Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Sách Cánh diều - Tuần 9 đến 24 - Năm học 2022-2023

Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Sách Cánh diều - Tuần 9 đến 24 - Năm học 2022-2023

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

Lòng nhân ái: Yêu thương, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

1.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự kính trọng thầy giáo , cô giáo.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của sự kính tọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.

- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bài hát: Vòng tay yêu thương.

- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.

- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).

2.2. Chuẩn bị của học sinh

- Sách học sinh, vở BT đạo đức.

 

docx 75 trang Mạnh Bích 21/11/2023 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 - Sách Cánh diều - Tuần 9 đến 24 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 9
	 KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Nhân ái: Chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
1.2. Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo .
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về lòng nhân ái thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
- Bài hát thầy cô cho em mùa xuân.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 
1. Khởi động 
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp thoải mái theo bài hát, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
- Tất cả HS thực hiện các động tác đơn giản theo giai điệu bài hát.
- HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV mở video bài hát có lồng ghép một số clip do CMHS quay các em.
- GV hỏi: 
+ Các con vừa quan sát thấy các bạn nào trên màn hình?
+ Các bạn làm gì vậy?
+ Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai? 
+ Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào?
+ Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? +Bài hát khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
- HS nghe, hát theo và thực hiện một số động tác đơn giản theo bài Thầy cô cho em mùa xuân; đồng thời quan sát màn hình. 
- HS trả lời.
2. Khám phá 1 (hoạt động cá nhân )
2.1. Mục tiêu: HS nêu được những việc làm của thầy cô thể hiện sự dạy dỗ, yêu thương HS.
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS đặt câu hỏi về nội dung tranh, trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh, trả lời được những biểu hiện thể hiện tình yêu thương, Tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ,... thường thể hiện qua những việc làm nhỏ, quen thuộc.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thầy giáo, cô giáo trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thê hiện điều gì?
- GV cho HS quan sát từng bức tranh và nêu tình cảm của thầy, cô giáo dành cho HS được thể hiện qua những việc làm nào. Ví dụ:
Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điểu hay, lẽ phải.
Tranh 2: Cô giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh.
Tranh 3:Thầỵ giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau.
Tranh 4:Thầy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình HS.
. 
- GV đặt câu hỏi, đồng thời, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Tùy câu trả lời của HS, GV động viên, khích lệ, khen ngợi và từ đó dẫn dắt HS tiếp cận nội dung chính của bài: kính trọng thầy giáo cô giáo.
- HS cùng quan sát các bức tranh.
- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh. 
HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.
3. Khám phá 2 (hoạt động thảo luận nhóm) 
3.1. Mục tiêu
- Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc, tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ.
- Nhận biết được những lời nói, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo cô giáo.
- HS nêu được những việc làm của các bạn trong tranh thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
3.2. Dự kiến sản phẩm học tập
- Câu hỏi, câu trả lời của học sinh. 
- Lời nói phù hợp khi sắm vai trình bày trước lớp về tình huống mà GV yêu cầu.
3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh/hoặc đặt được câu hỏi phù hợp nội dung tranh. HS sắm vai, có lời nói, cử chỉ phù hợp vai của mình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
3.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Bạn nào trong tranh đã thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?
GV gợi ý thêm các câu hỏi:
GV có thể cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm quan sát từng bức tranh và nêu lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. Ví dụ:
Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.
Tranh 2: Nói chuyện riêng khi thầy giáo đang giảng bài.
Tranh 3: Quan tâm khi cô giáo bị bệnh.
Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô.
HS tiếp tục làm việc theo nhóm đôi, cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
Tùy tình hình học sinh, GV động viên, khích lệ HS và dẫn dắt để HS nói được ý: cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
Tùy tình hình thực tế HS trả lời, GV dẫn đắt để kết Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Thảo luận nhóm đôi: 
+ HS quan sát tất cả bức tranh, phát biểu suy nghĩ về các bức tranh đó cho nhau nghe.
+ Đại diện các nhóm phát biểu. 
HS nhận xét lẫn nhau.
(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của các búc tranh để có thể nhận xét được là bạn người thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo). 
Các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
HS kết luận: Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
b. Nêu thêm những việc cẩn làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.?
GV cho cá nhân HS nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến.
GV nên giảng giải cho HS hiểu cần thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo qua những việc làm hằng ngày và đó cũng là thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn thầy, cô giáo.
GV lưu ý HS thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.
GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: Trong lớp, các em thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.
Mỗi thành viên lần lượt nêu về nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến cho cả lớp cùng nghe. 
HS nhận xét lẫn nhau.
4. Chia sẻ (hoạt động cá nhân)
4.1. Mục tiêu: HS biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS. 
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh. Kể được những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
 (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:
- Em đã kính trọng thầy giáo, cô giáo chưa?
- Em sẽ khuyên bạn thế nào khi bạn chưa kính trọng thày giáo cô giáo?
- Em sẽ làm gì đẻ thể hiện sự kính trọng thầy giáo cô giáo? v.v 
GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.
HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình.
HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.
b. Kể thêm một số việc làm thể hiện sự sự kính trọng thầy giáo, cô giáo .
Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát 
HS kể những việc làm cụ thể mà em đã làm ở nhà. 
c. Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.
HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.
HS nhận xét lẫn nhau. 
KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
Hiệp Tùng, ngày 28 tháng 11 năm 2022
Tuần 10
KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Lòng nhân ái: Yêu thương, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
1.2. Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự kính trọng thầy giáo , cô giáo.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của sự kính tọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài hát: Vòng tay yêu thương.
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách học sinh, vở BT đạo đức.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 2. 
5. Luyện tập (nhóm; cá nhân)
5.1. Mục tiêu
HS biết cách sử dụng lời nói, hành động phù hợp các tình huống trong tranh để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nêu được việc làm các bạn trong tranh cho phù hợp.
5.4. Cách thực hiện 
(Áp dụng kỹ thuật DH “mảnh ghép”)
a.Nhận xét vể lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.
HS làm việc nhóm, nêu nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.
Ví dụ: Lời nói, việc làm của các bạn trong tranh 2, 3, 4 đã thể hiện sự lễ phép, kính trọng thầy, cô giáo. Riêng với bạn nữ trong tranh 1 (nhờ thầy giáo treo giúp tranh), lời nói thể hiện sự lễ phép nhưng hành động dùng một tay đưa tranh cho thầy giáo là chưa lễ phép.
Trong quá trình các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho các bạn. GV gợi mở thêm bằng những câu hỏi như: Ngoài ý kiến của nhóm bạn , các con có ý kiến gì khác nữa không? Con thích ý kiến của nhóm nào nhất, vì sao?
Sau đó, GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: HS phải lễ phép, kính trọng tất cả các thầy, cô giáo dù có thầy cô không trực tiếp dạy mình. GV có thể giải thích thêm ý nghĩa của câu "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", giúp HS hiểu rõ hơn.
Vòng 1: Chia nhóm 4 HS. Nhiệm vụ mỗi nhóm là quan sát, thảo luận 1 bức tranh.
Vòng 2: Hình thành nhóm mới (4 HS/nhóm, sao cho mỗi nhóm đều có 1 HS từ mỗi nhiệm vụ khác nhau ở vòng 1). Mỗi thành viên lần lượt nêu về nội dung của bức tranh mình đã được thảo luận ở vòng 1 cho cả nhóm cùng nghe. Khuyến khích HS đặt câu hỏi trong nhóm để phân tích sâu hơn về nội dung tranh.
Đại diện các nhóm trình bày. 
HS nhận xét lẫn nhau.
b. sắm vai các bạn nhỏ trong tranh và xử lí tình huống.
- Tùy tình hình lớp, GV có thể đưa thêm 1 số tình huống khác. Tuy nhiên, chỉ yêu cầu đơn giản về lời nói, động tác, thái độ cần thể hiện trong mỗi tình huống; mỗi tình huống chỉ yêu cầu 2, 3 HS tham gia. 
HS làm việc theo nhóm. Dựa vào tranh vẽ, các nhóm tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai.
GV GV cần chú ý giúp HS hiểu sự kính trọng thầy, cô giáo phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, đơn giản mỗi ngày. đánh giá, biểu dương, rút kinh nghiệm.
- HS xung phong sắm vai trình bày trước lớp về các tình huống như SGK.
Các nhóm trình diễn, cả lớp nhận xét.
HS nhận xét các bạn, có thể nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi liên quan đến các tình huống mà các bạn vừa sắm vai.
6. Vận dụng
6.1. Mục tiêu
HS tập vận dụng vào các tình huống thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
HS chia sẻ được những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
6.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS/câu hỏi của HS.
6.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS thực hiện được lời nói, động tác, cử chỉ, nét mặt, v.v.. thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
6.4. Cách thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Thực hiện việc làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
 Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.
Tranh 2: tích cực phát biểu, chăm chỉ học hành.
Tranh 3: Quan tâm thăm hỏi khi cô giáo bị bệnh.
Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô, Làm thiệp, viết thư, viết lời chúc thầy cô.
- GV có thể cho HS viết lời cảm ơn thầy cô đã dạy mình trong năm học lớp 1 vào tờ giấy. HS có thể trang trí theo sáng tạo riêng của mình và gửi tặng thầy, cô giáo cũ sau tiết học.
- HS kể một lời nói/việc làm cụ thể mà con đã thực hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo. Khi kể, HS cần dùng từ ngữ, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ biểu cảm phù hợp.
Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét. 
b. Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
HS làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những việc mình đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
-Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
GV cần lưu ý các nhóm trình bày sau chỉ nêu những ý mới để tránh tình trạng các nhóm bắt chước nhau, làm mất thời gian của tiết học.
GV nhận xét khen ngợi, lưu ý thêm nếu có những HS thể hiện từ ngữ/nét mặt/cử chỉ chưa phù hợp.
-Các nhóm chia sẻ về việc làm của mình thể hiện kính trọng thầy, cô giáo.
-Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét. 
c. Hoạt động củng cố, dặn dò
Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học, nhắc nhở HS thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
+ GV có thể cho HS họcthuộc Ghi nhớ bằng cách đọc tiếp sức (mỗi HS đọc mộttiếng, cứ tiếp tục đọc nhiều lẩn như thế). GV xoá dần các chữ trong câu ghi nhớ trong lúc HS đọc, sau đó xoá hết cả câu.
GVcăn dặn HS luôn thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo qua những lời nói, việc làm hằng ngày.
+ HS nào thuộc sẽ đọc cả câu ghi nhớ cho cả lớp nghe.
7. Kết luận: HS luôn thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo qua những lời nói, việc làm hằng ngày, những lời nói và việc làm cụ thể hàng ngày. 
HS đọc thuộc lòng câu tục ngữ:
KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA GIÁM HIỆU
Hiệp Tùng, ngày 28 tháng 11 năm 2022
Hiệp Tùng, ngày tháng năm 2022
BÀI 5: Yêu Quý Bạn Bè 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầ giáo, cô giáo;
Thực hiện được những việc làm cụ thể để thể hiện sự kính trọng thây giáo, cô giáo.
2. Kĩ năng: 
+ Năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; lựa chọn và thực hiện được những hành động, lời nói thể hiện sự kính trọng thẩỵ giáo, cô giáo.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
+ Năng lực điều chỉnh hành: Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
+ Năng lực phát triển bán thân Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; không đồng tình với thái độ, hành vi không kính trọng thầy giáo, cô giáo.
3. Phẩm chất: 
+ Nhân ái: Chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Bông hồng tặng cô ; video clip về lòng nhân ái thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
2. Học sinh: SGK Đạo đứtr, Vở bài tập Đạo đức 2 (nếu có).
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
Hoạt động 1: Hát bài hát Bông hồng tặng cô.
Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới.
Tổ chức thực hiện:
GV cho cả lớp hát bài Bông hồng tặng cô (nhạc và lời: Trấn Quang Huy)
- Nếu HS không biết bài hát này, GV có thể bật bài hát cho HS nghe để các em hiểu nội dung bài hát hoặc có thể sử dụng một bài hát khác nói về kính trọng thầy giáo, cô giáo.
1. Sau khi hát (hoặc nghe bài hát), GV hỏi HS: - Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai? Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào?
- Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? Bài hát khuyên chúng ta điều gì?
GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề bài học: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những việc các em cân làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo như bạn nhỏ trong bài hát nhé!
-Học sinh múa hát bài” Bông hồng tặng cô
-Học sinh trả lời câu hỏi:
+- Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai? Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào?
-Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? Bài hát khuyên chúng ta điều gì?
-Ghi tựa bài vào vở.
Kiến tạo tri thức mới
Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em.
Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận về việc làm của các bạn trong tranh.
Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát từng bức tranh và nêu tình cảm của thầy, cô giáo dành cho HS được thể hiện qua những việc làm nào. Ví dụ:
GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, lần lượt mô tả việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
GV gọi một số HS nêu việc làm của các
 bạn nhỏ trong tranh trước lớp.
Gợi ý:
Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điểu hay, lẽ phải.
Tranh 2: Cô giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh.
Tranh 3:Thầỵ giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau.
Tranh 4:Thầy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình HS.
GV cần lưu ý HS: Tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ,... thường thể hiện qua những việc làm nhỏ, quen thuộc nên đôi khi HS không nhận ra được.
GV có thể cho HS kể thêm những điều thầy cô đã làm cho mình.
Hoạt động 2: Bạn nào trong tranh đã thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?
Mục tiêu: HS nêu được những việc làm của các bạn trong tranh thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo 
Tổ chức thực hiện:
GV có thể cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm quan sát từng bức tranh và nêu lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. Ví dụ:
Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.
Tranh 2: Nói chuyện riêng khi thầy giáo đang giảng bài.
Tranh 3: Quan tâm khi cô giáo bị bệnh.
Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô.
HS tiếp tục làm việc theo nhóm đôi, cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
Các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
HS kết luận: Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 3: Nêu thêm những việc cẩn làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
Mục tiêu: HS nêu thêm được những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo mà em hay bạn bè đã làm.
Tổ chức thực hiện:
GV nên giảng giải cho HS hiểu cần thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo qua những việc làm hằng ngày và đó cũng là thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn thầy, cô giáo.
GV lưu ý HS thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
-Học sinh quan sát tranh trả lời câu hỏi:
Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điểu hay, lẽ phải.
Tranh 2: Cô giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh.
Tranh 3:Thầỵ giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau.
Tranh 4:Thầy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình HS.
Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.
Tranh 2: Nói chuyện riêng khi thầy giáo đang giảng bài.
Tranh 3: Quan tâm khi cô giáo bị bệnh.
Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô.
HS nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến.
KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
Hiệp Tùng, ngày 28 tháng 11 năm 2022
Lê Đăng Chiêu
Tuần 12
 BÀI 7: QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ BẠN 
MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn bè;
- Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
 2. Năng lực chung: 
 - NL tự chủ và tự học: Nhận ra được một số biểu hiện của sự quan tâm, giúp đỡ bạn; lựa chọn và thực hiện được những hành động và lời nói thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
- NL giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
3. Năng lực đặc thù: 
 - NL nhận thức chuẩn mực hành vi: Có kiến thức cần thiết, phù hợp để duy trì mối quan hệ hòa hợp với bạn bè; Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Nêu được vì sao phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Nêu được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
 - NL đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
 - NL điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè; Bước đầu biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè. 
4. Tích hợp: 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: SGK Đạo Đức 2, màn hình - máy chiếu (nếu có), bộ tranh, video clip về lòng nhân ái.
2. Học sinh: SGK Đạo Đức 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Các hoạt động
Hoạt động giáo viên
Mong đợi của học sinh
I. Khởi động (5 phút): 
HĐ 1: Nghe và cùng hát bài hát Tình bạn.
Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế hứng thú cho HS vào bài học mới.
* Phương pháp:
Quan sát, vấn đáp, cá nhân.
* Hình thức: cá nhân, lớp
HĐ 2: Xem hình và trả lời câu hỏi 
* Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho HS khám phá nội dung bài học.
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
* Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
- Hát và vỗ tay theo nhạc bài “Tình bạn” 
- GV có thể dùng máy phát nhạc để HS nghe, hát theo và vỗ tay theo lời bài hát.
- GV nhận xét.
-> Để có 1 tình bạn đẹp chúng ta cần phải thể hiện tình cảm, quan tâm, chia sẻ như thế nào tới bạn bè thì hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu vào bài học ” Quan tâm, giúp đỡ bạn”.
- GV tổ chức nhóm 2, hướng dẫn HS quan sát tranh trong SGK/trang 31 và trả lời câu hỏi:
1/ + Tranh vẽ gì? 
+ Các bạn đã làm gì khi Thỏ bị ốm?
+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn dành cho Thỏ.
+ Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?
- Mời HS trình bày
- > GV nhận xét
- GV xây dựng thành 1 câu chuyện nhỏ, kể cho HS nghe.
- Mời 1 -2 HS kể lại
- GV nhận xét
 Kết luận: Những việc làm trên của các bạn đã thể hiện biết quan tâm, giúp đỡ,chăm sóc,... khi bạn mình bị bệnh hay gặp khó khăn.
HS hát và vỗ tay theo bài hát
- HS quan sát tranh và trả lời
- HS trình bày – nhận xét
- HS lắng nghe
- HS kể – nhận xét
 II. Kiến tạo tri thức mới:
 (10 phút): 
HĐ 1: Lời nói, việc làm nào của các bạn trong tranh thê hiện sựquan tâm, giúp đỡ bạn? ( 5’)
Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết/ không biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
* Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
HĐ 2: Nêu thêm những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. ( 3’)
* Mục tiêu: Giúp HS biết thêm cách thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
* Phương pháp: Quan sát, vấn đáp
* Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp
- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận nội dung tranh qua những dẫn dắt, gợi mở:
+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn?
- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. 
- GV có thể cho các nhóm lên đóng vai dựng lại tình huống theo mỗi tranh
+Tranh 4, sau khi các nhóm đã xác định: Cốm đã biết quan tâm đến bạn khi thấy bạn mệt mỏi, GV đặt thêm câu hỏi mở rộng:
- Theo em, để giúp đỡ Na, Cốm sẽ làm gì tiếp theo? (hỏi thăm Na; báo cho thầy, cô giáo; đưa Na xuống phòng y tế của trường,...).
- Nếu gặp tình huống này, em sẽ xử lí như thế nào?, v.v.
- GV nhận xét – chốt bài:
Kết luận: Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn, chúng ta nên chia sẻ, hỏi thăm và giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn, không nên thờ ơ với bạn.
- GV tổ chức nhóm đôi suy nghĩ, trao đổi, thảo luận về những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn mà các em đã gặp, đã biết, đã thực hiện theo gợi ý:
+ Khi thấy bạn gặp khó khăn trong sinh hoạt, bị mệt, không làm được bài, thiếu đồ dùng học tập,...
+ Khi thấy bạn bị té ngã, chưa hiểu bài. Nếu là em thì em sẽ làm gì?
- Mời HS cùng chia sẻ 
- GV nhận xét – chốt bài:
- HS thực hiện
- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét
- HS trả lời 
- HS thực hiện
- HS nêu – nhận xét
Luyện tập: (12 phút):
HĐ 1: Nhận xét về lời nói, việc làm. (5’)
* Mục tiêu: HS không đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện không quan tâm/ quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn; 
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.
* Hình thức: cá 
nhân, nhóm, lớp
HĐ 2: Sắm vai xử lí tình huống. (7’)
* Mục tiêu: HS biết cách xử lí tình huống thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.
* Hình thức: cá 
nhân, nhóm, lớp
- GV giới thiệu tình huống trong SGK: 
*Tình huống 1: Na vì một tay bị đau, cặp sách lại nặng nên nhờ Tin mang giúp cặp sách lên cầu thang, nhưng Tin đã từ chối giúp Na vì vội đi đá bóng.
* Tình huống 2: Nhân sinh nhật của Na, Cốm tặng Na món quà nhỏ cùng lời chúc tốt đẹp.
- GV tổ chức nhóm 3 thảo luận 2 tình huống trên theo câu hỏi gợi ý:
+ Tình huống 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của bạn Tin. Nếu là Tin, em sẽ làm gì? Vì sao? .
+ Tình huống 2: Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm.
- GV mời các nhóm trình bày
-> Mời các nhóm nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét
Kết luận: Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn được biểu hiện thông qua lời nói và hành động, việc làm của mỗi người.
- GV giới thiệu tình huống trong SGK: 
*Tình huống 1: Na mới chuyển đến học cùng lớp cốm; cô giáo giới thiệu Na với cả lớp và xếp Na ngồi cùng bàn với Cốm. Nếu là Cốm, em sẽ ứng xử như thế nào?
* Tình huống 2: Tin bị 2 bạn lớp trên trêu chọc, bắt nạt; chứng kiến sự việc đó, Bin sẽ làm gì?
- GV tổ chức nhóm 4 đóng vai xử lí 2 tình huống trên.
- GV mời các nhóm lên đóng vai xử lí tình huống.
- GV nhận xét – Chốt bài.
- HS lắng nghe
- HS Thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- HS nhận xét – bổ sung
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS các nhóm trình bày – bổ sung.
Vận dụng: (7 phút)
HĐ 1: Chia sẻ với các bạn vế việc em đã làm để quan tâm, giúp đỡ bạn. (2’)
Mục tiêu: HS cùng nhau chia sẻ, vận dụng những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
* Phương pháp: Vấn đáp.
* Hình thức: cá 
nhân, lớp
HĐ 2: Tham gia làm Cây tình bạn của lớp. (5’)
Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- GV giao việc cho HS: Chia sẻ những việc làm vừa sức để thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn của mình.
- GV nhận xét - chốt
- GV phát cho mỗi nhóm một cành cây khô được cắm trong xô nhựa.
- Yêu cầu HS vẽ, cắt hình trái cây, lá cây, bông hoa trên giấy thủ công, sau đó viết chữ có nội dung là những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè, dùng dây treo hoặc dán những trái cây, lá cây, bông hoa đã có chữ lên cành cây khô.
- GV mời các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và có thể bình chọn Cây tình bạn đẹp nhất.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
HS lắng nghe.
HS nêu – nhận xét
- HS lắng nghe hướng dẫn
- HS thực hiện
- HS trình bày
V. Hoạt động củng cố, dặn dò: (1 phút)
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
- Nhắc nhở HS luôn quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt.
- GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị nội dung; tiết học tuần sau.
- HS lắng nghe
KIỂM TRA CỦA TỔ TRƯỞNG
KÝ DUYỆT CỦA GIÁM HIỆU
Hiệp Tùng, ngày 28 tháng 11 năm 2022
Lê Đăng Chiêu
Hiệp Tùng, ngày tháng năm 2022
Tuần 13
BÀI 8: CHIA SẺ YÊU THƯƠNG
MỤC TIÊU:
Năng lực đặc thù: 
1.1. Năng lực đặc thù:
a. Năng lực điều chỉnh hành vi:
– Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số đối tượng cần giúp đỡ trong xã hội; Nêu được những việc làm giúp đỡ người khác; Nhận biết được sự cần thiết của việc cần giúp đỡ, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội.
– Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Tự đánh giá được những điều đã học và làm được liên quan đến việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
– Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được các hoạt động và sẵn sàng tham gia hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn gặp khó khăn hoặc có hoàn cảnh không may mắn, các bạn ở vùng sâu vùng xa hoặc vùng bị thiệt hại vì thiên tai.
 b. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:
– Tham gia các hoạt động kinh tế – xã hội: Đề xuất được phương án phân công công việc phù hợp với lứa tuổi, thực hiện được nhiệm vụ của bản thân; Tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
1.2. Năng lực chung: 
 Giao tiếp và hợp tác
- Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân: Hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của bản thân trong nhóm sau khi được hướng dẫn, ph

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_9_den_24_nam_hoc_2.docx