Kế hoạch dạy học Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 28: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ? Dấu chấm, dấu phẩy - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phương Loan

Kế hoạch dạy học Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 28: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ? Dấu chấm, dấu phẩy - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phương Loan

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Kể tên được một số loài cây theo nhóm và biết lời ích của một số loài cây (BT1); đặt và trả lời đúng câu hỏi để làm gì?. (BT2)

- Đặt đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. (BT3)

2. Kĩ năng

- Đoán được tên của loài cây dựa vào những thông tin được cho trước.

- Nêu đúng lời ích của các loài cây

- Phân loại và kể đúng tên các loài cây theo nhóm.

- Đặt và trả lời được câu hỏi để làm gì?

- Giải thích được cách đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

3. Thái độ

- Yêu quý và bảo vệ các loài cây.

II. Đồ dùng dạy học

 Bài giảng điện tử.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

docx 6 trang haihaq2 7260
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Luyện từ và câu Lớp 2 - Tuần 28: Từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ? Dấu chấm, dấu phẩy - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Phương Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội
Giáo sinh: Nguyễn Thị Phương Loan
GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Mỹ Quỳnh
Môn: LTVC Tuần 28
Lớp: 2A3
Thứ năm ngày 01 tháng 04 năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Bài: Từ ngữ về cây cối
Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?
Dấu chấm, dấu phẩy
Mục tiêu
Kiến thức
Kể tên được một số loài cây theo nhóm và biết lời ích của một số loài cây (BT1); đặt và trả lời đúng câu hỏi để làm gì?. (BT2)
Đặt đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. (BT3)
2. Kĩ năng 
Đoán được tên của loài cây dựa vào những thông tin được cho trước. 
Nêu đúng lời ích của các loài cây
Phân loại và kể đúng tên các loài cây theo nhóm.
Đặt và trả lời được câu hỏi để làm gì? 
Giải thích được cách đặt dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. 
3. Thái độ
Yêu quý và bảo vệ các loài cây.
Đồ dùng dạy học
 Bài giảng điện tử.
Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Thời gian
Nội dung dạy học
Phương pháp hình thức dạy và học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
Ổn định lớp 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài, sách vở cho tiết học của HS.
- Lắng nghe.
3’
Khởi động
Trò chơi Khu vườn bí ẩn
Phổ biến luật chơi
Khu vườn của Tazan có rất nhiều loài cây. Tanzan mang đến thử thách cho các con đó là “Khu vườn bí ẩn! Cách chơi như sau: Các con hãy quan sát csc bức tranh và dựa vào vốn hiểu biết của mình đoán xem cây đó là cây gì nhé!”
Tổ chức cho HS tham gia chơi bằng cách gọi tên
Thử thách 1: Cây lúa
Thử thách 2: Cây cam
Thử thách 3: Cây xoan
+ Gợi ý: Đây là cây thân gỗ, có hoa trắng nhỏ li ti.
Thử thách 4: Cây bàng
Thử thách 5: Cây hoa cúc
- Chiếu video về các loài cây, yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ. 
- Lắng nghe.
- Tham gia chơi. 
1’
Bài mới
Giới thiệu bài
- Giới thiệu thế giới loài cây và tên bài học
Thế giới loài cây rất đa dạng và phong phú và để giúp các con mở rộng hiểu biết về chủ đề cây cối, chúng ta cùng bước vào bài học hôm nay:Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về cây cối. Đạt và trả lời câu hỏi Để làm gì? Dấu chấm, dấu phẩy. 
Cho HS đọc lại tên bài.
Trả lời câu hỏi.
Lắng nghe. 
- 2 HS đọc lại tên bài.
- Ghi tên bài vào vở. 
3’
Hoạt động 1:
Nhận biết tên của các loài cây. 
(cây xà cừ, lúa, mẫu đơn, tre, cây bàng, khoai tây, dưa hấu, chuối, cây thông, cây phượng, cây bằng lăng)
- Gọi HS kể tên lại những loài cây trong video.
- Gọi HS kể tên lại các loài cây xuất hiện trong video. 
Lắng nghe.
- Nhắc lại tên các loài cây xuất hiện trong video.
6’
Hoạt động 2:
Phân loại các loài cây theo nhóm. 
(cây lương thực, thực phẩm; cây ăn quả; cây lấy gỗ; cây bóng mát; cây hoa)
- Dẫn dắt vào hoạt động
Vậy là chúng ta vừa biết thêm được một số loài cây phải không nào? Như các con thấy thế giới loài cây rất phong phú đúng không nhỉ? Cho nên để phân loại các loài cây dễ hơn, người ta chia các cây cối thành các nhóm khác nhau như: nhóm cây lương thực, thực phẩm; nhóm cây ăn quả; nhóm cây lấy gỗ; nhóm cây bóng mát; nhóm cây hoa.
- Hỏi HS về từng nhóm cây 
Cô muốn thử xem vốn hiểu biết của lớp mình một chút. Các con vừa biết cây cối được chia thành các nhóm khác nhau. Vậy bạn nào có thể cho cô biết con hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm/ cây ăn quả/ cây lấy gỗ/ cây bóng mát/ cây hoa. 
- Tổ chức trò chơi “Ai nhanh , ai đúng”
Cô một trò chơi khác cho cả lớp. 
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và xếp các loài cây trong hoạt động trước vào nhóm thích hợp. 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm trong 3 phút. 
- Gọi các nhóm trình bày kết quả, bổ sung. 
- Chiếu kết quả 
Nhóm cây lương thực:lúa, khoai tây 
Nhóm cây ăn quả:cam, chuối, dưa hấu
Nhóm cây lấy gỗ: xoan, thông, xà cừ, tre
Nhóm cây bóng mát:bàng, phượng, xà cừ.
Nhóm cây hoa: mẫu đơn, hoa hồng, hoa cúc.
- Giới thiệu thêm về một số loài cây
+ Cây lúa: Cây lương thực chính của thế giới. Sản phẩm của cây lúa là hạt lúa hay hạt thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ, ta thu được hạt gạo và thổi thành cơm ăn hằng ngày.
- Hỏi HS về các sản phẩm làm từ tre.
- Tổng kết kết quả làm việc của lớp.
Các con rất xuất sắc khi xếp đúng được tên gọi của các loài cây.Như vậy các con thấy đấy, mỗi loài cây lại mang một lời ích khác nhau. 
- Mở rộng: Một số loài cây có thể xếp vào hai, ba nhóm. Ví dụ như cây mít, các con có thể xếp vào nhóm cây lấy gỗ vì gỗ của thân cây mít có thể làm một số vật dụng như ghế, giá sách, Hay chúng ta có thể xếp vào nhóm cây ăn quả vì quả mít chín ăn rất ngon đúng không nào? 
- Hỏi HS về một số món ngon làm từ mít.
- Lắng nghe.
- Nêu hiểu biết của mình về từng nhóm loài cây.
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Lắng nghe và quan sát
- Kể tên dựa vào vốn hiểu biết
- Chia sẻ hiểu biết của mình
- Lắng nghe
- Chia sẻ sở thích.
5’
Hoạt động 3: 
Kể tên các loài cây theo nhóm
- Giới thiệu các loài cây thuộc nhóm cây gỗ và cây bóng mát
(cây lim, cây sưa đỏ, sưa trắng, cây sồi, )
- Hỏi HS về một số sản phẩm được làm từ gỗ
- Dẫn dắt vào hoạt động
Cô thấy trong trò chơi vừa rồi, tất cả các nhóm đều rất giỏi và cô vẫn chưa tìm được ra đội chiến thắng. Cô có một trò chơi nữa cho lớp mình. 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau ghi tên các loài cây theo nhóm của mình.
- Tổ chức cho HS thi đua kể tên trong vòng 2 phút. 
- Nhận xét quá trình hoạt động của HS và tổng kết.
- Giới thiệu một số cây có thể dùng làm thuốc.
- Lắng nghe
- Chia sẻ 
- Hoạt động nhóm
- Lắng nghe
5’
Hoạt động 4: 
Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?
- Dẫn dắt vào hoạt động
Như vậy cây cối có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người đúng không các con? Và bây giờ chúng ta cùng bước sáng phần tiếp theo của bài
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
+ Người ta trồng cây nho để làm gì?
+ Người ta trồng cây phượng để làm gì?
- Yêu cầu HS tìm điểm giống nhau giữa các câu hỏi. 
- Giải thích: Cụm từ để làm gì để hỏi về lợi ích của các loài cây.
- Tổ chức cho HS nối tiếp nhau hỏi và đáp về lợi ích của các loài cây.
- Nhận xét cách đặt câu hỏi và trả lời của HS. 
- Tổng kết: 
Chúng ta dùng cụm từ “để làm gì?” để hỏi về mục đích của sự vật, sự việc. Cụm từ “để làm gì?” sẽ đặt ở cuối câu hỏi. 
- Hỏi thêm một số câu hỏi theo mẫu câu để làm gì?
Lắng nghe. 
- Trả lời câu hỏi
+ Người ta trồng cây nho để ăn quả
+ Người ta trồng cây phượng để có bóng mát cho học sinh vui chơi. 
- Trả lời câu hỏi: 
Điểm giống nhau giữa các câu hỏi là để làm gì?
- Lắng nghe
- Hỏi và trả lời theo mẫu.
5’ 
6. Hoạt động 5 
Thực hành đặt dấu chấm, dấu phẩy. 
- Dẫn vào hoạt động
Vừa rồi chúng ta đã được mở rộng vốn từ về các loài cây và lợi ích của chúng. Bây giờ cô có một đoạn văn nói về việc bố dặn bạn nhỏ chăm sóc cây. Tuy nhiên đoạn văn này đang bị thiếu mất dấu chấm, dấu phẩy. Các con hãy giúp cô điền dấu chấm và dấu phẩy vào nhé.
- Yêu cầu HS quan sát bài tập 3 trong sách giáo khoa trang 87.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm cá nhân vào sách giáo khoa trong 2 phút. 
- Gọi 1 HS trình bày, HS khác nêu ý 
Kiến
- Chiếu kết quả
Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
- Hỏi HS nhắc lại cách sử dụng của dấu chấm, dấu phẩy 
+Vì sao chỗ này ta dùng dấu chấm?
Sau dấu chấm, chữ cái đầu câu được viết như thế nào? 
+Vì sao con lại sử dụng dấu phẩy tại những vị trí này.
- Nhận xét bài làm của HS và tổng kết:
Các con lưu ý, chúng ta dùng dấu chấm khi đã diễn đạt trọn vẹn một ý, dùng dấu phẩy để ngăn cách một số bộ phận chỉ thi gian, địa điểm nơi chốn, mục đích với bộ phận chính của câu. Khi viết chúng mình chú ý dùng đúng dấu câu để diễn đạt câu văn thật rõ ràng mạch lạc nhé.
- Lắng nghe
- Quan sát SGK
- Đọc yêu cầu bài tập 3
- Làm việc cá nhân, điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào SGK. 
- 1 HS trình bày bài làm, các học sinh khác so sánh bài làm của bạn với bài làm của mình. 
- Đối chiếu.
- Nhắc lại cách sử dụng của dấu chấm, dấu phẩy
+ Vì đã trọn ý. 
Chữ cái đầu câu viết hoa.
+ Dấu phẩy thứ nhất để ngăn cách cụm từ chỉ thời gian với bộ phận chính của câu.
+ Dấu phẩy thứ hai để ngăn cách cụm từ chỉ mục đích với bộ phận chính trong câu.
- Lắng nghe. 
5’
Củng cố, dặn dò
- Dẫn chuyển hoạt động
Hôm nay chúng ta đã được khám phá thế giới loài cây, Vậy sau khi học xong bài học ngày hôm nay, các con sẽ làm gì đối với cây cối xung quanh mình? 
- Gọi HS nêu hành động đối với cây cối.
- Nêu một số hành động nên làm đối với cây cối:
+ Nhổ cỏ, bắt sâu, chăm sóc cây thường xuyên.
+ Không chặt phá cây, rừng bừa bãi
+ Không hái hoa, bẻ cành
- Nêu vai trò của cây cối: 
Cây cối không chỉ có vai trò đối với con người mà cây cối còn có vai trò rất quan trọng đối với động vật vì đó là nguồn thức ăn cho các loài vật. Các khu rừng còn là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật nữa đấy. 
- Nêu thực trạng về việc chặt phá rừng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến cây cối. 
- Nhận xét thái độ của HS với cây cối và khuyến khích HS chia sẻ các việc làm với mọi người xung quanh. 
- Tổng kết tiết học, khen thưởng học sinh tích cực.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe
- Nêu các hành động với cây cối
- Lắng nghe
- Quan sát và lắng nghe.
- Lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2021
Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_luyen_tu_va_cau_lop_2_tuan_28_tu_ngu_ve_cay.docx