Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 13

Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 13

Tập đọc

 Bông hoa Niềm Vui (tiết 1)

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 2. Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 3. Thái độ : Giáo dục HS tôn trọng nội quy nhà trường.

 KNS: Thể hiện sự cảm thông. Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Tìm kiếm sự hỗ trợ.

* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.

 - Học sinh : SGK

 

doc 43 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 1680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày tháng năm 
Tập đọc
 Bông hoa Niềm Vui (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
 2. Kỹ năng : Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tôn trọng nội quy nhà trường.
	KNS: Thể hiện sự cảm thơng. Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Tìm kiếm sự hỗ trợ.
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) hoa cúc đại đoá hoặc hoa thật. Bảng phụ chép sẵn các câu cần luyện đọc.
 - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’) 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Chỉ lên bức tranh và nói: Đây là cô giáo, cô đang trao cho bạn nhỏ 1 bó hoa cúc. Hoa trong vườn trường không được hái nhưng cuối cùng bạn lại được nhận hoa. Chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao bạn nhỏ lại được hái hoa trong vườn trường qua bài tập đọc Bông hoa Niềm Vui.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (17’) Luyện đọc
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 1,2.
Ÿ Phương pháp: Phân tích, luyện tập. 
Đọc mẫu.
- GV cho HS đọc nối tiếp .
 Tìm từ khó :
- HS đọc các từ cần chú ý phát âm đã ghi trên bảng phụ.
- HS đọc, tìm cách ngắt câu dài.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp.
- Chia nhóm và yêu cầu HS đọc theo nhóm.
- Tổ chức HS thi đọc cá nhân, đọc đồng thanh.
- Nhận xét, cho điểm.
Cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu đoạn 1, 2.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 1, 2 qua bài Bông hoa Niềm Vui để thấy được tấm lòng hiếu thảo của Chi đối với cha mẹ.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
- Đoạn 1, 2 kể về bạn nào?
- Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
- Chi tìm bông hoa Niềm Vui để làm gì?
- Vì sao bông cúc màu xanh lại được gọi là bông hoa Niềm Vui?
- Bạn Chi đáng khen ở chỗ nào?
- Bông hoa Niềm Vui đẹp ntn?
- Vì sao Chi lại chần chừ khi ngắt hoa?
- Bạn Chi đáng khen ở điểm nào nữa?
- Chuyển ý: Chi rất muốn tặng bố bông hoa Niềm Vui để bố mau khỏi bệnh. Nhưng hoa trong vườn trường là của chung, Chi không dám ngắt. Để biết Chi sẽ làm gì, chúng ta học tiếp bài ở tiết 2.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’) 
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 3 HS đọc bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi trong các câu sau:
- Hình ảnh nào cho em biết mẹ vất vả vì con?
- Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
- Trong bài thơ em thích nhất câu thơ nào? Vì sao?
- Cô giáo đưa cho bạn nhỏ 3 bông hoa cúc.
ị ĐDDH: SGK. Bảng cài: từ khó, câu.
- HS lắng nghe .
- HS đọc nối tiếp .
- HS tìm từ khó: sáng, tinh mơ, lộng lẫy, chần chừ, bệnh viện, dịu cơn đau, ngắm vẻ đẹp 
- HS đọc .
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu. 
 Em muốn đem tặng bố/ 1 bông hoa Niềm Vui/ để bố dịu cơn đau.// Những bông hoa màu xanh/ lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
- HS đọc các đoạn 1, đoạn 2.
- Tìm các từ khó : lộng lẫy, chần chừ.
- Từng HS đọc theo nhóm. Các HS khác bổ sung.
- Đại diện mỗi nhóm 1 em .
KNS: Thể hiện sự cảm thơng. Xác định giá trị. Tự nhận thức về bản thân. Tìm kiếm sự hỗ trợ.
ị ĐDDH: SGK.
- Bạn Chi.
- Tìm bông hoa cúc màu xanh, được cả lớp gọi là bông hoa Niền Vui.
- Chi muốn hái bông hoa Niềm Vui tặng bố để làm dịu cơn đau của bố.
- Màu xanh là màu của hy vọng vào những điều tốt lành.
- Bạn rất thương bố và mong bố mau khỏi bệnh.
- Rất lộng lẫy.
- Vì nhà trường có nội qui không ai được ngắt hoa trong vườn trường.
- Biết bảo vệ của công.
Tập đọc
 Bông hoa Niềm Vui (tiết 2)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’)
2. Phát triển các hoạt động :
v Hoạt động 1: (15’) Luyện đọc đoạn 3, 4.
Ÿ Mục tiêu: Đọc đúng từ khó. Nghỉ hơi câu dài. Đọc phân biệt lời kể và lời nói. Hiểu nghĩa từ ở đoạn 3, 4.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, phân tích. 
- Tiến hành theo các bước như phần luyện đọc ở tiết 1.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV giải thích thêm 1 số từ mà HS không hiểu: cúc đại đóa, sáng tinh mơ, dịu cơn đau.
v Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu đoạn 3, 4.
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung đoạn 3, 4 qua đó giáo dục tình cảm và lòng hiếu thảo đối với cha mẹ.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
- Khi nhìn thấy cô giáo Chi đã nói gì?
- Khi biết liù do vì sao Chi rất cần bông hoa cô giáo làm gì?
- Thái độ của cô giáo ra sao?
- Bố của Chi đã làm gì khi khỏi bệnh?
- Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GD tình cảm yêu thương những người thân trong gia đình.
v Hoạt động 3: (5’) Thi đọc truyện theo vai
Ÿ Mục tiêu: Đọc phân vai (người dẫn chuyện, cô giáo và Chi).
Ÿ Phương pháp: Sắm vai.
- Gọi 3 HS đọc theo vai. Chú ý đọc theo yêu cầu.
2. Củng cố – Dặn dò : (4’) 
- Gọi 2 HS đọc đoạn con thích và nói rõ vì sao?
- Dặn HS phải luôn học tập bạn Chi.
- Chuẩn bị: Quà của bố.
- Nhận xét tiết học
- Hát
ị ĐDDH: SGK, bảng cài: từ khó, câu.
- Luyện đọc các từ ngữ: ốm nặng, hai bông nữa, cánh cửa kẹt mở, hãy hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn.
- Luyện đọc các câu:
	Em hãy hái thêm 2 bông nữa,/ Chi ạ!// 1 bông cho em,/ vì trái tim nhân hậu của em.// 1 bông cho mẹ,/ vì cả bố và mẹ dạy dỗ em thành 1 cô bé hiếu thảo.
ị ĐDDH: SGK.
- Xin cô cho em Bố em đang ốm nặng.
- Ôm Chi vào lòng và nói: Em hãy hiếu thảo.
- Trìu mến, cảm động.
- Đến trường cám ơn cô giáo và tặng nhà trường khóm hoa cúc màu tím.
- Thương bố, tôn trọng nội qui, thật thà. 
- HS đóng vai: người dẫn chuyện, cô giáo và Chi.
- Đọc và trả lời:
- Đoạn 1: Tấm lòng hiếu thảo của Chi.
- Đoạn 2: Ý thức về nội qui của Chi
- Đoạn 3: Tình cảm thân thiết của cô và trò.
- Đoạn 4: Tình cảm của bố con Chi đối với cô giáo và nhà trường
Toán
 14 trừ đi một số 14 – 8
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 - 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
 Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 - 8
 2. Kỹ năng : Aùp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 để giải các bài toán có liên quan.
 3. Thái độ : Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Que tính, bảng phụ, trò chơi.
 - Học sinh : Vở bài tập, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập.
- Gọi HS lên sửa bài 1 cột 3, bài 2b.GV nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Trong giờ học toán hôm nay chúng ta cùng học về cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14 – 8, lập và học thuộc lòng các công thức 14 trừ đi một số. Sau đó áp dụng để giải các bài tập có liên quan.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (8’) Phép trừ 14 – 8
Ÿ Mục tiêu: HS nắm được cách thực hiện bớt que tính, thao tác nhanh.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Bước 1: Nêu vấn đề:
- Đưa ra bài toán: Có 14 que tính (cầm que tính), bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- HS nhắc lại bài. (Có thể đặt từng câu hỏi gợi ý: Có bao nhiêu que tính? Cô muốn bớt đi bao nhiêu que?)
- Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng: 14 – 8.
Bước 2: Tìm kết quả
- HS lấy 14 que tính, suy nghĩ và tìm cách bớt 8 que tính, sau đó yêu cầu trả lời xem còn lại bao nhiêu que?
- HS nêu cách bớt của mình. Hướng dẫn cho HS cách bớt hợp lý nhất.
- Có bao nhiêu que tính tất cả?
- Đầu tiên cô bớt 4 que tính rời trước.
- Chúng ta còn phải bớt bao nhiêu que tính nữa? Vì sao?
- Để bớt được 4 que tính nữa cô tháo 1 bó thành 10 que tính rời. Bớt 4 que còn lại 6 que.
- Vậy 14 que tính bớt 8 que tính còn mấy que tính?
- Vậy 14 - 8 bằng mấy?
- Viết lên bảng: 14 – 8 = 6
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Nhiều HS nhắc lại cách trừ.
v Hoạt động 2: Bảng công thức 14 trừ đi một số
Ÿ Mục tiêu: HS lập được bảng công thức 14 trừ đi một số và học thuộc
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận.
- HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ trong phần bài học và viết lên bảng các công thức 14 trừ đi một số như phần bài học.
- HS thông báo kết quả. Khi HS thông báo thì ghi lại lên bảng.
- cả lớp đọc đồng thanh bảng các công thức sau đó xoá dần các phép tính cho HS học thuộc.
v Hoạt động 3: (15’) Luyện tập – thực hành
Ÿ Mục tiêu: HS biết thực hiện các phép tính và giải toán 
Ÿ Phương pháp: Thực hành
+ Bài 1: (cột 1,2)
- HS tự nhẩm và ghi ngay kết quả các phép tính phần a vào Vở
- HS nhận xét bài bạn sau đó đưa ra kết luận về kết quả nhẩm.
- Hỏi: Khi biết 5 + 9 = 14 có cần tính 9 + 5 không, vì sao?
- Hỏi: Khi đã biết 9 + 5 = 14 có thể ghi ngay kết quả của 14 – 9 và 14 – 5 không? Vì sao?
- HS tự làm tiếp phần b.
- Yêu cầu so sánh 4 + 2 và 6.
- Yêu cầu so sánh 14 – 4 – 2 và 14 – 6.
- Kết luận: Vì 4 + 2 = 6 nên 14 – 4 – 2 bằng 14 – 6 (khi trừ liên tiếp các số hạng cũng bằng trừ đi tổng).
- Nhận xét 
+ Bài 2: (3 phép tính đầu)
- HS nêu đề bài. Tự làm bài sau đó nêu lại cách thực hiện tính 14 – 9; 14 – 8.
+ Bài 3: (a, b)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Muốn tính hiệu khi đã biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- HS làm bài vào Vở. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của 3 phép tính trên.
- Nhận xét và cho điểm.
+ Bài 4:
- HS đọc đề bài. Tự tóm tắt đề và phân tích đề :
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Muốn tìm số còn lại ta phải làm sao ?
- HS tự giải bài tập.
- Nhận xét và cho điểm HS.
5. Củng cố – Dặn dò : (4’)
- HS đọc thuộc lòng bảng công thức 14 trừ đi một số. Ghi nhớ cách thực hiện phép trừ 14 trừ đi một số.
- Chuẩn bị: 34 – 8
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
ị ĐDDH: Que tính
- Nghe và phân tích đề.
- Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- Thực hiện phép trừ 14 – 8.
- Thao tác trên que tính. Trả lời: Còn 6 que tính.
- HS trả lời.
- Có 14 que tính (có 1 bó que tính và 4 que tính rời)
- Bớt 4 que nữa
- Vì 4 + 4 = 8.
- Còn 6 que tính.
- 14 trừ 8 bằng 6.
14 Viết 14 rồi viết 8 xuống dưới
- 8 thẳng cột với 4. Viết dấu – 
 6 và kẻ vạch ngang.
- Trừ từ phải sang trái. 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8 bằng 6, nhớ 1, 1 trừ 1 bằng 0.
ị ĐDDH:Bảng phụ.
- Thao tác trên que tính, tìm kết quả và ghi kết quả tìm được vào bài học.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức
ị ĐDDH: Bảng phụ.
- HS làm bài: 2 HS lên bảng, mỗi HS làm một cột tính.
- Nhận xét bài bạn làm đúng/sai. Tự kiểm tra bài mình.
- Không vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi.
- Có thể ghi ngay: 14 – 5 = 9 và 14 – 9 = 5 vì 5 và 9 là số hạng trong phép cộng 9 + 5 = 14. Khi lấy tổng số trừ số hạng này sẽ được số hạng kia.
- Làm bài và báo cáo kết quả.
- Ta có 4 + 2 = 6.
- Có cùng kết quả là 8.
- Làm bài và nêu cách thực hiện.
- Đọc đề bài.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
 14 14 14
- 5 - 7 - 9
 9 7 5
- HS trả lời.
- HS đọc đề bài .
- Tìm số còn lại .
- Lấy số có trừ cho số bán.
- HS làm bài vào vở .
- 1 HS làm bảng lớp .
- 
- 3 dãy HS thi đua đọc.
Thứ tư ngày tháng năm 
Tập đọc
 Quà của bố
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho con (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 2. Kỹ năng : Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu.
 3. Thái độ : Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt.
* GDBVMT (Khai thác gián tiếp) : Qua câu viết của tác giả “Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!” giúp HS hiểu được ý : có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên và tình cảm yêu thương của bố dành cho các con 
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Aûnh về 1 số con vật trong bài. Bảng phụ ghi sẵn các từ cần luyện phát âm, các câu cần luyện đọc.
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Bông hoa Niềm Vui.
- Gọi 4 HS lên bảng đọc bài Bông hoa Niềm Vui và trả lời các câu hỏi về nội đoạn đọc
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’) 
- Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Đó là những món quà của bố dành cho các con. Để biết món quà đó có ý nghĩa gì lớp mình cùng học bài Quà của bố của nhà văn Duy Khán (trích từ tập truyện Tuổi thơ im lặng).- Ghi tên bài lên bảng.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (18’) Luyện đọc.
Ÿ Mục tiêu : HS đọc đúng từ khó. Ngắt nghỉ hơi đúng và hiểu từ khó.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, giảng giải. 
- GV đọc mẫu sau đó gọi 1 HS khá đọc lại. Chú ý: giọng đọc nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên.
- Luyện phát âm.
- Gọi HS đọc từng câu theo hình thức nối tiếp.
- Gọi HS tìm từ khó đọc trong câu vừa đọc.
- Ghi bảng các từ khó HS vừa nêu.
- HS tìm cách ngắt giọng và đọc.
- HS nêu nghĩa các từ: thúng câu, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, cá sộp, xập xành, muỗm, mốc thếch.
- HS đọc cả bài trước lớp.
- HS chia nhóm và đọc bài theo nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
v Hoạt động 2: (10’) Tìm hiểu bài.
Ÿ Mục tiêu : HS hiểu nội dung bài. Qua đó HS thấy được tình cảm của bố dành cho con.
Ÿ Phương pháp: Hỏi đáp.
- HS đọc thầm và gạch chân dưới các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Bố đi đâu về các con có quà?
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Vì sao có thể gọi đó là “Một thế giới dưới nước?”.
- Các món quà ở dưới nước của bố có đặc điểm gì?
- Bố đi cắt tóc về có quà gì?
- Con hiểu thế nào là “Một thế giới mặt đất”?
- Những món quà đó có gì hấp dẫn?
- Từ ngữ nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố?
- Theo con, vì sao các con lại cảm thấy giàu quá trước những món quà đơn sơ?
- Kết luận: Bố mang về cho các con cả 1 thế giới mặt đất, cả 1 thế giới dưới nước. Những món quà đó thể hiện tình yêu thương của bố với các con.
* GDBVMT (Khai thác gián tiếp) : Qua câu viết của tác giả “Quà của bố làm anh em tôi giàu quá!” giúp HS hiểu được ý : có đầy đủ các sự vật của môi trường thiên nhiên và tình cảm yêu thương của bố dành cho các con 
5. Củng cố – Dặn dò : (3’) 
- Bài tập đọc muốn nói với chúng ta điều gì?
- Chuẩn bị bài : Câu chuyện bó đũa 
- Nhận xét tiết học
- Hát
- Quan sát và trả lời: Bức tranh vẽ cảnh 2 chị em đang chơi với mấy chú dế.
ị ĐDDH: SGK, bảng ghi từ khó, câu khó.
- 1 HS đọc bài: Cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS đọc 1 câu.
- Luyện đọc các từ khó.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu.
 Mở thúng câu ra là cả 1 thế giới dưới nước:// cà cuống, niềng niễng đực,/ niềng niễng cái/ bò nhộn nhạo.//
 Mở hòm dụng cụ ra là cả 1 thế giới mặt đất:// con xập xanh,/ con muỗm to xù,/ mốc thếch,/ ngó ngoáy.//
 Hấp dẫn nhất là những con dế/ lạo xạo trong cái vỏ bao diêm// toàn dế đực,/ cánh xoăn và chọi nhau phải biết.
- Đọc chú giải trong SGK.
- 3 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc trong nhóm
- Thi đua đọc đại diện mỗi nhóm 1em .
ị ĐDDH: tranh, SGK.
- Cả 1 thế giới dưới nước, nhộn nhạo, thơm lừng, toé nước thao láo, cả 1 thế giới mặt đất, to xù, mốc thếch, ngó ngoáy, lạo xạo, gáy vang nhà, giàu quá.
- Đi câu, đi cắt tóc dạo.
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen đỏ, cá sộp, cá chuối.
-Vì đó là những con vật sống dưới nước.
- Tất cả đều sống động, bò nhộn nhạo, tỏa hương thơm lừng, quẫy toé nước, mắt thao láo.
- Con xập xành, con muỗm, con dế.
- Nhiều con vật sống ở mặt đất.
- Con xập xành, con muỗm to xù, mốc thếch, ngó ngoáy. Con dế đực cánh xoăn, chọi nhau.
- Hấp dẫn, giàu quá.
- Vì nó thể hiện tình yêu của bố đối với các con./ Vì đó là những món quà mà trẻ em rất thích./ Vì các con rất yêu bố.
- Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con.
Toán
34 – 8 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8.
 Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
 Biết giải bài toán về ít hơn.
 2. Kỹ năng : Củng cố cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ .
 3. Thái độ : Yêu thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Que tính, bảng gài.
 - Học sinh : Vở, bảng con, que tính.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’) 14 trừ đi một số: 14 - 8
- HS đọc thuộc lòng công thức 14 trừ đi một số.
- Nhẩm nhanh kết quả của một vài phép tính thuộc dạng 14 – 8.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’)
- Tiết học hôm nay chúng ta học bài: 34 - 8
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (14’)Phép trừ 34 – 8
Ÿ Mục tiêu: HS biết trình bày toán trừ có nhớ dạng 34 – 8.
Ÿ Phương pháp: Học nhóm, hỏi đáp.
+ Nêu vấn đề
- Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng 34 – 8.
+ Tìm kết quả
- HS lấy 3 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời, tìm cách để bớt đi 8 que rồi thông báo lại kết quả.
- 34 que tính, bớt đi 8 que, còn lại bao nhiêu que?
- Vậy 34 – 8 bằng bao nhiêu?
- Viết lên bảng 34 – 8 = 26
+ Đặt tính và thực hiện phép tính
- 1 HS lên bảng đặt tính. Nếu HS đặt tính và tính đúng thì yêu cầu nêu rõ cách đặt tính và cho một vài HS nhắc lại. Nếu chưa đúng gọi HS khác thực hiện hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng các câu hỏi:
- Tính từ đâu sang?
- 4 có trừ được 8 không?
- Mượn 1 chục ở hàng chục, 1 chục là 10, 10 với 4 là 14, 14 trừ 8 bằng 6, viết 6. 3 chục cho mượn 1, hay 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Nhắc lại hoàn chỉnh cách tính.
v Hoạt động 2: (15’) Luyện tập- thực hành
Ÿ Mục tiêu: HS thực hiện được các phép tính, tìm đúng kết quả và giải được toán có lời văn. 
Ÿ Phương pháp: Thực hành, học nhóm.
+ Bài 1: (cột 1,2,3)
- HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính?
- Nhận xét .
+ Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: Bài toán thuộc dạng gì?
- HS tự tóm tắt và trình bày bài giải, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
- Nhận xét .
+ Bài 4: 
- HS nêu cách tìm số hạng chưa biết trong một tổng, cách tìm số bị trừ trong một hiệu và làm bài tập.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 34 – 8.
- Biểu dương các em học tốt, có tiến bộ. Nhắc nhở các em chưa chú ý, chưa cố gắng trong học tập.
- Chuẩn bị: 54 - 18
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đọc
- HS thực hiện.
ị ĐDDH: Bộ thực hành Toán.
- Nghe. Nhắc lại bài toán và tự phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 34 – 8.
- Thao tác trên que tính.
- 34 que, bớt đi 8 que, còn lại 26 que 
- 34 trừ 8 bằng 26.
34 Viết 34 rồi viết 8 xuống dưới
- 8 thẳng cột với 4. Viết dấu – 
 26 và kẻ vạch ngang.
- 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8, 14 trừ 8 được 6, viết 6 nhớ 1. 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
- Tính từ phải sang trái.
- 4 không trừ được 8.
- Nghe và nhắc lại.
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
- Làm bài. Nêu cách tính cụ thể của các phép tính
- Đọc và tự phân tích đề bài.
- Bài toán về ít hơn 
 Tóm tắt
Nhà Hà nuôi : 34 con gà.
Nhà Ly nuôi ít hơn nhà Hà : 9 con gà.
Nhà Ly nuôi : con gà?
 Bài giải
Số con gà nhà bạn Ly nuôi là:
34 – 9 = 25 (con gà)
 Đáp số: 25 con gà.
X + 7 = 34 x – 14 = 36
 X = 34 – 7 x = 36 + 14
 X = 27 x = 50
 - HS nêu.
Thứ ba ngày tháng năm 
Chính tả
Tập chép “Bông hoa Niềm Vui”
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
 2. Kỹ năng : Làm được BT2, BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : Trình bày bài đẹp, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần chép và bài tập 2, 3..
 - Học sinh : SGK, vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Mẹ.
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét bài của HS dưới lớp.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’) 
- Treo bức tranh của bài tập đọc và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ chép câu nói của cô giáo.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tập chép.
Ÿ Mục tiêu : HS viết đúng bài chính tả, biết trình bày sạch, đẹp.
Ÿ Phương pháp : Trực quan, vấn đáp.
a / Ghi nhớ nội dung.
- HS đọc đoạn viết.
- Đoạn văn là lời của ai?
- Cô giáo nói gì với Chi?
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa?
- Tại sao sau dấu phẩy chữ Chi lại viết hoa?
- Đoạn văn có những dấu gì?
- Kết luận: Trước lời cô giáo phải có dấu gạch ngang. Chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải có dấu chấm.
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
- HS đọc các từ khó, dễ lẫn.
- HS viết các từ khó.
- Chỉnh, sửa lỗi cho HS.
d/ Chép bài.
- HS tự nhìn bài trên bảng và chép vào vở
e/ Soát lỗi.
g/ Chấm bài.
v Hoạt động 2: (7’) Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Ÿ Mục tiêu : HS làm được các BT phân biệt dấu hỏi/ngã; r/d; iê/yê.
Ÿ Phương pháp: Thực hành, trò chơi.
+ Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - Gọi 6 HS lên bảng, phát giấy và bút dạ.
- Nhận xét HS làm trên bảng. Tuyên dương nhóm làm nhanh và đúng.
- Chữa bài.
+ Bài 3: Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên đặt 1 câu theo yêu cầu. Gọi HS đặt câu nói tiếp.
- Nhận xét, sửa chữa cho HS.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’) 
- Tuyên dương các HS viết đẹp, đúng.
- Chuẩn bị bài : Quà của bố 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- 3 HS lên bảng tìm những tiếng bắt đầu bằng d, r, gi.
- Cô giáo và bạn Chi nói với nhau về chuyện bông hoa.
ị ĐDDH: Bảng phụ, từ
- 2 HS đọc.
- Lời cô giáo của Chi.
- Em hãy hái thêm hiếu thảo.
- 3 câu.
- Em, Chi, Một.
- Chi là tên riêng
- Dấu gạch ngang, dấu chấm cảm, dấu phẩy, dấu chấm.
- Đọc các từ: hãy hái, nữa, trái tim, nhân hậu, dạy dỗ, hiếu thảo.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp viết bảng con.
- Chép bài.
ị ĐDDH: Bảng phụ, bút dạ.
- Đọc thành tiếng.
- 6 HS chia làm 2 nhóm, tìm từ viết vào giấy.
- HS dưới lớp làm vào Vở bài tập 
- Lời giải: yếu, kiến, khuyên.
- Đọc to yêu cầu trong SGK.
VD về lời giải:
- Mẹ cho em đi xem múa rối nước.
- Gọi dạ bảo vâng.
- Miếng thịt này rất mỡ.
- Tôi cho bé nửa bánh
- Cậu bé hay nói dối.
- Rạ để đun bếp.
- Em mở cửa sổ.
- Cậu ăn nữa đi.
Tự nhiên xã hội
 Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
 Biết được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường.
 2. Kỹ năng : Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
 3. Thái độ : Nói với các thành viên trong gia đình thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở .
	* KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và khơng nên làm gì để giữ sạch mơi trường xung quanh nhà ở. Kĩ năng tư duy phê phán : Phê phán những hành vi làm ảnh hưởng đến mơi trường. Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người tham gia làm vệ sinh mơi trường xung quanh nhà ở. Cĩ trách nhiệm thực hiện giữ vệ sinh mơi trường xung quanh nhà ở.
Tích hợp : Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở, trường học sạch đẹp.
 * GDBVMT (Toàn phần) : Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trương xung quanh sạch đẹp. Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trừơng xung quanh : vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Các hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập, phần thưởng, các câu hỏi.
 - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’)Đồ dùng trong gia đình.
Hãy kể tên 1 số đồ dùng trong gia đình mà em biết?
- Nêu tác dụng của các đồ dùng đó?
- Em làm gì để giữ đồ dùng bền, đẹp?
3. Bài mới : Giới thiệu: (1’) 
- Hôm nay chúng ta học bài: Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Làm việc với SGK.
Ÿ Mục tiêu : Biết kể tên những việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường và ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Ÿ Phương pháp: Vấn đáp.
- Thảo luận nhóm để chỉ ra trong các bức tranh từ 1 – 5, mọi người đang làm gì? Làm thế nhằm mục đích gì?
- Trình bày kết quả theo từng hình:
+ Hình 1:
+ Hình 2 :
+ Hình 3 :
+ Hình 4 :
+ Hình 5 :
- GV hỏi thêm :
- Hãy cho cô biết, mọi người trong bức tranh sống ở vùng hoặc nơi nào ?
+ Hình 1 :
+ Hình 2 :
+ Hình 3 :
+ Hình 4 :
+ Hình 5 :
- GV chốt kiến thức: Như vậy, mọi người dân dù sống ở đâu cũng đều phải biết giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ.
- Giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở đem lại rất nhiều lợi ích: đảm bảo được sức khỏe, phòng tránh nhiều bệnh tật,..Nếu môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ thì ruồi, muỗi, sâu bọ và các mầm bệnh không có nơi sinh sống, ẩn nấp; không khí sạch sẽ, trong lành, giúp em có sức khẻo tốt, học hành hiệu quả hơn.
Tích hợp : Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở, trường học sạch đẹp.
v Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
Ÿ Mục tiêu : HS nêu và đưa ra được những việc đã làm để giữ sạch vệ sinh môi trường
Ÿ Phương pháp: T/c hái hoa dân chủ
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Để môi trường xung quanh nhà bạn sạch sẽ, bạn đã làm gì?
- Các nhóm HS trình bày ý kiến .
- GV chốt kiến thức :Để giữ sạch môi trường xung quanh, các em có thể làm rất nhiều việc như (GV nhắc lại một số công việc của HS). Nhưng các em cần nhớ rằng: cần phải làm các công việc đó tùy theo sức của mình và phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể của mình.
* GDBVMT (Toàn phần) : Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trương xung quanh sạch đẹp. Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trừơng xung quanh : vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ.
v Hoạt động 3: (8’) Thi ai ứng xử nhanh 
Ÿ Mục tiêu : HS biết đưa ra cách xử lí đúng trong các tình huống
Ÿ Phương pháp: Thực hành cá nhân.
- GV đưa ra 1, 2 tình huống. Yêu cầu các nhóm thảo luận, đưa ra cách giải quyết .
 Tình huống đưa ra :
- Bạn Hà vừa quét rác xong, bác hàng xóm lại vứt rác ngay trước cửa nhà. Bạn góp ý kiến thì bác nói: “Bác vứt rác ra trước cửa nhà bác, chứ có vứt ra cửa nhà cháu đâu”. Nếu em là Hà thì em sẽ nói hoặc làm gì khi đó?
- Nhận xét, tuyên dương.
5. Củng cố – Dặn dò : (4’) 
- Chuẩn bị: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS nêu.
* KNS: Kĩ năng ra quyết định: Nên và khơng nên làm gì để giữ sạch mơi trường xung quanh nhà ở. Kĩ năng tư duy phê phán : Phê phán những hành vi làm 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_giao_an_lop_2_tuan_13.doc