Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 22: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 22: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình, vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.

- Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai - HS: SGK, giấy, bút màu,.

 

docx 2 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 9881
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 22: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 22 : BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (T2).
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình, vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.
- Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai - HS: SGK, giấy, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (5’)
- Cho HS xem video Bảo quản đồ dùng gia đình.
- Hỏi: Em đã làm gì để bảo quản đồ dùng gia đình mình?
- GV đánh giá, giới thiệu bài.
2. Khám phá – thực hành (26’)
HĐ1: Bày tỏ ý kiến.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV nêu các ý kiến. HS: Giơ tay nếu đồng tình với nhận định đó và giải thích
- Mời HS nhận xét, bổ sung.
- GV chia sẻ với HS quan điểm riêng của mình đối với mỗi nhận định:
* Đồng tình với các ý kiến: B, E
* Không đồng tình với các ý kiến:A,C,D
- GV kết luận.
HĐ 2: Xử lí tình huống:
Thảo luận nhóm 4 và đóng vai xử lí tình huống trong SGK/trang 50.
*Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá
- HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra. 
- GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV tổng hợp, kết luận. 
HĐ3: Liên hệ.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi TLCH: 
+ Em đã biết giữ gìn, bảo quản đồ dùng của gia đình mình chưa?
+ Em đã làm gì và làm như thế nào với những đồ dùng trong gia đình của mình? Đó là những đồ dùng nào?
+ Em sẽ làm gì để bảo quản tốt hơn các đồ dùng trong gia đình?
- Mời đại diện một số nhóm HS chia sẻ.
- Gọi HS nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình. 
- GV nhận xét sự tham gia của HS.
3. Vận dụng (4’)
- Nêu 2 việc em đã làm thể hiện em biết bảo quản đồ dùng gia đình rất tốt.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
- Dặn HS chuẩn bị bài: Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 3)
- HS xem video.
- HS ghi bài. Nhắc lại tên bài.
- 2 HS đọc.
- HS nghe và thực hiện.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ TH 1: Bạn nữ nên lau bàn ăn theo lời bố. Khi lau bàn, nhặt hết thức ăn còn vương trên bàn ăn, giặt khăn lau dưới vòi nước, rồi lau bàn. Lau từ trên tiến dần xuống dưới và lau hết bề mặt của bàn. Nếu lau một lần chưa sạch, thi có thể lau thêm cho đến khi bàn sạch mới thôi. Lau xong, giặt giẻ phơi khô.
+TH 2: Anh trai nên nói với em ra ngoài sân chơi đã bóng, chơi trong nhà rất có thể làm vỡ các đồ vậtt trong nhà, có thể gây tai nạn đáng tiếc cho cả hai anh em và những người khác trong gia đình. (Hoặc anh trai rủ em chơi trò khác).
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 2.
- HS chia sẻ.
- HS nhóm khác nghe, nhận xét.
- 2-3 HS nêu
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_khoi_2_sach_canh_dieu_tiet_22_bao_quan_do_du.docx