Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 đến 16 - Năm học 2016-2017

Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 đến 16 - Năm học 2016-2017

Tiết 2:

Tập viết

Chữ hoa L

I. Mục đích, yêu cầu:

- Viết đúng, viết đẹp chữ L hoa.

- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách.

- Biết cách nối từ chữ L sang chữ liền sau.

II. Đồ dùng dạy học:

- Mẫu chữ đẹp đặt trong khung.

- Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li.

III. Các hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS viết bảng lớp.

- Lớp viết bảng con.

- HSNX - GVNX

B.Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu và ghi tên bài.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa:

a. Quan sát nhận xét:

- HS quan sát mẫu chữ.

? Chữ L hoa cỡ nhỡ có chiều cao và độ rộng mấy đơn vị chữ?

? Chữ L hoa gồm mấy nét, là những nét nào?

? Chữ L hoa giống chữ hoa nào?

b. Luyện viết bảng con:

- GV vừa viết vừa hướng dẫn HS.

- HS luyện viết chữ L hoa 2 lượt

- GV nhận xét, uốn nắn.

3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

- HS đọc cụm từ ứng dụng.

?Em có hiểu cụm từ trên có nghĩa là như thế nào?

? Cụm từ gồm mấy tiếng?

? Nêu độ cao của các chữ cái?

? Vị trí dấu thanh ?

- GV hướng dẫn HS nối chữ trong tiếng Lá.

- GV viết mẫu từ Lá.

- HS viết bảng con chữ Lá.

- GV nhận xét đúng sai.

4. Viết vở tập viết:

- GV nêu yêu cầu viết.

- HS viết bài.

- 1 dòng chữ cái L hoa cỡ nhỡ.

- 2 dòng chữ cái L hoa cỡ nhỏ.

- 2 dòng chữ Lá cỡ vừa.

- 1 dòng chữ Lá cỡ nhỏ.

- 2 dòng chữ dụng cỡ nhỏ.

- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.

5. Chữa và nhận xét bài:

- GV chấm nhận xét bài 1 số em.

- Nhận xét bài viết của HS.

6. Củng cố, dặn dò:

? Nêu các nét của chữ hoa L?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập.

 

doc 153 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 13 đến 16 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ năm ngày 01 tháng 12 năm 2016
Tiết 1:
Toán
Luyện tập (Tiết 64)
I. Mục đích, yêu cầu
Giúp HS củng cố về:
- Phép trừ có nhớ dạng 14 - 8; 34 - 8; 54 - 18.
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong 1 hiệu.
- Giải bài toán có lời văn bằng phép tính trừ.
- Biểu tượng về hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên làm bài trên bảng, lớp làm ra nháp.
- HSNX.
- GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Luyện tập:
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở ô li.
- Chữa bài: 
+ HS nhận xét Đ/S, 
? nêu cách trừ nhẩm 14 trừ đi một số.
? Dựa vào đâu em làm được
* GV: Vận dụng bảng 14 và bảng 13 trừ đi một số làm bài tập này
- HS đọc yêu cầu.
- 3 HS chữa bài trên bảng- Lớp làm vở.
- Chữa bài : 
+ Nhận xét Đ - S.
+ Nêu cách tính ở phép tính cụ thể.
? Nêu cách đặt tính
? Nêu cách tính
? Thực hiện 1 phép tính
* Củng cố cách đặt tính và tính
- HS nêu yêu cầu. 
- 3 HS lên bảng làm bài - Lớp làm vở.
- Chữa bài : 
+ Nhận xét Đ - S. 
+ Giải thích cách làm bài.
? x là thành phần gì chưa biết
? Muốn tìm số bị trừ ( số hạng ) ta làm như thế nào
+ Dưới lớp đọc bài làm của mình - GV kiểm tra xác suất.
* GV: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết và tìm số bị trừ.
- HS đọc bài toán
 ? Bài toán cho biết gì ?
 ? Bài toán hỏi gì?
- Nhìn tóm tắt đọc lại bài toán
? Đây thuộc dạng toán gì 
- Lớp làm vở- 1 HS chữa bài trên bảng.
- Chữa bài :
 + Nhận xét Đ - S.
? Để biết cửa hàng còn lại bao nhiêu máy bay em làm như thế nào
+ Nêu câu lời giải khác?
* GV: Lưu ý cách giải toán có lời văn (bài toán có 1 phép trừ)
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở
- 1 HS làm bảng
- Chữa bài:
+ HS Nhận xét Đ/S
+ GVNX 
? Đây là hình gì (hình vuông đặt lệch)
? Để vẽ được hình vuông ta cần nối mấy điểm
* GV: Củng cố cách nhận dạng hình vuông.
3. Củng cố, dăn dò:
? Bài học hôm nay củng cố cho chúng ta những kiến thức gì?
- GV nhận xét giờ học.
* Đặt tính rồi tính:
 54 - 17 64 - 29 
 54 64
 - -
 17 29
 37 35
Bài 1: ( SGK - 64)Tính
 14 - 5 = 9 14 - 7 = 7 14 - 9 = 5
 14 - 6 = 8 14 - 8 = 6 13 - 9 = 4
Bài 2: ( SGK - 64) Đặt tính rồi tính:
a, 84 - 47 30 - 6 74 - 49 	
 84 30 74 
- - - 
 47 6 49 
 37 24 25 
b, 
62 - 28 83 - 45 60 - 12 
 62 83 60 
- - - 
 28 45 12 
 34 38 48 
Bài 3: (SGK - 64) Tìm x:
 a) x - 24 = 34 b) x + 18 = 60
 x = 34 - 24 x = 60 - 18
 x = 10 x = 42
 c) 25 + x = 84
 x = 84 - 25
 x = 59
Bài 4( SGK - 64) 
 Tóm tắt
 Ô tô và máy bay: 84
 Ô tô : 45
 Máy bay : ... ?
Bài giải
Cửa hàng đó có số máy bay là:
 84 - 45 = 39 ( máy bay)
 Đáp số: 39 máy bay
Bài 5( SGK - 64) :Vẽ hình theo mẫu.
 Mẫu
..............................................................
Tiết 2:
Tập viết
Chữ hoa L
I. Mục đích, yêu cầu:
- Viết đúng, viết đẹp chữ L hoa.
- Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng: Lá lành đùm lá rách.
- Biết cách nối từ chữ L sang chữ liền sau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ đẹp đặt trong khung.
- Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng trên dòng kẻ li.
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS viết bảng lớp.
- Lớp viết bảng con.
- HSNX - GVNX
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a. Quan sát nhận xét:
- HS quan sát mẫu chữ.
? Chữ L hoa cỡ nhỡ có chiều cao và độ rộng mấy đơn vị chữ?
? Chữ L hoa gồm mấy nét, là những nét nào?
? Chữ L hoa giống chữ hoa nào?
b. Luyện viết bảng con:
- GV vừa viết vừa hướng dẫn HS.
- HS luyện viết chữ L hoa 2 lượt
- GV nhận xét, uốn nắn.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- HS đọc cụm từ ứng dụng.
?Em có hiểu cụm từ trên có nghĩa là như thế nào?
? Cụm từ gồm mấy tiếng?
? Nêu độ cao của các chữ cái?
? Vị trí dấu thanh ?
- GV hướng dẫn HS nối chữ trong tiếng Lá.
- GV viết mẫu từ Lá.
- HS viết bảng con chữ Lá.
- GV nhận xét đúng sai.
4. Viết vở tập viết:
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài.
- 1 dòng chữ cái L hoa cỡ nhỡ.
- 2 dòng chữ cái L hoa cỡ nhỏ.
- 2 dòng chữ Lá cỡ vừa.
- 1 dòng chữ Lá cỡ nhỏ.
- 2 dòng chữ dụng cỡ nhỏ.
- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.
5. Chữa và nhận xét bài:
- GV chấm nhận xét bài 1 số em.
- Nhận xét bài viết của HS.
6. Củng cố, dặn dò:
? Nêu các nét của chữ hoa L?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập.
..................................................................................
Tiết 3:
Thủ công
Gấp cắt dán hình tròn
I. Mục tiêu:
- HS biết gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt dán được hình tròn.
- HS có hứng thú với giờ học thủ công.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
- Quy trình gấp, cắt dán hình tròn có hình vẽ minh họa.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài.
2. GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- GV giới thiệu hình tròn mẫu được dán trên nền 1 hình vuông.
- GV nối điểm O với các điểm M, N, P
?So sánh độ dài của các đoạn thẳng OP, ON, OM?
?So sánh độ dài MN với cạnh của hình vuông?
3.GV hướng dẫn mẫu:
- GV hướng dẫn mẫu.
- Bước 1: gấp hình.
+ Cắt một hình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Gấp tư hình vuông theo đường chéo.
+ Gấp hai cạnh bên sát vào đường dấu giữa.
- Bước 2: cắt hình tròn.
- Bước 3: Dán hình tròn.
- HS tập gấp, cắt, dán hình tròn.
- GV giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
3. Củng cố, dặn dò:
? Nêu các bước gấp, cắt,dán hình tròn?
- GV hệ thống nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
- Gấp, cắt dán hình tròn.
- HS quan sát hình mẫu.
- Các đoạn thẳng OM, ON, OP có độ dài bằng nhau.
- Cạnh của hình vuông bằng độ dài MN của hình tròn.
................................................................................
Tiết 4: 
Thể dục
Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình vòng tròn 
 Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”
I. Mục tiêu:
- Ôn điểm số 1, 2 - 1, 2,... theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm số đúng rõ ràng, không mất trật tự.
- Ôn trò chơi: Bịt mắt bắt dê. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạỵ học
- Sân trường rộng, an toàn.
- Khăn bịt mắt.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học.
- Chạy nhẹ nhàng tại chỗ.
- Vừa đi vừa hít thở sâu 8 - 10 lần.
- Ôn bài TD phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản:
a, Điểm số 1-2, 1-2, ... theo đội hình vòng tròn: 2 lần.
- GV hô khẩu lệnh.
- HS điểm số.
b, Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- GV nêu tên trò chơi.
- Hướng dẫn lại cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Đi đều và hát.
- Cúi người thả lỏng: 6 - 8 lần.
- Nhảy thả lỏng: 5 - 6 lần.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- GV nhận xét giờ học và giao bài về nhà.
1 - 2’
15’
1 - 2’
2 - 3’
1 - 2’
1 - 2’
GV
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
GV
GV
* * * * *
* * * * *
* * * * *
.................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 02 tháng 12 năm 2016
Tiết 1:
Tập làm văn
Kể về gia đình
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết cách giới thiệu về gia đình.
- Nghe và nhận xét được câu nói của bạn về nội dung và cách diễn đạt.
- Viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn văn kể về gia đình, có lôgíc và rõ ý.
 Viết các câu theo đúng ngữ pháp.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Tư duy sáng tạo.
- Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ ghi câu hỏi ở bài tập 1
III. Các hoạt động dạy học:
A. ổn định tổ chức
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của tiết học và ghi bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý. (Tự nhận thức về bản thân - Tư duy sáng tạo)
- 2 HS thực hành kể mẫu.
- HSNX - GVNX. 
- HS giới thiệu về gia đình mình trong nhóm.
- Đại diện nhóm giới thiệu về gia đình mình trước lớp.
- Lớp nhận xét - GVNX đánh giá.
- HS nêu yêu cầu..
- GV hướng dẫn: Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn, lưu ý cách viết câu và chấm câu cho đúng.
- Lớp làm bài cá nhân.
- HS đọc bài viết của mình.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- GV thu và chấm nhận xét một số bài.
- GV chữa bài - NX bài viết của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò:
? Qua bài học hôm nay chúng ta ghi nhớ điều gì? Xác định giá trị
- GV nhận xét giờ học
Bài 1: Kể về gia đình theo gợi ý:
- Gia đình em gồm mấy người, đó là những ai?
- Nói về từng người trong gia đình em.
- Em yêu quý những người trong gia đình em như thế nào?
Bài 2: Dựa vào những điều đã kể ở bài tập 1, hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) kể về gia đình em.
Bài làm
Gia đình em có bốn người: Bố, mẹ, em và Cu Bi. Bố em là công nhân mỏ Thành Công, công việc của bố rất vất vả. Mẹ em là thợ may, luôn bận rộn. Em là học sinh lớp 2 trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, còn Cu Bi thì đang học ở trường Mầm non Hoa Đào. Em yêu quý tất cả mọi người trong gia đình.
- Yêu qúy và giúp đỡ, chia sẻ với những người trong gia đình
..........................................................................
Tiết 2:
Toán
15, 16, 17, 18 trừ đi một số
(Tiết 65)
I . Mục tiêu: 
Giúp HS :
- Biết cách thực hiện các phép trừ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số. 
- Lập và học thuộc bảng các công thức 15, 16,17, 18 trừ đi một số.
- áp dụng để giải các bài toán có lời văn liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, que tính.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- 2HS lên bảng, lớp làm ra nháp. 
- HSNX.
- GV nhận xét 
B. Bài mới:
1. GTB: GV nêu mục tiêu của bài học.
2. 15 trừ đi một số: 15 - 6:
- GV nêu bài toán.
- HS nhắc lại bài toán
- HS đặt tính và tính để tìm kết quả.
? Vậy 15 - 6 bằng bao nhiêu? 
- HS thao tác tương tự tìm kết quả của 15 - 8, 15 - 9, 15 - 7
- HS đọc bảng 15 trừ đi một số.
- Các bảng cộng còn lại tiến hành tương tự.
- HS đọc thuộc các bảng cộng.
3. Luyện tập - thực hành
- HS nêu y/c bài.
- HS làm BT cá nhân.
- 3 HS chữa bài trên bảng.
- Chữa bài: 
+ Nhận xét Đ - S.
+ Nêu cách tính 15 - 8, 16 - 7, 18 -9 ?
+ Dưới lớp đổi chéo vở- GV kiểm tra xác suất.
GV: Lưu ý phép trừ có nhớ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- HS nêu y/c bài.
- GV treo 2 bảng phụ ghi nội dung BT2
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 em lên tham gia trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- HS chơi, dưới lớp cổ vũ cho bạn.
- Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá.
GV: Củng cố các phép trừ có nhớ dạng 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
4. Củng cố - dặn dò:
- Y/c HS đọc lại các công thức 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
 - Nhận xét tiết học.
* Đăt tính rồi tính:
 34 - 6 24 - 17
 34 24
 - -
 6 7
 28 17
15 - 6 = 9
15 - 7 = 8
15 - 8 = 7
15 - 9 = 6
16 - 7 = 9
16 - 8 = 8
16 - 9 = 7
17 - 8 = 9
17 - 9 = 8
18 - 9 = 9
Bài 1: ( SGK - 65) Tính 
a. 15 15 15 15 15 
 - - - - -
 8 9 7 6 5
 ------ -------- -------- ------- -------
 7 6 8 9 10
b. 
 16 16 16 17 17
 - - - - -
 9 7 8 8 9
 ------ -------- ------- ------- --------
 7 9 8 9 8
c. 18 13 12 14 20
 - - - - -
 9 7 8 6 8
 ------ -------- ------- ------- ------
 9 6 4 8 12
Bài 2: (SGK - 65) Mỗi số 7,8,9 là kết quả của phép tính nào?
15 - 6 17 - 8 18 - 9
8
7
9
15 - 8 15 - 7
16 - 9 17 - 9 16 - 8
..........................................................................
Tiết 3:
Chính tả(Nghe viết)
Quà của bố
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe và viết đúng 1 đoạn trong bài “Quà của bố”.
- Củng cố quy tắc chính tả: iê/yê; d/gi/r; dấu hỏi/dấu ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ chép bài tập 2 - VBT.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS viết bảng lớp, lớp viết ra nháp.
- HS nhận xét, chữa bài
- GVNX đánh giá.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu ngắn gọn và ghi bảng.
2. Hướng dẫn tập chép:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- GV đọc đoạn văn cần viết (Đoạn 1)
- 2 HS đọc lại.
? Đoạn trích nói về điều gì? (Những món quà của bố khi đi câu về)
? Quà của bố khi đi câu về có những gì?(Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, cá sộp, cá chuối)
? Đoạn trích có mấy câu? Chữ đầu câu viết như thế nào? (Đoạn trích có 4 câu, chữ đầu câu viết hoa)
? Trong đoạn trích có những loại dấu câu nào? (Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ba chấm)
- HS viết từ khó vào bảng con
b. Học sinh viết bài vào vở:
- GV đọc, HS viết bài.
- GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.
c. Thu và chấm nhận xét bài:
- GV đọc, HS soát và sửa lỗi.
- GV chấm nhận xét bài 1 số em
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
- HS nêu y/c của bài.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nêu kết quả.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- 2 HS đọc lại bài làm.
* Phân biệt iê/ yê
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
- Cá nhân HS đọc lại sau khi chữa.
GV: Giới thiệu bài đồng dao. 
* Phân biệt cách phát âm d/ gi
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét bài viết của HS.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS làm bài về nhà và chép lại bài chính tả vào vở luyện viết.
- Khuyên bảo
- Múa rối
- Yếu ớt
* Hướng dẫn HS viết
- niềng niễng , thao láo.
Bài 1: Điền vào chỗ trống: iê/yê
- Câu chuyện
- Yên lặng
- Viên gạch
- Luyện tập
Bài 2: 
a. Điền d/gi:
 Dung dăng dung dẻ.
 Dắt trẻ đi chơi
 Đến ngõ nhà giời
 Lạy cậu lạy mợ
 Cho cháu về quê.
 Cho dê đi học
............................................................................................
Tiết 4:
 Kể chuyện
Bông hoa Niềm Vui
 I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Biết kể đoạn mở đầu câu truyện theo 2 cách: theo trình tự trong câu truyện và thay đổi một phần trình tự.
- Dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại nội dung chính của truyện. (đoạn 2, 3)
- Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối câu truyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện của tiết học trước.
- Lớp nghe, nhận xét.
- Sự tích cây vú sữa
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nội dung, yêu cầu của giờ học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn học sinh tập kể theo từng cách, chú ý cách 2 để nối kết các ý với nhau cần thêm từ ngữ hay câu chuyển ý.
- HS tập kể theo từng cách.
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát tranh trong SGK và nêu nội dung tranh.
- HS tập kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
- Lớp nhận xét, góp ý.
- HS nêu yêu cầu.
- Nhiều học sinh nối tiếp nhau kể đoạn cuối, lớp và GV nhận xét, khen ngợi những học sinh kể sáng tạo.
3. Củng cố, dặn dò:
? Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
- GVNX giờ học.
Bài 1: Kể đoạn mở đầu theo 2 cách:
Cách 1: đúng trình tự câu chuyện.
Cách 2: đảo vị trí các ý của đoạn.
Thí dụ:
 Bố của Chi bị bệnh phải nằm viện, chi rất thương bố. Em muốn hái tăng bố 1 bông hoa niềm vui trong vườn trường, hi vọng bông hoa sẽ giúp bố mau khỏi bệnh. Vì vậy, mới sáng sớm tinh mơ....
Bài 2: Dựa vào tranh kể lại đoạn 2 bằng lời của mình.
Tranh 1: Chi vào vườn hoa của trường để tìm bông hoa niềm vui.
Tranh 2: Cô cho phép Chi hái 3 bông hoa.
Bài 3: Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng lời cảm ơn của bố Chi.
Ví dụ:
 Chẳng bao lâu, bố của Chi khỏi bệnh. Ra viện được một ngày, bố đã cùng Chi đến trường cảm ơn cô giáo. Hai bố con đem theo một khóm cúc đại đóa màu tím rất đẹp. Bố cảm động nói với cô giáo: Cảm ơn cô đã cho phép cháu Chi hái những bông hoa quý.
- Bạn Chi là người thương bố, tôn trọng nội quy và thật thà.
Tiết 5
SINH HOạT LớP 
I. Mục tiêu
- Đánh giá hoạt động lớp trong tuần: Để HS nhận thấy những việc đã làm tốt và những tồn tại còn mắc phải trong tuần để có biện pháp khắc phục
- Đề ra phương hướng kế hoạch tuần sau:
+ Phát huy những mặt đã làm tốt
+ Khắc phục những mặt còn tồn tại
II. Chuẩn bị
- Lãnh đạo hội đồng tự quản thống kê kết quả sổ theo dõi của giáo viên và đội cờ đỏ.
- Các trưởng ban ghi chép hoạt động của ban trong tuần
- GV theo dõi học sinh qua ban lãnh đạo của hội đồng tự quản và giáo viên bộ môn
III. Hoạt động cơ bản
1. lãnh đạo hội đồng tự quản đánh giá nhận xét
- Các trưởng ban đánh giá, nhận xét hoạt động của ban mình theo kế hoạt đã đề ra
- Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung.
2. GV đánh giá nhận xét chung
- Ưu điểm:
+ Cú ý thức vệ sinh lớp học sạch đẹp. Mặc đúng quy định.
+ Sỏch vở, dụng cụ học tập đủ.
+ Cú ý thức tốt trong giờ học.
- Tồn tại:
+ Bờn cạnh đó vẫn cũn một số em sỏch vở, dụng cụ học tập chưa đầy đủ.
ý thức học tập chưa nghiêm túc
3. lập kế hoạch hoạt động của tuần
- Các ban thảo luận kế hoạch hoạt động
- Trưởng ban báo cáo kết quả trước lớp
- Chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét bổ sung.
4. Sinh hoạt chuyên đề: Các ban tổ chức hoạt động theo chủ đề của tháng 
.............................................................................................................................
Tuần 14
Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: HĐTT
Chào cờ
Tiết 2: 
Toán
55 - 8, 56 -7, 37 - 8, 68 - 9
I. Mục tiêu:
 Giúp HS 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 55 - 8, 56 - 7, 37 - 8, 68 - 9.
- Củng cố về tìm số hạng trong tổng.
- Củng cố vẽ hình theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng dạy học.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng, lớp làm ra nháp.
- HSNX - GVNX, đánh giá
* Đặt tính rồi tính: 
 16 - 9 18 - 9
 16 18
 - -
 9 9
 7 9
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. Thực hiện các phép tính:
- Giáo viên đưa phép tính 55 - 8.
- GV yêu cầu HS thực hiện vào nháp.
- HS nêu cách tính.
- Tương tự với các phép tính còn lại.
3. Luyện tập:
 - HS nêu y/c của bài.
- Mỗi phần 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
+ HS thực hiện một số phép tính.
+ Đổi vở đối chiếu
- GV kiểm tra xác suất.
? Dựa vào đâu em làm được phần a, b, c
GV: Vận dụng các bảng trừ đã học để làm bài tập 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 3 HS chữa bài trên bảng.
- Chữa bài :
+ Nhận xét Đ - S.
+ Nêu tên gọi thành phần trong từng phép tính.
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
GV: Củng cố cách tìm số hạng trong tổng.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- GV tổ chức trò chơi: 2 HS thi xem ai nhanh hơn là thắng cuộc.
- Chữa bài :
+ NX bài trên bảng.
+ Đổi chéo vở kiểm tra - GV kiểm tra xác suất.
GV: Lưu ý cách kẻ đoạn thẳng, vẽ hình
4. Củng cố, dăn dò:
- HS nêu cách tính 55 - 8, 56 - 7, 
37 - 8, 68 - 9.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
 55 - 8
 55
 -
 8
 47
.5 không trừ được 8 lấy 15 trừ 8 bằng 7 viết 7 nhớ 1.
 . 5 trừ 1 bằng 4 viết 4.
Vậy 55 - 8 = 47
Bài 1(SGK - 66): Tính
a)
 45 75 95 65 15
 - - - - -
 9 6 7 8 9
 36 69 88 57 6
b) 66 96 36 56 46
 - - - - -
 7 9 8 9 7 
 59 87 28 47 39
c) 87 77 48 58 35
 - - - - -
 9 8 9 9 7
 78 69 39 49 28
Bài 2(SGK - 66): Tìm x
x + 9 = 27 7+ x = 35
 x = 27 - 9 x = 35 - 7
 x = 18 x = 28
 x + 8 = 46
 x = 46 - 8
 x = 38
Bài 3: Vẽ hình theo mẫu 
 Mẫu
.....................................................................
Tiết 3 + 4: 
Tập đọc
Câu chuyện bó đũa( 2 tiết )
I. Mục đích, yêu cầu
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể và giọng nhân vật (người cha, bốn người con).
2. Rèn kỹ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ mới và từ quan trọng: Chia sẻ, hợp lại, đùm bọc, đoàn kết.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh. Anh chị em trong nhà phải đoàn kết, yêu thương nhau.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị:.
- Tự nhận thức về bản thân .
- Hợp tác.
- Giải quyết vấn đề.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III. Các hoạt động dạy học: 
A.Kiểm tra bài cũ: Quà của bố
- HS1 đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Quà của bố khi đi câu về có những g- - HS2 đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Quà của bố khi đi cắt tóc về có những gì
- HSNX - GVNX đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:
- HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, tranh minh họa câu truyện.
- GV giới thiệu vào bài.
2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu:
- GV đọc toàn bài, hướng dẫn cách đọc.
+ Lời người kể chậm rãi.
+ Lời giảng giải của người cha: ôn tồn.
b. Đọc nối tiếp câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Giáo viên hướng dẫn HS đọc từ khó.
c. Đọc nối tiếp đoạn trước lớp: 
- GV chia đoạn
- 3 HS nối tiếp đọc nối tiếp đoạn .
- Luyện đọc câu.
- HS đọc thầm chú giải SGK.
? Em hiểu va chạm là như thế nào
? Giải nghĩa từ dâu, rể
d, Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm
 (3 phút)
- Từng HS trong nhóm đọc.
- Các HS khác nghe, góp ý.
e. Thi đọc giữa các nhóm :
- 2 nhóm đọc thi
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- lúc nhỏ, lớn lên, lần lượt
- Bài chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến hay va chạm
+ Đoạn 2: Từ thấy các con dến một cách dễ dàng
+ Đoạn 3: Còn lại
- Người cha bèn cởi bó đũa ra, / rồi thong thả / bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.//
- Như thế là các con đều thấy rằng / chia lẻ ra thì yếu,/ hợp lại thì mạnh.//
- Va chạm: ný nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt
- dâu (con dâu): vợ của con trai
- Rể(con rể): chồng của con gái
 Tiêu chí
- Đọc to, rõ ràng
- Đọc đúng nội dung
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn 1, 2.
? Câu chuyện này có những nhân vật nào?
? Thấy các con không thương yêu nhau ông cụ làm gì?
? Tại sao 4 người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
? Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
- HS đọc đoạn 3 (Thảo luận nhóm)
? Một chiếc đũa ngầm so sánh với gì?
(Hợp tác – Giải quyết vấn đề)
? Cả bó đũa so sánh với gì?
(Hợp tác – Giải quyết vấn đề)
? Người cha muốn khuyên các con điều gì? (Xác định giá trị)
? Trong gia đình em, anh chị em đã biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau chưa? (Tự nhận thức) 
4. Luyện đọc lại:
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm thi đọc truyện theo các vai.
- Đại diện các nhóm thi đọc.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
5. Củng cố, dặn dò:
- HS đặt tên khác thể hiện ý nghĩa của truyện.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dăn học sinh về nhà đọc lại truyện.
1. Sự thử thách của người cha:
- Có 5 nhân vật: Người cha và 4 người con.
- Ông cụ rất buồn phiền, bèn tìm cách dạy bảo các con: ông đặt 1 túi tiền, 1 bó đũa lên bàn và gọi các con lại và nói sẽ thưởng túi tiền cho ai bẻ được bó đũa.
- Vì họ cầm cả bó đũa mà bẻ.
- Người cha cởi bó đũa ra, thong thả bẻ gãy từng chiếc.
2. Lời khuyên của người cha:
- Với từng người con (với sự chia rẽ, mất đoàn kết).
- Với 4 người con (với sự yêu thương đùm bọc, đoàn kết).
- Anh em phải đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đoàn kết mới tạo nên sức mạnh, chia rẽ thì yếu.
- Đoàn kết là sức mạnh.
- Sức mạnh là đoàn kết.
......................................................................
Tiết 5: 
Thể dục
Trò chơi: “Vòng tròn”
I. Mục tiêu
- Học trò chơi: “Vòng tròn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
II. Đồ dùng dạy học
- Sân tập
- 1 chiếc còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m; 3,5m; 4m.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Chuyển từ đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn sau đó quay mặt vào tâm, giãn cách để tập bài thể dục phát triển chung.
- Ôn bài thể dục phát triển chung: 1 lần, mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản:
- Học trò chơi: “Vòng tròn”
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi như sau: Các em đi theo vòng tròn (ngược chiều kim đồng hồ), vỗ tay tạo nhịp kết hợp với nghiêng người, ngả đầu như múa và đọc vần điệu:
 Vòng tròn, vòng tròn
 Từ 1 vòng tròn
 Chúng ta cùng chuyển
 Thành 2 vòng tròn
Khi đọc đến “2 vòng tròn” những em số 1 nhảy sang trái 1 bước, những em số 2 nhẩy sang phải 1 bước tạo thành 2 vòng tròn. Sau đó các em lại vừa đi 
( theo 2 vòng tròn) vừa vỗ tay, nghiêng người, ngả đầu như múa và đọc:
 Vòng tròn, vòng tròn
 Từ 2 vòng tròn
 Chúng ta cùng chuyển
 Thành 1 vòng tròn
Khi đọc đến 1 vòng tròn, những em số 1 nhảy sang phải 1 bước , những em số 2 nhảy sang trái 1 bước về đội hình 1 vòng tròn. Trò chơi bắt đầu lại từ đầu và tiếp tục như vậy vừa đi vừa nhún chân, vừa đọc các vần điệu và nhảy chuyển đội hình. 
- HS chơi thử.
- HS chơi thật.
- GV quan sát sửa động tác sai cho HS. 
- Các tổ thi nhau nhảy đúng và tập động tác đẹp.
3. Phần kết thúc:
- Đi đều và hát.
- Cúi người thả lỏng: 8 - 10 lần.
- Nhảy thả lỏng: 6 - 8 lần.
- GV cùng HS hệ thống lại bài, NX giờ học.
GV
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
* * * 
GV
GV
* * * * *
* * * * *
* * * * *
..................................................................................................................
Thứ ba ngày 06 tháng 12 năm 2016
Tiết 1: Âm nhạc (Đ/C Hương dạy)
Tiết 2: 
Luyện từ và câu
Từ ngữ về tình cảm gia đình
 Câu kiểu Ai làm gì ? - Dấu chấm, Dấu chấm hỏi
I. Mục đích, yêu cầu
- Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
- Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu: Ai làm gì?
- Rèn kỹ năng sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi.
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ ghi bài tập 2, 3.
 - Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng, mỗi em đặt một câu kể về một việc em đã làm ở nhà, lớp đặt câu ra nháp.
- HSNX - GV nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân
- 3 - 4 HS đọc từ vừa tìm
- GV ghi nhanh một số từ lên bảng.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
* GV: Củng cố từ ngữ về tình cảm gia đình
- HS đọc nội dung bài tập 2
- 1 HS đọc mẫu
- Lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- GV lưu ý cho HS khi đặt câu cần viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm cuối câu.
- 2 HS làm bài trên bảng
- HS NX - GV NX 
? Các câu ở bài 2 được viết theo mẫu gì? (Ai làm gì?).
? Các từ ở nhóm 1 trả lời cho câu hỏi nào? (Ai?)
? Các từ ở nhóm 2, 3 trả lời cho câu hỏi nào? (làm gì). 
? Các từ ở nhóm 2 là từ chỉ gì ? (từ chỉ hoạt động).
* Gv : củng cố kiểu câu ai làm gì
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
- HSNX - GVNX.
? Cuối câu hỏi có dấu gì?
- 2 HS đọc lại truyện vui.
? Truyện này buồn cười ở chỗ nào?
(Cô bé chưa biết viết xin mẹ giấy để viết thư cho 1 bạn gái cũng chưa biết đọc.)
 * GV: Củng cố cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi
3. Củng cố, dặn dò:
? Bài hôm nay học nội dung gì ?
- GV hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm những từ nói về tình cảm yêu thương trong gia đình.
Em nhặt rau giúp mẹ.
Chiều nào em cũng tưới cây cảnh,
Bài 1 (SGK - 116): Hãy tìm 3 từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em:
- nhường nhịn chăm bẵm
- giúp đỡ yêu quí
- chăm sóc yêu thương
- chăm lo chiều chuộng.
Bài 2(SGK - 116): Sắp xếp các từ ở 3 nhóm sau thành câu:
(1) (2) (3)
Anh khuyên bảo anh
Chị chăm sóc chị
Em trông nom em
Chị em giúp đỡ nhau
Anh em
Bài 3: Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống:
 Bé nói với mẹ:
- Con xin mẹ tờ giấy để viết thư cho bạn Hà.
 Mẹ ngạc nhiên:
- Nhưng con đã biết viết đâu?
 Bé đáp:
- Không sao, mẹ ạ! Bạn Hà cũng chưa biết đọc.
..................................................................................
 Tiết 3: 
Đạo đức
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp (T1)
I. Mục tiêu
HS biết: 
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng hợp tác với mọi người trong việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ tranh nhỏ 5 tờ.
- Tiểu phẩm: Bạn Hùng thật đáng khen. 
- Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè?
- HSNX.
- GV nhận xét, đánh giá.
B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Lớp hát tập thể 1 bài hát.
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hoạt động 1:Tiểu phẩm
* Mục tiêu : 
HS biết: 
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Cách tiến hành
- HS nêu tên tiểu phẩm.
- GV mời 1 số HS lên đóng tiểu phẩm theo kịch bản câu chuyện.
- Các học sinh khác quan sát tiểu phẩm để trả lời câu hỏi:
? Bạn Hùng đã làm gì trong buổi sinh nhật mình? 
? Hãy đoán xem vì sao bạn Hùng làm như vậy?
? Việc làm của bạn Hùng đã thể hiện được điều gì?
GV kết luận: Vứt giấy rác vào đúng nơi quy định góp phần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
3. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
* Mục tiêu:
HS biết: 
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* Cách tiến hành:
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS quan sát tranh theo nhóm và thảo luận:
? Các bạn trong tranh đang làm gì?
Em có đồng ý với việc làm của bạn trong tranh không? Vì sao?
? Nếu là bạn trong tranh, em sẽ làm gì? (Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Thảo luận cả lớp:
? Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? (Kĩ năng hợp tác)
? Trong những việc đó, việc gì em đã làm được? Việc gì em chưa làm được? Vì sao?
GV kết luận: ( Những việc cần làm để trường lớp sạch đẹp)
4. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
* Mục tiêu :
HS biết: 
- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
- Lí do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
* cách tiến hành
- HS nêu yêu cầu.
- GV nêu ý kiến – HS giơ thẻ.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- 2 HS đọc lại tất cả ý kiến đúng
GV kết luận: ( Kết luận lại những ý kiến đúng)
5. Củng cố, dặn dò:
- GVNX giờ học. 
- Dặn dò HS thực hành giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Bài tập 1: Bạn Hùng thật đáng khen.
Nhân vật: Bạn Hùng, cô giáo Mai, một số bạn trong lớp, người dẫn truyện.
- Hùng đặt 1 hộp giấy rỗng lên bàn.
- Hộp giấy để các bạn bỏ giấy gói bánh kẹo vào.
- ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Bài tập 2: Em đồng tình với việc làm của bạn nào trong các tranh dưới đây? Vì sao?
Tranh 1: Một bạn đang vẽ lên trường, mấy bạn khác vỗ tay tán thưởng.
Tranh 2: 2 bạn HS đang làm trực nhật.
Tranh 3: Mấy bạn ăn quà bánh vứt giấy rác ra sân trường

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_ca_ngay_tuan_13_nam_hoc_2016_2017.doc