Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 (Mới)

Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 (Mới)

Tiết: 86 ÔN TẬP( Tiết 1 )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ.

- Nêu được cách đặt tính, cách tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 100.

- Vận dụng giải toán dạng nhiều hơn.

2. Năng lực, phẩm chất

a. Năng lực: Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.

 

docx 17 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 10240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai, ngày 10 tháng 01năm 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tiết: 171,172 	ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng ngôn ngữ:
+ Đọc đúng một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 60 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
- Năng lực văn học: Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ (bài văn, bài thơ), thể hiện được giọng điệu khi đọc.
2. Phát triển phẩm chất
Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ và các phẩm chất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
*GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tiết học: Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập kĩ năng đọc.
1. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV gọi HS chọn đọc lại các bài đọc đã học, sau đó luyện đọc một đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc học thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ).
- GV gọi HS luyện đọc theo nhóm. GV hỗ trợ HS khi cần thiết.
2. Hoạt động 2: Đọc trước lớp
- GV mời lần lượt HS lên đọc bài trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV và cả lớp nhận xét.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
3.Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- Luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: 
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe.
- HS đọc lại các bài đọc đã học.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS lần lượt lên bảng đọc bài trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.
- HS và GV nhận xét.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tiết: 86	ÔN TẬP( Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Luyện tập tổng hợp về cộng, trừ.
- Nêu được cách đặt tính, cách tính cộng/ trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Vận dụng giải toán dạng nhiều hơn.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động: Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
* Cách tiến hành 
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV cho HS nối tiếp đọc bảng cộng đã học ở tiết trước.
Hoạt động :Thực hành, luyện tập.
Mục tiêu: Củng cố kĩ năng nhận biết được tia số, đọc được các số có trên tia số. Từ đó, xác định được mỗi chữ cái ở vạch chỉ số nào trên tia số trong bài. 
* Cách tiến hành
- GV trình chiếu slide xác định yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu từng bài tập.
- Mời HS lần lượt chia sẻ kết quả, nhận xét, đánh giá.
- Tổ chức chơi trò “Truyền điện” mỗi, lần lượt nêu kết quả từng phép tính của bài trong thời gian nhanh nhất.
- GV chốt: BT củng cố các phép cộng, trừ (có nhớ )trong phạm vi 100.
- Tổ chức cho HS làm bài cá nhân vào vở.
- Bật slide đáp án HS kiểm tra đối chiếu
- GV nhận xét, khen ngợi HS, chiếu đáp án.
Hoạt động: Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập (Tiết 2)
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động theo bài hát: Đếm sao.
- HS nối tiếp đọc bảng trừ đã học.
Bài 1: a)Mỗi chữ cái ở vạch chỉ số nào trên tia số...
- HS hỏi đáp nhau chia sẻ kết quả, nhận xét, đánh giá.
b) Số?
- Mời HS HS trình bày ý kiến cá nhân, nhận xét.
Bài 2: a)Tính nhẩm
b) Đặt tính rồi tính.
- HS làm bài cá nhân vào vở BT.
- Quan sát bài trên slide và nêu ý kiến nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Thứ ba, ngày 11 tháng 01 năm 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tiết: 173	ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Nghe, hiểu, ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Người trồng na.
+ Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài.
2. Phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng sự quan tâm với mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác theo sức của mình và biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
*GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV yêu cầu HS chọn đọc lại các bài đọc đã học, sau đó luyện đọc một đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc học thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ); trả lời về nộ dung đoạn đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Nghe – kể
Mục tiêu: Nghe, hiểu, ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Người trồng na.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh:
+ Búp bê ngồi bệt xuống đất, bên cạnh cái chổi, đang ngồi thắc mắc điều gì đó, mắt hướng về phía dế mèn.
+ Dế mèn đang cười tươi nhìn búp bê.
- GV kể chuyện Người trồng na cho HS lắng nghe.
- GV kể chuyện lại lần 2 cho cả lớp nghe. Mỗi đoạn, dừng lại đặt câu hỏi để HS kể theo, ghi nhớ câu chuyện.
- GV mời 1 HS lần lượt đọc 4 câu hỏi gợi ý để kể chuyện.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời CH và tập kể chuyện.
3.Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
- Luyện tiếp tục kể lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: 
- Nhận xét tiết học. 
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe GV kể lần 1.
- HS lắng nghe HS kể lần 2.
- 1 HS đọc CH gợi ý để kể chuyện. Cả lớp lắng nghe.
- HS thảo luận theo cặp, trả lời CH và tập kể chuyện.
- Một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tiết: 87	ÔN TẬP (Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Luyện tập tổng hợp về hình học và đo lường.
- Vận dụng tính cộng/ trừ trong phạm vi 100 có kèm theo đơn vị kg.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động :Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
* Cách tiến hành 
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV cho HS nối tiếp đọc bảng cộng đã học ở tiết trước.
Hoạt động :Thực hành, luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các bảng cộng, bảng trừ để thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
* Cách tiến hành
- GV trình chiếu slide xác định yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu từng bài tập.
- Mời HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
- Tổ chức HS làm cá nhân vào vở, kết quả từng phép tính của bài .
- Mời HS lần lượt chia sẻ kết quả, nhận xét, đánh giá.
- Mời HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm vở.
- Bật slide đáp án HS kiểm tra đối chiếu
- GV nhận xét, khen ngợi HS hoàn thành tốt. 
Hoạt động: Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Em vui học toán.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động theo bài hát: Đếm sao.
- HS nối tiếp đọc bảng trừ đã học.
Bài 3: Giải toán
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Quan sát bài trên slide và nêu kết quả; nhận xét.
Bài 4: Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc...
- Quan sát bài trên slide và nêu kết quả; nhận xét.
Bài 5: Em hãy gợi ý giúp chị Hà chọn ra các can với số lít chứa được kèm theo 8l.
- Quan sát bài trên slide và nêu ý kiến nhận xét.
Bài 6: Giải toán(Sgk/102)
- HS làm bài cá nhân vào vở; tính hiệu cân nặng của con vật nặng nhất và con vật nhẹ nhất..
- Quan sát bài trên slide và nêu ý kiến nhận xét.
Bài 7: Ước lượng trong hình có bao nhiêu chiếc chìa khóa(Sgk/102).
- Quan sát bài trên slide và nêu ý kiến nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tiết: 174,175 	ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng ngôn ngữ:
+ Đọc đúng bài Trên chiếc bè. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
+ Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài Trên chiếc bè: Bài đọc nói về chuyến ngao du giữa Dế Mèn và Dế Trũi gặp những cảnh đẹp và được mọi người hoan nghênh, chào đón.
- Điền dấu chấm vào đúng chỗ để tạo câu hoàn chỉnh, phù hợp.
- Nắm được quy tắc chữ đầu câu cần viết hoa.
- Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn Trên chiếc bè (từ Mùa thu... luôn luôn mới). Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng lùi vào một ô.
- Năng lực văn học: Biết bày tỏ Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong đoạn văn, đoạn thơ (bài văn, bài thơ), thể hiện được giọng điệu khi đọc.
2. Phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên.
- Rèn tính kiên nhẫn, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
*GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài đọc: Bài học Trên chiếc bè.
2. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Trên chiếc bè.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.
3. Hoạt động 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các câu hỏi để hiểu câu chuyện: Bài đọc nói về chuyến ngao du giữa Dế Mèn và Dế Trũi gặp những cảnh đẹp và được mọi người hoan nghênh, chào đón.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- GV mời một số HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:
+ Đôi bạn trong câu chuyện trên đi đâu?
+ Chiếc bè của đôi bạn được làm bằng gì?
+ Cảnh vật trên đường đi đẹp và mới lạ như thế nào?
+ Những từ ngữ nào cho thấy đôi bạn được gọng vó, cua kềnh, cá săn sắt, cá thầu dầu rất khâm phục và quý mến? 
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Điền dấu chấm vào đúng chỗ để tạo câu hoàn chỉnh, phù hợp. Nắm được quy tắc chữ đầu câu cần viết hoa.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả: điền 2 dấu chấm còn thiếu và trả lời CH “Chữ đầu câu cần viết như thế nào?”.
- GV nhận xét, chốt đáp án:
- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò:
- Luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập tiết 6,7
- Nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc:
+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn của bài.
+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn: Hỏi – đáp trước lớp:
- Các cặp HS khác thực hiện tương tự với các câu hỏi 2, 3, 4,5,6.
- HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung.
- Em cần đặt thêm 2 dấu chấm còn thiếu vào những chỗ nào (Sgk/143)
Dế Mèn là nhân vật trong truyện Dế mèn phiêu lưu kí. Một lần, Dế Mèn cứu thoát Dế Trũi. Sau đó, hai chú dế kết bạn, Dế Mèn cùng Dế Trũi đi ngao du thiên hạ để mở mang hiểu biết.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Thứ tư, ngày 12 tháng 01 năm 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tiết: 87	EM VUI HỌC TOÁN
( Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Đo cân nặng của các bạn trong nhóm thông qua đó củng cố kĩ năng sử dụng cân đồng hồ và giải quyết vấn đề với các đơn vị lít.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động :Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
* Cách tiến hành 
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV cho HS nối tiếp đọc bảng cộng đã học ở tiết trước.
Hoạt động :Thực hành, luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các bảng cộng, bảng trừ để thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
* Cách tiến hành
- GV trình chiếu slide xác định yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu từng bài tập.
- Gọi HS đọc đề bài 
- Tổ chức HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận cách cân, cách ghi cân nặng và những chú ý khi thực hiện cân.
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn HS thực hành BT 2 ở nhà. 
- GV cho HS thực hành cá nhân tạo hình vào giấy theo yêu cầu bài tập 3.
- Mời Hs chia sẻ, nhận xét sản phẩm tạo được.
Hoạt động: Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Em vui học toán (Tiết 2).
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động theo bài hát: Đếm sao.
- HS nối tiếp đọc bảng trừ đã học.
Bài 1: Thực hành dùng cân sức khỏe...(Sgk/103).
- HS chia sẻ cách cân, cách ghi cân nặng và những chú ý khi thực hiện cân, nêu ý kiến, nhận xét, đánh giá.
Bài 2: HS lấy các đồ vật có thể đựng nước như: bình, chai, lọ,... trong đó có một đồ vật đựng được 1 lít nước.
Bài 3: Sử dụng các đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc để tạo hình
- Nhiều HS nêu ý kiến cá nhân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tiết: 176,177	ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng ngôn ngữ:
+ Đọc đúng bài đọc Bố vắng nhà. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
+ Hiểu nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu bài đọc Bố vắng nhà : Bài thơ là tình cảm của bố, mẹ và con dành cho nhau.
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
- Năng lực văn học: Biết bày tỏ nội dung bài đọc với thực tiễn: yêu thương cha mẹ, bạn bè, giúp đỡ người khác, thể hiện lòng tốt và sự quả cảm.
2. Phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình bạn và lòng tốt, sự quả cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
*GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài đọc: Bài học Bố vắng nhà hôm nay chúng ta cảm nhận tình cảm của bố, mẹ và con dành cho nhau.
2. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Bố vắng nhà
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 3 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, nai cha, nai con.
3. Hoạt động 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc Bố vắng nhà nêu lên tình cảm của bố, mẹ và con dành cho nhau.
- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV gợi ý HS đọc lại từng đoạn để tìm đáp án.
1) Bé nhận ra điều gì lạ bên mâm cơm?
2) Theo bé, vì sao mẹ lo?
3) Vì sao bé nghĩ bữa nay bé là người lớn.
4) Ghép mỗi câu ở bên A với mẫu câu thích hợp ở bên B:
A
B
a) Bé an ủi mẹ.
1) Ai là gì?
b) Bữa đó bé là người lớn.
2) Ai làm gì?
c)Cả nhà thương yêu nhau.
3) Ai thế nào?
- Hướng dẫn tìm ý, trả lời câu hỏi.
4. Hoạt động: Điền dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) thích hợp vào ô trống
Mục tiêu: Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp.
- GV mời một số HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Thứ tự dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.
5. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò:
- Luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập CKI
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc:
+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.
+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo; đọc phân vai: người dẫn chuyện, nai cha, nai con..
- 4 HS tiếp nối đọc 4 CH.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
- HS đọc thầm bài, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi bằng trò chơi phỏng vấn: Hỏi – đáp trước lớp:
- Các cặp HS khác thực hiện tương tự với các câu hỏi 2, 3, 4.
- HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung.
5. Đọc truyện vui sau. Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than vào chỗ thích hợp (Sgk/145)
- Làm bài cá nhân vào vở.
- Nhiều HS nêu ý kiến cá nhân, nhận xét.	
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Thứ năm, ngày 13 tháng 01 năm 2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tiết: 178	ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Nghe, hiểu, ghi nhớ và kể lại được câu chuyện Người trồng na.
+ Hiểu được tình cảm của ông cụ đối với con cháu.
2. Phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng sự quan tâm với mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác theo sức của mình và biết cảm ơn sự giúp đỡ từ người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
*GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
2. Hoạt động 1: Luyện đọc
- GV yêu cầu HS chọn đọc lại các bài đọc đã học, sau đó luyện đọc một đoạn văn, đoạn thơ ngắn hoặc học thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ); trả lời về nộ dung đoạn đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Nghe và kể lại mẩu chuyện Người trồng na trước lớp
- GV mời một số HS kể lại câu chuyện “ Người trồng na” trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- GV hỏi và mời HS trả lời các câu hỏi, cả lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Nêu suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu
Mục tiêu: Hiểu câu chuyện và nêu được suy nghĩ về tình cảm của ông cụ với con cháu.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to yêu cầu của BT 2.
- GV mời một số HS trả lời nhanh câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Ông cụ thương con cháu và nghĩ cho con cháu, nghĩ về lâu dài.
3.Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò.
- Luyện đọc lại các bài đọc.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập CKI
- Nhận xét tiết học 
- Một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
a) Ông cụ trồng cây gì?
b) Bác hàng xóm ngạc nhiên, nói gì?
c) Vì sao bác hàng xóm khuyên ông cụ trồng chuối?
d) Ông cụ trả lời thế nào?
- Một số HS trả lời nhanh câu hỏi, nhận xét, đáng giá.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tiết: 88	EM VUI HỌC TOÁN ( Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình tam giác, hình chữ nhật, hình tứ giác gắn với các hoạt động tạo hình. Luyện tập tổng hợp về hình học.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động :Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
* Cách tiến hành 
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV cho HS - GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn”
- Luật chơi: GV đưa ra 1 số câu hỏi, HS trả lời đúng là thắng.
+ Đố em kể tên các “đường” trong môn Toán em đã học?
+ Đố em kể tên các hình em đã học?
- GV đánh giá HS chơi
Hoạt động :Thực hành, luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các bảng cộng, bảng trừ để thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
* Cách tiến hành
- GV trình chiếu slide xác định yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu từng bài tập.
- Gọi HS đọc đề bài 
- Tổ chức HS làm việc cá nhân; chọn một ý tưởng tạo hình rồi cùng nhau hợp tác dùng dây tạo hình.
- GV hướng dẫn HS thực hành BT 5 ở nhà.
Hoạt động: Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra CKI.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động theo bài hát: Đếm sao.
- HS chơi
Bài 4: Dùng dây tạo hình tam giác, hình tứ giác...(Sgk/104).
- HS chia sẻ cách mỗi HS tưởng tượng và dùng dây tạo ra các hình khác nhau, chia sẻ ý tưởng và cách làm với bạn, nêu ý kiến, nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Tung vòng và chạy theo đường tạo thành hình tứ giác.
- Nhiều HS nêu ý kiến cá nhân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tiết: 90 	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KỲ I)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Cộng trừ trong phạm vi 20.
- Phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Giải toán có lời văn bằng một phép cộng hoặc phép trừ có liên quan đến các đơn vị đã học.
- Nhận dạng hình đã học.
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động :Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
* Cách tiến hành 
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV cho HS nối tiếp đọc bảng cộng đã học ở tiết trước.
Hoạt động :Thực hành, luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các bảng cộng, bảng trừ để thực hiện phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20
* Cách tiến hành
- GV trình chiếu slide hướng dẫn HS nắm yêu trò chơi.
- GV bật slide Trò chơi “Cánh cụt về nhà”
* Nêu quy tắc chơi: Mỗi bạn lên chơi sẽ, tính nhẩm nêu kết quả, nếu đúng được mời bạn mình thích chơi tiếp, nếu tính sai sẽ mất lượt.
- GV nhận xét, khen ngợi HS hoàn thành tốt. 
Hoạt động: Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập, kiểm tra, đánh giá
- Nhận xét tiết học.
- HS hát và vận động theo bài hát: Đếm sao.
- HS nối tiếp đọc bảng trừ đã học.
- HS làm việc cá nhân , nêu ý kiến, nhận xét, đánh giá.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
Thứ sáu, ngày 12 tháng 11năm 2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN
Tiết: 45 	ÔN TẬP, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
- Thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 20 
- Giải toán liên quan đến phép cộng và phép trừ 
2. Năng lực, phẩm chất
a. Năng lực: Phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động: Khởi động
*Mục tiêu: Tổ chức cho HS ôn lại kiến thức các phép cộng trong phạm vi 20
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa”.
Hoạt động: Thực hành, luyện tập
*Mục tiêu: Biết tóm tắt và trình bày giải bài toán có lời văn vào bài tập cụ thể .
* Cách tiến hành 
- GV chiếu slide xác định yêu cầu bài
- Hướng dẫn HS nắm yêu cầu từng bài tập.
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là:
A. 90
C. 99
B. 98
D. 100
Câu 2: Trong phép tính 59 - 18= 31; số 18 gọi là:
A. tổng
C. số trừ
B. số bị trừ
D. hiệu
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S thích hợp vào.... của từng phép tính
6 + 8 =14....	c) 12 - 9 = 5....	
19 + 7= 25.....	d) 15 - 5 = 10...
Câu 4: Viết các số sau 8; 99; 40; 19; 84 theo thứ tự từ lớn đến bé.
 Câu 5 : Đặt tính rồi tính:
 a) 38 + 47 b) 100 – 45 	c)	53 + 29	d) 61 - 37
 Câu 6: Năm nay bố 31 tuổi, con 8 tuổi. Hỏi bố hơn con bao nhiêu tuổi?
Câu 7: Lúc đầu Toàn có ba mươi hai viên bi. Toàn cho Hà 9 viên bi và Nam cho Toàn 6 viên bi. Hỏi Toàn còn bao nhiêu viên bi?
- Bật slide đáp án HS kiểm tra đối chiếu
- GV nhận xét, khen ngợi HS, chiếu đáp án. 
Hoạt động: Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài: Làm quen phép nhân, dấu nhân.
- Nhận xét tiết học.
- HS chơi trò chơi
Câu 1,2: HS làm việc cá nhân, quan sát slide, đọc đề toán.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài.
- Quan sát bài trên slide và đối chiếu kết quả.
Câu 3, 4, 5, 6,7 HS đọc to đề bài.
- HS làm bài cá nhân vào vở .
- Quan sát bài trên slide đối chiếu và nêu ý kiến nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TIẾNG VIỆT
Tiết: 89, 90	ĐÁNH GIÁ VÀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phát triển năng lực:
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Đọc đúng bài Bím tóc đuôi sam. Phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ. Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc 60 – 70 tiếng/ phút.
+ Hiểu ý nghĩa của bài đọc: Bài đọc nói về việc phải đối xử tốt với các bạn gái.
- Biết đặt câu hỏi cho các thành phần trong câu. Nhận biết được các kiểu câu.
- Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn văn trong Câu chuyện bó đũa (từ Người cha liền bảo đến hết). Qua bài chính tả, củng cố cách viết đoạn văn: chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu dòng viết lùi vào một ô.
- Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) về một bạn ở trường.
- Năng lực văn học:
+ Biết bày tỏ sự yêu thích đối với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp trong bài thơ.
+ Biết liên hệ nội dung bài đọc với thực tiễn: chăm chỉ học hành, vui vẻ, vô tư, chân thật, biết yêu thương mọi người xung quanh.
2. Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình bạn và lòng tốt, sự quả cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; clip, slide minh họa Powerpoint.
III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu bài đọc: Bài học Bím tóc đuôi sam. 
2. Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài Bím tóc đuôi sam.
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ GV mời 1 HS đọc lại toàn bài.
3. Hoạt động 2: Đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Bài đọc nói về việc phải đối xử tốt với các bạn gái.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời theo nhóm đôi.
Đánh dấu v vào ô trống trước ý đúng:
a) Những ai khen bím tóc của Hà?.
b) Vì sao Hà khóc?
c) Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào? 
- GV trình chiếu đáp án và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.
4.Hoạt động 3: Nghe viết 
Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác đoạn 3 của bài “ Câu chuyện bó đũa”( từ “ Người cha liền bảo ” đến hết. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày đoạn văn xuôi: chữ đầu mỗi dòng lùi vào 2 ô.
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu bài thơ Ngày mai lên sao Kim.
- GV mời 1 HS đọc lại bài thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của bài thơ.
- GV đọc cho HS viết, uốn nắn, nhắc nhở.
- Nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.
5. Hoạt động 4: Viết 4 – 5 câu kể về một bạn ở trường em.
Mục tiêu: Viết được đoạn văn (4 – 5 câu) kể về bạn thân cuả em.
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc YC và gợi ý của BT 2.
- GV tổ chức HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- GV mời một số HS đọc to bài viết trước lớp.
- GV gọi một số HS khác nhận xét.
- GV chữa bài, nhận xét, khen ngợi HS.
6.Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò:
- Luyện đọc lại bài.
- Chuẩn bị bài: Đàn gà mới nở
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc:
+ 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài.
+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
+ 1 HS đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài, đánh dấu v vào ô trống trước ý đúng
- HS thực hiện các câu hỏi 2, 3.
BT 2: Đặt CH cho bộ phận in đậm trong câu: Tóc Hà rất đẹp.
BT 3: Nối mỗi câu với kiểu câu tương ứng (Sgk/147)
- HS lắng nghe GV nhận xét và bổ sung.
- HS đọc thầm theo.
- 1 HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm theo.
- HS nghe GV hướng dẫn, nói và nhận biết về hình thức, nội dung của bài viết.
- HS nghe – viết.
- HS soát lại.
- 1 HS đọc YC và gợi ý của BT 2.
- HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT.
- Một số HS đọc bài làm trước lớp.
- Một số HS khác nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TUẦN 18
TÌM HIỂU NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhằm giúp GV nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động của học sinh về từng mặt : chuyên cần, đạo đức

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_18_nam_hoc_2021_2022_moi.docx