào ghi trên các túi có tổng bằng 9)
-Vậy lấy ra ba túi gạo 2kg ,3kg và 4kg sẽ được 9 kg gạo
+Mở rộng: - Muốn lấy 2 túi để được 9kg gạo thì phải lấy 2 túi nào?
 - Muốn lấy 2 túi để được 10kg gạo thì phải lấy 2 túi nào?
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau
-3 HS lên bảng làm bài
-HS trả lời
-1 HS đọc
-2 con gà
-2 con thỏ
-4 con gà
-HS đọc
-HS trả lời
-HS trả lời
-Phép tính cộng,25 + 3
 Bài giải
Cả hai người mua số lít xăng là:
 25+ 3 = 28 (l)
 Đáp số :28 lít.
-HS đọc
-7 + 6
-2+4+3
-7+2 và 6+3
-7+3 và 6+4
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
TIẾT 3,4: TẬP ĐỌC 
BÀI 17: GỌI BẠN (Tiết 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: HS tự giác thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của bài học.
- NL giao tiếp và hợp tác: Biết kết hợp với bạn để hoạt động nhóm. 
- NL tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi.
2. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ
 - Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ.
* Năng lực văn học
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Hai bạn bê vàng và dê trắng đang làm gì? Ở đâu?
+ Bức tranh thể hiện tình cảm gì?
- GV hướng dẫn HS nói về một người bạn của mình theo gợi ý:
+ Em muốn nói về người bạn nào?
+ Em chơi với bạn từ bao giờ?
+ Em và bạn thường làm gì?
+ Cảm xúc của em khi chơi với bạn?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết.
- HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thuở, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo, 
- Luyện đọc câu khó đọc: Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ?/ Bê! Bê!,..
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.80.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.40.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/tr.40,41.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.80.
- HDHS đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi dê trắng.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Hoạt động vận dụng
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS trao đổi theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ C1: Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm.
+ C2: Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bê vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ.
+ C3: Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bê và gọi bê.
+ C4: Bê vàng bị lạc đường, rất đáng thương, dê trắng rất nhớ bạn, thương bạn; bê vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm; tình bạn của hi bạn rất đẹp và đáng quý, 
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN Bài 19
 PHÉP CỘNG ( có nhớ ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
2. Năng lực đặc thù:
-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
3. Phẩm chất: Chăm chỉ - trách nhiệm: HS tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu 
-HS :SGK,Bộ ĐDHT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1 Khám phá
- GV tổ chức cho HS đóng vai các nhân vật trong câu chuyện : kiến ,ve sầu ,rô bốt
- Sau khi được ve sầu trả 7 hạt gạo thì lúc này số gạo của kiến nhiều hơn hay ít hơn?
-Vậy muốn biết sau khi ve sầu trả gạo thì kiến có bao nhiêu hạt gạo ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính
-GV hướng dẫn HS cộng:
+Số 35 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
Vậy cô có 3 bó que tính (mỗi bó có 1 chục que tính) và 5 que tính rời.GV yêu cầu HS thực hiện lấy que tính.
+ Số 7 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Vậy cô có 7 que tính rời. GV yêu cầu HS thực hiện lấy que tính.
+ Cô lấy các que tính rời gộp với nhau, lấy 5 que tính gộp với 7 que tính thì được bao nhiêu que tính?
+12 que tính cô bó thành bó 1 chục thì thừa ra mấy que tính? 
+Viết số 2 ở hàng đơn vị,cô gộp 1 bó que tính với 3 bó que tính thì được mấy bó? 
Viết số 4 ở hàng chục.
+Vậy bạn ve sầu có 42 hạt gạo.
-GV hướng dẫn kĩ thuật đặt tính rồi tính phép cộng (có nhớ)
+ Đặt tính theo cột dọc( sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau ,hàng đơn vị thẳng gàng đơn vị ,hàng chục thẳng hàng chục)
+ Tính từ phải sang trái ( 5+7= 12 viết 2 nhớ 1; 3 thêm 1 bằng 4 viết 4 ; 35+7 =42)
2.2 .Luyện tập
Bài 1: Tính 
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 
+ dưới lớp HS làm vào vở.
-HS nhận xét 
-GV nhận xét vàtuyên dương 
-GV hỏi :Khi thực hiện tính ta cần lưu ý điều gì?
Bài 2: Đặt tính rồi tính
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 
+ dưới lớp HS làm vào vở.
-HS nhận xét 
-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương 
-GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì?
Bài 3
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-GV hỏi chum nào đựng nhiều nước nhất ?Vì sao
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- HS chơi để khởi động bài học.
-Nhiều hơn
-Phép tính cộng ,lấy 35 + 7
-3 chục và 5 đơn vị
-HS thực hiện
- 0 chục và 7 đơn vị
-HS thực hiện
-HS thực hiện gộp nêu kết quả bằng 12
-2 que tính
-4 bó
-HS làm bài
-Tính từ phải sang trái 
-HS đọc
-HS lên bảng làm bài
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái
-HSTL chum B .Vì chum A =68l
 Chum B=70l
 Chum C=61l
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
TIẾT 2: TẬP VIẾT 
CHỮ HOA H (Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: HS tự giác thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của bài học.
- NL giao tiếp và hợp tác: HS biết lắng nghe và trao đổi với bạn các yêu cầu của nhiệm vụ trong nội dung bài học.
- NL tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được ý kiến của mình về cách thức giải quyết các câu hỏi, vấn đề của bài học.
2. Năng lực đặc thù:	
- Biết viết chữ viết hoa H cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Học thầy không tày học bạn. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ - trách nhiệm: Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa H.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa H.
+ Chữ hoa H gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa H.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa H đầu câu.
+ Cách nối từ H sang o.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa H và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- HS chơi để khởi động bài học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
TIẾT 3: NÓI VÀ NGHE 
KỂ CHUYỆN “GỌI BẠN” (Tiết 4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: HS tự giác thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của bài học.
- NL giao tiếp và hợp tác: HS biết lắng nghe và trao đổi với bạn các yêu cầu của nhiệm vụ trong nội dung bài học.
- NL tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được ý kiến của mình về cách thức giải quyết các câu hỏi, vấn đề của bài học.
2. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.
- Kể lại được 1-2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và kể sáng tạo kết thúc câu chuyện.
- Biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi kể.
* Năng lực văn học
- Biết kể lại được câu chuyện Gọi bạn 
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ - trách nhiệm: HS tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Dựa vào tranh minh họa câu chuyện trong bài thơ “Gọi bạn” và gợi ý, nói về sự việc trong từng tranh. 
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Khung cảnh xung quanh như thế nào?
+ Nhân vật trong tranh là ai? 
+ Nhân vật đó đang làm gì?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh.
- YC HS quan sát tranh, đọc gợi ý dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện, chọn 1-2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để kể.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
* Hoạt động 3: Kể tiếp đoạn kết của câu chuyện theo ý của em.
- GV hướng dẫn HS nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện đồng thời yêu cầu HS hoàn thiện bài tập 5 trong VBTTV, tr.41.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động - Vận dụng:
- HDHS viết 2-3 câu nêu nhận xét của em về đôi bạn bê vàng và dê trắng trong câu chuyện trên.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS chơi để khởi động bài học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. (Mỗi tranh 2-3 HS chia sẻ).
- HS quan sát tranh và nhớ lại nội dung, kể trong nhóm.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS hoạt động nhóm 2, thực hiện nói mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
TIẾT 4: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
LUYỆN ĐỌC BÀI 17: GỌI BẠN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
- NL tự chủ và tự học: HS tự giác thực hiện các yêu cầu nhiệm vụ của bài học.
- NL giao tiếp và hợp tác: Biết kết hợp với bạn để hoạt động nhóm. 
- NL tự giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời được các câu hỏi.
2. Năng lực đặc thù:
* Năng lực ngôn ngữ
 - Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ.
* Năng lực văn học
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.
3. Phẩm chất: 
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động luyện đọc
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: Câu hỏi đọc lên giọng, đọc với giọng lo lắng; lời gọi đọc kéo dài, đọc với giọng tha thiết.
- HDHS chia đoạn: 3 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: thuở, sâu thẳm, hạn hán, lang thang, khắp nẻo, 
- Luyện đọc câu khó đọc: Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ?/ Bê! Bê!,..
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.80.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1,2 vào VBTTV/tr.40.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HDHS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- HS chơi để khởi động bài học.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
+ C1: Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm.
+ C2: Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bê vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ.
+ C3: Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bê và gọi bê.
+ C4: Bê vàng bị lạc đường, rất đáng thương, dê trắng rất nhớ bạn, thương bạn; bê vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm; tình bạn của hi bạn rất đẹp và đáng quý, 
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- HS lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
BUỔI CHIỀU
TIẾT 1: TĂNG CƯỜNG TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
2. Năng lực đặc thù:
-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
-Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
3. Phẩm chất: Chăm chỉ - trách nhiệm: HS tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu 
-HS :SGK,Bộ ĐDHT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động luyện tập
GVHD cho hs làm vào vở bài tập.
Bài 1: Tính 
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 
+ dưới lớp HS làm vào vở.
-HS nhận xét 
-GV nhận xét vàtuyên dương 
-GV hỏi :Khi thực hiện tính ta cần lưu ý điều gì?
Bài 2: Đặt tính rồi tính
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở.
-HS nhận xét 
-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương 
-GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì?
Bài 3
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-GV hỏi chum nào đựng nhiều nước nhất ?Vì sao
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- HS chơi để khởi động bài học.
-HS thực hiện
- 
-HS đọc
-HS lên bảng làm bài
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái
-HSTL chum B .Vì chum A =38l
 Chum B=60l
 Chum C=31l
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
TIẾT 2: HĐTN
BÀI 10: TÌM SỰ TRỢ GIÚP ĐỂ GIỮ GÌN TÌNH BẠN.T2
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
 1. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
2. Năng lực đặc thù:
- Gợi lại hình ảnh về một lớp học vui vẻ và đoàn kết, tạo không khí vui tươi, thoải mái cho HS trước khi vào học.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp HS phân biệt được nguyên nhân bất hoà, từ đó lựa chọn được cách giải quyết mẫu thuẫn phù hợp.
- HS hiểu được trong cuộc sống luôn có mâu thuẫn và cần biết nhường nhịn nhau khi giải quyết mâu thuẫn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Mũ dê đen, dê trắng để sắm vai. Thẻ chữ: TỰ MÌNH, NHỜ BẠN BÈ, NHỜ THẦY CÔ.
- HS: Sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
GV cho HS hát và nhảy theo nhạc ca khúc “Lớp chúng ta đoàn kết”, tác giả: Mộng Lân.
GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của bản thân về lớp học sau khi vận động theo nhạc.
- GV dẫn dắt, vào bài.
2. Khám phá chủ đề:
*Hoạt động 1: Xử lí tình huống Hai con dê tranh nhau qua cầu
− GV mời 2 HS lên bảng, đội mũ dê đen, dê trắng, diễn lại tình huống hai con dê qua cầu, gặp nhau ở giữa cầu và không biết giải quyết ra sao.
− GV mời một số HS đưa ra phương án giải quyết tình huống, đồng thời mời các HS khác bình luận về cách giải quyết ấy.
*Hoạt động 2: Kể những tình huống nảy sinh mâu thuẫn giữa bạn bè
− GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ các tình huống nảy sinh mâu thuẫn với bạn mà HS đã từng gặp:
− Điều gì sẽ xảy ra nếu mâu thuẫn không được giải quyết?
− Khi chưa làm lành với bạn, em cảm thấy thế nào?
- GV kết luận: Trong học tập, sinh hoạt và vui chơi với bạn, không tránh khỏi có những mâu thuẫn, tranh cãi nảy sinh. Ai cũng có thể gặp các tình huống như vậy. Mâu thuẫn có thể xuất hiện từ lời nói, hành động không hợp lí, bị hiểu lầm. Mâu thuẫn cần được giải quyết tích cực, nếu không, chúng ta cũng sẽ không vui, buồn bực. 
3. Mở rộng và tổng kết chủ đề:
− GV hướng dẫn hai HS sắm vai hai người bạn đang có mâu thuẫn với nhau. Bạn này đã cố gắng giải thích nhưng bạn kia giận, bịt tai không nghe.
− GV mời các HS sắm vai nhóm bạn 3 – 4 người lên hỗ trợ giải quyết khi bạn bị hiểu lầm cần trợ giúp.
	+ Bạn bị hiểu lầm sẽ nói gì? 
+ Nhóm bạn kia sẽ nói gì?
− GV đưa ra tình huống thứ hai và đề nghị HS tìm kiếm sự trợ giúp từ phía GV. HS sẽ nói thế nào? 
- GV cùng HS giải quyết tình huống.
− GV dán lên bảng 3 cụm từ: TỰ MÌNH – NHỜ BẠN BÈ – NHỜ THẦY CÔ.
− Tuỳ mức độ mâu thuẫn mà HS sử dụng “bí kíp” nào. 
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- HS quan sát, thực hiện theo HD.
- 2-3 HS nêu.
- 2 HS diễn lại tình huống. 
- Cả lớp theo dõi
- 2 – 3 HS trả lời
- HS lắng nghe, đưa ra bình luận.
- 2-3 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 2-3 HS trả lời.
- 2- HS trả lời.
- HS thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
 =========================================
TIẾT 3: TIẾT DỌC THƯ VIỆN
Đọc cá nhân
 =========================================
Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2022
ĐC/Dinh dạy
=========================================
Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2022
TIẾT 1: T NXH
ĐC/ Thanh Hiền
=========================================
TIẾT 2: TOÁN
PHÉP CỘNG ( có nhớ ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( T3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
2. Năng lực đặc thù:
-Thực hiện được phép công ( có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số .
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái ,lưu ý khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất .
- Giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng đã học.
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
3. Phẩm chất: Chăm chỉ - trách nhiệm: HS tích cực tham gia và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Gv : Máy tính ,máy chiếu 
-HS :SGK,
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài 
-GV gọi 2 HS lên bảng làm bài + dưới lớp HS làm vào vở.
-HS nhận xét 
-GV nhận xét và cho HS đổi chéo vở kiểm tra ,tuyên dương 
-GV hỏi :Khi thực hiện đặt tính rồi tính ta cần ta cần lưu ý điều gì?
Bài 2
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Muốn biết buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được bao nhiêu bao thóc ta thực hiện phép tính gì?Nêu phép tính ?
-GV gọi 1 HS lên bảng trình bày,dưới lớp trình bày vào vở
-Gọi 1 số HS đọc bài
-HS nhận xét
-GV nhận xét,tuyên dương
Bài 3
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Mảnh ghép kì diệu”
-GV phổ biến luật chơi:Mỗi mảnh ghép sẽ chứa một phép tính .Sau khi mảnh ghép được mở ai giơ tay nhanh nhất sẽ dành được quyền trả lời ,trả lời đúng sẽ được quyền chọn mảnh ghép tiếp theo và được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác. 
Bài 4:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-GV hỏi: Để thực hiện phép tính có 2 dấu cộng ta thực hiện như thế nào? 
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
-GV phổ biến luật chơi:GV đọc câu hỏi ,bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ dành quyền trả lời và trả lời đúng sẽ được nhận một phần thưởng.Trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho bạn khác. 
Bài 5:
-GV gọi HS đọc yêu cầu bài.
-GV yêu cầu HS tìm và vẽ đường đi về nhà cho chú Sóc
-GV yêu cầu HS tìm các số ghi trên mỗi hạt dẻ mà chú Sóc nhặt được trên đường đi về nhà 
-GV yêu cầu HS viết phép tính cộng các số đó và tìm kết quả
-HS nhận xét
-GV nhận xét,tuyên dương
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- HS chơi để khởi động bài học.
-HS làm bài
 + Đặt tính theo cột dọc
 + Tính từ phải sang trái
-HS đọc
-HS trả lời
-Phep tính cộng ,lấy 87 +6
 Bài giải
Buổi chiều bác Mạnh thu hoạch được số bao thóc là:
 87+ 6 = 93 (bao thóc)
 Đáp số :93 bao thóc
-HS đọc
-HS chơi trò chơi
-HS đọc
-Thực hiện từ trái sang phải
-HS chơi trò chơi
-HS đọc
-HS tìm và vẽ
- 38 ,9, 5
38 + 9 + 5 =52
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT
NGHE – VIẾT: TỚ NHỚ CẬU (Tiết 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Năng lực chung: 
- Tự học, tự chủ: Học sinh tự giác thực hiện các yêu cầu bài học.
- Giao tiếp hợp tác: Biết nhận xét đánh giá và sửa lỗi vở của bạn cho phù hợp.
- Năng lực GQVĐ sángtạo: Sáng tạo trong bài viết kiểu chữ viết hoa, kiểu chữ viết thường. 
2.Năng lực đặc thù:
*Năng lực ngôn ngữ
 - Nghe và viết đúng đoạn chính tả trong bài “Tớ nhớ cậu”; làm đúng bài tập2,3 (Trang 84/SHS )
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
3. Phẩmchất:
- Chăm chỉ: có ý thức chăm chỉ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Hoạt động mở đầu: 
- GV tổ chức trò chơi để khởi động bài học.
- GV Nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.
- HDHS hoàn thiện bài 3,4 vào VBTTV/ tr.41,42.
- GV chữa bài, nhận xét.
3.Hoạt động vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- HS chơi để khởi động bài học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài học:
 .
=========================================
TIẾT 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ TÌNH 

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tieng_viet_lop_2_tuan_10_nam_hoc_2022_2023.docx