Bài soạn thêm giáo án Lớp 2 - Tuần 6

Bài soạn thêm giáo án Lớp 2 - Tuần 6

Mỹ thuật

Vẽ trang trí màu sắc - Cách vẽ màu vào hình có sẵn

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, tím, xanh lá cây.

 2. Kỹ năng : Biết cách sử dụng các màu đã học. Vẽ được màu vào hình có sẵn.

 HS khá giỏi: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.

 3. Thái độ : HS yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do các cặp màu pha trộn (phóng to). Một số tranh ảnh có hoa quả, tranh dân gian.

 - Học sinh : Vở tập vẽ, màu.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 42 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 1540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn thêm giáo án Lớp 2 - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày tháng năm 20
Tập đọc
Mẩu giấy vụn (Tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS hiểu ý nghĩa câu chuyện : phải giữ gìn trường lớp luôn sạch, đẹp.(trả lời được câu hỏi 1,2,3)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4.
 2. Kỹ năng : Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
 Bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 3. Thái độ : KNS: Tự nhận thức về bản thân - Xác định giá trị. - Ra quyết định.
*GD BVMT (Khai thác trực tiếp) : Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh vẽ, bảng phụ, SGK.
 - Học sinh : SGK, xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Mục lục sách
- Gọi 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi
3. Bài mới -Giới thiệu : (1’) GV giới thiệu bài - ghi tựa.
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1: (7’) Đọc mẫu 
Mục tiêu : Lời đọc của GV thể hiện từng tuyến nhân vật giúp HS cảm thụ được bài.
Phương pháp : Quan sát, giảng giải.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Tóm nội dung: Bài này khuyên chúng ta giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV phân biệt lời các nhân vật :
+ Lời cô giáo nhẹ nhàng dí dỏm 
+ Lời các bạn vô tư, hồn nhiên 
+ Lời bạn gái vui tươi, nhí nhảnh 
Hoạt động 2: (25’) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ 
Mục tiêu : HS hiểu được nghĩa từ mới, đọc trôi chảy 
Phương pháp : Quan sát tranh, đàm thoại, thực hành, thi đua.
+ Hướng dẫn HS đọc từ khó.
- GV cho HS đọc nối tiếp từng câu 
- GV cho HS nêu từ khó đọc 
+ Hướng dẫn ngắt nghỉ hơi 
- GV cho Hs đọc 1 đoạn 1: 
- Trong đoạn 1 chúng ta ngắt nghỉ hơi như thế nào ?
- GV cho Hs đọc đoạn 2 :
- GV các em lên giọng ở cuối câu, giọng khen ngợi 
- GV : giọng đọc nhẹ nhàng 
- GV yêu cầu đọc đoạn 3 :
- GV giọng đọc thong thả 
- GV cho HS đọc đoạn 4 :
- Giọng đọc dí dỏm và lên giọng ở cuối câu
+ Hướng dẫn đọc lời của nhân vật :
- GV cho HS xung phong đọc lời của nhân vật 
- HS đọc từng đoạn 
- GV nhận xét & kết hợp giải nghĩa từ 
+ Đoạn 1 :
- Vứt : bỏ, không dùng tới nữa 
+ Đoạn 2 : 
- Sạch sẽ: không dơ bẩn 
+ Đoạn 3 : và đọc lời chú thích: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng 
+ Đoạn 4 : và đọc lời chú thích: thích thú 
- GV cho HS đọc đoạn trong nhóm 
- Đọc theo lời các nhân vật. 
- Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi
Đồ dùng dạy học : SGK
- HS nghe 
Đồ dùng dạy học : SGK, tranh, bảng phụ.
- HS đọc
- HS nêu: khó đọc ở vần hay âm
- HS đọc
- Lớp học rộng rãi và sạch sẽ / nhưng không biết ai vứt ra một mẩu giấy vụn / ngay giữa lối ra vào.
- HS đọc đoạn 2
- Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá ! Thật đáng khen ! Nhưng các em có nhìn thấy mẩu giấy / đang nằm ngay giữa cửa kia không ?
- Nào ! Các em hãy lắng nghe/ và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì nhé ! Cô giáo nói tiếp 
- HS đọc đoạn 3 
- Cả lớp im lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên / vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả.
- 1 HS đọc 
- HS nêu lại các lời đọc của nhân vật
- 4 HS xung phong đọc lời từng nhân vật 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS đọc 
- HS đọc theo nhóm
- 4 HS đọc
Tập đọc
Mẩu giấy vụn (tiết 2)
Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Hướng dẫn HS nắm vững nội dung bài .
Phương pháp : Hỏi đáp, giảng giải, thảo luận 
- GV gọi1 HS đọc đoạn 1:
- Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 2 :
-Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ?
- GV gọi 1 HS đọc lại đoạn 3 :
- Tại sao cả lớp xì xào ?
- GV gọi 1 HS đọc đoạn 4 :
- Bạn gái nghe thấy mẩu giấy vụn nói gì ?
- Theo em mẩu giấy vụn có nói không? Vì sao?
 + GV chốt: đó là ý nghĩ của các bạn gái khi nghe thấy mẩu giấy vụn nằm giữa lớp sạch đẹp và rộng rãi.
- Theo em hiểu ý cô giáo nhắc nhở HS điều gì ?
*GD BVMT (Khai thác trực tiếp) : Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi tường lớp học luôn sạch đẹp.
- GV giáo dục HS biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp, có ý thức giữ vệ sinh chung 
Hoạt động 2 : (20’) Luyện đọc cả bài 
Mục tiêu : HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng với lời các nhân vật 
Phương pháp :Vấn đáp, thực hành, thi đua 
- GV cho HS nêu lại lời đọc của các nhân vật 
- GV chia lớp ra làm 3 nhóm. GV nhắc người dẫn chuỵên đọc. Nhưng các em . - Giữa cửa kia không thì cả lớp đồng thanh nói : có ạ 
- GV nhận xét
5. Củng cố- Dặn dò : (5’)
- GV cho Hs đọc cả bài 
- Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Về nhà đọc lại nhiều lần và nhớ đọc theo từng nhân vật. 
- Chuẩn bị bài : Ngôi trường mới.
- Nhận xét tiết học.
KNS: Tự nhận thức về bản thân - Xác định giá trị. - Ra quyết định
Đồ dùng dạy học : SGK 
- 1 Hs đọc, cả lớp đọc thầm 
- Mẩu giấy vụn nằm ngay giữa lối ra vào rất dễ thấy.
-1 HS đọc cả lớp đọc thầm 
- Cả lớp nghe sau đó nói lại cho cô biết mẩu giấy vụn nói gì ?
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm 
- Vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì ?
- 1 Hs đọc 
- Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào thùng rác 
- HS nêu ý kiến
Đồ dùng dạy học : SGK
- 4 HS nêu
- 3 nhóm họp lại và tự phân vai đọc 
- Các nhóm thi đua đọc phân vai
Toán
7 cộng với 1 số : 7 + 5
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách thực hiện phép tính cộng dạng 7 + 5 lập được bảng 7 cộng với một số. 
 Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.
 Biết gải và trình bày giải bài toán về nhiều hơn.
 2. Kỹ năng : HS thực hiện phép tính nhanh chóng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS tham gia tích cực vào giờ học toán 
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Que tính, bảng phụ.
 - Học sinh : Bộ đồ dùng học tập, Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Luyện tập 
- GV gọi 1 em lên sửa bài 4. Nhận xét 
- GV chấm vở và nhận xét chung
3. Bài mới -Giới thiệu :(1’) GV đưa que tính để giới thiệu bài – ghi tựa 
4. Phát triển các hoạt động : 
Hoạt động 1 :(12’) Giới thiệu phép cộng 7 + 5 và lập bảng cộng 7 với 1 số 
Mục tiêu : HS bước đầu làm quen với 7 cộng với 1 số và lập được bảng cộng 7 cộng với 1 số & thuộc lòng bảng cộng 
Phương pháp : vấn đáp, thực hành, giảng giải. 
- GV nói : trên bảng có mấy que tính ?
- Cô thêm máy que tính ?
- Có tất cả bao nhiêu que tính. Muốn biết có tất cả mấy que tính ta làm sao ?
- 7 có mấy chữ số ? 7 gọi là gì ?
- 5 có mấy chữ số ? 5 gọi là gì ?
- 7 cộng 5 được bao nhiêu cô mời các em thao tác trên que tính. GV yêu cầu HS họp nhóm đôi 
- GV chốt : cách tính nào cũng đúng và chọn cách tách 5 thành 2 và 3, lấy 7+3=10, lấy 10+2=12
- GV cho HS lên đặt tính và nêu cách tính
- GV lưu ý HS cách đặt tính là thẳng cột, cách tính viết đúng cột đơn vị và cột chục 
- GV chia lớp ra 3 nhóm : 
7 + 4 ; 7 + 7 ; 7 + 9
7 + 6 ; 7 + 8 ; 7 + 10
- GV mời các nhóm lên gắn 
- GV nhận xét, chốt lại bảng cộng 7 
- GV treo bảng phụ 
Hoạt động 2: (15’) Luyện tập 
Mục tiêu : HS biết thực hiện phép tính và giải toán có lời văn 
Phương pháp :Thực hành 
 + Bài 1 : HS nêu yêu cầu bài 1 
- Dựa vào bảng cộng để làm bài 
 + Bài 2 : GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 2 
- HS nêu cách tính 
 + Bài 4:
- GV ghi tóm tắt đề trên bảng 
Hoa ..: 7 tuổi
Chị hoa hơn Hoa . : 5 tuổi
Hỏi : chị của Hoa ? tuổi 
- Bài toán cho gì ?
5. Củng cố – dặn dò : (5’)
- 1 HS đọc bảng cộng 7 với 1số .
- 3 HS đại diện cho 3 nhóm thi đua đặt phép tính nằm trong bảng cộng và thực hiện phép tính.
- Về nhà học thuộc bảng cộng 7, làm bài tập 1 cột 3 và 4 ; bài 2 cột 2 ; bài 5.
- Chuẩn bị bài : 47+5. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
Đồ dùng dạy học: que tính, bảng cài.
- 7 que tính 
- 5 que tính 
- Lấy 7 + 5 
- 1 chữ số. Số hạng 
- HS họp nhóm và nêu
- Lấy 7 cộng tiếp 8 , 9 
+ 5 = 12 
- Tách 5 thành 3 và 2. 
- Lấy 7 + 3 = 10 , 10 + 2 = 12 .
- Tách 7 thành 5 và 2 .
- Lấy 5 + 5 = 10, 10 + 2 = 12 
- 7 là số hạng thứ nhất đặt ở trên 5 là số hạng thứ hai đặt ở dưới.
5 thẳng cột với 7 vì 7 và 5 đều l2 đơn vị 
- HS nhận xét
- 1 HS nêu cách tính 
- Đại diện nhóm nhận phiếu giao việc 
- Đại diện nhóm lên gắn và đọc kết quả 
- HS nhận xét
- HS đọc theo dãy, tổ, cá nhân.
Đồ dùng dạy học : vở, bảng phụ 
- 1 HS nêu
- 2 HS làm bảng lớp 
- Cả lớp làm vở 
- 1 HS làm bảng lớp 
- Cả lớp làm vở 
- Đổi vở sửa bài 
- 1 Hs đọc đề
- Hs nêu
- H nêu 
- HS giải bảng
- Cả lớp làm vở 
Toán
47 + 5
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5 Biết giải toán về “Nhiều hơn” theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 2. Kỹ năng : HS tính đúng, nhanh, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục HS làm bài cẩn thận, tham gia tích cực giờ học.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, Bộ ĐD dạy toán, SGK.
 - Học sinh : Bộ ĐDHT, Vở.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’) Gọi HS đọc bảng 7 cộng 1 số.
- 3HS lên bảng thực hiện: 
Bài 1: 7+8 , 8+7
 7+9 , 9+7
Bài 2: 7+6 
 7+3+3
Bài 5: 7+9
 7+3+6 
- Nhận xét
3. Giới thiệu bài mới : (1’) – Ghi tựa .
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:(12’) Giới thiệu phép cộng 47+5
Mục tiêu: HS biết cách trình bày, cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ qua 10 dạng 47+5
Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
- GV đưa đề bài: có 47 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm số que tính tất cả ta làm như thế nào?
- 47 có mấy chữ số?
- 5 có mấy chữ số
- Thực hiện thao tác trên que tính tìm kết quả?
- Nêu kết quả? cách tính.
à Chốt cách tính
- Đặt tính và tính
- Nêu lại cách đặt tính
- Nêu cách tính 7+5 được bao nhiêu?
- Nêu cách tính 47+5
à GV nêu lại cách tính và cách đặt tính 47+5 
Hoạt động 2: (15’) Luyện tập
Mục tiêu: HS biết thực hiện các bài tính, tìm được kết quả và giải toán có lời văn.
Phương pháp: Thực hành, vấn đáp
 + Bài 1: Tính (cột 1,2,3)
- GV cho HS làm bài .
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện .
 + Bài 3: Giải toán dựa vào tóm tắt
17cm
D
a/ C 
4cm
B
 A 
à Chú ý dạng toán nhiều hơn có 2 cách tóm tắt nhưng vẫn giải như cũ.
5. Củng cố – dặn dò: (5’) 
- Thi đua xem nhóm nào làm nhanh nhất. Bài 1dòng 2.
- GV chấm vở của 10 em làm bài nhanh nhất – Tuyên dương
- Về làm bài 2 SGK
- Chuẩn bị: 47+25 .
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS đổi vở sửa bài.
ĐDDH: Bảng phụ que tính
- 1HS đọc đề
- HS nêu
- Lấy 47 + 5
- 2 chữ số
- 1 chữ số
- HS thực hiện 
- 52
- HS nêu
- HS thực hiện trên bảng cài – 1HS làm bảng
- HS nêu
7+5 = 12
- Nêu – nhận xét
- HS nêu lại
ĐDDH: Vở
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm vở 
- 1 em làm bảng lớp 
- Đổi vở sửa bài 
- HS đọc đề bài dựa theo tóm tắt 
- HS phân tích và giải 
- 1HS làm bảng lớp 
- Cả lớp đổi vở sửa bài.
- Nhận xét
HS thực hiện trên phiếu 
HS thực hiện
Thứ ngày tháng năm 20
Chính tả
Tập chép: Mẩu giấy vụn
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nhân vật trong bài.
 2. Kỹ năng : làm được BT2 (2 trong số 3 dòng a, b, c); BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : Giáo dục HS viết cẩn thận, trình bày sạch đẹp, nắn nót.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, bảng.
 - Học sinh : Vở, bảng con, SGK 
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) GV nhận xét và cho HS viết từ sai vào bảng con : ngẫm nghĩ, trống, tiếng ve.
- Nhận xét .
3. Giới thiệu: (1’) Giới thiệu – Ghi tựa
4. Phát triển các hoạt động :
 Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn tập chép
 Mục tiêu: H viết đúng bài chính tả, biết trình bày sạch đẹp .
Phương pháp: Thực hành
- H dẫn chuẩn bị 
- GV đọc đoạn chép
- Đọc lại bài
- Bạn gái nghe mẩu giấy nói gì ?
- Câu đầu tiên trong bài có mấy dấu phẩy?
- Kể các dấu trong bài?
- Nêu các từ khó
- Ghi bảng cho HS phân tích
- Đọc từ
- Nhận xét
- GV nhắc lại cách trình bày vở
- Cho HS nhìn bảng viết
- Gọi HS đọc lại bài
- Nhận xét thống kê lỗi sai
Hoạt động 2: (8’) Luyện tập
Mục tiêu: HS biết làm bài tập phân biệt ai/ay, x/s, ?/~
Phương pháp: Thực hành
 + Bài 2: ai, ay
- Cho H làm VBT
- Sửa bài
 + Bài 3: x/s dấu ?/~
5. Củng cố – dặn dò: (4’) 
- Chấm vở – Nhận xét
- Viết lỗi sai
- Chuẩn bị bài : Ngôi trường mới. 
- Nhận xét tiết học
- Hát
- HS viết.
ĐDDH: SGK, bảng, vở
- HS nghe
- 2HS đọc
- Các bạn ơi ! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.
- 2 dấu phẩy
- Dấy phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu ngoặc kép.
- Bỗng, mẫu giấy, nhặt lên, sọt rác 
- HS viết bảng con từ khó.
- HS nêu cách cầm bút, để vở.
- HS viết vở
- HS soát vở
- HS giơ tay
ĐDDH : VBT
- HS làm – 1HS lên bảng lớp
- Nhận xét
- HS làm câu a, b
Thủ công
Gấp máy bay đuôi rời (tiết 2)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn đơn giản, phù hợp.
 2. Kỹ năng : Các nếp gấp tương đốt thẳng, phẳng. 
 Với HS khéo tay: Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn .Các nếp gấp thẳng, phẳng. Sản phẩm sử dụng được.
 3. Thái độ : HS thích gấp hình và biết giữ gìn sản phẩm.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Giấy thủ công, mẫu máy bay đuôi rời, qui trình gấp có hình vẽ minh hoạ từng bước gấp 
 - Học sinh : Giấy màu, kéo, bút màu, thước kẻ 
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (3’) Kiểm tra đồ dùng học tập của HS 
3. Bài mới - Giới thiệu: (1’) Hôm nay lớp chúng ta sẽ gấp lại máy bay đuôi rời – Ghi tựa
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: (8’) Củng cố lại thao tác gấp 
Mục tiêu: HS nêu lại các bước gấp máy bay đuôi rời.
Phương pháp: trực quan, vấn đáp
- GV cho HS nêu lại các bước gấp
- GV cho HS quan sát hình vẽ các bước gấp
- GV hệ thống lại.
+ Bước 1: cắt tờ giấy hình chữ nhật thành 1 hình vuông và 1 hình chữ nhật.
+ Bước 2: gấp đầu và cánh máy bay
+ Bước 3: toàn thân và đuôi máy bay
+ Bước 4: lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
Hoạt động 2: (16’) HS thực hành gấp
Mục tiêu: HS gấp được máy bay đuôi rời trên giấy màu
Phương pháp: thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
- GV đến từng nhóm quan sát uốn nắn HS, gấp đúng đẹp theo yêu cầu nghệ thuật.
- GV yêu cầu HS dán vào vở và trang trí sản phẩm
- GV cho HS chọn tranh theo nhóm. Nhóm nào có bạn gấp đẹp và trang trí đẹp sẽ đem sản phẩm của nhóm cho cả lớp xem.
- GV và HS nhận xét sản phẩm trưng bày trước lớp
5. Củng cố – dặn dò: (5’)
- GV cho HS gấp thi đua theo 3 nhóm
- Các em lên gấp lại máy bay đuôi rời nhanh, đúng, đẹp các nếp gấp thẳng, phẳng sẽ được tuyên dương trước lớp.
- Các em về nhà tập gấp nhiều lần
- Chuẩn bị: Gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Nhận xét tiết học
- Hát
Đồ dùng dạy học: hình vẽ các bước gấp
- 2 HS nêu
- HS nhận xét 
Thao tác lại các bước gấp
Đồ dùng: giấy màu
- Các nhóm thực hành trên giấy màu
- HS trang trí theo óc tưởng tượng của các em. Chọn sản phẩm đẹp của nhóm đem trưng bày.
- Chọn theo hàng ngang
- 3HS đại diện 3 nhóm gấp và phóng đúng theo yêu cầu của GV
Tự nhiên xã hội
Tiêu hoá thức ăn
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột gan, ruột già.
 2. Kỹ năng : HS có ý thức: ăn chậm, nhai kĩ. Giải thích được tại sao cần ăn chậm, nhai kĩ và không nên chạy nhảy sau khi ăn no. 
 3. Thái độ : KNS: Kĩ năng ra quyết định; nên và không nên làm gì để giúp thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
 Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi sai như: Nô đùa chạy nhảy sau khi ăn và nhịn đi đại tiện.
 Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện ăn uống.
*GD BVMT (Mức độ liên lệ) : + Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
+ Có ý thức: ăn chậm, nhai kỹ, nô đùa khi ăn no.
+ Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bánh, Hình (tranh vẽ) ống tiêu hoá.
 - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) Cơ quan tiêu hoá
- Kể tên các cơ quan tiêu hoá
- Chỉ và nêu các tuyến tiêu hoá
- Nhận xét 
3. Giới thiệu: (1’) GV giới thiệu bài - Ghi tựa
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: (8’) Thực hành và thảo luận để nhận xét sự tiêu hoá ở khoang miệng và dạ dày.
Mục tiêu: HS nói sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, vấn đáp.
+ GV phát cho mỗi nhóm bánh và yêu cầu.
- Nhai kỹ trong miệng
- Nêu vị của thức ăn
- Nêu sự biến đổi thức ăn trong khoang miệng
- Mời HS trình bày
Vào khoang miệng răng làm gì? Lưỡi làm gì? Nước bọt làm gì?
à Chốt: Ở miệng thức ăn được nghiền nhờ răng, lưỡi, nhào trộn, nước bọt tẩm ướt và được nuốt xuống thực quản, dạ dày. Dạ dày tiếp tục được nhào trộn, co bóp thức ăn thành chất bổ.
Hoạt động 2: (8’) Làm việc với SGK về sự tiêu hoá ở ruột non và ruột già.
Mục tiêu: HS nói sơ lược về sự co bóp thức ăn ở ruột non và ruột già
Phương pháp: Thảo luận nhóm, quan sát, giảng giải.
- Cho HS quan sát hình 3 và 4 SGK nêu sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già.
+ GV treo tranh
- Thức ăn vào ruột non biến đổi thành gì?
- Chất bổ đưa đi đâu? Làm gì?
- Chất bã đưa đi đâu?
- Ruột già có vai trò gì?
à Chốt: Về sự tiêu hoá thức ăn ở ruột non và ruột già. Nên đi đại tiện mỗi ngày.
Hoạt động 3: (8’) Vận dụng kiến thức 
Mục tiêu: Hiểu được ăn chậm nhai kĩ sẽ giúp cho thức ăn tiêu hoá dễ dàng, hiểu được chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
Phương pháp: thảo luận, vấn đáp, giảng giải
- Cho các nhóm thảo luận
- Tại sao phải ăn chậm nhai kĩ ?
- Tại sao không nên chạy nhảy sau khi ăn no?
- Các nhóm viết thảo luận vào giấy rồi lên trình bày.
à Hãy vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
5. Tổng kết – dặn dò : (3’)
- Vì sao phải ăn chậm - nhai kỹ, đại tiện mỗi ngày?
- *GD BVMT (Mức độ liên lệ) : + Chạy nhảy sau khi ăn no sẽ có hại cho sự tiêu hoá.
+ Có ý thức: ăn chậm, nhai kỹ, nô đùa khi ăn no.
+ Không nhịn đi đại tiện và đi đại tiện đúng nơi quy định, bỏ giấy lau vào đúng chỗ để giữ vệ sinh môi trường.
- Về thực hiện điều đã học
- Chuẩn bị: Ăn uống đầy đủ 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
KNS: Kĩ năng ra quyết định; nên và không nên làm gì để giúp thức ăn tiêu hóa được dễ dàng.
ĐDDH : bánh, SGK, tranh 1,2
- HS thực hành, thảo luận nhóm đôi
- Đại diện trình bày
Răng: nghiền thức ăn
Lưỡi: nhào trộn thức ăn
Nước bọt: tẩm ướt
KNS: Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi sai như: Nô đùa chạy nhảy sau khi ăn và nhịn đi đại tiện.
ĐDDH: SGK
- HS làm việc nhóm đôi
- Đại diện trình bày
- Chất bổ
- Thấm qua thành ruột vào máu nuôi cơ thể 
- Xuống ruột già
- Biến chất bã thành phân
KNS: Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân trong việc thực hiện ăn uống.
ĐDDH: Phiếu thăm
- Để nghiền nát tốt, tiêu hoá thuận lợi
- Cần nghỉ ngơi để dạ dày làm việc, chạy nhảy sau khi ăn no làm sóc bụng giảm tác dụng của sự tiêu hoá ở dạ dày.
- HS nêu
Toán
47 + 25
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : HS biết cách thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 25. Biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng một phép cộng.
 2. Kỹ năng : HS thực hiện phép tính nhanh chóng, chính xác.
 3. Thái độ : Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, que tính.
 - Học sinh : SGK, bộ đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (5’)47+5 
- Gọi 1HS lên sửa bài 1/27 SGK .
- Nhận xét tuyên dương
3. Bài mới: - Giới thiệu: (1’) để củng cố kiến thức về phép cộng dạng 7+5, 47+5. Hôm nay, lớp chúng ta sẽ học toán qua bài 47+25. 
4. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1: (12’) Giới thiệu phép cộng 47+25
Mục tiêu: HS biết đặt tính và thực hiện phép tính.
Phương pháp: phân tích, thực hành, vấn đáp, giảng giải, gợi mở, trực quan, vấn đáp
- GV gài 47 que tính: có bao nhiêu que tính?
- Thêm bao nhiêu que tính?
- Có tất cả bao nhiêu que tính? Muốn biết có tất cả bao nhiêu que ta làm sao?
- 47 (25) gồm có mấy chữ số?
- 47 (25) gồm có mấy chục, mấy đơn vị?
- Muốn biết 47+25 có kết quả bằng bao nhiêu các em làm thao tác trên que tính.
- HS lấy que tính và thao tác trên que tính
- GV gọi HS nêu.
- GV chốt: tách 5 đơn vị ở số hạng thứ hai thành 3 và 2 chuyển 3 lên gộp 7 que tính rời ở trên được 1 chục, 4 chục thêm 1 chục thành 5 chục cộng 2 chục thành 7 chục gộp 2 que tính rời thành 72 que tính.
- GV ghi bảng 47+ 25
- Gọi HS nêu lại cách tính
- Cho HS nêu các phép tính khác có dạng 47 + với một số 
- GV nhận xét và rút ra ta có thể cộng 47 với bất kỳ phép tính nào nhưng không quá 100
Hoạt động 2: (15’) luyện tập
Mục tiêu: HS biết tính so sánh các phép tính và giải toán có lời văn
Phương pháp: thực hành
 + Bài 1: Tính ( cột 1,2,3 )
- HS nêu lại cách tính
 + Bài 2 : làm miệng ( a,b, d,e)
- GV nhận xét
 + Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết đội có bao nhiêu người ta làm thế nào?
- Dựa vào đâu để viết lời giải?
- Đơn vị tính là gì?
- GV nhận xét 
5. Củng cố – dặn dò: (5’)
- GV chọn 3 em theo hàng dọc lên chọn và viết số còn thiếu - GV nhận xét 
7
16
+
 37
 2 
 62
+
 5 
 8
 65
+
- Về làm bài 1, bài2 SGK
- Chuẩn bị bài : Luyện tập. 
- Hát
- 47 que tính
- 25 que tính
- 47+25
- 2 chữ số
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS thao tác tìm ra kết quả 
- HS nêu thao tác
- HS đặt tính
- 1 em làm bảng lớp
- Cả lớp thực hiện trên bảng cài
 47
+ 25
 72
- HS nêu lại cách đặt tính
- HS thao tác trên bảng cài
Đồ dùng: bảng phụ
- HS nêu
- HS tự làm vào vở 
- 2HS làm bảng 
- Đổi vở chấm
- HS nêu
- HS sửa theo nhóm và nêu yêu cầu vì sao đúng vì sao sai?
- HS đọc đề
Nữ có : 17 người
Nam có :19 người
Đội có : ? người
- Lấy nữ cộng cho nam
- Câu hỏi của đề
- Người 
- 1HS làm bảng phụ / Cả lớp làm vở
- HS sửa bài
- 3 Nhóm mỗi nhóm 1HS
- HS nhận xét
Mỹ thuật
Vẽ trang trí màu sắc - Cách vẽ màu vào hình có sẵn
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn với nhau: da cam, tím, xanh lá cây. 
 2. Kỹ năng : Biết cách sử dụng các màu đã học. Vẽ được màu vào hình có sẵn.
 HS khá giỏi: Biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, màu tô đều, gọn trong hình.
 3. Thái độ : HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng màu cơ bản và 3 màu mới do các cặp màu pha trộn (phóng to). Một số tranh ảnh có hoa quả, tranh dân gian.
 - Học sinh : Vở tập vẽ, màu.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) Tập nặn tạo dáng tự do
3. Giới thiệu nêu vấn đề: (1’) 
- Màu sắc tự nhiên luôn thay đổi và phong phú, đồ vật dùng hàng ngày do con người tạo ra cũng có nhiều màu sắc tươi đẹp. Hôm nay chúng ta vẽ trang trí màu sắc.
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: (6’) Quan sát, nhận xét 
+ Mục tiêu: H nhận ra được các màu ở hộp chì màu.
+ Phương pháp: quan sát, gợi mở
- GV gợi ý để HS nhận ra các màu.
- HS tìm các màu trên ở hộp chì màu, sáp màu
- GV chỉ vào hình minh họa cho HS thấy: màu da cam do màu đỏ pha với màu vàng màu tím pha với đỏ ra lam.
* Hoạt động 2: (15’) Cách vẽ màu và thực hành .
+ Mục tiêu: HS chọn màu và vẽ đúng hình ở tranh
+ Phương pháp: thực hành
- HS vẽ màu tự do.
- GV theo dõi, nhắc nhở
* Hoạt động 3: (7’) Nhận xét, đánh giá
+ Mục tiêu: HS biết nhận xét bài cũ của bạn về màu sắc, cách vẽ màu.
+ Phương pháp: kiểm tra, đánh giá
- GV hướng dẫn HS nhận xét về màu sắc, cách vẽ màu và gợi ý HS tìm ra bài vẽ màu đẹp.
- GV đưa ra 1 số bài cũ
- GV nhận xét và chốt lại
5. Dặn dò : (1’) 
- Về nhà quan sát và gọi tên màu ở hoa, quả.
- Chuẩn bị sưu tầm tranh thiếu nhi.
- Nhận xét tiết học
- Hát
+ Đồ dùng dạy học: hình vẽ màu
- Màu đỏ, vàng, lam, da cam, tím, xanh
- HS lấy hộp chì màu tìm ra các màu đã nêu trên.
- HS quan sát theo dõi.
- Cả lớp lấy vở vẽ và vẽ vào vở
+ Đồ dùng dạy học: Bài vẽ của HS
- HS quan sát bài vẽ và nhận xét
Luyện từ và câu
Câu kiểu “Ai là gì?” Khẳng định, phủ định 
Mở rộng vốn từ : Từ ngữ về đồ dùng học tập 
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Biết cách đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định ( BT1). GV không giảng giải về thuật ngữ khẳng định, phủ định. 
 Giảm tải: Không làm BT2.
 2. Kỹ năng : Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì? (BT3).
 3. Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ,Tranh minh hoạ BT3 trong SGK
 - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ : (4’) Câu kiểu Ai là gì? Tên riêng 
- 3 HS lên bảng viết tên mình.
- GV đọc sông Bạch Đằng – 3 HS viết.
+ 1 HS đặt câu giới thiệu về trường em 
+ 1 HS đặt câu giới thiệu về một môn học mà em yêu thích 
+ GV nhận xét bài cũ.
3. Bài mới - Giới thiệu: (2’)
- Hôm nay các con học bài: câu kiểu Ai là gì? Khẳng định - phủ định 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: (9’) Đặt câu hỏi cho các bộ phận nói về từ chỉ sự vật.
Mục tiêu: Từ một câu hoàn chỉnh nói về sự vật – HS biết đặt câu hỏi theo mẫu câu chỉ sự vật.
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, giảng giải.
- GV đính câu a lên bảng.
- Trong câu này bộ phận nào được in đậm?
- Em là từ chỉ gì?
- Vậy muốn đặt câu hỏi nói về người, ta dùng mẫu câu nào? 
- Vậy ta phải đặt câu hỏi như thế nào để có câu trả lời là Em?
- Cho 1-2 HS đọc lại câu
- GV đính câu b
- Trong câu này bộ phận nào được in đậm?
- Lan là từ nói đến ai? Đặt câu như thế nào để có câu trả lời là Lan.
- GV đính lên bảng.
- Tương tự với câu x (môn học em yêu thích là gì?)
- Cho1 bạn đặt câu và một bạn đặt câu hỏi.
* Hoạt động 3: (18’) Ghi tên, số lượng, tác dụng của mỗi ĐDHT được vẽ ẩn trong tranh.
+ Mục tiêu: HS tìm được tên các ĐDHT trong tranh và nêu được tác dụng của từng ĐDHT.
+ Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành.
- Bài 3: GV đính tranh lên bảng.
- GV hướng dẫn 1-2 từ mẫu.
- Gọi từng HS lên bảng chỉ vào tranh và nêu số lượng, tác dụng.
- GV nhận xét. Chấm điểm một số vở.
5. Củng cố – dặn dò: (5’) 
- Nhận xét một số tập HS
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- HS thực hiện 
- HS nhận xét
Hoạt động nhóm đôi
Đồ dùng dạy học: Thanh ghi mẫu chữ
- Một HS trả lời (em)
- HS trả lời (người)
- HS nêu: Ai là HS lớp 2?
- HS đọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_them_giao_an_lop_2_tuan_6.doc