Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài: Lịch sự khi đến nhà người khác - Năm học 2020-2021 - Hồ Thị Hồng Nhung

Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài: Lịch sự khi đến nhà người khác - Năm học 2020-2021 - Hồ Thị Hồng Nhung

I. Mục tiêu

Sau khi học xong, giúp HS:

- Biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác.

- Ý nghĩa của quy tắc ứng xử.

- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc thực hiện các yêu cầu khi đến nhà người khác.

- Biết cư xử phù hợp khi đến nhà chơi nhà bạn bè, người quen.

- Hình thành kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.

- Hình thành kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.

- Hình thành kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.

 - Có thái độ đồng tính, ủng hộ những ai biết cư xử lịch sự đến nhà người khác.

- Phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Vở bài tập đạo đức, bài giảng điện tử

- Học sinh: Vở bài tập đạo đức

III. Hoạt động dạy và học

 

docx 5 trang haihaq2 2760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Bài: Lịch sự khi đến nhà người khác - Năm học 2020-2021 - Hồ Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY ĐÁNH GIÁ
Họ và tên sinh viên: Hồ Thị Hồng Nhung
Môn: Đạo đức Lớp giảng dạy: 2D
Tên bài dạy: Lịch sự khi đến nhà người khác (tiết 2)
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Nga
Tiết: 2 Chiều thứ 4 ngày 24 tháng 3 năm 2021
ĐẠO ĐỨC LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (tiết 2)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong, giúp HS:
- Biết được một số quy tắc ứng xử khi đến nhà người khác.
- Ý nghĩa của quy tắc ứng xử.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc thực hiện các yêu cầu khi đến nhà người khác.
- Biết cư xử phù hợp khi đến nhà chơi nhà bạn bè, người quen.
- Hình thành kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
- Hình thành kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
- Hình thành kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người khác.
 - Có thái độ đồng tính, ủng hộ những ai biết cư xử lịch sự đến nhà người khác.
- Phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: Vở bài tập đạo đức, bài giảng điện tử
- Học sinh: Vở bài tập đạo đức
III. Hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
- Cho HS hát bài: Con chim vành khuyên.
2. Kiểm tra bài cũ
- Khi đến nhà người khác chúng ta phải cư xử như thế nào?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều tình huống xảy ra đòi hỏi chúng ta phải có cách cư xử phù hợp và lịch sự nhất. Ở tiết hôm nay, cô trò mình sẽ cùng nhau bày tỏ thái độ của mình và thực hành xử lí một số tình huống.
- GV ghi mục bài, mời 2 - 3 HS nhắc lại mục bài.
* Bài mới.
* Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ của mình.
- GV chiếu câu hỏi, mời HS đọc to câu hỏi.
- GV chiếu các ý kiến, mời HS đọc.
a) Mọi người đều cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
b) Cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè, họ hàng, hàng xóm là không cần thiết.
c) Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là tự trọng và tôn trọng chủ nhà.
d) Chỉ người lớn mới cần lịch sự khi đến nhà người khác.
đ) Lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện nếp sống văn minh
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân điền dấu cộng vào trước những ý kiến mà em tán thành.
- Kết thúc thời gian thảo luận, mời HS đứng dậy nêu ý kiến của mình.
- Mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, chiếu đáp án, hỏi:
+ Những ai cần lịch sự khi đến nhà người khác?
+ Lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện điều gì?
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống
- GV chiếu đề bài tập 5, mời HS đọc to. - GV chiếu 5 tình huống, mời 5 HS đọc lần lượt từng tình huống:
a) Em sang nhà bạn chơi và thấy trong tủ nhà bạn có nhiều đồ chơi đẹp mà em rất thích.
b) Em đang chơi ở nhà bạn thì đến giờ có phim hoạt hình. Em thích xem nhưng khi đó nhà bạn lại không bật ti vi.
c) Em sáng nhà bạn chơi mới biết bà của bạn đang ốm mệt.
d) Em sang nhà bạn chơi thấy nhà bạn đang có khách.
đ) Em đang chơi với bạn thì đến giờ nhà bạn đang ăn cơm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 cùng nhau đưa ra cách xử lí tình huống.
- Kết thúc thời gian thảo luận, mời đại diện các nhóm nêu cách xử lý tình huống.
* Tình huống 1:
- Mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu cách xử lí tình huống.
- Mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, hỏi: Khi bạn cho mình mượn rồi thì chúng ta phải sử dụng như thế nào?
- GV nhận xét, rút ra kết luận của tình huống 1: Em cần hỏi mượn. Nếu được chủ nhà cho phép mới lấy ra chơi và phải giữ gìn cẩn thận.
* Tình huống 2:
- Mời đại diện nhóm 1 – 2 nhóm nêu cách xử lí tình huống.
- Mời HS nhận xét.
- GV: Cả lớp có đồng ý với cách xử lí của nhóm bạn không?
- GV nhận xét, rút ra kết luận của tình huống 2: Em có thể đề nghị chủ nhà, không nên tự tiện bật tivi để xem khi chưa được phép.
* Tình huống 3:
- Mời đại diện các nhóm trình bày cách xử lý tình huống 3.
- Mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương, hỏi:
Khi đến nhà bạn chơi và thấy người thân của bạn bị ốm thì chúng mình nên làm gì?
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Em nên hỏi thăm, đi nhẹ nói khẽ hoặc ra về (chờ lúc khác sang chơi sau).
* Tình huống 4
- Mời đại diện các nhóm trình bày cách xử lý tình huống 4.
- Mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Em phải quay về nhà và xin phép hôm khác sẽ đến chơi vì nhà bạn hôm nay có khách.
* Tình huống 5
- Mời đại diện các nhóm trình bày cách xử lý tình huống 5.
- Mời HS nhận xét.
- GV nhận xét, rút ra kết luận: Em phải xin phép ra về, lúc khác sang chơi vì nhà bạn đến giờ ăn cơm.
* Liên hệ thực tế
- GV hỏi: Khi đến nhà người khác, các con sẽ cư xử như thế nào?
- GV nhận xét, hỏi:
+ Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện điều gì?
+ Trẻ em biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác sẽ nhận được điều gì?
- GV tuyên dương, rút ra kết luận bài học: Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện sự tôn trọng chủ nhà, thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu mến.
- Mời 1 – 2 HS đọc lại kết luận, cả lớp đồng thanh đọc.
* Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi
- Trò chơi tên: “Ô cửa bí mật”.
- Luật chơi: Trong mỗi ô cửa có 4 câu hỏi, mỗi bạn chọn 1 ô cửa và trả lời câu hỏi trong ô cửa đó. Sau khi trả lời đúng tất cả các câu hỏi ô cửa sẽ được mở ra.
- Tiến hành tổ chức cho HS chơi.
4. Củng cố, dặn dò
- Cho HS xem một đoạn phim ngắn, hỏi:
+ Bạn Hùng hành động như vậy đúng chưa?
+ Vậy khi đến nhà người khác thì chúng ta phải như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau: Bài 13: Giúp đỡ người khuyết tật.
- HS hát.
- HS: Khi đến chơi nhà người khác chúng ta phải cư xử lịch sự. Gõ cửa hoặc bấm chuông trước khi vào nhà, chào hỏi mọi người trong nhà, nói năng phải rõ ràng lễ phép. Khi muốn xem hoặc sử dụng các đồ vật trong nhà phải xin phép chủ nhà.
- HS theo dõi, 2 – 3 HS nhắc lại tên bài.
- HS: Đánh dấu cộng vào ô trống trước những ý kiến mà em tán thành.
- HS đọc
- HS hoạt động cá nhân
- HS nêu ý kiến của mình.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, quan sát, trả lời:
+ Tất cả mọi người đều phải lịch sự khi đến nhà người khác.
+ Lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện sự tôn trọng bản thân và tôn trọng chủ nhà. Đồng thời, thể hiện chúng ta có nếp sống văn minh.
- HS quan sát, 1 HS đọc to câu hỏi.
- HS quan sát, 3 HS đọc 3 tình huống.
- HS quan sát, đọc to đề bài tập 5
- HS đọc lần lượt 5 tình huống.
- HS tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm đứng dậy nêu cách xử lý tình huống.
- HS nhận xét.
- HS: Phải giữ gìn cẩn thận.
- HS đọc to kết luận.
- Đại diện nhóm nêu cách xử lý tình huống.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS đọc to kết luận.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí tình huống.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe, trả lời:
+ Hỏi thăm, nói nhỏ, đi nhẹ.
+ Kể chuyện
- HS đọc kết luận.
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí tình huống 4.
- HS nhận xét.
- HS đọc kết luận
- Đại diện các nhóm trình bày cách xử lí tình huống.
- HS nhận xét.
- HS đọc kết luận.
- HS: Cư xử lịch sự, nói năng lễ phép.
- HS trả lời: Thể hiện nếp sống văn minh, lịch sự.
- HS: Sẽ được nhiều người yêu quý.
- 1 – 2 HS đọc kết luận, cả lớp đồng thanh đọc.
- HS lắng nghe
- HS chơi
- HS:
+ Chưa ạ.
+ Lịch sự. 
 Giáo viên hướng dẫn
 Nguyễn Thị Thúy Nga

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_bai_lich_su_khi_den_nha_nguoi_khac_nam.docx