Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài 3: Mẹ (4 tiết) - Đoàn Hoàng Thắm

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài 3: Mẹ (4 tiết) - Đoàn Hoàng Thắm

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.

- Hiểu nội dung bài đọc: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho cho con; biết liên hệ với bản thân: học thuộc lòng 4 dòng thơ cuối.

2. Năng lực: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ, Năng lực Tự chủ và tự học, Năng lực Giao tiếp và hợp tác .

3. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trung thực, phẩm chất trách nhiệm chăm sóc,kính yêu người thân trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các từ cần giải nghĩa trong SGK; từ ngữ, câu dài cần chú ý luyện đọc.

2. Học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, thẻ tự đánh giá.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6, Bài 3: Mẹ (4 tiết) - Đoàn Hoàng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 
 CHỦ ĐIỂM : Bố mẹ yêu thương
TUẦN 6 – BÀI 3: MẸ (Tiết 1-2)
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài. 
- Hiểu nội dung bài đọc: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho cho con; biết liên hệ với bản thân: học thuộc lòng 4 dòng thơ cuối.
2. Năng lực: Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ, Năng lực Tự chủ và tự học, Năng lực Giao tiếp và hợp tác . 
3. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trung thực, phẩm chất trách nhiệm chăm sóc,kính yêu người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách GV; một số tranh ảnh dùng minh họa các từ cần giải nghĩa trong SGK; từ ngữ, câu dài cần chú ý luyện đọc.
2. Học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, thẻ tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên 
1.Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS nghe và nêu suy nghĩ
- HS chia sẻ trong nhóm
- HS quan sát
- HS đọc
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ nói được việc người thân thường làm để chăm sóc em.
- GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài mới Mẹ. 
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Đọc văn bản
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa, hiểu nghĩa từ trong bài.
* Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Hình thức tổ chức: 
Luyện đọc thành tiếng 
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp
- GV đọc mẫu . 
- GV hướng dẫn đọc một số từ khó: lặng rồi, mệt, nắng, quạt, suốt, ; hướng dẫn cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa, như: Kẽo cà tiếng võng / mẹ ngồi / mẹ ru. // Lời ru / có gió mùa thu. Bàn tay /
mẹ / quạt / mẹ / đưa gió về., 
- Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài thơ trong nhóm nhỏ và trước lớp. 
2.2.Luyện đọc hiểu 
- HS giải nghĩa
HS đọc thầm
HS chia sẻ 
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: ngủ giấc tròn (ngủ ngon, không tỉnh dậy giữa chừng). 
- GV hướng dẫn cách đọc thầm lại bài thơ và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ
để trả lời các câu hỏi trong SHS.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài thơ, thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS 
2.3.Luyện đọc lại 
- HS nhắc lại nội dung bài
- HS nghe GV đọc 
- HS luyện đọc
- HS luyện đọc thuộc lòng 
- HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
ND: Nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho cho con
-Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại toàn bài.
- HD HS luyện đọc 6 dòng thơ đầu.
- HD HS luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài theo cách GV hướng dẫn (PP xoá dần).
- Cho Một vài HS thi đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối bài trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ 
- Yêu cầu HS liên hệ với bản thân: biết ơn, kính yêu
2.4.Luyện tập mở rộng 
- HS xác định yêu cầu 
- HS viết và trang trí bảng tên của mình (VBT). 
- HS chia sẻ trước lớp(HS có thể nói về cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em; không buộc HS nói đúng y mẫu, VD HS có thể nói: Mẹ là người con yêu quý nhất trên đời.; Mẹ là người đẹp nhất,; ).
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời hay ý đẹp.
- HD HS chia sẻ trong nhóm nhỏ nói về người thân theo mẫu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả. 
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp HS nắm lại kiến thức, trọng tâm, cơ bản của bài học.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS nêu lại nội dung bài .
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài .
- Nhận xét, đánh giá tiết học, dặn HS về học bài, chuẩn bị cho tiết sau.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TIẾNG VIỆT 
 CHỦ ĐIỂM: Bố mẹ yêu thương
TUẦN 6 - BÀI 3: MẸ (Tiết 3- 4)
Thời gian thực hiện: ngày......tháng ...năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng kiểu chữ hoa E - Ê và câu ứng dụng.
- Mở rộng vốn từ: Từ ngữ chỉ người trong gia đình; câu kể - dấu chấm 
- Tham gia và thực hiện trò chơi Bàn tay kì diệu: biết cùng bạn thực hiện trò chơi theo lệnh của quản trò; nói được 1 – 2 câu điều mình thích nhất ở trò chơi.
2. Năng lực : Hình thành cho HS năng lực ngôn ngữ, Năng lực Tự chủ và tự học, NL Giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất:Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, phẩm chất trung thực,phẩm chất nhân ái II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách GV; ....
2. Học sinh: SGK, VBT, bảng, phấn, vở tập viết, vở chính tả, thẻ tự đánh giá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
1.Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Cả lớp hát.
- HS lắng nghe
- Nêu lại tên bài .
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa E, Ê và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: Viết 
Mục tiêu: Viết đúng kiểu chữ hoa C và câu ứng dụng. 
PP: quan sát, hỏi đáp
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
2.1. Luyện viết chữ E, Ê hoa 
- HS quan sát mẫu 
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ C hoa. 
- HS viết vào bảng con, VTV
- Cho HS quan sát mẫu chữ E, Ê hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ E, Ê hoa. 
- So sánh cách viết E, Ê
- HS quan sát GV viết mẫu 
 2.2. Luyện viết câu ứng dụng 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng 
- HS nghe GV nhắc lại quy trình viết 
- HS quan sát
- HS viết 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Em là con ngoan.”
- GV nhắc lại quy trình viết chữ E hoa và cách nối từ chữ E hoa sang chữ m.
- GV viết chữ Em.
- Hd HS viết chữ Em và câu ứng dụng “Em là con ngoan.” vào VTV. 
2.3. Luyện viết thêm 
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao
- HS viết vào VTV
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
 Mái chèo nghe vọng sông xa
Êm êm như tiếng của bà năm xưa.
 Trần Đăng Khoa
- HD HS viết chữ Ê hoa, chữ Êm và câu thơ vào VTV. 
2.4. Đánh giá bài viết 
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
- GV nhận xét một số bài viết.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
3.1. Luyện từ
Mục tiêu: Biết cách viết hoa tên riêng của người. 
PP: quan sát, hỏi đáp, trò chơi
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
- HS xác định yêu cầu 
- HS làm việc theo nhóm 4, mỗi HS tìm từ ngữ chỉ người trong một dòng thơ. Thống nhất kết quả trong nhóm (Đáp án: dòng 1: con – mẹ; dòng 2:cháu – bà; dòng 3: ông; dòng 4: cháu. 
- Một số nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3, đọc khổ thơ.
- HD HS tìm từ theo nhóm 4 bằng kĩ thuật Khăn trải bàn, GV lưu ý từ ông trong lời chào “Chào ông ạ!” là
từ xưng hô, để phân biệt .
- Gọi dại diện nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- GV nhận xét kết quả. 
3.2. Luyện câu 
Mục tiêu: Biết viết hoa tên riêng của người. 
PP: quan sát, hỏi đáp, trò chơi
HT: cá nhân, đôi bạn, nhóm, lớp.
* Nhận diện câu kể
- HS xác định yêu cầu của BT 4
Lắng nghe hướng dẫn của giáo viên.
- HS làm việc theo nhóm
- HS chia sẻ đáp án
VD: Em đến trường vào buổi sáng.”
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4a.
- GV hướng dẫn cách tìm câu kể (GV gợi ý cho HS: “Câu kể là câu nhằm
mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc, 
- HD HS thảo luận trong nhóm nhỏ để tìm câu kể.
- HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét. 
* Dấu chấm
- HS xác định yêu cầu của BT 4b
- HS làm việc theo nhóm 
- HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b.
- HD HS thảo luận trong nhóm đôi để tìm dấu câu kết thúc câu kể.
- GV nhận xét. 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
* Phương pháp: Tự học.
* Hình thức tổ chức: Cá nhân
*Chơi trò chơi Bàn tay diệu kì
- HS xác định yêu cầu của hoạt động
- HS chơi
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
- HS nói trước lớp và chia sẻ 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu: Chơi trò chơi Bàn tay diệu kì.
- Hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi
- HD HS thực hiện theo nhóm nhỏ
- Một số nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét kết quả. 
*Nói điều thích nhất ở trò chơi Bàn tay diệu kì
- HS xác định yêu cầu BT 
- HS thực hiện theo nhóm nhỏ
- Một số nhóm HS chia sẻ kết quả trước lớp.
-Yêu cầu HS xác định yêu cầu BT2.
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm nhỏ
- HS nghe GV nhận xét kết quả 
- Nêu lại nội dung bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- Gọi HS nêu lại nội dung bài 
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_6_bai.docx