Giáo án Lớp 2 Sách Chân trời sáng tạo - Tuần 2
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Nói được với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dâu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ.
- Viết đúng chữ A hoa và câu ứng dụng.
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động.
- Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
• Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
• Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về sự việc trong đời sống xã hội).
3. Phẩm chất
- Tích cực tham gia các công việc ở nhà và ở trường.
- Bồi dưỡng tình yêu trường gia đình, tính chăm chỉ, tự giác khi ở nhà.
CHỦ ĐIỂM 1: EM ĐÃ LỚN HƠN (TUẦN 1-2) BÀI 1: BÉ MAI ĐÃ LỚN (TIẾT 1-4) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Nói được với bạn một việc nhà mà em đã làm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ. Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dâu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ. Viết đúng chữ A hoa và câu ứng dụng. Bước đầu làm quen với các khái niệm từ ngữ và câu; tìm và đặt được câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. Chia sẻ được với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (trí tưởng tượng về sự việc trong đời sống xã hội). 3. Phẩm chất Tích cực tham gia các công việc ở nhà và ở trường. Bồi dưỡng tình yêu trường gia đình, tính chăm chỉ, tự giác khi ở nhà. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực. 2. Thiết bị dạy học a. Đối với giáo viên Giáo án. Mẫu chữ viết hoa A. Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có). Bảng phụ ghi đoạn từ Sau đó đến Y như mẹ quét vậy. Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở Bài tập 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi. Máy tính, máy chiếu (nếu có). b. Đối với học sinh SHS. Vở Tập viết 2 tập một. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1 - 2 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới thiệu tên chủ điểm: Em đã lớn hơn. Chủ đề gồm những bài học hướng đến bồi dưỡng cho các em sự nhân ái, chăm chỉ và trách nhiệm. Giúp các em nhận thức được mình đã lớn hơn so với năm lớp Một. Các em sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình bằng việc tham gia những việc làm vừa sức; bước đầu biết quý trọng thời gian, lập thời gian biểu và làm mọi việc theo thời gian biểu. - GV giới thiệu tên bài học: + GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Em hãy kể cho bạn nghe về một việc nhà mà em đã làm. + GV dẫn dắt vào bài học: Năm nay các em đã lên lớp 2, đã lớn hơn rất nhiều so với khi các em học lớp 1. Khi ở trường, các em đã biết đọc, biết viết, có thêm được nhiều bạn mới. Khi ở nhà, các em cũng đã người lớn hơn, ra dáng các anh chị khi biết trông em cho mẹ, biết quét nhà, quét sân, giúp mẹ nhặt rau,...Những việc làm đó của các em rất đáng khen ngợi. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học đầu tiên - Bài 1: Bé Mai đã lớn, để xem bạn Mai có đáng khen như chúng ta không. II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Bé Mai đã lớn trang 10,11 với giọng đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh có những ai, bạn nhỏ đang làm gì? - GV đọc mẫu toàn bài: + Đọc phân biệt giọng nhân vật: giọng người dẫn chuyện với giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động của Mai; Giọng ba vui vẻ, thể hiện sự ngạc nhiên; Giọng mẹ thể hiện niềm vui, tự hào. + Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn HS: + Luyện đọc một số từ khó: cách, buộc tóc, túi xách. + Luyện đọc một số câu dài: Bé lại còn đeo túi xách / và đồng hỗ nữa. //; Nhưng / bố mẹ đều nói rằng/ em đã lớn. //;... Bước 2: Hoạt động nhóm - GV mời 3 HS đọc văn bản: + HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “nhìn bé và cười”. + HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “lớn thật rồi”. + HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, đọc thầm, trả lời câu hỏi và rút ra được ý nghĩa của bài học. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: ngạc nhiên, y như. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1: Câu 1: Bài đọc nói đến ai? + GV hướng dẫn HS: đọc tên bài và nội dung bài để trả lời câu hỏi. + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2: Câu 2: Lúc đầu bé Mai đã thử làm người lớn bằng những cách nào? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3: Câu 3: Nêu những việc làm của Mai được bố mẹ khen? + GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2 để tìm câu trả lời + GV mời đại diện 1-2 HS trả lời. - GV yêu cầu HS rút ra ý nghĩa bài học. Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc đoạn từ “Sau đó” đến “Y như mẹ quét vậy”, đọc lại toàn bài. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV nhắc lại nội dung bài học, xác định giọng đọc của từng nhân vật. - GV đọc lại đoạn từ “Sau đó” đến “Y như mẹ quét vậy”. Bước 2: Hoạt động nhóm - GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đoạn từ “Sau đó” đến “Y như mẹ quét vậy”. - GV mời 1 HS đọc lại toàn bài. Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng a. Mục tiêu: HS trả lời câu hỏi mục Hoa chăm chỉ, kể tên được những việc em đã làm ở trường và ở nhà. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Hoa chăm chỉ. - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi: Kể tên những việc em đã làm ở trường và ở nhà? + GV hướng dẫn HS kể những việc mà em đã làm được khi ở nhà (giúp đỡ ông bà, bố mẹ việc gì) và ở trường (giúp đỡ thầy cô, bạn bè việc gì). Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. - HS đọc bài. - HS giải nghĩa: + Ngạc nhiên: lấy làm lạ, hoàn toàn bất ngờ. + Y như: giống như. - HS trả lời: Bài đọc nói đến Mai. - HS trả lời: Lúc đầu, bé Mai đã thử làm người lớn bằng những cách: Đi giày của mẹ, buộc tóc theo kiểu của cô, đeo túi xách và đồng hồ. - HS trả lời: Những việc làm của Mai được bố mẹ khen: quét nhà, giúp mẹ nhặt rau, dọn bát đũa, xếp ngay ngắn trên bàn. - HS rút ra ý nghĩa bài học: Những việc nhà Mai đã làm giúp em lớn hơn trong mắt bố mẹ. + HS liên hệ bản thân: biết làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ. - HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. - HS luyện đọc. - HS đọc bài. - HS trả lời: + Những việc em đã làm ở nhà: nấu cơm, quét nhà, trông em,... + Những việc em đã làm ở trường: lau bảng, tưới cây, sắp xếp kệ sách, sắp xếp giày dép,... TIẾT 3 - 4 I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV giới trực tiếp vào bài Bé Mai đã lớn (tiết 3-4). II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Luyện viết chữ A hoa a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ A hoa theo đúng mẫu; viết chữ A hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giới thiệu mẫu chữ viết A: độ cao, độ rộng, các nét, quy trình viết chữ A + Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li. + Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang. - GV viết mẫu lên bảng: + Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ đọc 5,5 thì dừng lại. + Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS tập viết chữ A hoa vào bảng con, sau đó viết vào vở Tập viết. Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Anh em thuận hòa; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Anh em thuận hòa. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng? Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa? - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp: + Viết chữ viết hoa A đầu câu. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết vào vở Tập viết . Hoạt động 3: Luyện viết thêm a. Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa của câu ca dao Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần; viết câu ca dao vào vở Tập viết. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV giải thích cho HS nghĩa của câu ca dao: + Trong ca dao dân ca: Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần. + Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già. Bước 2: Hoạt động cá nhân - GV yêu cầu HS viết câu ca dao Anh em như thể tay chân/Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần vào vở Tập viết. Hoạt động 4: Đánh giá bài viết a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng). b. Cách thức tiến hành: - GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp. - GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng. - GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. Hoạt động 5: Luyện từ a. Mục tiêu: HS quan sát tranh, chọn được tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc trong từng bức tranh; tìm thêm được một số từ ngữ chỉ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi Bài tập 3: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc trong từng bức tranh. - GV giải thích một số từ ngữ khó trong bài tập: + Mớ: tập hợp gồm một số vật cùng loại được gộp thành đơn vị. Ví dụ: Mua mớ rau muống, mớ tép. Bước 2: Hoạt động theo nhóm - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, đọc từ và chọn từ phù hợp với từng tranh. + GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm thêm một số từ ngữ người, vật và từ ngữ chỉ hoạt động của người, vật ngoài bài tập đã cho. + GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày kết quả. Hoạt động 6: Luyện câu a. Mục tiêu: HS quan sát mẫu câu ở Bài tập 4, đặt được một câu có từ ngữ ở Bài tập 3; HS chơi trò chơi Truyền điện. b. Cách thức tiến hành Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4: Đặt một câu có từ ngữ ở Bài tập 3. M: Phong đang quét nhà. Bước 2: Hoạt động theo nhóm - GV hướng dẫn đặt câu theo yêu cầu bài tập. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện, nói miệng câu vừa đặt. - GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập 1-2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở Bài tập 3. - GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS nêu và chia sẻ được suy nghĩ của mình với bạn sau khi làm việc nhà. b. Cách thức tiến hành: Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu phần Vận dụng: Chia sẻ với bạn suy nghĩ của em sau khi làm việc nhà. - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi theo một số gợi ý sau: + Việc làm ở nhà của em là việc gì? Em giúp ai trong gia đình làm việc đó? + Sau khi làm việc đó, em cảm thấy như thế nào? + Mọi người trong gia đình em cảm thấy như thế nào? + Lần sau em có muốn làm việc nhà nữa không? Bước 2: Hoạt động nhóm đôi - GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm đôi, 1 HS nói suy nghĩ của mình sau khi làm việc nhà, HS khác lắng nghe và đổi lại. - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. - HS quan sát, lắng nghe. - HS quan sát trên bảng lớp. - HS viết vảo bảng con, vở Tập viết. - HS đọc câu Anh em thuận hòa. - HS trả lời: Câu 1: Câu ứng dụng có 4 tiếng. Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ Anh phải viết hoa. - HS quan sát trên bảng lớp. - HS viết vào vở Tập viết. - HS lắng nghe. - HS viết vào vở Tập viết. - HS chú ý lắng nghe. - HS tự soát lại bài của mình. - HS trả lời: + Tên gọi cho người: Tranh 1: bạn nữ. Tranh 7: bạn nam. + Tên gọi cho vật: Tranh 3: cái chổi. Tranh 4: quả bóng. Tranh 8: mớ rau. + Tên gọi cho việc: Tranh 2: đá bóng. Tranh 5: quét nhà. Tranh 6: nhặt rau. - HS trả lời: + Từ ngữ chỉ người: bố, trẻ em, người lớn, thiếu nhi. + Từ ngữ chỉ vật: ti vi, xe đạp, cái ghế. + Từ ngữ chỉ hoạt động của người: đạp xe, lau nhà, rửa bát. + Từ ngữ chỉ hoạt động của vật: bắt mồi, chạy nhảy. - HS lắng nghe. - HS chơi trò chơi, đặt câu có từ ngữ ở Bài tập 3: + Long đang đá bóng. + Mai đang nhặt rau. - HS viết bài vào vở bài tập. - HS tự soát lại bài của mình. - HS trả lời. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Ôn tập các số đến 100 + Đọc, viết số + So sánh các số, thứ tự số + Đếm thêm 1, 2, 5, 10 + Cấu tạo thập phân của số + Vị trí, số thứ tự - Làm quen với thuật ngữ chữ số 2. Năng lực * Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. * Năng lực riêng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. 3. Phẩm chất: - Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm - Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV. - Một thanh trục và 8 khối lập phương, hình vẽ bài Vui học 2. Đối với học sinh - SGK. - Một thanh trục và 8 khối lập phương III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp múa hát tập thể tạo không khí vui tươi. - GV giới thiệu vào bài mới B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH Mục tiêu: HS quan sát bảng các số từ 1 đến 100, nhận biets bảng gồm 10 hàng và 10 cột. Cách tiến hành: Bước 1: Đọc số - GV tổ chức cho HS (nhóm 4) đọc các yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ rồi thảo luận a) GV cho HS đọc nối tiếp, mỗi em đọc một hàng nhiều số b) GV cho HS đọc các số tròn trục - GV chốt: đếm thêm 10 (có thể sử dụng trong đếm nhanh) c) GV cho HS đọc các số cách 5 đơn vị - GV chốt: đếm thêm 5 (có thể sử dụng trong đếm nhanh) Bước 2: Thứ tự các số trong bảng - GV cho HS nhóm 4 đọc các yêu cầu, nhận nhiệm vụ, thảo luận - GV lưu ý HS trả lời bạn ong: “Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới” - GV hướng dẫn HS chơi “Ném bóng để sửa bài” + GV chỉ vào bảng số cho HS đọc một vài số để minh họa + GV chỉ vào hai số liền nhau trong cùng một cột để giới thiệu cách đếm thêm trục + GV chỉ vào hai số bất kì trong cùng một hàng (hay cùng một cột) cho HS nhận xét Bước 3: So sánh các số a) Phân tích mẫu - GV cho HS so sánh hai số 37 và 60 - GV chọn 2 HS có 2 cách trình bày khác nhau, nói cách làm của mình trước lớp - GV cho HS cả lớp nhận xet bài làm của bạn rồi tự nhận xét bài làm của mình - GV nhận xét - GV cho HS đọc yêu cầu, nhận biết nhiệm vụ, xem lại mẫu - GV gọi hai nhóm làm bài nhanh nhất trình bày trước lớp (mỗi nhóm một câu) - GV chốt lại: Ôn lại cách so sánh + Số có hai chữ số lớn hơn số có một chữ số + So sánh số chục, só nào có chục lớn hơn là số lớn hơn + Số chục bằng nhau, so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn là số lớn hơn. b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn - GV hướng dẫn HS so sánh tương tự như câu a) và sắp xếp thứ tự từ bé đến lớn các số Bước 4: Làm theo mẫu - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, tìm hiểu mẫu: + Có mấy việc phải làm? + Đó là những việc gì? - GV chốt: có 5 việc, trong sách có một việc, các em làm tiếp 4 việc nữa cho hoàn thiện - Sửa bài: GV tổ chức cho HS chơi tiếp sức để điền vào sơ đồ trên bảng lớp C. LUYỆN TẬP Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã được ôn tập Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT1 - GV cho HS đọc yêu cầu và thảo luận nhóm - GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số , GV khuyến khích HS nói cách làm. - GV chốt: + Thêm 1: 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 + Thêm 2: 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 44, 46, 48 + Thêm 5: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50 + Thêm 10: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 - GV mở rộng thêm: Đề đếm nhanh, trong một số trường hợp nên đếm thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10, cho ví dụ. + Thêm l: Số lượng ít. + Thêm 2: Số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”. Ví đụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim, ...). + Thêm 5: Khi có các nhóm 5. Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh, ... + Thêm 10: Những thứ đề thành từng chục. Vị dụ: Bó hoa, xâu bánh ú, chục trứng, hộp bút sáp 10 cái, .... Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi, hoàn thành BT2 - GV đặt câu hỏi giúp HS nhận biết yêu cầu bài: + Thay dấu (?) bằng số thích hợp. + GV lưu ý làm dấu khi đếm, đếm lần lượt để không bị trùng lặp) - GV gọi vài HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét. - GV chốt: Có 18 bạn tham gia trò chơi. Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3 - GV vấn đáp giúp HS nhận biết yêu cầu của đề bài + Có tất cả bao nhiêu cái? - GV giúp HS biết đếm nhanh (đếm thêm 5) - GV gọi HS nói trước lớp - cả lớp nhận xét. - GV chốt kết quả: 35 Nhiệm vụ 4: Hoàn thành thử thách - GV cho HS đọc nội dung, nhận biết yêu cầu, xác định nhiệm vụ: + Khay cuối cùng có bao nhiều cái bánh? - GV gọi vài em đọc kết quả, nói cách làm - GV chốt: HS có thể có cách làm khác nhau, lí luận đúng đề tìm được kết quả đúng thì chấp nhận. Khay cuối cùng có 27 cải bánh. Nhiệm vụ 5: Vui học - GV nói câu chuyện, giới thiệu hình vẽ, giúp HS xác định quy định các phòng học, đọc thẻ số của các bạn thủ. - GV cho HS đọc yều cầu và thực hiện yêu cầu - GV gọi HS nói trước lớp, khuyến khích HS vừa nói vừa chỉ vào hình vễ trên bảng lớp - GV cho HS liên hệ thực tế: vào đúng phòng, ngồi đúng chỗ D. CỦNG CỐ Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa kiến thức đã học thông qua hoạt động hỏi nhanh, đáp nhanh. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi: Đố bạn?. GV cho HS chơi 3 lần để xác định đội thắng cuộc (đội nào đúng nhiều hơn thì thắng cuộc) + Một HS đọc 2 số trong bảng số + Cả lớp viết vào bảng con rồi điền dấu so sánh * Liên hệ thực tế - GV yêu cầu cho HS về nhà cùng người thân chơi trốn tìm để tập đếm thêm 5: 5; 10; 15; 20; ., 100 - Cả lớp cùng tham gia múa hát tập thể - HS lắng nghe - HS trình bày theo yêu cầu của GV - HS đọc các số từ 1 đến 100 + Đọc lại các số từ 100 đến 1 - HS đọc các số: 10; 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80; 90; 100 - HS chú ý lắng nghe - HS đọc các số: 5; 10; 15; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75; 80; 85; 90; 95;100 - HS chú ý lắng nghe - HS thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu - HS chú ý lắng nghe - HS trả lời a) Các số trong bảng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn - HS đọc số GV chỉ b) Các số trong cùng một hàng (kẻ từ số cuối cùng) có số trục giống nhau c) Các số trong cùng một cột có số đơn vị giống nhau - HS quan sát và đọc d) Nhìn hai số trong cùng một hàng, ta nói ngày: số bên phải lớn hơn số bên trái Nhìn hai số trong cùng một cột, ta nói ngay: số ở hàng dưới lớn hơn số ở hàng trên - HS nhận xét - HS so sánh - 2 HS trình bày cách làm: + 37 < 60 3 chục bé hơn 6 chục nên 37 < 60 + 60 > 37 6 chục lớn hơn 3 chục nên 60 > 37 - HS nhận xét - HS lắng nghe - HS làm việc nhóm đôi (mỗi em ghi một cách so sánh) - HS trình bày: 79 > 74; 52 > 25 hay 74 < 79; 25 < 52 - HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - HS sắp xếp các số: + Từ bé đến lớn: 38, 43, 70; 29, 82, 87 - HS trình bày các việc phải làm: + Viết số + Viết số chục - số đơn vị + Dùng thanh trục và khối lập phương để thể hiện số + Viết số vào sơ đồ tách – gộp số + Viết số thành tổng của số chục và số đơn vị - HS lắng nghe và hoàn thiện bài - HS cả lớp tham gia trò chơi điền số vào bảng: - HS thảo luận (nhóm 4) tìm cách làm: thêm 1, thêm 2, thêm 5, thêm 10 + HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm 4 - HS đọc bài, cả lớp nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV và ghi nhớ kiến thức - - HS làm bài: + HS tìm cách làm “Đếm nhanh” (đếm thêm 2). + HS làm bài (cá nhân) rồi nói với bạn câu trả lời. - HS trình bày cách làm, cả lớp nhận xét - HS lắng nghe - HS lắng nghe GV hỏi, HS trả lời - HS lắng nghe GV gợi ý cách làm - HS đếm trước lớp, cả lớp nhận xét - HS lắng nghe. - HS đọc đề, thảo luận (nhóm 4) + HS đếm và viết số bánh trên năm khay theo thư tự: 2, 7, 12, 17, 22 (đếm thêm 5). - HS làm bài cá nhân, chia sẻ trong nhóm để kiểm tra kết quả - HS đọc kết quả - HS lắng nghe GV - HS lắng nghe - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm đôi + HS nói cho nhau nghe - HS nói trước lớp. Cả lớp lắng nghe, nhận xét. - HS lắng nghe - HS cả lớp tham gia trò chơi + Nghe bạn đọc số và viết kết quả so sánh vào bảng con. - HS về nhà chơi cùng người thân Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÀI 1: CÁC THẾ HỆ TRONG GIA ĐÌNH (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học, HS: - Nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, ba thể hệ và (hoặc) bốn thế hệ. - Vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình có hai thế hệ, ba thế hệ vào sơ đồ cho trước. Nói được sự cần thiết của việc chia sẻ, dành thời gian quan tâm, chăm sóc, yêu thương nhau giữa các thế hệ trong gia đình. 2. Năng lực: *Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. * Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình. 3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC - GV: bái hát, tranh tình huống, một số sơ đồ về các thế hệ trong gia đình. - HS: SGK, VBT, tranh vẽ, ảnh chụp về các thành viên trong gia đình. II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các thành viên trong gia đình để dẫn dắt vào bài học mới. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: + Gia đình bạn nhỏ trong bài hát gồm những ai? + Tình cảm của bạn nhỏ đối với các thành viên trong gia đình như thế nào? + Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất? Ai là người ít tuổi nhất? - GV khuyến khích HS chia sẻ câu trả lời trước lớp - GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học “Các thế hệ trong gia đình”. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Các thành viên trong gia đình hai thế hệ Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình hai thế hệ, bước đầu nhận biết được cách ứng xử thể hiện sự quan tâm, chăm sóc giữa các thế hệ trong gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong sgk trang 8 và trả lời câu hỏi: + mọi người trong gia đình bạn An đang làm gì? + Em hãy giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn An theo thứ tự từ nhiều tuổi đến người ít tuổi. - GV đặt câu hỏi: Quan sát hình và cho biết gia đình An có mấy thế hệ? Mỗi thế hê có những ai? - GV gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời - GV cùng HS nhận xét và rút ra kết luận: Gia đình hai thế hệ là gia đình gồm bố mẹ và các con. Trong đó thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là các con trong gia đình. Hoạt động 2: Các thành viên trong gia đình 3 thế hệ Mục tiêu: HS nêu được các thành viên trong gia đình ba thế hệ theo sơ đồ Cách tiến hành: - GV treo sơ đồ hình 2 trong SGK trang 9 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời: + Quan sát sơ đồ và giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Hoà? + Gia đình bạn Hoà có mấy thế hệ cùng chung sống? + Mỗi thế hệ gồm những ai? - GV mời 2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ và trình bày theo sơ đồ trên bảng. - GV nhận xét, kết luận: Gia đình bạn Hoà có 3 thế hệ cùng chung sống. Gia đình 3 thế hệ gồm ông bà, bố mẹ, các con. Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hoà. Hoạt động 3: Thực hành liên hệ gia đình của bản thân Mục tiêu: HS liên hệ được các thanh viên trong gia đình của bản thân. Xác định được các thế hệ trong gia đình mình. Cách tiến hành: - GV cho HS làm việc cặp đôi, hỏi - đáp nhau (theo các câu hỏi: Gia đình bạn có mây thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai?) - GV mời các cặp HS lên hỏi - đáp trước lớp. So sánh các thế hệ trong gia đình mình và bạn. - GV kết luận: Mỗi gia đình thường có các thế hệ ở những độ tuổi khác nhau, cùng chung sống. Có gia đình hai thế hệ, có gia đình ba thế hệ hoặc bốn thế hệ. - Cả lớp hát - HS đọc câu hỏi, đưa ra câu trả lời: + Ba, mẹ, con + Bạn nhỏ yêu thương bố mẹ + Mỗi HS tự liên hệ - HS trình bày câu trả lời trước lớp. - HS lắng nghe nhận xét. - HS quan sát tranh, tìm câu trả lời + Mọi người đang ăn cơm + Các thành viên trong gia đình bạn An: Bố, mẹ, chị Hà và An. + Gia đình bạn An có 2 thế hệ. Thế hệ thứ nhất là bố mẹ, thế hệ thứ hai là chị em An. - HS trình bày kết quả trước lớp - HS lắng nghe GV nhận xét - HS quan sát sơ đồ, tìm câu trả lời.. + Các thành viên trong gia đình Hòa: Ông, bà, bố, mẹ, chị gái và Hòa. + Gia đình Hòa có 3 thế hệ + Thế hệ thứ nhất là ông bà, thế hệ thứ hai là bố mẹ, thế hệ thứ ba là chị em Hòa. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày theo sơ đồ. - HS nghe GV nhận xét, kết luận. - HS hoạt động cặp đôi hỏi – đáp - HS lên bảng thực hiện hoạt động đối – đáp. - HS lắng nghe GV kết luận. * Hướng dẫn về nhà: GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị + Tranh vẽ hoặc ảnh chụp của từng thành viên cùng chung sống trong gia đình mình. + Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán. TIẾT 2 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết của HS về các thế hệ trong gia đình. Cách tiến hành: - GV cho một số HS lên bảng giơ tranh vẽ hoặc hình ảnh về gia đình mình để cả lớp quan sát và đặt câu hỏi: Đố bạn biết, gia đình mình có mấy thế hệ? - GV nhận xét, dẫn đắt HS vào tiết 2 của bài học. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình Mục tiêu: HS vẽ, viết hoặc cắt dán ảnh gia đình hai, ba thế hệ hoặc bốn thế hệ vào sơ đồ cho trước. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS quan sát một số sơ đồ các thế hệ trong gia đình có sẵn (hoặc có thể chiếu máy chiếu cho HS quan sát). - GV đặt câu hỏi: Trong gia đình này có máy thế hệ cùng chung sống? Mỗi thế hệ có những ai? - GV mời một số HS đứng dậy trả lời - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Các em cần chuẩn bị những gì để làm sơ đồ các thế hệ trơng gia đình? - GV yêu cầu HS thực hành làm sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình theo các gợi ý: + Gia đình ern có mấy thế hệ? + Vẽ, viết tên hoặc dán ảnh từng thế hệ vào sơ đồ. - GV mời HS giới thiệu sơ đồ các thế hệ trong gia đình mình trước lớp. - GV cùng HS nhận xét và bình chọn những sơ đồ đúng và đẹp mắt. - GV kết luận: Mỗi gia đình có nhiều thế hệ ở những độ tuổi khác nhau cùng chung sống. Các thế hệ trong gia đình có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với nhau. Hoạt động 2: Sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình Mục tiêu: Phân biệt được những hành động nên làm để thể hiện yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 4, 5, 6, 7 - GV cho HS thảo luận đề trả lời các câu hỏi: Hành động nào thể hiện sự quan tâm, yêu thương giữa các thế hệ trong gia đình? Vì sao? - GV mời HS trình bày ý kiến của mình. - GV cùng HS nhận xét, rút ra kết luận. - GV kết luận: Mọi người trong gia đình cần phải yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Con cháu cần phải yêu quý và quan tâm đến ông bà, cha mẹ vì đó là những thế hệ đã sinh ra và nuôi dưỡng chúng ta. Hoạt động 3: Đóng vai xử lí tình huống Mục tiêu: HS nói được sự cần thiết phải bày tỏ ý kiến hoặc yêu cầu đề nghị mọi người dành thời gian để thể hiện sự yêu thương và quan lâm lẫn nhau. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát hình 8 và 9 trong SGK trang 11 và cho biết nội dung của hình là gì. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và cùng đóng vai, giải quyết tình huống. - GV cùng HS nhận xét. GV đặn dò HS cùng chia sẻ với bạn bè, người thân về những việc cần làm để thể hiện sự yêu thương và quan tâm giữa các thế hệ trong gia đình. - GV kết luận: Tất cả mọi người nên bảy tỏ tình cảm của mình với người thân: đề nghị hoặc bày tỏ ý kiến khi cần thiết để thể hiện tình yên thương, sự quan tâm, chăm sóc và gắn bỏ giữa các thành viên trong gia đình. Hoạt động 4: Liên hệ bản thân Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để áp dụng và liên hệ vào bản thân, vào gia đình mình. Cách tiến hành: - GV đặt câu hỏi liên hệ: + Em cảm thấy như thế nào khi mọi người trong gia đình em chia sẻ, dành thời gian cho nhau? + Em sẽ làm gì để thể hiện sự quan tâm, yêu thương với các thế hệ trong gia đình của mình? - GV dẫn dắt để HS nêu được các từ khoá của bài: “Chia sẻ - Thế hệ - Yêu thương”. - HS trưng bày tranh hoặc hình ảnh các thành viên gia đình mình, hỏi các bạn. - HS nghe GV nhận xét - HS quan sát sơ đồ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS trình bày - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - HS thực hành làm sơ đồ gia đình mình theo gợi ý. - HS giới thiệu sơ đồ - HS lắng nghe GV và các bạn nhận xét. - HS nghe GV kết luận - HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi: Hành động thể hiện sự quan tâm: + Hình 5: mẹ động viên bạn nhỏ + Hình 6: Bạn nam đỡ bà lên bậc nhà + Hình 7: Bạn nhỏ đưa áo khoác cho mẹ. - HS trình bày kết quả trước lớp - HS nghe nhận xét, kết luận - HS quan sát hình ảnh nêu nội dung: + Tranh 8:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_2.doc