Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022

Tiết 111. Bài 65 : KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 1. Năng lực đặc thù

-Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.

- Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.

- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.

 2. Năng lực chung

- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: mô hình khối trụ, khối cầu bằng bìa hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

 

docx 34 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 11440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/2/2022
Buổi sáng: 	 Thứ Hai, ngày 14 tháng 2 năm 2022
Sinh hoạt dưới cờ
Tiết 67. HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO TRƯỜNG XANH – LỚP SẠCH
Tiếng việt
BÀI 23: THẾ GIỚI LOÀI CHIM
Tiết 221 – 222. CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1: CHIM ÉN
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ ngữ. Biết đọc bài thơ với giọng đọc vui tươi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các dòng thơ. 
- Hiểu được nghĩa của từ chim én được chú giải cuối bài. Hiểu ý nghĩa của hình ảnh chim én đối với mùa xuân. Từ đó, thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ các loài chim. 
- Nhận biết được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động. 
2. Năng lực chung
- Nhận diện được một bài thơ.
- Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất
- Yêu quý, bảo vệ loài chim én.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM
- GV giới thiệu chủ điểm: Tiếp tục chủ đề Em yêu thiên nhiên, hôm nay các em sẽ làm quen với các chủ điểm Thế giới loài chim. Chủ điểm này sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về các loài chim trong thế giới tự nhiên. Các em sẽ biết được tên nhiều loài chim, lợi ích của chúng, những niềm vui chúng mang đến cho con người để thêm yêu các loài chim và cách bảo vệ chúng chúng. 
- GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 và 2 trong SGK:
+ Câu 1: Hãy gọi tên những loài chim chưa có tên trong ảnh. 
+ Câu 2: Xếp tên các loài chim nói trên vào nhóm thích hợp:
a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc.
b. Gọi tên theo tiếng kêu. 
c. Gọi tên theo cách kiếm ăn. 
- GV chiếu hình lên bảng, chỉ từng hình cho cả lớp đồng thanh đọc tên 5 loài chim được viết tên dưới hình, vẫn còn 5 loài chim chưa được đặt tên. 
BÀI ĐỌC 1: CHIM ÉN
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài học: Các em đã biết được tên một số loài chim. Thiên nhiên có khoảng 10 000 loài chim. Bài thơ hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một loài chim rất đáng yêu, loài chim báo hiệu mùa xuân đến. Các em hãy xem đó là chim gì nhé. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu bài thơ: Giọng âu yếm, vui tươi, tình cảm, hào hứng 
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chim én. 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ. 
+ GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, rắc bụi, mưa rơi, nơi nơi. 
+ GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 khổ thơ.
+ GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). 
+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
+ GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. 
Hoạt động 2: Đọc hiểu
- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Em hiểu chim én “rủ mùa xuân cùng về” nghĩa là gì? Chọn ý đúng:
a. Chim én báo hiệu mùa xuân về.
b. Chim én dẫn đường cho mùa xuân về.
c. Chim én về để mở hội xuân. 
+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu thơ tả vẻ đẹp của cây cối khi xuân về.
+ HS3 (Câu 3): Em muốn chim én nói gì khi mùa xuân về?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ 3 gợi lên hình ảnh chim én tất bật manh tin vui đến muốn nơi?
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV mời 2HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 2 bài tập:
+ HS1 (Câu 1): Bộ phận nào trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Cỏ mọc xanh ở chân đê.
b. Rau xum xuê trên nương bãi.
c. Hoa khoe sắc khắp nơi. 
+ HS2 (Câu 2): Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập. 
- GV phát phiếu khổ to cho 2 HS. 2 HS làm bài trên phiếu, gắn bài lên bảng lớp. 
- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho bài học sau.
- HS thảo luận theo nhóm đôi, làm bài vào Vở bài tập.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả: 
+ Câu 1: 10 loài chim trong 1 hình minh họa: 
(1) Chim cánh cụt (6) Chim quạ
(2) Chim gáy (7) Chim sâu
(3) Chim rẻ quạt (8) Chim cú mèo
(4) Chim gõ kiến (9) Chim vàng anh 
(5) Chim bói cá (10) Chi bìm bịp
+ Câu 2: 
a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc: chim cánh cụt, chim cú mèo, chim vàng anh, chim rẻ quạt, chim gáy.
b. Gọi tên theo tiếng kêu: chim bìm bịp, quạ, chim gáy. 
c. Gọi tên theo cách kiếm ăn: chim bói cá, chim gõ kiến, chim sâu. 
- HS phải gọi đúng tên 5 loài chim đó. Sau đó sắp xếp tên loài chim vào 3 nhóm thích hợp.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc lời chú giải
+ Chim én: loài chim nhỏ, cánh dài và nhọn, chân ngắn, bay nhanh, thường gặp nhiều vào mùa xuân. 
- HS nối tiếp đọc bài. 
- HS luyện đọc. 
- HS luyện đọc.
- HS thi đọc thơ. 
- HS đọc bài.
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
- HS đọc yêu cầu câu hỏi. 
- HS làm bài. 
- HS làm bài vào phiếu. 
- HS trả lời: 
+ Câu 1: Bộ phận trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Cỏ mọc xanh ở chân đê. 
Có mọc xanh ở đâu?
b. Rau xum xuê trên nương bãi.
Rau xum xuê ở đâu?
c. Hoa khoe sắc khắp nơi. 
Hoa khoe sắc ở đâu?
+Câu 2: Xếp các từ vào nhóm thích hợp:
a. Từ ngữ chỉ sự vật: chim én, hoa, cánh, mầm non.
b. Từ ngữ chỉ hoạt động: mở hội, lượn bay, dẫn lối, rủ, chao, vẫy. 
- HS chuẩn bị bài mới ở nhà. 
Buổi chiều	Toán
Tiết 111. Bài 65 : KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
 1. Năng lực đặc thù
-Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.
- Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.
- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.
 2. Năng lực chung
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: mô hình khối trụ, khối cầu bằng bìa hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.
- GV cho HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó
 - GV kết hợp giới thiệu bài. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
*GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 đặt các đồ vật đã chuẩn bị. Nhìn hộp sữa và sắp xếp các đồ vật có dạng giống hộp sữa vào trong giỏ màu xanh. Nhìn quả bóng và sắp xếp các đồ vật có dạng giống quả bóng vào trong giỏ màu đỏ.
-GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
-GV mời các nhóm báo cáo.
- GV cho HS thực hành theo nhóm 4: xếp riêng các đồ vật có dạng hình khối trụ và có dạng hình khối cầu.
-GV mời các nhóm báo cáo.
* GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối trụ :
- Đây là gì? Nó có hình dạng hình gì? Em thấy hoặc được sờ vào nó chưa?
- GV giới thiệu hộp sữa, khúc gỗ đây là những đồ vật có dạng hình khối trụ.
-Gv cho HS xem cả tư thế đứng và nằm của khối trụ. Gv cho Hs quan sát nhiều mẫu khác nhau .
-GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.
- GV cho HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối trụ trong đầu. 
* GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối cầu :
- Đây là gì ?Nó có hình dạng hình gì ?
-GV cho HS quan sát xung quanh những đồ vật có dạng khối cầu .
GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.
- GV cho HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối cầu trong đầu. 
- Nhận xét, tuyên dương. 
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1(28): Xem các hình sau rồi kể tên một số đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu cách nhận biết khối trụ, khối cầu.
- GV gọi HS kể tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2 (29):Theo em khối nào lăn được?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS lên bảng lớp thực hành và TLCH.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
- Hãy nêu tên một số đồ vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu mà em biết .
- GV nhận xét, tuyên dương. 
Bài 3 (29):Mỗi hình sau có bao nhiêu khối trụ? Khối cầu? Khối lập phương? Khối hộp chữ nhật?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh SGK thảo luận nhóm đôi và TLCH.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS. 
4. Hoạt động vận dụng
Bài 4 (29):Kể tên một số đồ vật trong thực tế.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát xung quanh lớp học và kể tên đồ vật có khối trụ, vật nào có khối cầu?
- GV nhận xét, tuyên dương.
5.Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì? 
- Về nhà tìm thêm khối trụ khối cầu có trong nhà em nhé .
- Nhận xét giờ học.
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán.
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật: 
Ví dụ: Hộp sữa, hộp keo có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi có dạng khối cầu, ...
- Đại diện các nhóm nêu kết quả. 
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở. 
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của GV.
- HS cầm khối trụ và khối cầu bằng gỗ hoặc bằng nhựa có dạng hình khối trụ, khối cầu rồi quan sát, xoay, lật chạm vào các khối và nói: “Đây là khối trụ”; “Đây là khối cầu”.
- HS các nhóm báo cáo nói về màu sắc và kích thước rồi nói: “Khối trụ”; “Khối cầu”.
- HS thực hành theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- 2-3 HS trả lời: hộp sữa, khúc gỗ.
-HS quan sát xung quanh và hai đáy của những đồ vật đó.
- HS lấy ví dụ và chia sẻ.
- HS cả lớp thực hành.
- HS chia sẻ quả bóng, viên bi.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS cả lớp thực hành.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Xem các hình sau rồi kể tên một số đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.
- HS làm việc cá nhân TLCH:
+ Dạng khối trụ: hộp sữa, lon nước, bình cá.
+Dạng khối cầu: Qủa bóng
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn. 
- 2HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời.
- 2 HS lên bảng thực hành và TLC- khối trụ, khối cầu lăn được.
- HS theo dõi, lắng nghe nhận xét bạn. 
- HS thi Ai nhanh hơn và nói đúng thì được 1 tràng vỗ tay .
Vd:Viên bi đá, bóng tennis, khối cầu.
Thùng phi nước, cột điện khối trụ 
- 2HS đọc YC bài.
- Mỗi hình sau có bao nhiêu khối trụ? Khối cầu? Khối lập phương? Khối hộp chữ nhật?
- HS làm việc nhóm đôi và TLCH +Hình 1: 2 khối trụ, 1 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.
+Hình 2: 5 khối trụ, 4 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- 2HS đọc YC bài.
- Kể tên một số đồ vật trong thực tế.
- HS nối tiếp nhau chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn. 
- Bài khối trụ, khối cầu.
- HS lắng nghe .
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 68. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ - XÂY DỰNG TRƯỜNG XANH - LỚP SẠCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu được về thực trạng môi trường ở nhà trường. 
- Nêu được các việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi để giữ gìn trường, lớp xanh, sạch, đẹp. 
2.Năng lực chung:
- Biết và hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, TV, Nội dung bài dạy
- HS: SHS
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- GV giới thiệu trực tiếp vào bài học Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xây dựng trường xanh – lớp sạch. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1:Tìm hiểu môi trường ở nhà trường
 (1) Làm việc nhóm:
- GV chia HS thành các nhóm từ 4 đến 6 người.
- GV phổ biến nhiệm vụ: 
+ Mỗi nhóm lựa chọn một số khu vực trong trường học: sân trường, lớp học, hành lang lớp học, khu vườn trường, 
+ Các nhóm quan sát, tìm hiểu thực trạng khu vực nhóm mình lựa chọn.
+ Các nhóm ghi kết quả quan sát vào Phiếu quan sát.
(2) Làm việc cả lớp: 
- GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ kết quả quan sát của nhóm mình trước lớp. 
- GV yêu cầu HS đề xuất những việc cần làm để giữ gìn trường, lớp, xanh, sạch đẹp. 
- GV hướng dẫn HS đề xuất những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động.
c. Kết luận: Các khu vực trong trường là những nơi rất gần gũi với chúng ta hằng ngày. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đẹp. Những việc làm chúng ta nên thường xuyên thực hiện để giữ vệ sinh trường lớp là: vứt rác đúng nơi quy định, phân loại rác, quét dọn lớp học, quét dọn các khu vực ngoài hành lang. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chia thành các nhóm. 
- HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ. 
- HS trình bày. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Luyện Tiếng việt
Tiết 34. LUYỆN ĐỌC
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 1. Năng lực đặc thù:
- Mỗi HS đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 50 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn (bài thơ) đã học.
-Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
2.Năng lực chung:
- HS có ý thức tự học, tự rèn.
3. Phẩm chất
- HS yêu thích các môn học, có hứng thú trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bảng phụ.
- HS: SGK,vở
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu tiết học.
2. Luyện đọc:
- HS đọc thầm các bài tập đọc đã học.
- HS gắp thăm phiếu các bài đọc.
- GV mời HS đọc bài.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về chia sẻ bài đọc với người thân.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Ngày soạn: 8/2/2022
Buổi sáng: 	 	Thứ Ba, ngày 15 tháng 2 năm 2022
Tiếng việt
Tiết 223. NGHE - VIẾT: CHIM ÉN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ). Qua bài viết, củng cố cách trình bày một bài thơ 5 chữ.
- Làm đúng bài tập lựa chọn (2) (3): điền chữ l, n; điền vần ươc, ươt/Tìm tiếng 
2. Năng lực chung
- Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài
3. Phẩm chất
- Rèn luyện sự kiên nhẫn, cẩn thận 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV : Bảng phụ, TV
- HS : Vở Luyện viết 2, tập hai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài học: Bài học ngày hôm nay các em sẽ Nghe – viết chính xác bài thơ Chim én (2 khổ thơ đầu – 42 chữ; Làm đúng bài tập lựa chọn (2) (3); Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. Chúng ta cùng vào bài học. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nghe – viết 
- GV nêu yêu cầu: HS nghe GV đọc, viết lại 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én. 
- GV đọc 2 khổ thơ.
- GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ. 
- GV yêu cầu HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én nói về nội dung gì?
- GV hướng dẫn thêm HS: Về hình thức, HS cần viết 8 dòng. Mỗi dòng có 5 chữ. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa. Nên viết mỗi dòng lùi vào 3 ô tính từ lề vở. 
- GV nhắc HS đọc thầm lại các dòng thơ, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, khoe sắc. 
- GV yêu cầu HS gấp SGK, nghe GV đọc từng dòng thơ, viết vào vở Luyện viết 2. 
- GV đọc lại bài một lần nữa cho HS soát lại.
- GV yêu cầu HS tự chữa lỗi, gạch chân từ ngữ viết sai, viết lại bằng bút chì từ ngữ đúng. 
- GV đánh giá, chữa 5 -7 bài. Nhận xét bài về: nội dung, chữ viết, cách trình bày. 
Hoạt động 2: Bài tập lựa chọn 
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2: Chọn chữ hoặc vần thích hợp phù hợp với ô trống: (GV chọn bài tập a)
a. Chữ l hay n
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, là, bài vào vở Luyện viết. GV phát phiếu khổ to cho 2 HS, HS làm bài trên phiếu, gắn bài trên bảng lớp. 
- GV yêu cầu cả lớp đọc lại đoạn văn đã điền chữ, điền vần hoàn chỉnh. 
- GV nêu yêu cầu bài tập, chọn cho HS bài tập 3b: Tìm và viết: 
+ 2 tiếng có vần ươc.
+ 2 tiếng có vần ươt. 
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết.
- GV mời đại diện HS trình bày kết quả. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở chưa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp, viết phần bài ở nhà.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS trả lời: 2 khổ thơ đầu bài thơ Chim én nói về nội dung: Chim én gọi mùa xuân cùng về. Cây cối, đất trời chào đón mùa xuân. 
- HS chú ý từ dễ viết sai. 
- HS viết bài.
- HS soát bài. 
- HS chữa lỗi. 
- HS lắng nghe, soát lại bài của mình một lần nữa. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS làm bài: vàng lừng, nắng, nó, xù lông, lót dạ. 
- HS đọc bài. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo yêu cầu câu hỏi. 
- HS làm bài.
- HS trả lời: Tìm và viết: 
+ 2 tiếng có vần ươc: nước, trước. 
+ 2 tiếng có vần ươt: trượt, lướt. 
- HS thực hiện làm bài.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
Tiếng việt
Tiết 224. TẬP VIẾT: CHỮ HOA T
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Biết viết chữ T hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, biết nối nét chữ. 
2. Năng lựcchung
- HS tự biết giải quyết vấn đề khi tham gia học tập.
3. Phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận khi tham gia viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Mẫu chữ hoa T
- HS: Vở Luyện viết 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV cho HS hát.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- GV chỉ chữ mẫu trong khung chữ, hỏi HS: Chữ T hoa cao mấy li, có mấy ĐKN? Được viết bởi mấy nét?
- GV chỉ chữ mẫu, miêu tả: Nét viết chữ hoa T là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong trái (nhỏ), lượn ngang (ngắn) và cong trái (to) nối liền nhau, tạo vòng xoắn nhỏ ở đầu chữ. 
- GV chỉ dẫn HS viết: Đặt bút giữa ĐK4 và ĐK5, viết nét cong trái nhỏ viết liền với nét lượn ngang từ trái sang phải, sau đó lượn trở lại viết tiếp nét cong trái (to), cắt nét lượn ngang và cong trái (nhỏ), tạo vào xoắn nhỏ ở đầu chữ, phần cuối nét cong lượn vào trong (giống ở chữ C hoa); dừng bút trên ĐK2. Chú ý nét cong trái (to) lượn đều và không cong quá nhiều về bên trái. 
- GV viết mẫu chữ T hoa cỡ vừa (5 li) trên bảng lớp; kết hợp nhắc lại cách viết.
- GV yêu cầu viết chữ T hoa vào vở Luyệt viết 2. 
- GV hướng dẫn HS viết câu ứng dụng: GV giải thích nghĩa của câu ứng dụng Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Nghĩa đen – chất gỗ tốt, quý hơn lớp sơn ở ngoài; nghĩa bóng – phẩm chất tốt quan trọng hơn ngoại hình đẹp. 
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
+ Độ cao của các chữ cái: Chữ T hoa (cỡ nhỏ) và các chữ g, h cao 2.5 li. Chữ T cao 1.5 li. Những chữ còn lại (ô, ư, ơ, n, c, s) cao 1 li. 
+ Cách đặt dấu thanh: Dấu sắc đặt trên ô, dấu ngã đặt trên ô, dấu sắc đặt trên ơ, 
- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở Luyện viết 2. 
- GV đánh giá nhanh 5 -7 bài, nêu nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, nhắc nhở chưa viết xong bài trên lớp về nhà viết tiếp, viết phần bài ở nhà.
- HS thực hiện.
- HS trả lời: Chữ T hoa cao 5 li, có 6 ĐKN. Được viết bởi 1 nét. 
- HS quan sát, lắng nghe. 
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. 
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết bài
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS viết bài. 
- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
Toán
Tiết 112. Bài 66 : THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH KHỐI (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
 1. Năng lực đặc thù
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
 2. Năng lực chung
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất
- Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: mô hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán, các vật thật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa, gỗ hoặc nhựa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động:
- GV cho HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và cùng nhau xếp riêng các đồ vật ra thành từng loại khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.
 - GV kết hợp giới thiệu bài.
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1(30):Hình dưới đây có bao nhiêu khối lập phương? Khối hộp chữ nhật? Khối trụ? Khối cầu? 
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp quan sát tranh và đếm số khối trụ, khối cầu,...
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2(30): a.Xem hình rồi trả lời các câu hỏi.
 b.Lấy các khối hình trong bộ đồ dùng xếp theo thứ tự trên.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát thảo luận nhóm 4 và TLCH:
- Ở bên trái của khối cầu là khối gì ?
- Ở bên phải của khối cầu là những khối gì ?
- Khối nào ở giữa khối lập phương và khối hộp chữ nhật ?
- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 (30):Trò chơi “Đố bạn tìm hình”
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS cách chơi: +Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị nhiều loại hình khối đã đem đến lớp để lên bàn.
+Tiến hành: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, các loại hình khối học sinh sưu tầm được để lên hai bàn,mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia chơi. HS bịt mắt và nhanh tay tìm đúng hình khối theo yêu cầu của quản trò (hay giáo viên hô), ví dụ: Hãy lấy cho tôi một khối trụ,... Trò chơi diễn ra trong thời gian hai phút, nếu nhóm nào chọn được nhiều hình khối và đúng thì nhóm đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì? 
- Bài học hôm nay em thích nhất điều gì?
- Kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà tìm thêm đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật có trong nhà em nhé . 
- Nhận xét giờ học.
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó: 
Chẳng hạn: Hộp sữa Yomost, hộp bánh có dạng khối hộp chữ nhật;
hộp kẹo có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi có dạng khối cầu, ...
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Hình dưới đây có bao nhiêu khối lập phương? Khối hộp chữ nhật? Khối trụ?Khối cầu?
- HS làm việc cặp đôi chia sẻ với bạn và cùng nhau đếm để kiểm tra kết quả.
- 2 HS chia sẻ trước lớp.
+2 khối trụ, 2 khối cầu, 4 khối lập phương, 4 khối hộp chữ nhật.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Xem hình rồi trả lời các câu hỏi. Lấy các khối hình trong bộ đồ dùng xếp theo thứ tự trên.
- HS làm việc nhóm 4 và TLCH:
- Ở bên trái của khối cầu là khối trụ.
- Ở bên phải của khối cầu là những khối: khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối lập phương và khối trụ.
- Khối trụ ở giữa khối lập phương và khối hộp chữ nhật.
- Đại diện các nhóm báo cáo. 
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
- 2HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời: Trò chơi “Đố bạn tìm hình”
- HS theo dõi, lắng nghe. 
- HS tham gia chơi trước lớp. Cả lớp theo dõi, cổ vũ các bạn.
- HS nhận xét nhóm bạn.
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- 1-2 HS trả lời.
-HS nối tiếp nhau kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- HS lắng nghe .
Ngày soạn: 9/2/2022
Buổi sáng: 	 Thứ Tư, ngày 16 tháng 2 năm 2022
Toán
Tiết 113. Bài 66 : THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH KHỐI (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
 1. Năng lực đặc thù
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
 2. Năng lực chung
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất
- Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: mô hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa, gỗ hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán, các vật thật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa, gỗ hoặc nhựa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV cho HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và cùng nhau xếp riêng các đồ vật ra thành từng loại khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.
 - GV kết hợp giới thiệu bài. 
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 4 (31):Sử dụng các khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu để xếp hình em thích.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, sử dụng các khối hình đã học (như khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu) để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
+ GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Ví dụ: Hình ghép của bạn có mấy hình khối trụ?Hình ghép của bạn có mấy hình khối cầu?... 
- Nhận xét, tuyên dương. 
3. Hoạt động vận dụng
Bài 5(31): Dùng các khối sau để xếp hình và xem ai xếp được cao hơn, vững chắc hơn.
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS dùng các khối hình như trong SGK thảo luận nhóm 4 để xếp hình, nhóm nào xếp được cao hơn, chắc hon thì thắng cuộc.
- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn. Khuyến khích HS chia sẻ ý tưởng xếp hình của mình, lí do nhóm quyết định xếp như vậy để hình cao hơn chắc hơn.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò 
- Hôm nay em học bài gì? 
- Bài học hôm nay em thích nhất điều gì?
H:Nếu được rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn thì em sẽ làm gì?
- Kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà tìm thêm đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật có trong nhà em nhé . 
- Nhận xét giờ học.
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó: 
Chẳng hạn: Hộp sữa Yomost, hộp bánh có dạng khối hộp chữ nhật;
hộp kẹo có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi có dạng khối cầu, ...
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Sử dụng các khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu để xếp hình em thích.
- HS làm việc cá nhân theo gợi ý của GV.
-HS mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe về ý tưởng ghép hình của mình. 
- 3 - 5 HS chia sẻ trước lớp và nói cho các bạn nghe về ý tưởng ghép hình của mình.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Dùng các khối sau để xếp hình và xem ai xếp được cao hơn, vững chắc hơn.
- HS làm việc nhóm 4 nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dùng các khối hình như trong SGK để xếp hình. Trong trường hợp không có các khối hình như trong SGK để lắp ghép thì các nhóm sử dụng các khối hình mình mang để xếp, ghép.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp và nói cho các bạn nghe về ý tưởng ghép hình của mình.
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.(tt)
- 1-2 HS trả lời.
-HS nối tiếp nhau kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- HS lắng nghe .
Tiếng việt
Tiết 225 –226. BÀI ĐỌC 2: CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Đọc trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ. Ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải cuối bài. Trả lời được các câu hỏi về chim rừng ở Tây Nguyên, đặc điểm của một số loài chim. 
- Biết đặt câu hỏi cho bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?
- Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu? 
2. Năng lực chung
- Cảm nhận được và yêu thích những hình ảnh đẹp trong bài văn. 
3. Phẩm chất
- Từ bài đọc, thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ chim chóc trong thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: TV, bảng phụ.
- HS: SHS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV giới thiệu bài học: Bài Chim rừng Tây Nguyên miêu tả một khu vực đặc biệt trong rừng Tây Nguyên, nơi tập trung rất nhiều loài chim hoang dã. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu bài thơ: Giọng vui tươi, rộn ràng, hào hứng
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: rợp, hòa âm, thanh mảnh. 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ. 
- GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: Y-rơ-pao, trong xanh, soi bóng, ríu rít, chao lượn, rợp mát, kơ-púc, rộn vang. 
- GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 đoạn:
+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến “mênh mông”.
+ HS2 (Đoạn 2): tiếp theo đến “tiếng sáo”.
+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. 
- GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ). 
- GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài. 
Hoạt động 2: Đọc hiểu
- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 câu hỏi: 
+ HS1 (Câu 1): Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của mặt hồ Y-rơ-pao. 
+ HS2 (Câu 2): Quanh hồ Y-rơ-pao có những loại chim nào?
+ HS3 (Câu 3): Dựa theo bài đọc, hãy tả lại hình dáng của một loài chim mà em yêu thích. 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hỏi – đáp và trả lời câu hỏi. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài đọc giúp em có thêm hiểu biết gì? 
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV mời HS đọc nối tiếp yêu cầu 2 câu hỏi:
+ HS1 (Câu 1): Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a. Hồ Y-rơ-pao ở Tây Nguyên.
b. Những tiếng chim ríu rít cất lên quanh hồ.
c. Họ nhà chim ríu rít bay đến đậu ở những bụi cây quanh hồ. 
+ HS2 (Câu 2): Tìm bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi Ở

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_23_nam_hoc_2021_2022.docx