Thiết kế bài dạy Đạo đức Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Tuyên

Thiết kế bài dạy Đạo đức Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Tuyên

I. Mục tiêu :

-Biết được trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhàphù hợp với khả năng.Chăm làm việc nhà là thể hiện yêu thương ông bàcha mẹ .

-Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp.

-Có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.

II.Đồ dùng dạy học:

 - Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc, phiếu ba màu.Các tấm thẻ chơi trò chơi “nếu- thì”

 - Vở bài tập.

 -PP: đàm thoại, giảng giải, thảo luận, thực hành,

III.Hoạt động dạy- học:

1. Kiểm tra bài cũ ( 3’):

 Gọn gàng ngăn nắp giúp em điều gì? (HS trả lời).

GV nhận xét, đánh giá.

 2. Giới thiệu bài (1’): Chăm làm việc nhà.

 

doc 54 trang haihaq2 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy Đạo đức Lớp 2 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Tuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 27/09/2019 
Ngày dạy: 30 đến 04/10/2019 
Đạo đức Tiết 6
GỌN GÀNG NGĂN NẮP (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
 - Hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp
 - Biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
 - Yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp..
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc, phiếu ba màu.
 - Vở bài tập.
 -PP: quan sát, đàm thoại, thảo luận, giảng giải, 
III.Hoạt động dạy- học: 
 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’): 
 -Em cần làm gì để mọi người trong gia đình để đồ dùng gọn gàng ngăn nắp? (HS trả lời).
 GV nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài (1’):
15’
15’
Hoạt động 1: Đóng vai theo các tình huống.
 Mục tiêu: Biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.
-Chia nhóm (mỗi nhóm 1 tình huống)
-Yêu cầu các nhóm lên đóng vai. Theo dõi nhận xét. 
+GV kết luận: Nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình.
 Hoạt động 2 : Tự liên hệ
 Mục tiêu: Kiểm tra việc thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
 -GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ. Ghi bảng số liệu vừa thu được.Yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm, Nhận xét khen ngợi hay nhắc nhởcác nhóm. Đánh giá việc giữ gọn gàng ở lớp
 +GV kết luận:Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa gọn gàng sạch đẹp. Khi cần sử dụng thì không cần tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến.
-Các nhóm thảo luận xử lí tình huống.
 -Các nhóm cử đại diện lên đóng vai, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS giơ thẻ tỏ thái độ theo 3 mức đo. Giải thích vì sao em chọn tình huống đó.
3. Củng cố ( 2’):
 -HS đọc phần kết luận trong VBT. 
4. Nhận xét- Dặn dò( 1’). 
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 7
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 04/10/2019 
Ngày dạy: 07 đến 11/10/2019 
Đạo đức Tiết 7
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I. Mục tiêu : 
-Biết được trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhàphù hợp với khả năng.Chăm làm việc nhà là thể hiện yêu thương ông bàcha mẹ .
-Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. 
-Có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc, phiếu ba màu.Các tấm thẻ chơi trò chơi “nếu- thì”
 - Vở bài tập.
 -PP: đàm thoại, giảng giải, thảo luận, thực hành, 
III.Hoạt động dạy- học: 
Kiểm tra bài cũ ( 3’): 
 Gọn gàng ngăn nắp giúp em điều gì? (HS trả lời).
GV nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài (1’): Chăm làm việc nhà.
10’
10’
8’
Hoạt động 1: Phân tích bài thơ Khi mẹ vắng nhà.
 Mục tiêu: Biết một tấm gương chăm làm việc nhà, biết chăm làm việc nhà là tình yêu thương ông bà, cha mẹ
-Đọc bài thơ “Khi mẹ vắng nhà”. Phát phiếu ,yêu cầu các nhóm thảo luậncác câu hỏi.
 +GV kết luận: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ, muốn chia sẻ nổi vất vả với mẹ. Việc làm của bạn mang lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ. Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
Hoạt động 2 : Nhận biết các việc trong tranh.
 Mục tiêu: Biết được một số việc nhà phù hợp với khả năng của mình.
 -GV chia nhóm, phát tranh cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu tên việc nhà trong mỗi tranh. Theo dõi , nhận xét.Tóm tắt lại tên các tranh. 
+Kết luận: Nên làm những việc phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3: Phân biệt điều đúng, sai.
 Mục tiêu: Có nhận thức, thái độ đúng đối vói công việc gia đình.
 -GV nêu từng ý kiến, yêu cầu HS giơ thẻ màu theo quy ước. Gọi 1 số HS giải thích
 +GV kết luận: Tham gia làm viêc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể hiện tình yêu thương ông bà cha mẹ.
-HS đọc lại. HS thảo luận theo câu hỏi.
-Các nhóm nhận phiếu, thảo luận. Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận theo nhóm, đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
-HS giơ thẻ màu và giải thích. Lớp nhận xét, bổ sung.
3. Củng cố ( 2’):
 -HS kể những việc các em thừong làm ở nhà. 
4. Nhận xét. Dặn dò( 1’):
 GV nhận xét tiết học. 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 8
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 10/10/2019 
Ngày dạy: 14 đến 18/10/2019 
Đạo đức Tiết 8
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ (tiết 2)
I. Mục tiêu : 
-Biết được trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhàphù hợp với khả năng.Chăm làm việc nhà là thể hiện yêu thương ông bàcha mẹ .
-Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. 
-Có thái độ không đồng tình với hành vi chưa chăm làm việc nhà.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc, phiếu ba màu.Các tấm thẻ chơi trò chơi “nếu- thì”
 - Vở bài tập.
 -PP: trực quan, đàm thoại, giảng giải, thực hành, 
III.Hoạt động dạy- học: 
 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’): 
 -Em đã làm gì để giúp cha mẹ? HS nêu).
 GV nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài (1’) Chăm làm việc nhà (tt)
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Tự liên hệ
 Mục tiêu: Tự nhìn nhận đánh giásự tham gia làm viêïc nhà của bản thân 
 -Gv nêu câu hỏi, mời 1 số Hs trình bày trước lớp, nhận xét khen ngợi
 +GV kết luận: Hãy tự tìm những việc nhà phù hợp và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình với cha mẹ.
Hoạt động 2 : Đóng vai theo tình huống.
 Mục tiêu: Biết cách ứng xử đúng trong các tình huống cụ the.å 
-GV chia nhóm, giao cho mỗi nhóm một tình huống, yêu cầu các nhóm thảo luận, đóng vai. 
Theo dõi , nhận xét.
+Kết luận.
 Hoạt động 3: Trò chơi “ nếu thì”
 Mục tiêu: Biết cần phải làm gì để thể hiện trách nhiệm của mình với công việc gia đình
 - GV chia lớp thành 2 nhóm “ Chăm” và “ Ngoan”. Phát phiếu cho các nhóm. Cử trọng tài. HD HS chơi ,theo dõi, nhận xét đánh giá khen ngợi các nhóm.
 +GV kết luận: Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em
-Hs suy nghĩ trao đổi với bạn . Trình bày trước lớp. Lớp nhận xét.
-Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. Các nhóm lên đóng vai, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Các nhóm bát đầu chơi. Lớp nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Củng cố ( 2’):
-HS đọc phần kết luận trong VBT. 
 4. Nhận xét. Dặn dò( 1’): 
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 9
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 18/10/2019 
Ngày dạy: 21 đến 25/10/2019 
Đạo đức Tiết 9
CHĂM CHỈ HỌC TẬP
I.Mục tiêu: 
-Hiểu như thế nào là chăm chỉ học tập, chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì
-Thực hiên 5 được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở nhà, ở trường.
-Có thái độ tự giác học tập.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc, phiếu ba màu.
 -Vở bài tập.
 -PP: quan sát, đàm thoại, thảo luận, thực hành, 
III. Hoạt động dạy- học: 
 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’): Em sẽ làm những việc gì để giúp đỡ cha mẹ?
 2. Giới thiệu bài (1’): Chăm chỉ học tập
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống.
 Mục tiêu: Hiểu được một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập. 
 -GV nêu tình huống, yêu cầu HS thảo luận theo cặp về cách ứng xử. Thể hiện cách ứng xử qua trò chơi sắm vai. Theo dõi nhận xét. 
+Kết luận: Khi đang học đang làm bài tập,cần cố gắng hoàn thành công việc, không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
 Mục tiêu: Biết được một số biểu hiện và lợi ích của việc chăm chỉ học tập 
-GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày trước lớp. Theo dõi , nhận xét.
+Kết luận: Các ý biểu hiện chăm chỉ học tập là: a, b, d, đ.
Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm.
 Mục tiêu: Đánh giá hành vi chăm chỉ và giải thích.
-GV yêu cầu 1 số HS lên diễn tiểu phẩm . Theo dõi. HD HS phân tích tiểu phẩm.
 +GV kết luận: Giờ ra chơi để HS bớt căng thẳng vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm bài tập. Ta cần khuyên bạn “ Giờ nào việc nấy”
 GV kết luận chung:
-Từng cặp trao đổi thảo luận phân vai . Một vài cặp lên thể hiện.Lớp nhận xét phân tích.
-Các nhóm thảo luận, trình bày. Lớp theo dõi, bổ sung
-Một số HS lên diễn tiểu phẩm.
 Lớp theo dõi, phân tích tiểu phẩm
3. Củng cố ( 2’): 
 -HS nêu ích lợi của việc chăm chỉ học tập.
 4. Nhận xét. Dặn do ø( 1’):
 - GV nhận xét tiết học. 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 10
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 25/10/2019 
Ngày dạy: 28 đến 01/11/2019 
Đạo đức Tiết 10
CHĂM CHỈ HỌC TẬP (tiết 2)
I.Mục tiêu: 
-Hiểu như thế nào là chăm chỉ học tập, chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì
-Thực hiên 5 được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở nhà, ở trường.
-Có thái độ tự giác học tập.
II.Đồ dùng dạy học: 
-Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc, phiếu ba màu.
 -Vở bài tập.
III.Hoạt động dạy- học: 
Kiểm tra bài cũ (3’): 
-Em đã chăm chỉ học bài chưa? ở nhà em học bài thế nào?
 2. Giới thiệu bài (1’): Chăm chỉ học tập (tt).
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống.
 Mục tiêu: Có kĩ năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
 -GV nêu tình huống, yêu cầu HS thảo luận theo cặp về cách ứng xử. Thể hiện cách ứng xử qua trò chơi sắm vai. Theo dõi nhận xét. 
+Kết luận: Hà nên đi học. Sau buổi học sẽ về chơi và nói chuyện với bà. 
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
 Mục tiêu: Bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức 
-GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành. Theo dõi, nhận xét.
+Kết luận từng ý kiến:
a/ Không tán thành vì là HS ai cũng cần chăm chỉ học tập.
b/ Tán thành.
c/ Tán thành.
c/ Không tán thành vì thức khuya có hại cho sức khoẻ.
Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm.
 Mục tiêu: Tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập.
-GV yêu cầu HS tự liên hệvề việc học tập của bản thân. Theo dõi nhận xét, khen ngợi hay nhắc nhở HS.
+GV nêu kết luận chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người HS, đồng thời cũng là để giúp cho các em thực hiện tốt hơn, đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.
-Từng cặp trao đổi thảo luận phân vai . Một vài cặp lên thể hiện.Lớp nhận xét phân tích.
-Các nhóm thảo luận, trình bày. Lớp theo dõi, bổ sung
-Lớp xem tiểu phẩm do 1 số HS biểu diễn.HS tự liên hệ trước lớp. Cả lớp theo dõi nhận xét.
 3. Củng cố (2’):
 -HS đọc phần kết luận trong VBT. 
 4. Nhận xét. Dặn do ø(1’):
 -GV nhận xét tiết học. 
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 11
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 01/11/2019 
Ngày dạy: 04 đến 08/11/2019 
Đạo đức Tiết 11
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu các biểu hiện cụ thể sinh hoạt đúng giờ.
 - Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng thời gian biểu.
 - Có thái dộ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II.Đồ dùng dạy học: 
 - Dụng cụ sắm vai, phiếu giao việc, phiếu ba màu.
 - Vở bài tập.
III.Hoạt động dạy- học: 
 1. Kiểm tra bài cũ (3’): Giới thiệu nội dung chương trình của môn đạo đức.
 2. Giới thiệu bài (1’): Thực hành kĩ năng giữa kì I
10’
8’
10’
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
 Mục tiêu: Bày tỏ ý kiến trước những hành động .
 - Chia nhóm và giao cho mỗi nhóm bày tỏ ý kiến về việc làm trong tình huống, việc làm nào đúng, sai theo dõi giúp đỡ và chốt lại.
Hoạt động 2: Đóng vai xử lí tình huống.
 Mục tiêu: Biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống.
 - Chia nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm một tình huống và lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong tình huống và chuẩn bị đóng vai.
 Hoạt động 3: Thảo luận nhóm, trình bày ý kiến.
 Mục tiêu: Biết công việc cụ thể và thời gian thực hiện để học tập và sinh hoạt đúng giờ.
-Chia 4 nhóm và giao mỗi nhóm một nhiệm vụ để thảo luận, theo dõi chốt lại: 
“ Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và 
nghỉ ngơi” .
- Thảo luận và trình bày ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, từng nhóm lên đóng vai, nhận xét bổ sung.
- Các nhóm thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm trao đổi và bổ sung.
 3. Củng cố (2’):
 -HS nhắc lại các bài đạo đức các em vừa học. 
 4. Nhận xét- Dặn dò (1’):
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 12
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 08/11/2019 
Ngày dạy: 11 đến 15/11/2019 
Đạo đức Tiết 12
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
 1. Giúp học sinh hiểu được:
 - Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
 - Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
 -Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
 2. Rèn cho học sinh có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng 	ngày.
 3. Yêu mến quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh, đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Bài hát “Tìm bạn thân”. Tranh, câu chuyện: “Trong giờ ra chơi”
 2. Học sinh: Sách, vở BT.
 -PP: Trực quan, quan sát, thảo luận, kể chuyện.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 1. Kiểm tra bài cũ ( 3’): 
 2. Giới thiệu bài (1’): Quan tâm giúp đõ bạn
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Kể chuyện “Trong giờ ra chơi” của Hương Xuân.
 Mục tiêu: HS hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
-Giáo viên kể chuyện “Trong giờ ra chơi”.
-Yêu cầu thảo luận : 
-Các bạn lớp 2A làm gì khi bạn Cường bị 
ngã?
-Em có đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A không? Tại sao?
-Giáo viên nhận xét. 
+Kết luận: Khi bạn ngã, em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đó là biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
-Cho HS quan sát tranh và chỉ ra được những hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn? Tại sao? 
-Giáo viên kết luận: Luôn vui vẻ, chan hoà với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm giúp đỡ bạn bè.
Hoạt động 3: Làm việc trên phiếu.
-Giáo viên phát phiếu học tập.Đánh dấu + vào ô trống trước những lí do quan tâm giúp đỡ bạn mà em tán thành.
-Em có thể khuyên bạn An như thế nào?
+GV kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn ngày thân thiết, gắn bó.
-Thảo luận nhóm bàn cách ứng xử. 
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhóm khác góp ý bổ sung.
-4-5 em nhắc lại.
-Quan sát, thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Vài em nhắc lại.
-HS làm phiếu học tập.
-HS bày tỏ ý kiến.Nêu lí do vì sao. Em khác bổ sung.
-4-5 em nhắc lại.
 3. Củng cố (2’): 
 -HS kể những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn.
 4. Nhận xét .Dặn dò(1’) :
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 13
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 15/11/2019 
Ngày dạy: 18 đến 22/11/2019 
Đạo đức Tiết 13
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
 1. Giúp học sinh hiểu được:
 - Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn.
 - Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
 -Quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em.
 2. Rèn cho học sinh có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
 3. Yêu mến quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh, đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn bè.
II. CHUẨN BỊ:
1 .Giáo viên: Bài hát “Tìm bạn thân”. Tranh, câu chuyện: “Trong giờ ra chơi”
2. Học sinh: Sách, vở BT.
 -PP: Trực quan, quan sát, thảo luận, kể chuyện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ (3’): 
 -GV đưa tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được, nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? (HS trình bày ý kiến)
 GV nhận xét, đánh giá
 2.Giới thiệu bài (1’): Quan tâm giúp đỡ bạn ( tt)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Thảo luận đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
 Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong một tình huống cụ thể có liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn.
-Tranh: Cảnh trong giờ kiểm tra Toán. Bạn Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh: Nam ơi, cho tớ chép bài với!”
-GV chốt lại 3 cách ứng xử.
+Giáo viên nhận xét, kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường.
Hoạt động 2: Tự liên hệ.
 Mục tiêu: Định hướng cho HS biết quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
-Em hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn hoặc những trường hợp em đã được quan tâm giúp đỡ?
-Giáo viên đề nghị các tổ lập kế hoạch quan tâm giúp đỡ bạn trong lớp.
+Kết luận: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn, 
Hoạt động 3: Trò chơi Hái hoa dân chủ.
 Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
- Gv đưa ra một số câu hỏi dạng hái hoa dân chủ. Gọi Hs lên hái hoa, trả lời. Theo dõi, nhận xét.
+GV kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Em cần quý trọng các bạn biết quan tâm giúp đỡ bạn. Khi đựợc bản bè quan tâm, niềm vui sẽ tăng lên và nỗi buồn sẽ vơi đi.
-Quan sát. 
-Thảo luận nhóm: đoán các cách ứng xử.
-Nhóm thể hiện đóng vai.
-Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
-Tổ nhóm nêu ý kiến.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Vài em nhắc lại.
-HS hái hoa và TLCH. Nêu lí do vì sao. Em khác bổ sung.
 3. Củng cố (2’): 
 -HS đọc phần kết luận trong VBT.
 4. Nhận xét. Dặn dò (1’):
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần 14
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 22/11/2019 
Ngày dạy: 25 đến 29/11/2019 
Đạo đức Tiết 14
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Giúp học sinh biết:
 - Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 - Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 2. Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 3. Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
10’
10’
10’
Hoạt động 1: Đóng vai tiểu phẩm.
 Mục tiêu: HS biết một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- GV phân vai: Bạn Hùng, cô giáo Mai, một số bạn trong lớp, người dẫn chuyện.
-Giáo viên hướng dẫn thảo luận theo câu hỏi :
-Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình?
-Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy?
-Nhận xét. 
+Kết luận: Vứt rác vào đúng nơi quy định là góp phần bảo vệ trường lớp.
Hoạt động 2: Quan sát tranh thảo luận nhóm.
 Mục tiêu: Giúp HS bày tỏ thái độ phù hợp trước việc làm đúng và không đúng trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Tranh : VBT
-Giáo viên đề nghị thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
 -Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không? Vì sao?
-Nếu là bạn trong tranh em sẽ làm gì?
-GV nhận xét.
-GV đưa ra câu hỏi đề nghị thảo luận lớp :
-Các em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp 
+GV kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp, chúng ta nên trực nhật hằng ngày, không bôi bẩn, vẽ bậy lên ghế, đi vệ sinh đúng nơi quy định.
Hoạt động 3: Làm vào phiếu bài tập, bày tỏ ý kiến.
 Mục tiêu: HS nhận thức được bổn phận của người HS là biết giữ gìn trường lớp sạcg đẹp.
-GV phát phiếu học tập (Câu a® câu đ), hướng dẫn HS làm bài, theo dõi, nhận xét.
+Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS, điều đó thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp cho các em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
-Một số học sinh đóng tiểu phẩm “Bạn Hùng thật đáng khen”.
-Các bạn khác quan sát. 
-HS thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- 2 em nhắc lại.
-Quan sát.
-Đại diện các nhóm lên trình bày theo nội dung 5 bức tranh.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Thảo luận lớp.
- Trả lời, lớp nhận xét.
-Vài em đọc lại.
-Làm phếu học tập : Đánh dấu + vào c trước các ý kiến mà em đồng ý.
-Cả lớp làm bài.
-5-6 em trình bày và giải thích lí do. Nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố (2’): 
 - Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ gìn trường lớp ? (HS trả lời).
 4. Nhận xét.Dặn dò (1’) :
 - GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 15
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 29/11/2019 
Ngày dạy: 02 đến 06/12/2019 
Đạo đức Tiết 15
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh biết :
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Bài hát “Em yêu trường em” “Đi học”. Tranh, Phiếu, tiểu phẩm.
 2. Học sinh: vở BT.
- PP: quan sát, đàm thoại, thảo luận, thực hành 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ (3’): 
-Em thấy vườn trường, sân trường mình như thế nào 
-Sau khi quan sát em thấy lớp em như thế nào?
-Nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài (1’): Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
10’
15’
7’
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống.
 Mục tiêu: HS biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
-GV phát phếu thảo luận, yêu cầu các nhóm thảo luận tìm cách xử lí các tình huống trong phiếu.
-Tình huống 1: Nhóm 1.
Giờ chơi ba bạn Ngọc, Lan, Huệ rủ nhau ra cổng trường ăn kem. Sau khi ăn xong các bạn vứt giấy đựng và que kem ngay giữa sân trường.
-Tình huống 2: Nhóm 2.
-Hôm nay là ngày trực nhật của Mai. Bạn đã đến lớp từ sớm, và quét dọn lau bàn ghế sạch sẽ.
-Tình huống 3: Nhóm 3.
+Nam vẽ đẹp từng được giải thưởng, muốn các bạn biết tài nên đã vẽ bức tranh lên tường.
-Tình huống 4: Nhóm 4.
+Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp, hai bạn thích lắm chiêù nào cũng dành ít phút để chăm sóc cây.
-Em đã làm gì để trường lớp sạch đẹp?
+Kết luận: Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2: Thực hành làm sạch đẹp lớp học.
 Mục tiêu: HS biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
-Tổ chức cho HS quan sát lớp, nhận xét lớp có sạch, đẹp không.
+Kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sứccủa mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó vừa là quyền, vừa là bổn phận của các em.
Hoạt động 3: Trò chơi “Tìm đôi”
 Mục tiêu: HS biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.
-GV nêu luật chơi (SGV/tr 53). Mỗi em bốc 1 phiếu ngẫu nhiên, mỗi phiếu là 1 câu hỏi. Sau khi bốc phiếu, mỗi bạn đọc nội dung và đi tìm bạn có phiếu giống mình làm thành một đôi. Đôi nào tìm được nhau nhanh, đôi đó thắng cuộc.
-Nhận xét, đánh giá.
+Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp làquyền và bổn phận của mỗi học sinh, đểcác em được sinh hoạt, học tập trong một môi trường trong lành.
 Trường em em quý em yêu
 Giữ cho sạch đẹp sớm chiều không quên.
-Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống.
+ Các bạn nữ làm như thế là không đúng. Các bạn nên vứt rác vào thùng không vứt bừa bãi làm bẩn sân trường.
+ Mai làm như thế là đúng. Quét hết rác bẩn sẽ làm cho lớp sạch đẹp, thoáng mát.
+Nam làm như vậy là sai, vẽ bẩn tường, mất vẻ đẹp của trường.
+Hai bạn làm đúng vì chăm sóc cây, hoa nơ,ûđẹp trường đẹp lớp.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Tự liên hệ làm được, chưa làm được) giải thích vì sao?
-Quan sát.
-Thực hành xếp dọn lại lớp học cho sạch đẹp.
-Quan sát lớp sau khi thu dọn và phát biểu cảm tưởng. Đại diện 1 em phát biểu. (2-3 em nhắc lại).
-10 em tham gia chơi. Lớp nhận xét, tuyên dương.
-Vài em đọc lại.
3. Củng cố (2’): 
 -Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ gìn trường lớp? (HS trả lời)
4. Nhận xét.Dặn do ø(1’):
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 16
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 06/12/2019 
Ngày dạy: 09 đến 13/12/2019 
Đạo đức Tiết 16
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh hiểu:
•- Vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh, ảnh, đồ dùng cho sắm vai. Vở BT.
 - PP: quan sát, đàm thoại, thảo luận, thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ (3’): 
 -Em thấy sân trường, lớp học mình như thế nào? 
 -Nhận xét, đánh giá.
 2. Giới thiệu bài (1’): Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
8’
15’
7’
Hoạt động 1: Phân tích tranh.
 Mục tiêu: HS hiểu được một số biểu hiện cụ thểvề giữ trật tự nơi công cộng.
-GV cho HS quan sát một số tranh có nội dung sau :
-Trên sân trường có biểu diễn văn nghệ. Một số bạn chen nhau để lên gần sân khấu. 
-Nội dung tranh vẽ gì?
-Việc chen lấn xô đẩy có tác hại gì?
-Qua sự việc này em rút ra được điều gì?
+GV kết luận: Một số HS chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống.
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu một số biểu hiện cụ thể về giữ trật tư vệ sinh nơi công cộng.
-Trực quan : Tranh.
-Bức tranh vẽ gì ?
-Em đoán xem em bé đang nghĩ gì ?
-GV yêu cầu thảo luận : Về cách giải quyết, phân vai.
-Nhận xét.
+Kết luận : Vứt rác bừa bãi làm bẩn sàn xe, đường sá, có khi còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh. Vì vậy, cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông để khi xe dừng lại thì bỏ đúng nơi quy định.
Hoạt động 3: Đàm thoại.
 Mục tiêu : HS hiểu được lợi ích và những việc cần làm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. 
-Các em biết những nơi công cộng nào ?
-Để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng, các em cần làm gì và cần tránh những việc gì ?
-Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng có tác dụng gì ?
+GV kết luận : Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người : trường học là nơi học tập ; bệnh viện, trạm y tế là nơi chữa bệnh,...
-Giữ trật tự, vệ sinh nơi côngcộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
-Luyện tập.
-Quan sát & TLCH.
- Một số bạn chen nhau để lên gần sân khấu xem biểu diễn văn nghệ.
-Gây ồn ào cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ, mất trật tự công cộng.
-Phải giữ trật tự nơi công cộng.
-2-3 em nhắc lại.
-Quan sát.
-Bức tranh vẽ trên ô tô, một bạn nhỏ tay cầm bánh ăn, tay kia cầm lá bánh.
-Em nghĩ “Bỏ rác vào đâu bây giờ?”
-Chia nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết và phân vai diễn.
-Một số em sắm vai.
-Tự liên hệ
-HS trả lời câu hỏi.
-Trường học, bệnh viện, công viên, vườn hoa, trung tâm mua sắm, .
-Không gây ồn ào, làm mất trật tự, không xả rác. Lịch sự tế nhị giữ vệ sinh chung.
-Thể hiện nếp sống văn minh, giúp công việc của con người được thuận. lợi
- 2-3 em nhắc lại.
3. Củng cố (2’): 
 -Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ vệ sinh nơi công cộng? (HS trả lời).
4. Nhận xét. Dặn dò (1’) :
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
 ..
Tuần 17
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 13/12/2019 
Ngày dạy: 16 đến 20/12/2019 
Đạo đức Tiết 17
GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Giúp học sinh hiểu:
•- Vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
•- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 -Biết giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 -Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. CHUẨN BỊ:
 -Tranh, ảnh, đồ dùng cho sắm vai.
 - Vở BT.
 -PP: đàm thoại, thảo luận, thực hành.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ (3’): 
 -Đánh dấu + vào ô trống trước những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành. 
 -Nhận xét, đánh giá.
2. Giới thiệu bài (1’): Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng (tt).
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
10’
10’
10
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra.
 Mục tiêu: HS thấy được tình ình trật tự, vệ sinh ở nơi công cộng thân quen và nêu ra các biệïn pháp cải thiệnthực trạng đó.
-GV yêu cầu vài đại diện báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
-Nhận xét. Khen những em báo cáo tốt.
Hoạt động 2 : Trò chơi “Ai đúng ai sai”
 Mục tiêu: HS biết đưa ra các biện pháp giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-GV phổ biến luật chơi :
-Giáo viên đọc ý kiến (ý kiến 1®7/ STK tr 51)
- GV theo dõi, nhận xét, khen thưởng.
Hoạt động 3: Tập làm người hướng dẫn viên.
 Mục tiêu: HS biết cách nhắc nhở mọi người cùng giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
-GV đưa ra tình huống.
“Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào tham quan Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì?”
-Nhận xét.
+GV kết luận: Mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
-Một vài đại diện HS lên báo cáo.
-Nhận xét, bổ sung.
1. Công viên- Gần sân thể thao- Bồn hoa bị phá do trẻ em nghịch – Cử ra đội bảo vệ.
2. Bể nước công cộng – Dưới sân – Bị tràn nước – Báo cáo tổ dân phố.
-Chia 2 đội.
-Cử ra đội trưởng.
-Các đội chơi xem xét ý kiến đó Đ hay S, giơ tay trả lời.
- Mỗi ý kiến đúng ghi được 5 điểm.
-Đội nào ghi nhiều điểm đội đó thắng.
-Suy nghĩ 2 phút.
-Chia nhóm thảo luận.
-Đại diện nhóm lên trình bày:
Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của cửa khẩu, chúng tôi xin nhắc nhở quý khách một số việc sau :
1. Không vứt rác lung tung.
2. Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3. Không được nói chuyện trong khi đang tham quan.
-Nhận xét bổ sung.
- 2-3 em nhắc lại.
 3.Củng cố (2’) : 
 -Em sẽ làm gì để thể hiện việc giữ vệ sinh nơi công cộng? (HS trả lời).
 4. Nhận xét. Dặn dò (1’) :
 -GV nhận xét tiết học.
RÚT KINH NGHIỆM
 ............
Tuần 18
Thứ 2 đến thứ 6: 
Ngày soạn: 20/12/2019 
Ngày dạy: 23 đến 27/12/2019 
Đạo đức Tiết 18
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ
I.MỤC TIÊU :
 -Giúp HS củng cố những kiến thức đã học trong HKI.
 -HS biết bày tỏ ý kiến, thái độ của mình ề một số tình huống liên quan đến kiến thức đã học thông qua trò chơi hái hoa dân chủ.
II.CHUẨN BỊ
 -Câu hỏi thảo luận.
 -HS : xem lại các bài đạo đức đã học.
 -PP : trực quan, đàm thoại, giảng giải, thực hành,...
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Kiểm tra bài cũ (3’) : 
 Hãy kể những việc em đã làm để thể hiện tinh thần gữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 GV nhận xét, đánh giá.
2. Giới thiệu bài (1’) : Thực hành kĩ năng cuối HKI.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Ôn những kiến thức đã học.
 Mục tiêu : HS nhớ lại các bài đạo đức đã học trong HKI.
-GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+Nhóm 1 : Lập thời gian biểu trong ngày.
+Nhóm 2 : Ghi lại những ích lợi của việc chăm chỉ học tập.
+nhóm 3 : Ghi những việc có thể làm để giúp đỡ bạn bè.
+Nhóm 4 : Nêu các việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-GV phân tích việc nào đúng, việc nào sai và chốt lại.
Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp, trả lời câu hỏi.
 Mục tiêu : HS thảo luận và tự đánh giá về việc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi của các em.
-GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận và trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docthiet_ke_bai_day_dao_duc_lop_2_nam_hoc_2019_2020_nguyen_van.doc