Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát. Tích cực trong các hoạt động học tập.

- Trung thực: Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thực hiện qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn.

- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù:

- Tìm được từ ngữ tả mùi hương của một loại cây, hoa, quả theo gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của đồng lúa chín và bàv tỏ lòng biết ơn nhũng ngườỉ nông dân đã làm ra hạt lúa, biết liên hệ bản thân: Kính trọng, biết ơn người nông dân, biết chia sẻ tranh (hoặc ảnh) về cảnh vật ở quê hoặc nơi mình sống, nói câu bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1.Giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Bảng phụ/ slide ghi khổ thơ thứ hai và ba.

- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).

- Bài hát về mùa lúa chín.

2. Học sinh:

- SGK, vở bài tập.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

doc 37 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 24 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
BÀI : TRÁI CHÍN (Tiết 1,2- đọc)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát. Tích cực trong các hoạt động học tập.
- Trung thực: Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thực hiện qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Tìm được từ ngữ tả mùi hương của một loại cây, hoa, quả theo gợi ý; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của đồng lúa chín và bàv tỏ lòng biết ơn nhũng ngườỉ nông dân đã làm ra hạt lúa, biết liên hệ bản thân: Kính trọng, biết ơn người nông dân, biết chia sẻ tranh (hoặc ảnh) về cảnh vật ở quê hoặc nơi mình sống, nói câu bày tỏ cảm xúc về cảnh vật đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Bảng phụ/ slide ghi khổ thơ thứ hai và ba.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác; tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bài hát về mùa lúa chín.
2. Học sinh:
- SGK, vở bài tập.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
I. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Giải được câu đố về các loại trái cây; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thi đố bạn về các loại trái cây mà em biết theo mẫu gợi ý.
- GV giới thiệu và ghi tên bài mới lên bảng: Với chủ điểm về thiên nhiên, chúng ta đã đi tìm hiểu các văn bản về chim vàng anh, về loài ong. Đó là các loài động vật, côn trùng. Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thực vật, cụ thể hơn là những loại trái cây trong bài đọc: Trái chín.
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
a.Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp, đặc điểm riêng của các loại trái cây khi chín; biết liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình; biết nêu màu sắc của một số loại hoa, quả thường gặp và nói được câu tả màu sắc của loại hoa, quả đó.
b.Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, giọng đọc thong thả, vui tươi.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: xù xì, chín, tàn nhang, lấm chấm, xa-pô-chê,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi sau các dòng thơ, khổ thơ.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a.Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: lấm chấm (có nhiều chấm nhỏ rải rác),...
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Khi chín, mít, dưa hấu, cà chua có đặc điểm gì?
+ Câu 2: Quả ớt, quả hồng, quả chuối tiêu khi chín được so sánh với những hình ảnh nào?
+ Câu 3: Nội dung bài thơ là gì?
Tên gọi và màu sắc của các loại trái cây.
Màu sắc, hình dáng của một số loại trái cây khi chín.
Tên gọi và hương vị của một số loại trái cây.
+ Câu 4: Em thích khổ thơ nào? Vì sao?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên quanh mình.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a.Mục tiêu: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi sau dấu câu.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại khổ thơ thứ hai và ba.
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ khổ thơ thứ hai và ba.
- GV mời một số HS đọc trước lớp khổ thơ thứ hai và ba.
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. GV tổ chức trò chơi theo phương pháp xóa dần để HS ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
- GV mời một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a.Mục tiêu: Giáo viên yêu cầu học sinh cùng phân vai và đọc.
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bảng màu kì diệu.
- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm nhỏ: nêu màu sắc của hoa hồng, thanh long, xoài, hoa lay ơn; nói câu tả màu sắc của loài hoa hoặc quả mình chọn. (GV không gò ép HS theo những màu thường thấy, chỉ nhắc nhở hướng dẫn khi HS chọn/ nói màu, câu có nội dung ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục).
- GV yêu cầu HS thực hiện vào VBT.
- GV mời một số nhóm trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả.
III. Củng cố vận dụng: 
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học.
Chuẩn bị tiết sau .
- HS hoạt động nhóm đôi, thi đố bạn về các loại trái cây mà em biết theo mẫu gợi ý.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó, nghe GV hướng dẫn.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Khi chín,
mít có đặc điểm: da cóc xù xì;
dưa hấu vỏ chín xanh;
cà chua vỏ chín đỏ.
+ Câu 2: Khi chín, quả ớt được so sánh sánh với ngọn lửa, quả hồng được so sánh với son, quả chuối được so sánh với tàn nhang lấm chấm
+ Câu 3: Nội dung của bài thơ là (2) Màu sắc, hình dáng của một số loại trái cây khi chín.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân.
- HS nêu nội dung bài: Miêu tả vẻ đẹp, đặc điểm riêng của các loài trái cây khi chín.
- HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu nội dung bài, xác định giọng đọc.
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ khổ thơ thứ hai và ba.
- Một số HS đọc trước lớp khổ thơ thứ hai và ba.
- HS chơi trò chơi, ghi nhớ khổ thơ.
- HS luyện đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trong nhóm đôi.
- Một số HS thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ em thích trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Bảng màu kì diệu: Chọn màu phù hợp cho mỗi loại hoa, quả. Nói câu tả màu sắc của một loại hoa hoặc quả đó.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ: nêu màu sắc của hoa hồng, thanh long, xoài, hoa lay ơn; nói câu tả màu sắc của loài hoa hoặc quả mình chọn.
- HS thực hiện vào VBT.
- Một số nhóm trình bày kết quả trước lớp và nghe GV nhận xét kết quả.
-Học sinh trả lời, HS nhận xét 
-Học sinh trả lời
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy:
Tuần 24 Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
Tập viết Tập viết Chữ hoa V
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng viết đúng mẫu, viết đẹp. Tích cực trong các hoạt động học tập.
- Trung thực: Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thông qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn .
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng chữ V hoa và câu ứng dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Mẫu chữ viết hoa V. Bảng phụ : Anh em, Anh em như thể tay chân, ...
2. Học sinh:
- SGK, vở tập viết, bảng con.
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KHỞI ĐỘNG 
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
b.Cách tiến hành
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa V và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện viết chữ V hoa
a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ V hoa.
b.Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ V hoa
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ V hoa.
+ Cấu tạo: gồm nét cong trái, nét thẳng đứng và nét móc phải.
+ Cách viết:
Đặt bút trên ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét cong trái, hơi lượn lên trước khi dừng bút bên phải ĐK dọc 2, giữa ĐK ngang 3 và 4.
Không nhấc bút, hơi lượn lại ĐK dọc 2 để viết nét thẳng đứng, lượn trái một chút khi gần chạm ĐK ngang 1.
Không nhấc bút, lượn gần lại ĐK dọc 3 viết nét móc phải rồi dừng bút trên ĐK ngang 3, sau ĐK dọc 3.
- GV yêu cầu HS viết chữ V hoa vào bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ V hoa vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng.
a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ V hoa, câu ứng dụng “Văn hay chữ tốt.” 
b.Cách tiến hành
- GV yêu cầu và hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Văn hay chữ tốt: Văn hay chữ tốt hay chữ tốt văn hay chỉ người học giỏi, thông minh tài hoa.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ V hoa, cách nối nét từ chữ V hoa sang chữ ă.
- GV viết mẫu chữ Văn.
- GV yêu cầu HS viết chữ Văn và câu ứng dụng Văn hay chữ tốt vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ V hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao : 
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
Việt Nam đẹp khắp trăm miền
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này
Lê Anh Xuân
à Nói đến vẻ đẹp bốn mùa của Việt Nam.
- GV yêu cầu HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu thơ vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a.Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- GV nhận xét một số bài viết.
III. Củng cố vận dụng:
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? 
Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS nghe.
- HS quan sát mẫu chữ V hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ V hoa.
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ V hoa.
- HS viết chữ V hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ V hoa vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Văn hay chữ tốt.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS viết chữ Văn và câu ứng dụng Văn hay chữ tốt vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ.
- HS viết chữ V hoa, chữ Việt và câu thơ vào VTV.
- HS tự đánh giá bài viết của mình và của bạn.
- HS lắng nghe.
-HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy:
 Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU 
 Luyện từ và câu: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào ? ; dấu chấm, dấu chấm than. 	 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng viết đúng mẫu, viết đẹp. Tích cực trong các hoạt động học tập.
- Trung thực: Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thông qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn .
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Tìm được từ ngữ chỉ màu sắc, điền đúng dấu chấm, dấu chấm than và đặt được câu thể hiện sự ngạc nhiên.
- Thực hiện được trò chơi Nhìn hình đoán trái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Mẫu chữ viết hoa V. Bảng phụ : Anh em, Anh em như thể tay chân, ...
- Thẻ màu, ảnh hoặc vật thật một số loại trái cây.
2. Học sinh:
- SGK, vở bài tập.
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KHỞI ĐỘNG 
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
b.Cách tiến hành
GV yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những việc nhà mà em đã làm
Gọi 1 số học sinh chia sẻ trước lớp
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện từ
a.Mục tiêu: Tìm được từ ngữ chỉ màu sắc.
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và tìm từ ngữ chỉ màu sắc cho các sự vật trong tranh; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. GV khuyến khích HS nêu từ ngữ chỉ màu sắc theo năng lực quan sát của em, không gò ép HS nêu theo từng từ.
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
-
 GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện câu
a.Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của BT 3; HS quan sát tranh, tìm từ ngữ chỉ màu sắc phù hợp; chia sẻ kết quả trong nhóm đôi/ nhóm nhỏ.
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4a, đọc lại các từ ngữ ở BT 3.
- GV yêu cầu một số HS đặt câu trước lớp. GV mời một số HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết 1 – 2 câu vừa đặt vào VBT.
Hoạt động 3: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than.
a.Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu có từ ngữ ở BT 4b; biết đặt dấu chấm, dấu chấm than phù hợp.
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4b.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, xác định vị trí đặt dấu chấm hoặc dấu chấm than phù hợp, đọc lại đoạn văn sau khi đã điền dấu câu.
- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Viết câu có sử dụng dấu chấm than
a.Mục tiêu: Giúp HS biết viết câu có sử dụng dấu chấm than phù hợp ở BT 4c.
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4c.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu theo yêu cầu của BT.
- GV mời một số HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét câu.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT.
IV. VẬN DỤNG
a.Mục tiêu: Thực hiện được trò chơi Nhìn hình đoán trái.
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chơi trò chơi Nhìn hình đoán trái.
- GV hướng dẫn HS cách chơi: nhìn hình ảnh, phán đoán là trái cây gì, và trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
- GV yêu cầu HS nêu đặc điểm riêng của một loại trái cây mà em thích.
V. Củng cố vận dụng:
- Gọi HS nhắc lại tên bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc, luyện viết thêm ở nhà, chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS chia sẻ với bạn 
Hs chia sẻ trước lớp
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Tìm từ ngữ chỉ màu sắc phù hợp với mỗi .
- HS hoạt động nhóm đôi, tìm từ ngữ chỉ màu sắc cho các sự vật trong tranh. VD:
+ Hoa sen hồng.
+ Hoa cúc vàng.
+ Con sóc màu nâu xám.
+ Con bò màu nâu nhạt.
+ Con quạ màu đen/ lam tía.
- Một số HS trình bày kết quả. Một số HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4a: Đặt 1 – 2 câu có từ ngữ tìm được ở bài tập 3.
- Một số HS đặt câu trước lớp. Một số HS nhận xét. Các HS còn lại lắng nghe. VD: Hoa mai vàng./ Tóc của mẹ đen óng./ Em thích màu hồng./ 
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết 1 – 2 câu vừa đặt vào VBT.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT 4b: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm than vào các ô vuông trong đoạn văn.
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành bài tập:
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
à Thứ tự lần lượt trong các ô vuông: dấu chấm than, dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm
- Một số nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4c: Viết một câu có sử dụng dấu chấm than thể hiện sự ngạc nhiên của em khi thấy một cảnh đẹp.
- HS hoạt động nhóm đôi, đặt câu theo yêu cầu. VD:
+ Ôi, đẹp quá!
+ Òa, cảnh ở đây trông thật tuyệt vời!
+ 
- Một số HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS viết vào VBT.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu của hoạt động.
- HS lắng nghe.
- HS nêu đặc điểm riêng của một loại trái cây mà em thích.
-Học sinh trả lời, HS nhận xét 
-Học sinh trả lời
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Tuần 24 Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
 Đọc Hoa mai vàng 	 	 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát. Biết tích cực trong các hoạt động học tập và tham gia các công việc ở nhà, ở trường.
- Trung thực: Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thông qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: : Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Giải được các câu đố về một loài hoa em thích; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
2. Học sinh:
- SGK, vở bài tập.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
- HS hát vui “Lớp chúng mình”
- GV nhận xét.
- Giới thiệu nội dung tiết học.
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
a.Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam.
b.Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, giọng thong thả, chậm rãi.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: phô, mượt mà, chùm, uyển chuyển, rập rờn, 
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a.Mục tiêu: Nắm nội dung bài và trả lời được các câu hỏi .
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: phô (để lộ ra), đơm (nảy ra từ trong cơ thể thực vật), 
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Hoa mai và hoa đào có đặc điểm gì giống nhau?
+ Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm nào?
+ Câu 3: Chọn từ ngữ phù hợp với mỗi hình ảnh.
+ Câu 4: Em thích đặc điểm nào ở hoa mai? Vì sao?
- GV mời một số nhóm trình bày câu trả lời. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS liên hệ bản thân: Yêu quý thiên nhiên tươi đẹp.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a.Mục tiêu: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi sau dấu câu.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm nhỏ đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
- GV yêu cầu HS đọc trước lớp đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
- GV mời một số HSHT, HTT đọc cả bài.
III. Củng cố vận dụng: 
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Em rút ra được bài học gì từ bài đọc?
- Gọi vài HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc thêm ở nhà, chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Nhận xét giờ học.
- HS hát.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
- HS lắng nghe hướng dẫn, giải thích nghĩa của một số từ khó.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Hoa mai và hoa đào đều là hai loài hoa có một vẻ đẹp độc đáo và bền bỉ sức sống, lâu tàn, tượng cho ngày Tết, cũng có nưm cánh như hoa đào.
+ Câu 2: Hoa mai khác hoa đào ở những điểm:
Hoa mai tượng trưng, tiêu biểu cho tết ở miền Nam.
Cánh hoa mai to hơn hoa đào một chút.
Những nụ mai ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai phô vàng.
Trổ từng bông thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
+ Câu 3:
Nụ mai: xanh ngọc bích.
Hoa mai: mịn màng như lụa.
Cành mai: uyển chuyển.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích cá nhân.
- Một số nhóm trình bày câu trả lời. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nêu nội dung bài đọc: Miêu tả vẻ đẹp của hoa mai vàng – loài hoa tiêu biểu cho Tết ở miền Nam.
- HS liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu nội dung, xác định giọng đọc.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc trong nhóm nhỏ.
- HS đọc trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS đọc trước lớp. Các HS còn lại lắng nghe.
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2022 
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
 Chính tả ( Nghe – viết) HOA MAI VÀNG 	 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát. Biết tích cực trong các hoạt động học tập và tham gia các công việc ở nhà, ở trường.
- Trung thực: Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thông qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: : Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập ở lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Nghe – viết lại chính xác đoạn văn. Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn xuôi .
- Giải đúng câu đố, phân biệt được ao/oa.
- Biết đặt câu để phân biệt các cặp từ có chứa “ ch/tr; ich/it.”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Hoa mai cũng có năm cánh đến mượt mà.
2. Học sinh:
- SGK, vở bài tập.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KHỞI ĐỘNG 
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
b.Cách tiến hành
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
GV ghi bảng tên bài 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Nghe – viết
a.Mục tiêu: Nghe – viết lại chính xác đoạn văn. Trình bày đúng hình thức 1 đoạn văn xuôi . 
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo, VD: xòe, hoa; hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ, VD: phô, ngời, mịn màng,...
- GV nhắc HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc từng cụm từ để HS viết vào vở VBT.
- GV yêu cầu HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- GV nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2: Luyện tập chính tả - Phân biệt ao/oa.
a.Mục tiêu: Giải đúng câu đố, phân biệt được ao/oa.
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và yêu cầu của BT 2b.
- GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm nhỏ: đọc câu đố, giải câu đố.
- GV yêu cầu HS so sánh vần ao và vần oa.
- GV yêu cầu HS tìm thêm từ ngữ chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa, đặt câu với từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt ch/tr, ich/it
a.Mục tiêu: Biết đặt câu để phân biệt các cặp từ có chứa “ ch/tr; ich/it.”
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 2c.
- GV yêu cầu HS chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt câu với từ cho trước.
- GV yêu cầu HS viết các câu đặt được vào VBT.
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
III. Củng cố vận dụng:
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát 
- HS chú ý lắng nghe 
- HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi về nội dung.
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai.
- HS chú ý, lắng nghe.
- HS nghe – viết.
- HS đổi bài viết cho bạn bên cạnh, giúp bạn soát lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc và xác định yêu cầu BT: Giải các câu đố, biết rằng lời giải đố chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa.
- HS thảo luận nhóm, đọc và giải câu đố: hoa loa kèn, hoa mào gà.
- HS so sánh vần ao và vần oa:
+ Giống nhau: đều được cấu tạo nên từ 2 âm a và o.
+ Khác nhau: Thứ tự sắp xếp của chữ cái khác nhau, âm khác nhau. Âm ao kết thúc khẩu hình khép lại, âm oa kết thúc khẩu hình mở ra.
- HS tìm thêm từ ngữ chứa tiếng có vần ao hoặc vần oa, đặt câu với từ ngữ tìm được. VD:
+ Từ ngữ:
Ao hồ, ngôi sao, chiều cao,...
Hòa bình, khóc òa, sáng lòa,...
+ Đặt câu:
Buổi tối, em rất thích ngắm những ngôi sao trên trời.
Buổi sáng, mặt trời chiếu qua cửa sổ phòng em sáng lòa.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS đọc, xác định yêu cầu BT: Đặt câu để phân biệt các cặp từ:
chẻ - trẻ
chông – trông
ích – ít
tích – tít
- HS chọn BT ch/tr hoặc ich/it và đặt câu với từ cho trước.
- HS viết các câu đặt được vào VBT.
VD:
Bác nông dân đang chẻ củi.
Chị ấy còn rất trẻ.
Những chông gai, thử thách ấy là để chúng ta vượt qua.
Em ở nhà trông em giúp mẹ.
Trồng cây đem lại lợi ích.
Cô ấy ăn rất ít.
Kiến tha lâu cũng đầy tổ nói về việc tích tiểu thành đại
Bé cười tít mắt.
- Một số HS trình bày kết quả trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Thứ năm ngày 17 tháng 3 năm 2022
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
 Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên ( tiếp theo) 	 	 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng kể chuyện. Tích cực trong các hoạt động học tập.
- Trung thực: Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thực hiện qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: : Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù: 
- Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc); đặt được câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1.Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
- Tranh ảnh, video clip về câu chuyện Sự tích thoèn bơn (nếu có). 
2. Học sinh:
- SGK, vở bài tập.
- Một bài đọc về thiên nhiên đã tìm đọc.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KHỞI ĐỘNG 
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
b.Cách tiến hành
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
GV ghi bảng tên bài 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động1: Luyện từ
a.Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về thiên nhiên (từ ngữ chỉ màu sắc).
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, tìm từ ngữ phù hợp.
- GV mời một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện câu
aMục tiêu: Đặt được câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
b.Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 4.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu.
- GV yêu cầu HS đặt câu theo yêu cầu trong nhóm đôi.
- GV mời một số HS nói trước lớp câu đặt theo yêu cầu.
- GV nhận xét.
- GV yêu cầu HS viết vào VBT 2 câu có từ ngữ chỉ màu sắc của cây cối hoặc con vật.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
III. Củng cố vận dụng:
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? 
Sau khi học xong bài này, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét giờ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_24_nam_hoc_2021_2.doc