Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 23: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 3) - Lê Thị Phượng

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 23: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 3) - Lê Thị Phượng

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình, vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.

- Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai - HS: SGK, giấy, bút màu,.

 

docx 2 trang Hà Duy Kiên 6771
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tiết 23: Bảo quản đồ dùng gia đình (Tiết 3) - Lê Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 23: BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH (T3).
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng gia đình, vì sao phải bảo quản đồ dùng gia đình.
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng gia đình. Nhắc nhở người thân thực hiện bảo quản tra đình.
- Chủ động được việc sử dụng các đồ dùng gia đình cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Máy chiếu, máy tính, đạo cụ để đóng vai - HS: SGK, giấy, bút màu,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (5’)
- GV tổ chức cho HS hát, múa vũ điệu “Lau bàn”
- GV đánh giá, giới thiệu bài.
2. Thực hành – luyện tập. (26’)
Hoạt động 1: Thực hành rửa và cất gọn bát đĩa
- Cho HS quan sát tranh và TLCH
+ Điều gì có thể xảy ra nếu bát đĩa bẩn?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu bát đĩa vỡ?
+ Rửa bát đĩa nên được thực hiện như thế nào?
+ Cất bát đĩa nên thực hiện thế nào?
- GV mời HS chia sẻ ý kiến. HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét
HĐ 2: Cùng người thân lau dọn, xếp lại các đồ dùng trong gia đình.
- GV nêu câu hỏi: + Gia đình em có cùng nhau dọn dẹp, sắp xếp các đồ dùng trong gia đình không?
+ Khi đó, em đã làm những việc gì?
+ Kết quả thực hiện như thế nào? 
+ Thái độ của mọi người khi em cùng tham gia dọn dẹp như thế nào?
- Gọi HS góp ý, bổ sung.
- Yêu cầu HS về nhà cùng người thân lau dọn, sắp xếp các đồ dùng trong gia đình, lấy phiếu các nhận và nhận xét từ phía gia đình cho việc thực hành của cá nhân.
-Tuyên dương những HS làm việc tốt, hiệu quả.
HĐ 3: Nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng gia đình 
- GV yêu cầu HS về nhắc nhở bạn bè và người thân bảo quản đồ dùng gia đình và chia sẻ lại những việc đã thực hiện đó.
3. Vận dụng (4’)
- GV nêu câu hỏi:
+ Em học được gì từ bài này ?
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Gọi HS đọc lời khuyên trong SGK.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà thực hành theo bài học và chuẩn bị bài sau: Thể hiện cảm xúc bản thân.
- HS tham gia chơi.
- HS ghi bài. Đọc nối tiếp tên bài.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Bát đĩa bẩn thì ăn thức ăn đựng ở bát đĩa đó sẽ bị đau bụng, 
+ Các mảnh vỡ có thể khiến chúng ta bị thương
+ Bỏ thức ăn thừa/ tráng bát đĩa qua nước/ Rửa xà phòng/ tráng sạch bát đĩa/ phơi khô bát đĩa.
+ Cất nơi khô ráo, bát riêng, đĩa riêng,..
- Nhiều HS chia sẻ ý kiến. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 5-6 HS chia sẻ ý kiến cá nhân.
- HS khác nhận xét, góp ý
- HS lắng nghe, thực hiện
Phiếu thực hành
1. Những việc em đã làm
2. Kết quả những việc làm đó
3. Ý kiến của người thân
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS nêu
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_tiet_23_bao_quan_do_dun.docx