Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi? (4 tiết)

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi? (4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách xem lịch và nói được ích lợi của lịch; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Chúng ta cần làm những việc có ích để không lãng phí thời gian; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian; tìm được 3 – 5 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có trong bài thơ.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian.

 

docx 10 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 1910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi? (4 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần 2 CHỦ ĐỀ 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
Tiết 1 + 2 Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi? ( Tiết 1,2)
Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Biết cách xem lịch và nói được ích lợi của lịch; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Chúng ta cần làm những việc có ích để không lãng phí thời gian; biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian; tìm được 3 – 5 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động có trong bài thơ.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1.Giáo viên:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Tờ lịch ngày hôm trước buổi học.
- Mẫu chữ viết hoa Ă, Â.
- Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu.
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
- Ảnh hoặc tranh vẽ các bạn trong lớp để chơi trò chơi.
2.Học sinh:
- SHS, VTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1. Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Trực quan, thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm đôi
- Quan sát.
- HS đọc các nội dung trên tờ lịch .
- Thảo luận nhóm đôi nói với bạn về những nội dung có trên tờ lịch thứ, ngày, tháng, năm,...
- Chúng ta cần lịch để biết các thông tin ngày tháng năm 
- Vài HS trình bày.
- Lớp nhận xét- bổ sung.
- Giới thiệu tờ lịch ngày.
- Yêu cầu HS đọc các nội dung trên tờ lịch .
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi nói với bạn về những nội dung có trên tờ lịch .
- Chúng ta cần lịch để làm gì?
- GV nhận xét chốt đáp án kết hợp giới thiệu bài. Ghi tựa bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
1. Đọc
Hoạt động 1. Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa.
Phương pháp: Vấn đáp, Trực quan
Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS quan sát nêu ND tranh HĐ1/18
HS chia sẻ - Lớp nhận xét 
- HS chăm chú lắng nghe.
- Một học sinh đọc lại bài. Lớp đọc thầm
- 4 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS theo dõi, nhận xét.
- Lần lượt các nhóm 4 HS đọc nối tiếp bài. Lớp theo dõi nhận xét.
- HS đọc cá nhân. 
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, việc làm của các nhân vật, 
- GV nhận xét chốt nội dung tranh.
- GV hướng dẫn cách đọc. 
- Đọc mẫu bài tập đọc.
+ Yêu cầu một học sinh đọc lại.
+ Cho lớp đọc thầm.
+ Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV nhận xét kết hợp sửa sai. 
- Luyện ñoïc ñuùng caùc töø ngöõ : tôø lòch cuõ, ngoaøi saân, trong vöôøn, toaû höông, chín vaøng, gặt hái. 
- Hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ.
- HS đọc thành câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- GV nhận xét uốn nắn.
Hoạt động 2. Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Nắm nội dung bài và trả lời được các câu hỏi . 
Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm
- HS thực hiện đọc thầm bài thơ, thảo luận nhóm bốn, trả lời các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ hỏi bố “ Ngày hôm qua đâu rồi?”
+ Theo bố, ngày hôm qua ở lại trên cành hoa trong vườn, trong hạt lúa mẹ trồng, trong vở hồng của con.
+ Ngày hôm qua của em ở lại trong sách Toán, sách Tiếng việt, VBT Toán, VBT Tiếng việt .
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc thầm các đoạn trong bài , thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Bạn nhỏ hỏi bố điều gì?
+ Theo bố, ngày hôm qua ở lại những nơi nào?
+ Ngày hôm qua của em ở lại những đâu?
- Mời các nhóm trình bày.
- Nhận xét chốt nội dung các câu trả lời.
Hoạt động 3. Luyện đọc lại
Mục tiêu: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi sau dấu câu.
Phương pháp: 
Hình thức tổ chức: 
- Lắng nghe.
- HS luyện đọc câu hỏi của bạn nhỏ trước lớp, luyện đọc trong nhóm 2 khổ thơ đầu
- HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
theo nhóm đôi.
-Từng nhóm thi đọc HTL bài thơ.
- HS nhận xét
- GV đọc lại 2 khổ thơ đầu.
- Cho HS luyện học thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Cho hs học thuộc lòng 2 khổ thơ mà em thích.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét tuyên dương.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành
* Trang vở hồng của em
Mục tiêu: Phân biệt được từ ngữ chỉ đồ vật, chỉ cây cối, chỉ hoạt động.
Phương pháp: Thảo luận, thực hành luyện tập
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm, Cá nhân
- HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Trang vở hồng của em.
- Thảo luận nhóm đôi tìm từ ngữ chỉ đồ vật:
+ Đồ vật: vở
+ Cây cối: lúa, cành hoa, nụ hồng
+ Hoạt động: gặt hái, học hành, tỏa hương, trồng.
- Trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét.
- HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập.
- Đọc lại bài của mình.
- Lớp nhận xét.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Trang vở hồng của em.
- Gọi HS đọc lại bài thơ, trao đổi trong nhóm đôi, tìm từ ngữ chỉ đồ vật, cây cối, hoạt động.
- Gọi một vài cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét kết quả.
- Yêu cầu HS thực hiện bài vào VBT.
- Gọi vài HS đọc lại bài của mình.
- Nhận xét.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
 Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm của bài học. Chuẩn bị tốt bài học của tiết sau.
 Phương pháp: Tự học.
 Hình thức tổ chức: Cá nhân
- HS trả lời cá nhân.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trao đổi theo cặp
- Từng cặp trả lời câu hỏi. 
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? 
- Cho HS trao đổi nêu những việc em cần làm gì để không phí thời gian?
- GV nhận xét chốt đáp án.
- Giáo dục học sinh: thời gian rất quý đừng để trôi qua vô ích, cần tận dụng thời gian để làm việc, học tập có ích 
- Về nhà, em hãy đọc lại bài, tìm thêm các từ ngữ chỉ đồ vật, cây cối, hoạt động . để hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Nhận xét tiết học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 . 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng việt 2
Tuần 2 CHỦ ĐỀ 1: EM ĐÃ LỚN HƠN
Tiết 3, 4 Bài 3: Ngày hôm qua đâu rồi? ( Tiết 3, 4)
Thời gian thực hiện: ngày tháng năm .
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa Ă, Â và câu ứng dụng.
- Bước đầu làm quen với từ chỉ sự vật và câu giới thiệu. Tìm và đặt câu giới thiệu một bạn cùng lớp.
- Trao đổi những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Biết liên hệ bản thân: chăm chỉ học hành, không để lãng phí thời gian.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1.Giáo viên:
- SHS, VTV, VBT, SGV.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Tờ lịch ngày hôm trước buổi học.
- Mẫu chữ viết hoa Ă, Â.
- Bảng phụ ghi 2 khổ thơ đầu.
- Thẻ từ để HS ghi các từ ngữ ở BT 3.
- Ảnh hoặc tranh vẽ các bạn trong lớp để chơi trò chơi.
2.Học sinh:
- SHS, VTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1.Hoạt động Mở đầu:
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Hs hát
- HS lắng nghe
- Nêu lại tựa bài.
- GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa A và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 
* Viết
Hoạt động 1. Luyện viết chữ Ă, Â hoa
Mục tiêu: Nắm được quy trình viết và viết được chữ hoa Ă, Â.
Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan, Luyện tập thực hành
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS quan sát chữ mẫu trên bảng nêu nhận xét. Lớp bổ sung.
- Chữ Ă, hoa cao 2,5 ô li, rộng 3 ô li
- Chữ Ă, Â hoa gồm nét móc ngược trái, nét móc ngược phải và nét lượn, thêm dấu trên đầu.
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Ă hoa.
- HS viết chữ Ă, Â hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ Ă, Â hoa vào VTV.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu chữ Ă, Â hoa, trả lời câu hỏi:
- Chữ hoa Ă, (cỡ vừa) cao mấy li?
- Chữ hoa được viết mấy nét?
- Điểm đặt bút, dừng bút?
- GV nhận xét, nêu lại cấu tạo các chữ hoa, phân tích. Vừa nói vừa viết mẫu chữ hoa Ă,Â
- Cho HS viết chữ Ă, Â hoa vào bảng con.
- Yêu cầu HS tô và viết chữ Ă, Â hoa vào VTV.
Hoạt động 2. Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Viết được câu ứng dụng đúng mẫu.
Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan, Luyện tập thực hành
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS đọc câu ứng dụng : Ăn chậm nhai kĩ.
- Lắng nghe.
- HS chú ý quan sát thao tác của giáo viên.
- HS viết bài vào vở.
- Gọi hs đọc câu ứng dụng
- GV giải nghĩa “khuyên ăn chậm nhai kĩ để dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng”.
- GV viết chữ mẫu.
- GV nhắc lại cách viết và cho HS viết.
- Theo dõi, giúp đỡ.
- Chấm chữa bài
- GV quan sát ghi nhận xét một số vở.
- Nhận xét rút kinh nghiệm, tuyên dương những bài viết đẹp.
Hoạt động 3. Luyện viết thêm
Mục tiêu: Viết được câu ứng dụng đúng mẫu và hiểu được ý nghĩa.
Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan, Luyện tập thực hành
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS đọc câu ca dao: 
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Ca dao
- HS viết chữ Ă hoa, chữ Ăn và câu ca dao vào VTV.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng.
- Gợi ý HS tìm hiểu nghĩa của câu ca dao: mỗi người đều cần luôn luôn khắc ghi công ơn của những người đã làm ra những điều tốt đẹp cho chúng ta hưởng thụ. Đây cũng là truyền thống ân nghĩa thủy chung, sống có trước có sau vô cùng tốt đẹp của nhân dân VN.
- Cho HS viết chữ Ă hoa, chữ Ăn và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4 Đánh giá bài viết
 Mục tiêu: Biết tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
- Cho HS nhận xét bài của mình và của bạn.
- Nhận xét một số bài viết.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành 
* Luyện từ
Mục tiêu: Nắm được một số từ ngữ chỉ sự vật và nối đúng từ vào tranh.
Phương pháp: Trực quan,Đàm thoại, Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Nhóm, Cá nhân
- HS đọc yêu cầu hoạt động 3 trang 20
- Quan sát.
- HS trao đổi theo cặp tìm từ ghi phiếu nhanh luyện tập.
-Từng cặp học sinh chỉ tranh nêu các từ ngữ tìm được.
- HS theo dõi nhận xét.
- Từ chỉ sự vật là từ chỉ tên gọi của: Con người, các bộ phận của con người: Bố, mẹ, ông, bà, cô, dì, chú, bác, thầy cô, chân, tay, tóc Con vật, các bộ phận của con vật: Chó, mèo, chuột, gà, trâu, rắn, chân, mắt, mỏ, lông Các đồ vật, vật dụng hàng ngày: Bàn, ghế, sách, vở, bút, Các từ ngữ chỉ thời tiết, thời gian: Xuân, thu, hạ, đông, mưa, gió, sấm, sét, lũ lụt . Các từ ngữ chỉ thiên nhiên: Bầu trời, mây, sông, hồ, ao, suối, biển, núi, rừng 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc yêu cầu hoạt động 3 trang 20.
- HD quan sát tranh tìm từ ngữ chỉ sự vật
+ Đính tranh lên bảng). HD mẫu
+ M: tranh 1.cô giáo
- Cho hs trao đổi theo cặp tìm từ viết nhanh vào phiếu luyện tập.
- GVnhận xét, chốt đáp án, gọi lần lượt học sinh nêu lại. Ghi bảng
- Chốt: Đây là các từ ngữ chỉ sự vật (chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối )
- Hỏi củng cố: Em hiểu thế nào là từ chỉ sự vật?
GV nhận xét tuyên dương
- HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Luyện câu
Hoạt động 1. Nhận diện câu giới thiệu
Mục tiêu: Nhận biết được câu giới thiệu.
Phương pháp: Thảo luận
Hình thức tổ chức: Nhóm
- Đọc yêu cầu BT4a. Câu nào dưới đây dùng để giới thiệu?
Em là học sinh lớp Hai.
 Em rất thích học bơi.
 Em đang tập thể dục.
- HS thực hành thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm nêu.
- HS theo dõi nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 4a.
- Cho hs thảo luận nhóm tìm câu dùng giới thiệu.
- GV nhận xét chốt đáp án: Đây là câu dùng để giới thiệu: Em là học sinh lớp Hai. Ghi bảng.
+ Bạn giới thiệu bạn là học sinh lớp Hai.
Câu 2,3 bạn nói về sở thích và hoạt động bạn yêu thích.
Hoạt động 2. Đặt câu giới thiệu
Mục tiêu: Đặt được câu giới thiệu.
Phương pháp: Đàm thoại, Trò chơi
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân
- HS xác định yêu cầu của BT 4b, quan sát câu mẫu.
Ai (cái gì,con gì)
là gì?
Bạn Ánh
là tổ trưởng tổ em.
- HS đặt câu theo yêu cầu vào VBT.
- HS chơi trò chơi Truyền hoa đọc câu vừa đặt.
- HS nghe bạn và GV nhận xét câu
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4b, quan sát câu mẫu.
- HD đặt câu giới thiệu theo mẫu:
Hỏi: Câu này nói đến ai?
- Bạn Ánh là bộ phận trả lời câu hỏi Ai
Hỏi: Bạn Ánh là gì?
* Vậy bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
- GV xác định: Đây là mẫu câu Ai là gì?
- Tương tự yêu cầu học sinh đặt câu theo mẫu và viết vào vở.
- GV đi quan sát hỗ trợ học sinh.
- Cho HS chơi Truyền hoa lần lượt từng học sinh đọc câu của mình.
- GV nhận xét bổ sung.
- Nhận xét .
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: 
Mục tiêu: Biết trao đổi những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần cùng bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
Phương pháp: Đàm thoại, Thảo luận
Hình thức tổ chức: Cả lớp, Cá nhân, Nhóm
- HS xác định yêu cầu của hoạt động: Trao đổi với bạn hoặc người thân những việc em cần làm để không lãng phí thời gian cuối tuần.
- HS nói trước lớp.
- HS nghe bạn và GV nhận xét cách em sử dụng thời gian cuối tuần.
- Tự trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động.
- HS nghe GV hướng dẫn những nội dung có thể trao đổi với bạn bè hoặc người thân:
+ Những việc em thường làm vào cuối tuần và thời gian em làm mỗi việc.
- Tổ chức cho HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét.
- Hỏi: Thế nào là từ chỉ sự vật? Tìm thêm các từ chỉ sự vật mà em biết?
- GVnhận xét tuyên dương.
- Về nhà tìm thêm các từ chỉ sự vật đặt câu theo mẫu Ai là gì?
- Nhận xét giờ học.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 . ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_2_bai.docx