Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thuỳ Linh

Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thuỳ Linh

I. Mục tiêu:

- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện ( HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện)

- Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn , kể tiếp lời kể của bạn.

II. Chuẩn bị:

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

docx 45 trang huongadn91 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Thuỳ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 01
 Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2019
Tiết 2 + 3	 Tập đọc
 CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu:Giúp HS:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KNS: trình bày những suy nghĩ , ý tưởng xác định ý nghĩa của câu chuyện từ đó xác định được : kiên trì, vượt khó sẽ thành công
II. Chuẩn bị: Một thỏi sắt, một kim khâu
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới: 
a) Phần mở đầu :
- Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 2
b) Phần giới thiệu :
- GV giới thiệu tranh minh họa về chủ điểm “ Em là học sinh” là chủ điểm mở đầu của SGK .
- Cho học sinh quan sát hình vẽ trong SGK và hỏi học sinh.
+ Tranh vẽ những ai ?
+ Họ đang làm gì ?
=> GV chốt ý : Tranh vẽ bà cụ và cậu bé. Bà cụ vừa mài 1 vật gì đó vừa nói chuyện với cậu bé. Cậu bé đứng nhìn bà cụ làm vẻ mặt ngạc nhiên .
- GV hỏi: Các em có suy nghĩ gì về tên câu chuyện “ Có công mài sắt , có ngày nên kim” 
- Muốn biết bà cụ làm việc gì và cậu bé nói với nhau những gì, thì chúng ta sẽ đọc bài:” Có công mài sắt , có ngày nên kim”
- GV gọi HS nhắc lại tựa bài . (giáo viên ghi bảng học sinh nhắc lại).
c) Luyện đọc
* Luyện đọc trơn : 
- Giáo viên mẫu đọc diễn cảm toàn bài một lần phát âmõ chính xác, đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật. 
- Lời người dẫn chuyện thong thả chậm rãi. 
- Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên 
- Lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu
* Đọc từng câu : ( đọc đoạn 1,2, ) 
- GV cho HS đọc tiếp nối câu , đồng thời GV viết lên bảng phần luyện đọc ,nội dung , từ ngữ .
- GV hỏi : Đoạn 1,2,3 có những từ nào khó đọc ? 
- GV chỉ bảng cho HS đọc kết hợp phân tích và giải nghĩa .
* Đọc từng đoạn trước lớp :
- GV cho HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài 
- GV hỏi trong đoạn 1,2 có những từ ngữ nào ? 
- GV chỉ bảng cho HS đọc chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc .
* Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng / đã ngáp ngắn ngáp dài/ rồi bỏ dở.//
* Bà ơi , / bà làm gì thế ? //
* Thỏi sắt to như thế,/làm sao bà mài thành kim được?//
- Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ ngữ mới trong bài. 
Giảng từ: ngáp ngắn ngáp dài, nắn nót , nguyệch ngoạc, mải miết .
- GV chốt ý và chỉ bảng cho HS đọc 
* Đọc từng đoạn trong nhóm 
- Lần lượt học sinh trong nhóm (bàn, tổ) đọc . 
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. 
- Các nhóm thi đọc, giáo viên tạo điều kiện để nhiều học sinh được tham gia thi đọc có thể bố trí học sinh có trình độ tương đương nhau thi với nhau để đảm bảo công bằng hết sức tránh hiện tượng chỉ gọi học sinh khá giỏi đọc . 
* Đọc đồng thanh 
- GV cho HS đọc đồng thanh đoạn 1,2 
d. Hướng dẫn tìm hiểu bài : ( Các đoạn 1,2 )
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chủ yếu đọc thầm từng đoạn và trao đổi về nội dung của đoạn văn theo các câu hỏi để trả lời . 
* Câu hỏi 1:Lúc đầu cậu bé học ntn?
- GV cùng HS nhận xét và chốt ý : 
 (Mỗi khi cầm quyển sách , cậu chỉ đọc được vài dòng đã chán , bỏ đi chơi . Viết chỉ nắn nót được vài chữ rồi lại viết nghuệch ngoạc cho xong chuyện.)
* Câu hỏi 2 : Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ?
- GV nhận xét chốt ý : (bà cầm thanh sắt mải miết mài vào tảng đá)
=> Câu hỏi phụ : Khi nghe bà cụ nói mài thỏi sắt thành kim , cậu bé có tin không ? Vì sao ?
- GV nhận xét chốt ý
TIẾT 2
Luyện đọc các đoạn 3,4 :
Đọc từng câu : 
- GV cho HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn .
- GV hỏi trong mỗi đoạn có từ nào khó đọc 
- GV viết lên bảng & chỉ bảng cho HS đọc 
Đọc từng đoạn trong nhóm :
- GV cho HS đọc từng đoạn trước lớp 
- GV hướng dẫn chỗ câu cần đọc ngắt nghỉ .
* Mỗi ngày mài / thỏi sắt nhỏ đi một tí ,/sẽ có ngày / nó thành kim .//
* Giống như cháu đi học ./ ngày cháu học một ít ,/ sẽ có ngày / cháu thành tài .//
- GV ghi từ mới trong đoạn lên bảng & yêu cầu HS giải nghĩa .
Đọc từng đoạn trong nhóm :
- GV yêu cầu lần lượt từng HS trong nhóm đọc 
* Đọc đồng thanh :
- GV cho HS đọc đồng thanh đoạn 3,4
Hướng dẫn tìm hiểu các đoạn 3,4
- GV cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi trong SGK 
* Câu hỏi 3 : Bà cụ đã giảng dạy như thế nào ? 
- GV cùng HS nhận xét và chốt ý . GV tuyên dương HS trả lời đúng 
* Câu hỏi 4 : câu chuyện này khuyên em điều gì ?
- GV nhận xét chốt ý & ghi nội dung bài lên bảng ( Câu chuyện khuyên các em làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công ).
- GV chỉ bảng 
Nội dung : Câu chuyện khuyên ta phải chăm chỉ siêng năng học hành,không nên lười biếng trong học tập.
 c) Luyện đọc lại.
+ Giáo viên đọc mẫu lần hai
3 .Củng cố - Dặn dò:
- Câu chuyện khuyên em điều gì?
- Hát
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- HS lắng nghe 
- Học sinh quan sát và trả lời
- Tranh vẽ bà cụ và cậu bé 
- Bà cụ đang mài sắt 
- HS lắng nghe 
- HS nêu suy nghĩ 
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại tựa bài.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc tiếp nối câu 
-Từ : Quyển sách , nguệch ngoạc ...
- HS đọc 
- HS đọc tiếp nhau 
- Ngáp ngắn ngáp dài , nắn nót , nguệch ngoạc ...
- HS đọc nghỉ ngơi sau dấu phẩy và các từ ngữ gạch dưới chân .
- Thể hiện đúng tình cảm giọng ngạc nhiên lễ phép . 
- HS giải thích 
- HS lắng nghe và đọc
- HS đọc
- Học sinh lắng nghe và đọc theo 
- HS đọc thanh 
-Đọc theo hướng dẫn và trả lời 
- Vài HS trả lời 
- Cả lớp lắng nghe
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi 
- Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá .
- HS trả lời ( Cậu bé không tin . Vì cậu cho rằng thỏi sắt to như thế không mài thành kim được .
- HS thi đọc
- HS tiếp nối nhau đọc 
- HS nêu Hiểu , quay .....
- Vài HS đọc đoạn cần ngắt nghỉ 
- HS đọc và giải nghĩa 
- HS đọc 
- HS đọc & trả lời câu hỏi trong SGK
- HS trả lời 
+ Câu chuyện này khuyên em phải nhẫn nại & kiên trì .
- HS lắng nghe 
- Đọc thầm trả lời câu hỏi
- Học sinh lắng nghe 
- Câu chuyện khuyên em chăm chỉ học tập
 - Câu chuyện khuyên em chịu khĩ mài sắt thành kim)
- Luyện đọc lại
- HS trả lời.
- HS luyện đọc đoạn, cả bài
- HS nêu nd bài
- Học sinh về nhà chuẩn bị.
Bổ sung: . .............................
Tiết 4	 Toán
ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự các số.
- Số có 1, 2 chữ số, số liền trước, liền sau của 1 số.
- HS viết thành thạo từ 0 đến 100, thứ tự các số.Có kĩ năng phân biệt số có 1 chữ số, số có 2 chữ số, số liền trước, liền sau của 1 số.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tâp của học sinh.
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
Bài 1: GV HD HS nêu đầu bài và làm
- Ghi nhớ: có 10 số có 1 chữ số là :0 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Số 0 là số bé nhất có 1 chữ số. Số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số.
* Củng cố về số có 1 chữ số
Bài 2: 
*GV treo bảng các ô vuông đã chuẩn bị 
GV HD, HS tự làm.
- GV nhận xét và chữa bài.
+ GV gọi HS nhắc lại số lớn nhất có 2 chữ số, số bé nhất có 2 chữ số và số có 2 chữ số giống nhau.
* Củng cố về số có 2 chữ số.
Bài 3: GV HD HS làm vở.
GV tổ chức trò chơi: “Nêu nhanh số liền trước, liền sau của 1 số cho trước”.
GV HD cách chơi ( như SGV).
Luật chơi: mỗi lần HS nêu đúng số cần tìm được 1 điểm.Sau 3 lần chơi tổ nào được nhiều điểm hơn thì thắng.
*Củng cố về số liền sau, liền trước.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học, củng cố KT
- Yêu cầu HS xem lại bài, chuẩn bị bài Ôn tập các số đến 100 ( t).
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài
- HS nêu yêu cầu và cách làm.
- HS làm bài vào vở.
- HS chữa bài HS đọc lại các số 
- HS tự làm vào vở.
- HS chữa bài. HS đọc lại các số có 2 chữ số. HSKT bỏ câu b,c.
- Nhiều HS thực hiện.
- 2 HS lên bảng viết số liền trước, liền sau.
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài.
- HSKT bỏ câu c, d.
- HS chơi.
- Có thể 1 HS làm thay GV.
- HS nêu bài học cần ghi nhớ sau BT.
- HS lắng nghe
Bổ sung: . .............................
Tiết 5	 Thủ công
 GẤP TÊN LỬA
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết gấp tên lửa. Gấp đuợc tên lửa . Các nếp gấp tương đối thẳng và phẳng.
- Với HS khéo léo, các nếp gấp thẳng, phẳng, tên lửa sử dụng được
II. Chuẩn bị: Giấy thủ công
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta học tập làm “ Tên lửa”
b) Khai thác:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét .
- Cho HS quan sát mẫu gấp tên lửa và đặt câu hỏi về hình dáng , màu sắc , các phần tên lửa ( phần mũi , thân )
- Mở dần mẫu gấp tên lửa sau đó lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi thành tên lửa như mẫu , nêu câu hỏi về các bước gấp tên lửa. GV nhận xét câu trả lời .
*Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu : 
* Bước 1 : 
- Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- Đặt mặt kẻ tờ giấy lên trên bàn gấp đôi tờ giấy theo chiều dọc để tạo đường giữa H1 . 
- Mở tờ giấy ra gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 sao cho 2 mép giấy nằm sát đường dấu giữa H2 . 
- Gấp theo đường dấu ở hình 2 sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa được hình 3 . 
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho hai mép bên sát vào đường dấu giữa được hình 4 .
*Bước 2: - Tạo tên lửa và sử dụng .
- Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo đường dấu giữa ,được tên lửa H5 
- Cầm vào nếp gấp giữa cho 2 cánh tên lửa ngang ra H6 và phóng tên lửa theo hướng chếch lên không trung .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp tên lửa cho cả lớp quan sát . Sau khi nhận xét uốn nắn các thao tác gấp . 
- GV tổ chức cho các em tập gấp thử tên lửa bằng giấy nháp .
- Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước gấp tên lửa.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài 
-Hai em nhắc lại tên bài học .
- Lớp quan sát nêu nhận xét về các phần tên lửa .
- Thực hành làm theo giáo viên .
- Bước 1 : 
- Gấp tạo mũi và thân tên lửa . 
- Bước 2 : Tạo tên lửa và sử dụng .
- Hai em lên bảng thực hành gấp các bước tên lửa . 
- Lớp quan sát và nhận xét .
- Các nhóm thực hành gấp tên lửa theo các bước để tạo thành tên lửa theo hướng dẫn của giáo viên .
- Hai em nêu nội dung các bước gấp tên lửa .
Bổ sung: . .............................
Tiết 6	 Tự nhiên xã hội
 CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Nhận ra cơ quan vận động gồm có: bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- Nêu được sự phối hợp cử động của cơ và xương. Nêu tên và chỉ được các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- Có ý thức tập luyện thể dục để xương và cơ phát triển khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu chủ đề đầu là Con người và sức khỏe. Bài mới là bài Cơ quan vận động.
- Ghi tựa bài.
2.2. Các hoạt dộng:
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
 - Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 Giáo viên yêu cầu học sinh thể hiện động tác.
- Giáo viên nêu câu hỏi.
 Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động?
 Kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động.
Hoạt động 2:Quan sát nhận biết cơ quan vận động.
 + Dưới lớp da của cơ thể là gì?
 +Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
Kết luận Nhờ sự phối hợp của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
 + Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3: trò chơi “ vật tay” 
 - Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chơi
 - Bước 2: Yêu cầu học sinh chơi mẫu.
 - Bước 3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét – tuyên dương:
- GD: Trò chơi cho chúng ta thấy ai khỏe là cơ quan vận động khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe ta phải tập thể dục chăm chỉ và năng vận động.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV: Cơ quan vận động của cơ thể là gì? 
- GD: Cần siêng năng vận động để cơ và xương phát triển mạnh..
- Nhận xét chung.
- Nghe - nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát hình 1,2,3,4.
- Học sinh giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi mình.
- Đầu, mình, chân, tay cử động.
- Là xương và bắp thịt. 
- Nhờ có xương và có cơ nên cơ thể cử động được.
- Quan sát hình 5, 6: Xương và cơ.
- 2 học sinh chơi mẫu.
- Thực hành trò chơi.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Là cơ và xương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Bổ sung: . .............................
Tiết 7	 Tiếng Việt +
ÔN LUYỆN: LUYỆN ĐỌC BÀI CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về đọc để hiểu nội dung bài.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và đọc hiểu cho học sinh.
- Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (5 phút):
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
- Phát phiếu bài tập.
2. Các hoạt động chính:
a. Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng (12 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc: 
- Hát
- Lắng nghe.
- Nhận phiếu.
- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.
a) “Lời kể : Một hôm /trong lúc đi chơi,/ cậu nhìn thấy một bà cụ /tay cầm thỏi sắt /mải miết mài vào tảng đá ven đường.// Thấy lạ, /cậu bèn hỏi ://
Cậu bé: Bà ơi, //bà làm gì thế ?//
Lời kể : Bà cụ trả lời ://
Bà cụ: Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim /để khâu vá quần áo.//
Cậu bé: Thỏi sắt to như thế, /làm sao bà mài thành kim được ?//
Lời kể : Bà cụ ôn tồn giảng giải ://
Bà cụ: Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, /sẽ có ngày nó thành kim.//Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu học một ít,/sẽ có ngày cháu thành tài..//”
b) “Mỗi khi cầm quyển sách, / cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở.
 Những lúc tập viết, / cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, / rồi lại viết nguệch ngoạc, / trông rất xấu.
 Một hôm / trong lúc đi chơi, / cậu nhìn thấy một bà cụ / tay cầm thỏi sắt / mải miết mài vào tảng đá ven đường.
 Giống như cháu đi học, / mỗi ngày cháu học một ít, / sẽ có ngày cháu thành tài”
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (gạch chéo) những từ ngữ để nhấn (ngắt) giọng.
- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Nêu lại cách đọc diễn cảm.
- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.
- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.
- Lớp nhận xét.
b. Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu (15 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh lập nhóm 4, thực hiện trên phiếu bài tập của nhóm.
- Gọi 1 em đọc nội dung bài tập trên phiếu.
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm.
Bài 1. Câu chuyện trong bài này muốn khuyên chúng ta điều gì ? Chọn câu trả lời đúng.
A. Cần chịu khó mài sắt thành kim.
B. Cần biết nghe lời người lớn.
C. Cần thường xuyên chăm học thì sẽ học giỏi.
- Yêu cầu các nhóm thực hiện và trình bày kết quả.
- Nhận xét, sửa bài.
Bài 1. C.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.
Bài 2. Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?
A. chăm chỉ 
B. học giỏi chữ đẹp 
C. đọc, viết chưa được tốt
- Các nhóm thực hiện, trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, sửa bài.
Bài 2. C.
- Học sinh phát biểu.
Bổ sung: . .............................
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2020
Tiết 1	 Thể dục
 GV BỘ MÔN
Tiết 2	 Toán
 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( TIẾP )
 I. Mục tiêu:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- Biết so sánh các số trong phạm vi 100. (HS khá giỏi làm cả bài 2).
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận .
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra :
 - Đọc số: 48,60, 75, 25
+ GV đánh giá , nhận xét .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu - ghi đầu bài
b) Hướng dẫn ôn tập
Hoạt động 1: Đọc, viết số có hai chữ số - cấu tạo số có hai chữ số
Bài 1: 
- Gọi HS nêu tên các cột trong bảng
- Y/c 1HS đọc hàng 1 trong bảng.
+ Hãy nêu cách viết số 85
- Yêu cầu HS nêu cách viết số có hai chữ số?
+ Nêu cách đọc số 85.
- Y/c HS viết vào bảng con.
 + GV đánh giá , nhận xét .
Bài 2: 
- Viết lên bảng: 57 
+ 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ 5 chục nghĩa là bao nhiêu?
+ Bài y/c chúng ta viết các số thành tổng như thế nào?
- Ta viết: 57 = 50 + 7
- Y/c HS tự làm bài sau đó gọi HS chữa miệng.
 + GV đánh giá , nhận xét .
Hoạt động 2. So sánh số có hai chữ số
Bài 3: 
- Viết bảng: 34 38 và y/c HS nêu dấu cần điền.
+ Vì sao?
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh các số có hai chữ số?
- Y/c HS tự làm vào vở.
- Hỏi: Tại sao 80 + 6 > 85
+ Muốn so sánh 80 + 6 và 85 ta làm gì trước tiên?
à Kết luận : Khi so sánh một tổng với một số ta cần thực hiện phép cộng trước rồi mới so sánh.
- Cho Hs làm bài vào SGK.
Hoạt động 3: Thứ tự các số có hai chữ số.
Bài 4: Nêu yêu cầu.
+ Tại sao câu a lại viết 28, 33, 45, 54?
+ Nêu cách so sánh?
Bài 5: 
 Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
+ Nêu cách chơi 
+ Tại sao ô trống thứ nhất lại điền 67?
3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tự ôn bài.
- 2 – 3 HS đọc.
+ Đọc: Chục, Đơn vị, Viết số, Đọc số
+ 8 chục, 5 đơn vị, viết 85, đọc tám mươi lăm
+ Viết chữ số 8 trước sau đó viết 5 vào bên phải.
+ Viết chữ số chỉ hàng chục trước sau đó viết chữ số chỉ hàng đơn vị vào bên phải số đó.
+ Đọc chữ số chỉ hàng chục trước sau đó đọc chữ “mươi” rồi đọc tiếp đến chữ số chỉ hàng đơn vị (đọc từ trái sang phải)
- Viết bảng con
- HS nêu yêu cầu: Viết các số 57, 98, 
61, 88, 74, 47 theo mẫu: 57 = 50 + 7
+ 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị
+ 5 chục = 50
+ Viết các số thành tổng của giá trị hàng chục cộng giá trị hàng đơn vị .
HS tự làm bài
57= 50 + 7 74 = 70 + 4
98= 90 + 8 61= 60 + 1
88 = 80 + 8 47 + 40 + 7
+ Điền dấu <
+ Vì 3 = 3 và 4 < 8 nên ta có 34 < 38
- HS nêu: So sánh chữ số hàng chục trước. Số nào có chữ số .
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
+ Vì 80 + 6 = 86 mà 86 > 85
+ Ta thực hiện phép cộng 80 + 6 = 86
- Đọc yêu cầu
- HS tự làm 
a) 28, 33, 45, 54
b) 54, 45, 33, 28
+ Vì 28 < 33< 45 < 54
+ So sánh cặp các chữ số cùng hàng với nhau, từ hàng chục.
- Chơi theo 2 đội 
- Bình chọn đội thắng cuộc.
+ Vì 67 67
Bổ sung: . .............................
Tiết 3	 Kể chuyện
CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
 I. Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện ( HS khá giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện)
- Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn , kể tiếp lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra sgk, và dụng cụ học tập của học sinh
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
-Truyện ngụ ngôn trong tiết tập đọc các em vừa học có tên là gì? 
- Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó?
HĐ 1: Kể từng đoạn truyện theo tranh 
+ GV đọc yêu cầu của bài 
+ GV tổ chức cho học sinh kể chuyện theo nhóm, cho học sinh quan sát tranh và dựa vào nội dung tranh để kể lại chuyện
+ Kể chuyện trước lớp: Mỗi nhóm cử đại diện 1 em kể lại
HĐ 2: Kể toàn bộ câu chuyện: ( HS khá giỏi kể)
- GV tổ chức cho mỗi tổ 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện .
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
- GV cho học sinh kể theo vai mỗi tổ đại diện 1 em .
- GV cho HS nhận xét.
- GV nhận xét chung.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài: Phần thưởng
- Nhận xét chung tiết học.
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
- Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại thì mới thành công.
- Học sinh nêu đề bài
- Học sinh quan sát tranh và từng em trong nhóm kể lại.
- Mỗi nhóm đại diện 1 em kể lại 
- Lớp nhận xét,bổ sung ( về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện )
- Mỗi tổ 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện. 
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung ( về nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện ).
- Mỗi tổ đại diện 1 em kể theo vai.
- Lớp nhận xét bình chọn bạn , nhóm kể chuyện hay, hấp dẫn nhất.
- Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại.
Bổ sung: . .............................
Tiết 4	Chính tả
TẬP CHÉP: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác đoạn trích trong bài” Có công mài sắt , có ngày nên kim”. Trình bày đúng 2 câu văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2,3,4.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra tập vở và dụng cụ học tập của học sinh.
2. Bài mới :
a) Giới thiệu bài. Nêu yêu cầu của bài viết từ” mỗi ngày thành tài.”
HĐ 1: Hướng dẫn tập chép. 
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị :
* GV đọc đoạn chép 
- Đoạn chép này ở bài nào ?
- Đoạn chép này là lời nói của ai nói với ai ?
- Bà cụ nói gì?
* Hướng dẫn học sinh nhận xét 
- Đoạn chép có mấy câu ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Những chữ nào được viết hoa ?
- GV hướng dẫn học sinh phân tích từ khó
* Viết từ khó vào bảng con.
- Cho học sinh chép vào vở và theo dõi uốn nắn .
- Nhận xét, chữa bài. 
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Điền vào chỗ trống (hay c/k)
- Nhận xét chốt lại đúng.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài, bảng.
- Yêu cầu HS tự điền chữ cái và tên chữ cái vào bảng còn thiếu.
Bài 4: Học thuộc bảng chữ cái
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Yêu cầu HS lấy bảng con viết chữ cái theo tên giáo viên đọc.
- Về nhà viết lại những lỗi sai thành một dòng đúng.
- Chuẩn bị bài: Ngày hôm qua đâu rồi.
- Nhận xét chung tiết học.
+ HS thực hiện.
+HS lắng nghe
- 2 HS đọc đoạn chép.
- GV cho học sinh nêu lớp bổ sung
+ Bài “có công mài sắt,có ngày nên kim.”
+ Bà cụ nói với cậu bé, bà nói: mỗi ngày thành tài.
- 2 câu
- Dấu chấm 
- Chữ Mỗi , Giống .
- Học sinh nêu từ khó và tự phân tích từ khó.
- Học sinh chép vào vở 
- Học sinh tự sửa lỗi, gạch dưới các từ sai và chép lại từ đúng 1 dòng
Bài 2: - 2 HS nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm vào bảng lớp và vở bài tập.
Kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn , bà cụ
- Cả lớp sửa bài 
 Bài 3: -2 HS nêu yêu cầu của bài:Viết vào vở những chữ còn thiếu trong cột chữ cái:a, ă, â, b, c, d, đ,e, ê.
- Học sinh vào bảng lớp, lớp nhận xét.
- Học sinh viết lại cho đủ 
Bài 4: - HS đọc thuộc bảng chữ cái vừa điền đúng.
- HS lắng nghe và thực hiện
Bổ sung: . .............................
Tiết 5 Tự nhiên xã hội +
 ÔN BÀI: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu: 
- Nhận ra cơ quan vận động gồm có: bộ xương và hệ cơ.
- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.
- Nêu được sự phối hợp cử động của cơ và xương. Nêu tên và chỉ được các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.
- Có ý thức tập luyện thể dục để xương và cơ phát triển khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài:
- Ghi tựa bài.
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
- Giáo viên cho học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 Giáo viên yêu cầu học sinh thể hiện động tác.
- Giáo viên nêu câu hỏi.
 Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động?
 Kết luận: Để thực hiện được những động tác trên thì đầu, mình, chân, tay phải cử động.
Hoạt động 2: Quan sát nhận biết cơ quan vận động.
+ Dưới lớp da của cơ thể là gì?
+ Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
+ Chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể?
Kết luận: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
Hoạt động 3: Trò chơi “ vật tay” 
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn cách chơi
- Bước 2: Yêu cầu học sinh chơi mẫu.
- Bước 3: Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét – tuyên dương:
- GD: Trò chơi cho chúng ta thấy ai khỏe là cơ quan vận động khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe ta phải tập thể dục chăm chỉ và năng vận động.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét chung.
- Nghe - nhắc lại tựa bài.
- Học sinh quan sát hình 1,2,3,4.
- Học sinh giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi mình.
- Đầu, mình, chân, tay cử động.
- Là xương và bắp thịt. 
- Nhờ có xương và có cơ nên cơ thể cử động được.
- Quan sát hình 5, 6: Xương và cơ.
- 2 học sinh chơi mẫu.
- Thực hành trò chơi.
- Nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Là cơ và xương.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Bổ sung: . .............................
Tiết 6	 Âm nhạc
 GV BỘ MÔN DẠY
Tiết 7	 Thực hành ( Toán)
 ÔN LUYỆN: CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về các số đến 100.
- Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.
- Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.
2. Học sinh: Đồ dung học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động 
- Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu nội dung rèn luyện.
2. Các hoạt động rèn luyện:
a. Hoạt động 1: Giao việc 
- Giáo viên giới thiệu các bài tập, yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.
- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.
- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.
- Hát
- Lắng nghe.
- Học sinh quan sát và chọn đề bài.
- Học sinh lập nhóm.
- Nhận phiếu và làm việc.
b. Hoạt động 2: Ôn luyện 
Bài 1.a. Viết tiếp các số có một chữ số vào ô trống:
Bài 1.b. 
Số lớn nhất có một chữ số là : .......... 
 Số bé nhất có hai chữ số là : .......... 
 Số lớn nhất có hai chữ số là : ..........
Bài 1.c. 
Số liền sau của 49 là : .......... 
Số liền trước của 51 là 	: .......... 
Số liền trước của 100 là 	: .......... 
Số liền sau của 99 là 	: ..........
Bài 2. Viết (theo mẫu):
	49 = 40 + 9	74 = ...........
	45 = ...........	62 = ...........
	66 = ...........	38 = ...........
57 ..... 75	 	 	63 ..... 36
49 ..... 51	 	 	90 ..... 91
40 + 7 ..... 47 20 + 5 ..... 26
Bài 3. 
Bài 4. Viết các số sau 45; 54; 36; 63:
a) Từ bé đến lớn : .................................................................
b) Từ lớn đến bé : .................................................................
c. Hoạt động 3: Sửa bài 
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.
- Giáo viên chốt đúng - sai.
3. Hoạt động nối tiếp 
- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.
- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.
Kết quả:
2
3
4
5
6
7
8
9
Bài 1.b. 
Số lớn nhất có một chữ số là : 9 
Số bé nhất có hai chữ số là : 10 
Số lớn nhất có hai chữ số là : 99
Bài 1.c. 
Số liền sau của 49 là 	: 50 
Số liền trước của 51 là 	: 50 
Số liền trước của 100 là 	: 99 
Số liền sau của 99 là 	: 100
Kết quả:
	74 = 70 + 4
	45 = 40 + 5	62 = 60 + 2
	66 = 60 + 6	38 = 30 + 8
57 36
49 < 51	 	 	90 < 91
40 + 7 = 47	 	20 + 5 < 26
Kết quả:
Kết quả:
36; 45; 54; 63
 63; 54; 45; 36
- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.
- Học sinh nhận xét, sửa bài.
- Học sinh phát biểu.
 Bổ sung: . .............................
Thứ tư ngày 11 tháng 9 năm 2020
Tiết 1 	 Toán
SỐ HẠNG – TỔNG
I. Mục tiêu:
- Biết số hạng, tổng. Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số trong phạm vi 100.
- Biết giải bài tóan có lời văn bằng một phép cộng. 
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ : 
- Yêu cầu 2 em lên bảng 
- Hỏi thêm : 
- 39 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Số 84 gồm mấy chục và mấy đơn vị? 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
 2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu các thành phần trong phép tính cộng “ Số hạng – Tổng”
HĐ 1: Giới thiệu thuật ngữ Số hạng -Tổng 
- Viết bảng phép cộng: 35 + 24 = 59
- Giới thiệu tên gọi trong phép cộng:
 35 + 24 = 59
(Số hạng) (Số hạng) (Tổng )
+ 35 gọi là gì trong phép cộng ?
(làm tương tự với 24 và 59)
- Viết phép cộng khác theo cột dọc và hướng dẫn HS gọi tên.
63
15
+
78
VD::	 ß Số hạng
 ß Số hạng
 ß Tổng
 - 35 +24 hay 63 + 15 cũng gọi là tổng.
+ Số hạng là gì
+ Tổng là gì?
b) Luyện tập – Thực hành 
Bài 1 :
 - Yêu cầu đọc tên các số hạng của phép cộng .14 + 2 = 16 
- Tổng của phép cộng là số nào? 
- Muốn tính tổng ta làm như thế nào? 
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
Bài 2: 
- Yêu cầu nêu đầu bài đọc phép tính mẫu nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu.
- Hãy nêu cách viết và thực hiện phép tính theo cột dọc?
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào bảng con.
- Mời 3 em lên bảng làm bài.
- Gọi học sinh nêu cách viết , cách thực hiện phép tính 72 + 11 và 40 + 37 
Bài 3 : 
- Yêu cầu đọc đề bài 
- Đề bài cho biết gì ? 
- Bài toán yêu cầu tìm gì ? 
- Muốn biết số cây cam và cây quýt trong khu vườn đó ta làm phép tính gì ?
-Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra .
- chấm vở 5 HS, nhận xét 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hôm nay toán học bài gì ?
-Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- HS1:Viết các số 42,39 , 71 , 84 theo thứ tự từ bé đến lớn .
- HS2 :Viết các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé 
- Gồm 3 chục và 9 đơn vị. 
- Gồm 8 chục và 4 đơn vị.
- 2 HS đọc lại phép cộng.
- 3 HS trả lời.
- 3 HS đọc lại phép cộng.
- HS đọc tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng theo GV chỉ.
- Đọc tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng.
+ là các thành phần của phép cộng.
+ là kết quả của phép cộng.
- Lớp làm vào vở 
- 1 em lên làm bài trên bảng , lớp chấm đúng - sai.
Số hạng
14
31
44
3
68
Số hạng
 2
 7
25
 52
 0
Tổng
16
38
69
55
68
- Một em nêu yêu cầu đề bài. 
 - Đọc : 25 cộng 43 bằng 68. 
- Phép tính được trình bày theo cột dọc.
- Viết số hạng thứ nhất rồi viét số hạng kia xuống dưới sao cho các hàng đều thẳng cột với nhau rồi viết dấu + kẻ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2019_2020_nguyen_thi_thuy_linh.docx