Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Bảo quản đồ dùng gia đình (2 tiết)

Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Bảo quản đồ dùng gia đình (2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

* Về năng lực

- Năng lực chung:

 + Năng lực tựchủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đổ dùng gia đình; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng gia đình đúng cách.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc để bảo quản đồ dùng gia đình, nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.

+Nhận thức chuẩn mực hành vi:Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình; nêu được lí do vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình

+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.

* Về phẩm chất:

+ Trách nhiệm:Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đổ dùng gia đình; nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đổ dùng gia đình.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 3473
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 4: Bảo quản đồ dùng gia đình (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Đạo đức
BÀI 4: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
* Về năng lực
- Năng lực chung:
 + Năng lực tựchủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đổ dùng gia đình; nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình. 
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống bảo quản đồ dùng gia đình đúng cách. 
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc để bảo quản đồ dùng gia đình, nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình. 
+Nhận thức chuẩn mực hành vi:Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình; nêu được lí do vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình
+ Đánh giá hành vi của bản thân và người khác:Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.
* Về phẩm chất: 	
+ Trách nhiệm:Thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đổ dùng gia đình; nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đổ dùng gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài, hình ảnh, clip.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động: 
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh tham gia học tập và kết nối vào bài học.
- Gv cho HS quan sát tranh và xác định nội dung tranh và liên kết thành câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về việc làm của bạn Na.
- GV nhận xét, gợi mở cho HS nêu được lý do về việc làm của Na là có hậu quả gì?
- Gv nhận xét và giới thiệu bài mới: “ Bảo quản đồ dùng gia đình”
Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới
Mục tiêu: Nêu được một số biểu hiện của việc biết/ không biết bảo quản đồ dùng gia đình và biết vì sao phải bảo quản đồ dùng trong gia đình. 
Tìm hiểu cách bào quản đồ dùng gia đình và ý nghĩa của việc làm đó
- Gv cho HS quan sát 4 bức tranh và TLN , mỗi nhóm 1 bức tranh, nêu nội dung tranh và đánh giá về việc làm của bạn trong tranh.
- GV yêu cầu HS chia sẽ : 
+ Các em sẽ khuyên bạn như thế nào? 
+ Ở nhà, các em có đùa nghịch như vậy không?
- Gv nhận xét và kết luận
Nêu các việc có thể làm để bảo quản đồ dùng gia đình
- GV yêu cầu HS chia sẽ với bạn những đề xuất, việc làm vừa sức, an toàn nhằm bảo quản đồ dùng gia đình hiệu quả.
- GV nhận xét. Kết luận:
+Việc bảo quản đồ dùng gia đình bắt đàu từ ý thức của mỗi thành viên, trong đó có bản thân các em.
+Cần tìm hiểu tính chất, đặc điểm của mỗi đồ dùng để có cách bảo quản phù hợp.
Vì sao cần bảo quản đồ dùng gia đình?
- GV đặt câu hỏi: Nêu tác hại của việc không biết bảo quản đồ dùng gia đình?
- GV cho HS xem một số hình ảnh về tác hại của việc không biết bảo quản đồ dùng gia đình.
+ Vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình
+ Biết bảo quản đồ dùng sẽ rèn luyện cho em đức tính gì?
- Gv nhận xét, KL:
 Biết bảo quản thì đồ dùng mới bền đẹp và sử dụng lâu dài, phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt của người thân
 Bảo quản gia đình chính là thực hành tiết kiệm, thể hiện trách nhiệm của mỗi thành viên đối với gia đình và cộng đồng
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp
- GV yêu cầu HS về sưu tầm những mẹo hay bảo quản đồ dùng gia đình
- Nhớ lại những việc em đã làm để bảo quản đồ dùng gia đình. ( có thể là đồ dung điện, đồ bằng gỗ, bằng kim loại, đồ bằng nhựa,..)
- HS quan sat tranh theo nhóm đôi, liên kết 2 bức tranh thành 1 câu chuyện bằng lời của mình, sau đó đại diện nhóm kể lại cho cả lớp cùng nghe
- HS phát biểu 
Mở tủ lạnh làm mát là chưa đúng ( hư tủ lạnh, lãng phí điện, )
- HS nêu cách xử lý cho tình huống trên.
- HS TLN 4
- Đại diện nhóm lên trình bày bức tranh của nhóm mình.
+Tranh 1: Bạn nữ đùa nghịch làm đứt rèm cửa.
+Tranh 2: Bạn nam dùng cọ mềm làm sạch khe của bàn máy tính
+Tranh 3: Hai chị em nhảy nhót trên ghế nệm.
+ Tranh 4: Bạn nam phụ bố lau chùi quạt điện
- Các nhóm khác nhận xét và đưa ra cách xử lý cho từng tình huống trong tranh 1 và 3
- HS TLN đôi chia sẽ với nhau
- Cả lớp chia thành hai đôi thi kể về những việc làm bảo quản đồ dùng gia đình.
- HS TL cá nhân( hư hỏng, biến dạng, sử dụng không lâu, tốn tiền sửa, )
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS lần lượt nêu suy nghĩ của mình vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình? 
Bảo quản đồ dùng gia đình giúp đồ dùng luôn sách sẽ, bền đẹp, sử dụng được lâu dài Qua đó giúp em rèn luyện tính ngăn nắp, gọn gàng và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống
Đạo đức
BÀI 8: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK, sưu tầm mẹo hay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
- GV tổ chức cho HS giải câu đố: 
 “Có chân mà chẳng biết đi
Quanh năm suốt tháng ở lì một nơi
 Để người nằm ngủ thảnh thơi
Còn mình đứng, đó suốt đời lặng im.”
- GV yêu cầu HS nêu cách bảo quản chiếc giường ngủ.
GV nhận xét- Giới thiệu bài mới: “ Bảo quản đồ dùng gia đình( tiết 2)
 Hoạt động 2: Kiến tạo tri thức mới
Mục tiêu: HS biết nhận xét,bày tỏ thái độ trước việc biết/ không biết bảo quản đồ dùng gia đình;
Thực hiện được những việc để bảo quản đồ dùng gia đình, nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình.
Luyện tập:
Bày tỏ ý kiến.
- GV cho HS quan sát tranh 1 và 2 
 - GV tổ chức cho HS nêu nhận xét của mình về bức tranh và liên hệ bản thân theo gợi ý: 
Tranh 1:
+ Bạn biết giúp bố mẹ chưa?
+ Bạn giúp bố mẹ bằng việc làm có vừa sức hay không?
+ Việc làm đó giúp cho bình hoa như thế nào?
Tranh 2: 
+ Bạn biết bảo quản đồ dùng chưa?
+ Làm như thế thì bức tường sẽ như thế nào?
+ Cha mẹ bạn sẽ phải làm gì để bức tường trở lại như cũ?
+ Em sẽ khuyên bạn nam như thế nào?
+ Liên hệ bản thân HS : Ở nhà có bao giờ em vẽ lên tường chưa? Em làm gì để bức tường luôn sạch đẹp.
- GV nhận xét.
Việc làm của bạn nhỏ trong tranh thẻ hiện điều gì?
- GV cho HS quan sát 3 bức tranh. Yêu cầu HS TLN 4 kể lại tình huống của từng tranh và nêu nhận xét của mình về việc làm đó
- GV nhận xét, kết luận: Biết được lợi ích, đồng tình với việc bảo quản đồ dùng gia đình; không đồng tình với việc chưa biết bảo quản đồ dùng gia đình, rút kinh nghiệm của cho bản thân.
Sắm vai và xử lý tình huống:
- GV giới thiệu bức tranh 
- GV HD HS TLN 2 sắm vai 2 nhân vật Tin và anh trai, bạn Tin sẽ phải nói gì và tỏ thái độ và làm những hành động như thế nào với việc nah trai rủ cùng nhau khám phá nồi cơm điện.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Biết chia sẽ và học hỏi kinh nghiệm bảo quản đồ dùng gia đình.
- GV tổ chức cho HS TLN đôi chia sẽ với bạn về những việc e đã bảo quản đồ dùng gia đình.
- GV mời HS chia sẽ cho cả lớp nghe những mẹo hay bảo quản đồ dùng gia đình mà e đã làm hoặc của mẹ, bà,..đã làm mà em thấy. ( GV giải thích thêm cho các bạn khác hiểu vè tính khoa học của những mẹo hay đó)
- GV giáo dục HS biết nhắc nhở mọi người cùng chung tay bảo quản đồ dùng gia đình
Hoạt động nối tiếp:
- GV cho HS đọc bào thơ
- Bài thơ như một thông điệp nhắc nhở chúng ta vận dụng thông điệp vào cuộc sống.
- HS thi đua giải câu đố ( chiếc giường ngủ)
- HS lần lượt nêu cách bảo qản
- Lớp nhận xét.
- HS nêu nội dung 2 bức tranh
Tranh 1: Bạn nhỏ dùng khăn lau bụi cho bình hoa
Tranh 2: Bạn nam dùng bút vẽ lên tường ở phòng ngủ.
- HS lần lượt nêu nhận xét của mình với các gợi ý của GV
- Lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
- HS TLN 4, sau đó đại diện lên trình bày phần trả lời của mình
Tranh 1: Bạn nữ tắt đèn khi rời khỏi phòng ( biết tiết kiệm điện, bảo quản đèn,..)
Tranh 2: Hai bạn nhảy nhót trên giường( chưa biết bảo quản, giữ gìn giường ngủ)
Tranh 3: Hai bạn lấy dụng cụ nhà bếp làm đồ chơi.( chưa biết bảo quản đồ dùng nhà bếp)
- Các nhóm nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn
- HS nêu nội dung tranh
- Anh trai rủ bạn Tin cũng mở nồi cơm điện ra xem, bạn Tin ngạc nhiên và bối rối.
- HS TLN đôi, sau đó lên sắm vai cho cả lớp cùng xem
- Các nhóm nhận xét cách xử lý tình huống của bạn Tin, bổ sung những cách xử lý khác.
- HS chia sẽ trong nhóm
- HS chia sẽ trước lớp cho cả lớp cùng nghe.
- HS chia sẽ những mẹo đã sưu tầm ở nhà
- HS lần lượt đọc bài thơ.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_4_bao_qua.doc