Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân (2 tiết) - Trường TH Kim Đồng

Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân (2 tiết) - Trường TH Kim Đồng

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân

2. Kĩ năng:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.

- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân; Bước đầu nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.

3. Phẩm chất:

+ Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); tranh, ảnh phóng to các hoạt động trong SGK/14,15,16,17.

2. Học sinh: SGK Đạo đức2,

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, .

2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

 

docx 9 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 4381
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Bảo quản đồ dùng cá nhân (2 tiết) - Trường TH Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần ..
BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
BÀI 3: BẢI QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (2 TIẾT)
 (tiết 1, sách học sinh, trang 14)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân
2. Kĩ năng: 
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân; Bước đầu nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
3. Phẩm chất: 
+ Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); tranh, ảnh phóng to các hoạt động trong SGK/14,15,16,17.
2. Học sinh: SGK Đạo đức2, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
Hoạt động 1: Nghe-hát bài Dọn dẹp đồ chơi
Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của HS vào bài học mới.
Tổ chức thực hiện:
GV cho cả lớp hát bài Dọn dẹp đồ chơi
-GV có thể cho HS nghe bài hát này hoặc xem clip nói về việc thu dọn đồ chơi, đồ dùng cá nhân.
Sau khi hát, xem clip hoặc xxem câu chuyện của Na. GV hỏi HS: Điều gì đã xảy ra khi các bạn không biết thu xếp đồ chơi gọn gàng?
GV nhận xét và giới thiệu vào chủ đề bài học: Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những việc cần làm để bảo quản đồ dùng cá nhân qua bài BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN.
-Học sinh nghe và hát theo bài hát dọn dẹp đồ chơi
-Học sinh trả lời câu hỏi:
+Điều gì xảy ra khi các bạn không sắp xếp đồ chơi gọn gàng?
-Ghi tựa bài vào vở.
Hoạt động 2: Câu chuyện Nhà thiết kế thời trang.
Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền của HS, giúp HS bước vào bài học mới một cách tự tin, thoải mái hơn.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS quan sát về câu chuyện của Na và cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:
+ Điều gì đã xảy ra với chiếc khăn của Na? 
+Chiếc khân đó như thế nào? 
+Sau khi làm váy cho búp bê, Na có còn khăn để quàng nữa không?
GV gọi HS: Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na.
Gợi ý:
Tùy từng suy nghĩ của bản thân mà HS có thể nêu khác nhau: Na không biết trân trọng món quà mẹ tặng; Na rất thích trở thành nhà thiết kế thời trang; Na chỉ biết quan tâm đến đồ chơi mà không chú ý đến đồ dùng; Na chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân,
GV hỏi một số HS:Theo em, muốn làm váy cho búp bê Na có thể sử dụng vải ở đâu?
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
-Học sinh quan sát tranh trang 14/SGK, trả lời câu hỏi:
+ Na cắt chiếc khăn để làm váy cho búp bê
+đẹp và rất mới
+Không còn khăn để quàng.
-HS trả lời theo cảm nhận cá nhân.
-HS suy nghĩ và có thể trả lời: xin vải của mẹ, lấy quần áo cũ, .
Kiến tạo tri thức mới
Hoạt động 3: Những việc làm biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc biết/không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
HS biết nêu thêm những việc làm thể hiện bảo quản đồ dùng trong gia đình và lợi ích của những việc làm đó.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS quan sát tranh ở SGK/15 và giơ thẻ lựa chọn việc làm thể hiện biết/không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
GV tiến hành cho HS đưa ra ý kiến qua cách giơ thẻ .
GV cho HS tổng kết lại để phân loại tranh thành 2 nhóm BIẾT và KHÔNG BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân.
Gợi ý:
Tranh 2,4,5 thuộc nhóm BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân.
Tranh 1,3 thuộc nhóm KHÔNG BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân.
GV hỏi HS: Hãy thảo luận nhóm đôi và nêu thêm một số việc làm thể hiện BIẾT bảo quản đồ dùng cá nhân. 
GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận câu hỏi: Vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân?
GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
+Biết bảo quản thì đổ dùng cá nhân mới bển, đẹp và sử dụng được lâu dài.
+Biết bảo quản thì đồ dùng cá nhân mới phục vụ hiệu quả cho việc sinh hoạt, học tập của mình.
+Bảo quản đồ dùng cá nhân chính là thực hành tiết kiệm; thể hiện lòng hiếu thảo đối với cha mẹ; thể hiện trách nhiệm của em đối với bản thân và gia đình.
-HS quan sát tranh và sử dụng thẻ đúng/sai để đưa ra đáp án.
HS chia nhóm tranh và nêu tranh đó là việc làm gì.
Tranh 1 : Bạn nữ đang dùng bút vẽ lên cặp sách, làm cặp sách lem luốc.
Tranh 2: Bạn nữ đang cẩn thận xếp sách vở vào giá sách.
Tranh 3: Bạn nam làm gãy rời đồ chơi.
Tranh 4: Bạn nam đang bọc bìa cho sách vở của mình.
Tranh 5: Bạn nữ đang treo mũ bảo hiểm lên giá.
-HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ và nêu.
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 ..
Kế hoạch bài dạy lớp 2 môn Đạo đức tuần ..
BẢO QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
BÀI 3: BẢI QUẢN ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (2 TIẾT)
 (tiết 1, sách học sinh, trang 14)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
- Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Nêu được vì sao phải bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân. 
- Nhắc nhở bạn bè , người thân bảo quản đồ dùng cá nhân
2. Kĩ năng: 
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được việc làm của các bạn về việc giữ gìn và bảo quản đồ dùng gia đình.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được việc bảo quản đồ dùng cá nhân; Bước đầu nhắc nhở bạn bè, người thân bảo quản đồ dùng cá nhân.
3. Phẩm chất: 
+ Trách nhiệm: thực hành tiết kiệm, chủ động thực hiện những việc làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); tranh, ảnh phóng to các hoạt động trong SGK/14,15,16,17.
2. Học sinh: SGK Đạo đức2, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét việc làm của Cốm? Nếu là Cốm em sẽ làm gì?
Mục tiêu: HS biết nhận xét, bày tỏ thái độ trước việc không biết bảo quản đổ dùng cá nhân.
Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu tình huống học tập qua tranh: Bố tặng cho bạn Cốm con gấu bông mới; bạn Cốm lập tức vứt chiếc ô tô nhựa cũ đi và chỉ chơi với con gấu bông mới mà thôi. 
GV cho HS suy nghĩ về việc làm của Cốm? Nếu là Cốm em sẽ làm gì?
GV gợi mở, hướng HS trả lời những việc làm phù hợp với việc bảo quản đồ dùng cá nhân.
GV mời một số HS nhận xét, góp ý và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
HS theo dõi tình huống cảu Cốm và nêu nhận xét.
+Bạn Cốm đã không biết giữ gìn đồ chơi của mình, nếu hôm khác cần chơi ô tô sẽ không có ô tô nữa. 
+Mỗi HS sẽ có cách xử lý khác nhau (không vứt bỏ đổ chơi cũ khi có đổ chơi mới; tặng đổ chơi cũ cho bạn khác; cùng chơi cả đổ chơi cũ và đổ chơi mới; cất đồ chơi cũ vào hộp để khi khác lấy ra chơi,...).
Hoạt động 2: Thể hiện ý kiến
Mục tiêu: HS biết đồng tình với việc biết bảo quản đồ dùng cá nhân; không đồng tình với việc không biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
Tổ chức thực hiện:
GV giới thiệu các tranh và cho HS đưa ra ý kiến bằng thẻ cảm xúc (đồng ý và không đồng ý)
GV cho HS đưa ra ý kiến và giải đáp ở mỗi hình Vì sao em chọn như vậy.
+ Tranh 1: Bạn nam cất giữ cẩn thận quẩn áo ấm khi mùa đông hết, dù có thể mùa đông năm sau, bạn không còn mặc vừa những quẩn áo này nữa.
Tranh 2: Bạn nam đang xé vở lấy giấy gấp đồ chơi.
Tranh 3: Bạn nam đang lau chùi chiếc xe đạp của mình.
Sau khi HS tỏ thái độ đồng tình với việc làm của bạn ở tranh 1, tranh 3 và không đồng tình với việc làm của bạn ở tranh 2, GV có thể mở rộng hướng HS tới việc làm đúng ở tranh 2.
GV tổng kết hoạt động và chuyển sang hoạt động sau.
HS sử dụng thẻ và nêu ý kiến.
Hoạt động 3: Sắm vai
Mục tiêu: HS biết cách xử lí trước một số tình huống thể hiện chưa biết bảo quản đồ dùng cá nhân.
Tổ chức thực hiện:
GV nêu tình huống: Giày mới của Tin bị lấm bẩn, anh trai khuyên Tin nên vứt đi nhưng Tin lúng túng chưa tìm được cách giải quyết.
GV cho HS thảo luận nhóm 4 và tìm cách giải quyết, sau đó tiến hành sắm vai trước lớp. GV lưu ý HS nên sử dụng lời thoại và cử chỉ để minh họa cho cách giải quyết của mình.
GV cho HS các nhóm nhận xét và đóng góp ý kiến.
GV tổng kết hoạt động và hướng dẫn HS một số cách làm sạch giày, dép đơn giản.
-HS quan sát tình huống, thảo luận nhóm và đưa ra cách giải quyết.(Gợi ý: đem giày đi giặt; chùi giày bằng khân hoặc giấy ẩm; nhờ bố mẹ giúp đỡ; biết rút kinh nghiệm để lần sau không làm bổn giày khi đi đường, V.V.).
-HS nhận xét và đóng góp ý kiến.
Vận dụng
Hoạt động 4: Tập bọc sách vở.
Mục tiêu: HS biết cách bọc và giữ gìn sách vở sạch đẹp. Biết chia sẻ với bạn bè và khuyên mọi người giữ gìn đồ dùng cá nhân.
Tổ chức thực hiện:
GV thực hiện mẫu cho HS cách bọc sách vở. Sau đó chia nhóm cho HS cùng nhau thực hiện. GV sẽ quan sát và hướng dẫn thêm nếu nhóm, bạn nào làm chưa tốt.
GV cho HS chia sẻ với bạn trong nhóm những việc làm mình đã làm để bảo quản đồ dùng cá nhân.
GV cho HS chia sẻ trước lớp những việc tốt mình đã làm.
GV nhận xét, khen ngợi và nhắc nhở các em học sinh nhớ bảo quản đồ dùng cá nhân thật tốt và nhắc nhở mọi người cùng bảo quản đồ dùng cá nhân.
-HS chia nhóm thực hiện bọc sách vở.
RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_3_bao_qua.docx