Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022

BÀI 5: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ:

+ Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn với tốc độ đọc phù hợp; biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.

- Năng lực văn học:

+ Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển.

2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu tình yêu thiên nhiên khi khám phá những sự vật trong tự nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình ảnh của bài học, SGV,.

- HS: SGK.

 

doc 34 trang Hà Duy Kiên 11945
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - CV2345) - Tuần 21 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
TUẦN21
(từ ngày 7/2/2022 – 12/1/2022)
Thời gian
Tiết
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
( Chiều )
7/2/2022
1
Toán
Số bị chia, số chia, thương ( T1)
2
Tiếng việt
Đọc: Giọt nước và biển lớn (T1)
3
Tiếng việt
Đọc: Giọt nước và biển lớn (T2)
4
TCTV
Ôn luyện đọc
5
HĐTN 
Bài 21: Tự chăm sóc sức khỏe bản thân
Thứ ba
( Chiều )
8/2/2022
1
Toán
Số bị chia, số chia, thương ( T2)
2
Tiếng việt
Viết: Chữ hoa S
3
Tiếng việt
Nói và nghe: K/C Chiếc đèn lồng
4
TLHĐ
CĐ 3: Mất tập trung trong giờ học
5
HĐTN
Bài 21: Tự chăm sóc sức khỏe bản thân
Thứ tư
( Chiều )
9/2/2022
1
Toán
Bảng chia 2 (T1)
2
Tiếng việt
Đọc: Mùa vàng ( T1 )
3
Tiếng việt
Đọc: Mùa vàng ( T2 )
4
TĐTV 
Đọc cá nhân
5
TN&XH
GV bộ môn
Thứ năm
( Chiều )
10/2/2022
1
Âm nhạc
Gv bộ môn
2
Mĩ thuật
Gv bộ môn
3
GDTC
Gv bộ môn
4
TN&XH
Gv bộ môn
5
TCTV
Những người bạn của em (T1)
Thứ sáu
( Chiều) 11/2/2022
1
Toán
Bảng chia 2 (T2) ( Cô P. Nga dạy )
2
Tiếng việt
 Viết: N-V: Mùa vàng( Cô P. Nga dạy )
3
Tiếng việt
LT: MRVT về cây cối( Cô P. Nga dạy )
4
GDTC
Gv bộ môn
5
Đạo đức
Gv bộ môn
Thứ bảy
( Chiều )
12/2/2022
1
Toán
Bảng chia 5 (T1)
2
Tiếng việt
LVĐ: Viết đoạn văn kể về việc chăm sóc cây cối
3
Tiếng việt
Đọc mở rộng
4
TCTV
Những người bạn của em (T2)
5
HĐTN
ATGT
Bài 21: Tự chăm sóc sức khỏe bản thân
Lên, xuống xe đạp, xe máy an toàn
TUẦN 21
Thứ hai, ngày 7 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Toán
SỐ BỊ CHIA, SỐ CHIA, THƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hs tích cực, chủ động trong các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép chia
b. Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học: Nhận biết được số bị chia, số chia, thương trong phép chia. Tính được thương khi biết được số bị chia, số chia.
- Phát triển Nl giao tiếp toán học thông qua hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh ảnh minh họa bài toán, phiếu bài tập
- HS: SHS, vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho Hs chơi trò chơi: Truyền điện
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài
2. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh:
+ Nêu bài toán?
+ Nêu phép tính?
- GV nêu: 10 là số bị chia, 2 là số chia, kết quả 5 gọi là thương; Phép tính 10 : 2 cũng gọi là thương.
- YCHS lấy thêm ví dụ về phép chia, chỉ rõ các thành phần của phép chia.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV lấy ví dụ: Số bị chia là 14, số chia là 2. Tính thương của phép chia đó.
+ Bài cho biết gì?
+ Bài YC làm gì?
+ Để tính thương khi biết số bị chia và số chia, ta làm như thế nào?
- GV chốt cách tính thương khi biết số hạng.
3. Luyện tập thực hành
 Hoạt động:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: Nêu thành phần của phép tính chia (số bị chia, số chia, thương của từng cột)
- GV gọi HS nêu thành phần từng cột phép tính chia
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:a,
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán cho biết gì
- Bài toán hỏi gì?
- Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 2:b,
- Gọi HS đọc YC bài.
- Tổ chức học sinh làm vào vở
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng
- Yêu cầu Hs viết một phép tính chia vào phiếu học tập và chỉ ra thành phần của phép tính chia.
- Cho một số Hs chia sẻ
* Hoạt động tiếp nối
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- Hs chơi trò chơi
- HS trả lời.
+ Chia đều 10 bông hoa vào 2 lọ. Hỏi mỗi lọ có mấy bông hoa?
+ Phép tính: 10 : 2 = 5
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS lấy ví dụ và chia sẻ.
- HS chia sẻ:
+ Bài YC tính thương.
+ Lấy 14 : 2 = 7.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS nêu.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS thảo luận, phân tích và đưa ra cách chọn đúng nhất.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- HS đọc.
- HS thực hiện làm bài cá nhân, nêu thành phần của từng phép tính chia ở câu a.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- HS thực hiện
- Hs chia sẻ
- Hs trả lời
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
 ......................................
Tiết 2 + 3 : Tiếng việt:
ĐỌC (TIẾT 1+2)
BÀI 5: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn với tốc độ đọc phù hợp; biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển. 
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu tình yêu thiên nhiên khi khám phá những sự vật trong tự nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình ảnh của bài học, SGV,...
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Theo em, nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng đọc nhanh, vui tươi
- Luyện đọc từ khó: tí ta tí tách, mưa rơi, dòng suối,...
- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
- HDHS giải nghĩa từ ngữ: lượn
- Cho Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bốn
- Gv quan sát giúp đỡ Hs khó khăn khi đọc
- Đọc toàn bài
3. Thực hành luyện tập:
Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.24. 
1. Những gì tạo nên dòng suối nhỏ?
2. Cho Hs đọc câu hỏi 2
- Cho Hs thảo luận nhóm TLCH
- Cho các nhóm trình bày
- Gv nhận xét, tuyên dương
3. Kể tên các sự vật được nhắc đến trong bài thơ.
4. Cho Hs đọc yêu cầu 4
- HD Hs quan sát, phân tích tranh
- Cho Hs thảo luận nhóm đôi nói về hành trình giọt nước đi ra biển
- Cho các nhóm trình bày
- Gv nhận xét, tuyên dương
Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc vui vẻ.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Vận dụng trải nghiệm
Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24.
+ Mỗi từ dưới đây tả sự vật trong bài thơ:
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.24. 
+ Đóng vai biển, em hãy nói lời cảm ơn giọt nước:
- HDHS đóng vai để luyện nói lời cảm ơn giọt nước
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Hoạt động nối tiếp
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Hs lắng nghe, đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp.
- Hs quan sát, lắng nghe
- HS đọc nối tiếp.
- Hs giải nghĩa từ
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
- Hs đọc
- Hs đọc đồng thanh bài thơ
- 1HS đọc câu hỏi
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
1. Mưa rơi tạo nên dòng suối nhỏ
- Hs đọc câu hỏi
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
 3. Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ: mưa, suối, sông, biển. 
- Hs đọc 
- Hs quan sát, phân tích tranh
- Hs thảo luận nhóm đôi nói về hành trình giọt nước đi ra biển
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 1-2 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
Gợi ý đáp án: 
Nhỏ: Suối
Lớn: Sông
Mênh mông: Biển
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
- Hs quan sát, lắng nghe
- 4- 5 nhóm lên bảng.
- Hs trả lời
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
 ......................................
----------------------------
Tiết 4: TCTV
 ÔN LUYỆN ĐỌC BÀI: GIỌT NƯỚC VÀ BIỂN LỚN
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sàng. HS tích cực tương tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS tham gia hoạt động chia sẻ, đánh giá và tự đánh giá về các hoạt động : Luyện đọc, tìm hiểu nội dung bài đọc.
+ Năng lực giải quyết vấn đề ,sáng tạo: HS dựa trên vốn sống thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập. 
2.Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài thơ Giọt nước và biển lớn với tốc độ đọc phù hợp; biết ngắt hơi phù hợp với nhịp thơ.
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu nội dung bài: Hiểu dược mối quan hệ giữa giọt nước, suối, sông, biển. 
2. Phẩm chất:
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu tình yêu thiên nhiên khi khám phá những sự vật trong tự nhiên
II. Đồ dùng dạy học:
GV : SGK, máy tính...
HS : SGK, VBT 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1: khởi động 
- Cho Học sinh chơi trò chơi: Gió thổi
2 : luyện tập thực hành
- Luyện đọc từ ngữ
Đọc đúng rõ ràng các từ (tí ta tí tách, mưa rơi, dòng suối,...)
GV cho vài em đọc và theo dõi sửa sai sau đó cả lớp đọc đồng thanh .
- Luyện đọc đoạn
Đọc theo khổ thơ , chú ý đọc rõ ràng, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.
- Luyện đọc toàn bài
HĐ 3: vận dụng sáng tạo
- Đóng vai hành trình giọt nước đi ra biển
- Gv nhận xét, tuyện dương
- Hs chơi
Hs luyện đọc
 - Hs luyện đọc theo nhóm 
- Luyện đọc bài.
Hs thảo luận đóng vai theo nhóm
- Hs đóng vai
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có):
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
BÀI 21: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẢN THÂN.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sang hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2. Năng lực đặc thù
 * Năng lực thích ứng với thích ứng với cuộc sống: Thiết lập các thói quen hằng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút để bảo vệ cơ thể mình.
* Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: HS làm được một số việc tự phục vụ để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
3. Phẩm chất:
* Trách nhiệm: Tích cực tham gia hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: Sách giáo khoa. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Chào cờ 
- Ổn định tổ chức.
- Thực hiện nghi lễ chào cờ.
- GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua.
- Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
2. Sinh hoạt dưới cờ: Tham dự phát động phong trào “ Vì tầm vóc Việt”. 
* Khởi động:
- GV yêu cầu HS khởi động hát
- GV dẫn dắt vào hoạt động.
- GV mời HS đứng dậy, gấp gọn sách vở, bật nhạc và hướng dẫn các bạn tập các thao tác thể dục giữa giờ. Chọn nhạc vui nhộn.
- Sau đó, GV dẫn dắt vào chủ đề bằng cách đặt câu hỏi: Các em cảm thấy thế nào sau khi tập thể dục?
- Vận động giữa giờ như tập thể dục sẽ giúp chúng ta cảm thấy như thế nào?
3. Tổng kết, dặn dò 
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề 
- HS điểu khiển lễ chào cờ.
- HS lắng nghe.
- HS hát.
- HS lắng nghe
- HS đứng dậy, gấp gọn sách vở, tập các thao tác thể dục giữa giờ theo nhạc
- HS trả lời
- Vận động giữa giờ như tập thể dục sẽ giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái, đỡ buồn ngủ và đỡ mỏi hơn.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)
Thứ ba, ngày 8 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP ( Tr.19)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực	
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hs tích cực, chủ động trong các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép chia.
b. Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học: 
+ Củng cố nhận biết của số bị chia, số chia, thương của phép chia.
+ Biết cách tìm thương khi biết số bị chia, số chia.
+ Lập được phép tính chia khi biết số bị chia, số chia, thương tương ứng.
- Phát triển Nl giao tiếp toán học thông qua hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh ảnh bài tập 4, phiếu bài tập
- HS: Bảng con, vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- GV viết phép tính chia: 
18 : 6 = 3 25 : 5 = 5 20 : 2 = 10 
Yêu cầu Hs chỉ ra số bị chia, số chia, thương
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Thực hành luyện tập
Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HDHS thực hiện lần lượt YC từ một phép nhân suy ra 2 phép tính chia tương ứng rồi viết số bị chia, số chia, thương vào chỗ dấu hỏi chấm.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức học sinh tìm thương khi biết số bị chia, số chia.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
Câu a:
- Tổ chức học sinh lập 2 phép tính chia từ 3 thẻ đã cho
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Câu b:
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức HS thảo luận nhóm
- Tổ chức các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3.Vận dụng:
- Lấy ví dụ về phép tính chia, nêu thành phần của phép tính chia.
- Gv nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét giờ học.
- Hs thực hiện
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- Hs chia sẻ
- HS đọc.
- HS làm bài vào bảng con
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC 
- Hs chia sẻ
- HS thực hiện làm bài cá nhân, nêu thành phần của từng phép tính chia ở câu a.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS thảo luận trong nhóm và viết ra các phép tính chia thích hợp vào phiếu
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
- Hs thực hiện
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
 ......................................
Tiết 3: Tiếng việt:
Viết (Tiết 3)
CHỮ HOA S
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Thực hiện được các nhiệm vụ trong bài có sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Hợp tác trong làm việc nhóm và giao tiếp với cô, bạn.
2. Năng lực đặc thù
- Năng lực ngôn ngữ: Viết được chữ viết hoa S cỡ vừa và cỡ nhỏ; Viết được câu ứng dụng: Suối chảy róc rách qua khe đá
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Hoàn thành bài viết và các bài tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa S.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa S.
+ Chữ hoa S gồm mấy nét?
- GV thao tác mẫu trên bảng, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa S đầu câu.
+ Cách nối từ S sang u.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
2.3 Thực hành luyện tập.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa S và câu ứng dụng trong vở Tập viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Yêu cầu Hs đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
2.4. Vận dụng
- Vận dụng viết đúng chữ hoa S khi viết hoa chữ đầu câu và tên riêng.
* Hoạt động nối tiếp
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Hs lắng nghe
- 2-3 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- Hs nhận xét bài bạn
- HS đọc cá nhân
- Hs đọc đồng thanh
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- Hs đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp
- HS thực hiện
- Hs chia sẻ
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
 ......................................
Tiết 3: Tiếng việt:
Nói và nghe (Tiết 4)
CHIẾC ĐÈN LỒNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp hợp tác: Hợp tác trong làm việc nhóm và giao tiếp với cô, bạn.
- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Năng lực văn học: 
+ Nghe hiểu được câu chuyện Chiếc đèn lồng
2. Phẩm chất: 
- Nhân ái: Bồi dưỡng tình yêu tình yêu thiên nhiên khi khám phá những sự vật trong tự nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
- Gọi Hs lên bảng kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện Hồ nước và mây
- Gv nhận xét, tuyên dương
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Nghe kể chuyện
- GV kể câu chuyện “Chiếc lồng đèn” lần 1 kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.
- GV HDHS tập nói lời Bác Đom đóm và bầy đom dóm
- GV kể câu chuyện ( lần 2)
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Bác đom đóm già nghĩ gì khi nhìn bầy đom đóm rước đèn lồng?
+ Bác đom đóm làm gì khi nghe tiếng khóc của ong non? 
+ Chuyện gì xảy ra với bác đom đóm su khi đưa ong non về nhà?
+ Điều gì khiến bác đom đóm cảm động?
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương
- Theo em, các tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào?
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
2.3: Thực hành luyện tập:
* Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh
- GV HD:
Bước 1: Nhìn tranh và TLCH dưới tranh, cố gắng kể đúng lời nói của nhân vật
Bước 2: Cho Hs tập kể theo cặp
- Gọi HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS
2.4: Vận dụng:
- HDHS viết 2-3 câu về bác đom đóm già trong chuyện: có thể viết một hoạt động em thích nhất, cảm xúc, suy nghĩ của em sau khi được nghe xong câu chuyện Chiếc đèn lồng, 
- YCHS hoàn thiện bài tập trong VBTTV
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Hoạt động nổi tiếp
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Hs kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện Hồ nước và mây
- 2 HS chia sẻ.
 Hs lắng nghe
- HS quan sát, lắng nghe
- 2 - 3 Hs nói
- Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- HS trả lời
- HS suy nghĩ cá nhân
- Hs kể chuyện theo cặp
- Một số Hs chia sẻ trước lớp
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
- Hs thực hiện
- Hs trả lời
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
 ......................................
Tiết 4: Tâm lí học đường
CĐ 3: MẤT TẬP TRUNG TRONG GIỜ HỌC
----------------------
Tiết 5: HĐTN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
BÀI 21: TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BẢN THÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực chung
+ Năng lực tự chủ, tự học: HS nhận nhiệm vụ học tập với 1 tâm thế sẵn sang hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2. Năng lực đặc thù
 * Năng lực thích ứng với thích ứng với cuộc sống: Thiết lập các thói quen hằng ngày để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút để bảo vệ cơ thể mình.
* Năng lực thiết kế và tổ chức các hoạt động: HS làm được một số việc tự phục vụ để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
3. Phẩm chất:
* Trách nhiệm: Tích cực tham gia hoạt động.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: Sách giáo khoa. Bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KHỞI ĐỘNG
- GV mời HS đứng dậy, gấp gọn sách vở, bật nhạc và hướng dẫn các bạn tập các thao tác thể dục giữa giờ. Chọn nhạc vui nhộn.
- GV dẫn dắt vào chủ đề bằng cách đặt câu hỏi: Các em cảm thấy thế nào sau khi tập thể dục? 
- GV kết luận: Vận động giữa giờ như tập thể dục sẽ giúp chúng ta cảm thấy sảng khoái, đỡ buồn ngủ và đỡ mỏi hơn.
2. KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
- GV giải nghĩa từ “sức đề kháng” bằng hình ảnh một “pháo đài”. Mỗi một việc làm có lợi cho sức khoẻ sẽ giúp pháo đài đó chắc chắn hơn, tăng sức chống chọi lại bệnh tật của cơ thể.
- GV đề nghị các tổ thảo luận về những việc làm giúp xây dựng “pháo đài”. Mỗi việc làm là một hàng gạch. 
– Việc tự bảo vệ cơ thể mình chia làm 5 nhóm chỉ dẫn:
+ Chúng ta nên uống như thế nào?
+ Chúng ta nên ăn thế nào?
+ Chúng ta nên giữ vệ sinh cá nhân thế nào?
+ Chúng ta nên tập thể dục, thể thao thế nào?
+ Chúng ta cần bổ sung vi-ta-min gì?
- GV mời các nhóm trình bày biện pháp xây “pháo đài” của mình.
- GV kết luận: GV tổng kết lại các biện pháp tự chăm sóc sức khoẻ cho chính mình thông qua ăn uống, vệ sinh cá nhân. Đó chính là bức tường để bảo vệ “pháo đài” cơ thể mình. Cho cả lớp đọc đồng thanh các bí kíp:
Cốc dùng riêng!
Ăn rau xanh
Tay rửa sạch,
Năng luyện tập
Lập “pháo đài”!
MỞ RỘNG – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (Luyện tập)
- GV mời một nhóm HS sắm vai vi khuẩn, vi rút. Vi khuẩn, vi rút nhe nanh, múa vuốt, doạ dẫm con người.
- GV mời các HS còn lại thực hiện các hoạt động tự bảo vệ sức khoẻ bằng động tác cơ thể như ăn sữa chua, ăn rau xanh, tập thể dục, chạy bộ,.... Anh em vi khuẩn, vi rút nhảy vào con người lại bị bật ra, bảo nhau:
“Hình như có một bức tường vô hình ngăn cách chúng ta vào cơ thể những người này! Ta không làm sao vào được để quậy phá. Hu hu hu.” Một HS nói: Đúng vậy, vì đây là pháo đài bảo vệ sức khoẻ. Hãy nhìn đây: tường bao thứnhất – cơ thể dẻo dai, thể dục hằng ngày. HS 2: Tường bao thứ 2 – ăn nhiều rau xanh, uống vitamin C. Cứ như thế lần lượt đưa ra nội dung bảo vệ sức khoẻ của các tường bao quanh “pháo đài".
- GV kết luận: Một số vi khuẩn, vi rút có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho chúng ta. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu các biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe của mình.
CAM KẾT HÀNH ĐỘNG (vận dụng)
- GV yêu cầu HS tự chăm sóc sức khỏe hằng ngày.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động:
- HS đứng dậy, gấp gọn sách vở, bật nhạc và hướng dẫn các bạn tập các thao tác thể dục giữa giờ.
- HS trả lời câu hỏi để hình thành kiến thức.
- HS thảo luận về những việc làm giúp xây dựng “pháo đài”.
- HS chia nhóm thảo luận theo 5 việc cần bảo vệ cơ thể.
- Các nhóm trình bày biện pháp xây “pháo đài” của mình.
- HS sắm vai vi khuẩn, vi rút và giải quyết tình huống.
- HS còn lại thực hiện các hoạt động tự bảo vệ sức khoẻ bằng động tác cơ thể như ăn sữa chua, ăn rau xanh, tập thể dục, chạy bộ,...
- HS nắm tay nhau thành 2 – 3 vòng tròn thể hiện các tường bao. Anh em vi khuẩn, vi rút ngã lăn, kêu khóc
- HS tự chăm sóc sức khỏe hằng ngày.
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
 ......................................
Thứ tư, ngày 9 tháng 2 năm 2022
Tiết 1: Toán
BẢNG CHIA 2
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực	
a. Năng lực chung
- Tự chủ tự học: Hs chủ động trong các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng được bảng chia 2 để tính nhẩm.
b. Năng lực đặc thù: 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học:
+ Biết hình thành bảng chia 2 từ bảng nhân 2, viết đọc được bảng chia 2.
+ Giải được một số bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các phép chia ở bảng chia 2.
- Phát triển Nl giao tiếp toán học thông qua hoạt động diễn đạt và trả lời câu hỏi.
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh ảnh minh họa, phiếu bài tập
- HS: Bảng con, vở BTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho Hs hát tập thể
- Giới thiệu bài
2. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh:
+ Mỗi đĩa có mấy quả cam? Vậy 4 đĩa có mấy quả cảm? 
+ Ta thực hiện phép tính gì?
+ Vậy 8 quả cam chia đều vào các đĩa, mỗi đĩa 2 quả, ta được mấy đĩa như vậy?
+ Ta thực hiện phép tính gì?
+ Vậy dựa vào đâu ta lập được bảng chia 2?
- GVHDHS thực hiện tiếp một số phép tính chia dựa vào bảng nhân 2
 2 x 1 = 2 2 : 2 = 1
 2 x 2 = 4 4 : 2 = 2
- Tổ chức HS lập bảng chia 2 dựa vào bảng nhân 2
- Tổ chức HS đọc bảng chia 2
3. Thực hành luyện tập:
 Hoạt động:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Tổ chức HS nêu miệng kết quả của rùa và thỏ
- Nhận xét, tuyên dương.
+ Vậy tổng các kết quả của các phép tính ghi ở rùa hay ở thỏ lớn hơn hay bé hơn
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán cho biết gì
- Bài toán hỏi gì?
- Tổ chức hoc sinh thảo luận nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Tổ chức HS chia sẻ trước lớp
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
4. Vận dụng
- GV cho HS nêu bài toán về phép chia trong bảng chia 2 liên quan đến thực tế.
- Gv nhận xét, tuyên dương
* Hoạt động tiếp nối
- Hôm nay em học bài gì? 
- Gọi 1 số HS đọc lại bảng chia 2.
- Nhận xét giờ học.
- Hs hát
- Hs quan sát tranh, trả lời câu hỏi:
+ Mỗi đĩa có 2 quả cam, 4 đĩa có tất cả 8 quả cam.
+ Phép tính nhân: 2 x 4 = 8
+ 8 quả cam chia đều vào các đĩa, mỗi đĩa 2 quả, ta được 4 đĩa
+ Phép tính chia: 8 : 2 = 4
+ Dựa vào bảng nhân 2
- HS quan sát thực hiện
- Các nhóm hoạt động lập bảng chia 2
- HS đọc cá nhân, đồng thanh.
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS tính nhẩm, viết kết quả vào PHT
- Hs chia sẻ
- HS đọc.
- HS trả lời.
- Hs trả lời
- HS đọc.
- HS trả lời.
- HS thảo luận, phân tích và đưa ra cách làm đúng nhất.
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Hs thực hiện
- Hs trả lời
- Hs đọc lại
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy (nếu có)
 ......................................
Tiết 2 + 3 : Tiếng việt:
ĐỌC (TIẾT 1+2)
BÀI 6: MÙA VÀNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Năng lực
a. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Biết hỏi khi không hiểu và hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: 
+ Đọc đúng, rõ ràng câu chuyện Mùa vàng có lời thoại của hai nhân vật mẹ và con; phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật đê đọc với ngữ điệu phù hợp.
- Năng lực văn học: 
+ Hiểu nội dung bài: Hiểu thêm về mỗi mùa sẽ có một loại cây, loại quả khac nhau. Để tạo ra được những loại quả đó, các bác nông dân đã phải chăm sóc cây quả như thế nào. Công việc của các bác rất vất vả. 
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Biết yêu quý lao động; có thái độ biết ơn người lao động; Có ý thức bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình ảnh của bài học, SGV,...
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho HS giải các câu đố: 
- GV hỏi:
a. Tròn như quả bóng màu xanh/Đung đưa trên cành chờ Tết trung thu (là quả gì)
b. Quả gì vỏ có gai mềm/Đến khi chín đỏ thoạt nhìn tưởng hoa (là quả gì?)
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá:
Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: diễn cảm, chú ý giọng các nhân vật 
- HDHS chia đoạn: (4 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tới chân trời.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến đúng thế con ạ.
+ Đoạn 3: Tiếp cho đến chín rộ đấy
+ Đoạn 4: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: dập dờn, ươm mầm, ríu rít, 
- Luyện đọc câu dài: Gió nổi lên/ và sóng lúa vàng/ dập dờn/ trải tới chân trời.//; 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo nhóm bốn.
- Gv nhận xét, tuyên dương
3. Thực hành luyện tập:
Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.27. 
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Cho các nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương HS 
Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Lưu ý giọng của nhân vật.
- Nhận xét, khen ngợi.
4. Vận dụng trải nghiệm
Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.27.
1. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo nên câu đặc điểm
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.27
- Đặt một câu nêu đặc điểm của loài cây hoặc loại quả mà em thích?
- GV quan sát các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi một số Hs chia sẻ trước lớp
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
Hoạt động nối tiếp
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Là quả bưởi 
- Là quả chôm chôm
- Hs lắng nghe, đọc thầm.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm bốn.
- Hs nhận xét
- Hs đọc
- Hs thảo luận trả lời các câu hỏi
1. Những loài cây, loại quả được nói đến khi mùa thu về: hồng, na
2.Khi nhìn thấy quả chín, bạn nhỏ nghĩ các loại quản đang mong có người đến hái. Quả chín ngon, các bạn nông dân sẽ rất vui. Bạn nhỏ ước nếu mùa nào cũng được thu hoạch thì thích lắm. 
3. Cày bừa, gieo hạt, ươm mầm, chăm sóc
4. Để có cái thu hoạch, người nông dân rất vất vả. Vì thế chúng ta cần có thái độ kính trọng và biết ơn những người nông dân.
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
Quả hồng - đỏ mọng
Quả na - thơm dìu dịu
Hạt dẻ - nâu bóng
Biển lúa - vàng ươm
- 1-2 HS đọc.
- HS làm việc theo cặp
- Gợi ý: Cây chôm chôm có lá nhỏ màu xanh non, k

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_cv2345_tua.doc