Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 1)

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 9211
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 1, Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
 Môn: Đạo đức 2
CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
Tuần 1- Tiết 1 - BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN ( Tiết 1)
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
2. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: 
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
* Phương pháp: Quan sát, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- HS lắng nghe và thực hiện thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Hai bố con Na chuẩn bị ra bến xe về quê. Gần đến giờ xe chạy mà Na vẫn mải chơi, chưa chuẩn bị xong đồ đạc. Khi hai bố con đến bến xe thì xe đã chạy và phải đợi một tiếng nữa mới có chuyến tiếp theo. Bố Na rất tiếc vì không kịp ra xe đúng giờ. Còn Na thì ngạc nhiên vì mình chỉ muộn một chút mà đã bị lỡ xe.
+ Em không đồng tình với việc làm của Na vì nó thể hiện sự không biết quý trọng thời gian.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe.
- GV yêu cầu HS thảo luận, quan sát bức tranh phần Khởi động sgk trang 6 và trả lời câu hỏi: Em hãy thuật lại tình huống đã xảy ra trong bức tranh bằng việc trả lời 2 câu hỏi sau:
+ Vì sao Na và bố bị lỡ chuyến xe?
+ Nêu cảm nhận của em về việc làm của Na? Em có đồng tình với việc làm đó không, vì sao ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt ý.
- GV đặt vấn đề: Thời gian rất quý giá. Vậy chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để thể hiện việc mình biết quý trọng thời gian? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1: Quý trọng thời gian.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Hoạt động 1: Bạn nào trong tranh biết quý trọng thời gian 
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết quý trọng thời gian hoặc không biết quý trọng thời gian.
* Phương pháp: Quan sát, thảo luận
* Hình thức: Nhóm lớn
- Lớp chia thành 4 nhóm, quan sát tranh sgk trang 7 và trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Bạn nữ đang ngồi đọc sách ở gốc đa. Một bạn rủ ra chơi cùng nhưng bạn nữa muốn tranh thủ thời gian luyện đọc rồi mới ra chơi với bạn.
+ Tranh 2: Bạn nam đang nhìn vào thời gian biểu, bóng nói cho thấy bạn đã chuẩn bị xong bài vở và sẽ đi học võ theo thời gian biểu.
+ Tranh 3: Bạn nam ngồi vừa ngồi gấp quần áo vừa xem ti vi. Do không tập trung làm việc nên đã đến giờ sang thăm bà mà bạn vẫn chưa gấp xong quần áo.
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận qua những dẫn dắt, gợi mở:
+ Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy các bạn đã sử dụng thời gian như thế nào?
+ Lời nói, việc làm đó cho thấy bạn nào biết, bạn nào chưa biết quý trọng thời gian?..
- GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá dẫn dắt, kết luận.
- GV gợi mở để HS bước đầu biết được kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí, chúng ta nên biết kết hợp công việc, và kết hợp như thế nào để vừa tiết kiệm thời gian, đảm bảo hiệu quả của công việc chính 
* Hoạt động 2: Nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự quý trọng thời gian 
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu hiểu thêm một số việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian; hiểu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
- Chú ý lắng nghe.
- Trả lời câu hỏi:
* Những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.
+ Không sử dụng toàn bộ ngày nghỉ để ngủ, chơi, xem ti vi.
+ Dành những khoảng thời gian nhất định để giúp bố mẹ làm việc nhà, học những môn năng khiếu, đi thăm ông bà, người thân,...
+ Chuẩn bị sách vở cho ngày mai đi học trước khi đi ngủ,...
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- GV gợi ý cho HS biết được những biểu hiện chính của sự quý trọng thời gian: dành thời gian học tập, thực hiện công việc theo thời gian biểu, kết hợp công việc một cách hợp lí 
- GV đặt câu hỏi: Nêu một số việc làm cụ thể thể hiện được sự quý trọng thời gian?
- GV nhận xét, tuyên dương và chuyển tiếp sang hoạt động mới.
* Hoạt động 3: Vì sao chúng ta cần quý trọng thời gian? 
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động, giúp HS nêu được vì sao cần phải biết quý trọng thời gian.
* Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
* Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk, thảo luận và thực hiện yêu cầu.
+ Vì thời gian một đi không trở lại nên chúng ta cần quý trọng thời gian.
+ Vì một ngày chỉ có 24 giờ, mà công việc của mỗi người trong một ngày rất nhiều nên chúng ta cần quý trọng thời gian.
+ Lãng phí thời gian có thể dẫn đến việc chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn; không có thời gian để làm những việc hữu ích khác,...
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- HS chú ý lắng nghe.
- GV đưa ra các câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
+ Thời gian trôi đi có quay trở lại được không?
+ Thời gian trong một ngày có phải là vô hạn không?
+ Lãng phí thời gian có thể dẫn đến điều gì?
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- GV đánh giá, nhận xét.
- GV đọc cho cả lớp nghe bài thơ Đồng hồ quả lắc của Đinh Xuân Tửu:
Tích tắc! Tích tắc!
Đồng hồ quả lắc
Tích tắc đêm ngày
Không ngừng phút giây.
Tích tắc! Tích tắc!
Đồng hồ luôn nhắc:
Học, chơi, ăn, ngủ
Có giờ có giấc.
Tích tắc! Tích tắc!
Đồng hồ luôn nhắc
Từng phút từng giờ
Quý hơn vàng bạc.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM
* Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân để rèn luyện, thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
- Dặn HS tập thói quen sử dụng thời gian biểu. Xem trước bài cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_1_bai_1_quy_trong.docx