Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

 - Biết tổ quốc em là Việt Nam , Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

 - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

 - Yêu Tổ quốc Việt Nam.

 - Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.

 *GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng trình bày.

 *GDBVMT: GDHS Biết yêu tổ quốc Việt Nam và giư gìn bảo vệ.

 *GDTTHCM: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương BH

 *GDMTBĐ (Liên hệ): GD HS yêu các vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Bảo vệ giữ gìn TNMT biển đảo là thể hiện lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam.

II. Chuẩn bị:

 Tranh, PBT

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 21 trang haihaq2 6970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 23 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
 Thứ hai ngày 11/2/2019
Sáng
Tiết 4: Đạo đức (2)
Bài 11: Lịch sự khi nhận điện thoại (tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Nêu được một số yêu cầu, tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
 - Biết chào hỏi và tự giới thiệu ; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn ; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng. 
 - Biết sử lí một số tình huống đơn giản 
 *GDKNS: Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Chuẩn bị:
 Tranh SGK, PBT
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 25’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Biết nói lời yêu cầu đề nghị phải là tự trọng và tôn trọng người khác không? 
 - Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận lớp
 - Mời 2 HS đóng vai hai bạn đang nói chuyện trên điện thoại. 
- Cho HS quan sát tranh SGK. 
+ Khi gọi điện thoại reo Vinh làm gì ?
- Bạn Vinh nhấc máy, giới thiệu tên chào bạn.
+ Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại thế nào ? 
- Chân bạn đã hết đâu chưa.
+ Em có thích cách nói chuyện của hai bạn không ? vì sao ? 
+ Em học điều gì qua hội thoại trên?
KL: Khi nhận và gọi điện thoại, em cần có thái độ lịch sự và nói năng rõ ràng, từ tốn. Hoạt động 2: Sắp sếp câu thành đoạn hội thoại
- GV viết câu hội thoại lên tấm bìa
- HS cầm tấm bìa đó đúng thành hàng, đọc các câu trên tấm bìa.
 - Thảo luận cả lớp:
+ Đoạn hội thoại trên diễn ra như thế nào ? 
+ Bạn nhỏ trong tình huống đã lịch sự khi nói điện thoại chưa ? Vì sao ?
- Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
 + Nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại ?
*GDKNS: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
- Thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
 KL: Khi nhận và gọi điện thoại cần chào hỏi lễ phép nói năng rõ ràng ngắn gọn, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng, không nói to nói trống không... 
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
- HS nhắc lại 
- Lắng nghe
- 2 HS đóng vai
- HS quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi. 
- Chia sẻ.
- - HS lắng nghe
- HS sắp xếp lại tấm bìa hợp lí
- HS trả lời
- Khi gọi điện và nhận điện thoại cần chào hỏi lễ phép.
- Nhấc và đặt ống nghe nhẹ nhàng, không nói to, không nói trống không.
- Lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức (5)
Bài 11: Em yêu tổ quốc của em là Việt Nam (tiết1)
I. Mục tiêu:
 - Biết tổ quốc em là Việt Nam , Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 - Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
 - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
 - Yêu Tổ quốc Việt Nam. 
 - Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
 *GD KNS: Kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng trình bày.
 *GDBVMT: GDHS Biết yêu tổ quốc Việt Nam và giư gìn bảo vệ.
 *GDTTHCM: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu Tổ quốc theo tấm gương BH
 *GDMTBĐ (Liên hệ): GD HS yêu các vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Bảo vệ giữ gìn TNMT biển đảo là thể hiện lòng yêu nước, yêu tổ quốc Việt Nam.
II. Chuẩn bị: 
 Tranh, PBT
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 25’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu phần bài học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (Trang 34 - sách giáo khoa)
- GV nêu YC
- GV kết luận: VN có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước đáng tự hào. VN đang phát triển thay đổi từng ngày.
Hoạt động 2: (Cặp đôi) 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2.
+ Em biết thêm gì về nước Việt Nam ?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ?
+ Nước ta còn những khó khăn gì?
*GDKNS: Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- GV kết luận:
 + Tổ quốc chúng ta là VN, chúng ta rất yêu quý và tự hào về tổ quốc mình, tự hoà mình là người VN.
 + Đất nước ta còn nghèo, còn khó khăn, vì vậy chúng ta cần cố gắng học tập, rèn luyện để xây dựng đất nước. 
Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp (Giới thiệu về cờ Việt Nam, Bác Hồ, Văn Miếu, áo đài Việt Nam )
+ Liên hệ: Ta rất tự hào về truyền thống, nền văn hoá, lịch sử của dân tộc. Em hóy kể một số đảo đã học ở môn địa lí của nước ta? Em sẽ làm gì với các đảo đó?
*GDTTHCM + GDMTB§: §Ó thÓ hiÖn lßng yªu n­íc, yªu tæ quèc ViÖt Nam, yªu c¸c vïng biÓn vµ h¶i ®¶o cña Tæ quèc chóng ta cÇn ph¶i lµm g×?
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS đọc các thông tin, yêu cầu học sinh giới thiệu 1 nội dung của thông tin sách giáo khoa 
- HS trình bày, HS khác bổ sung
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi.
- HS trao đổi, bổ sung.
Lắng nghe.
- HS trình bày
- HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa 
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 1: Thủ công + Lịch sử (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 17: Kẻ các đoạn thẳng cách đều 
Bài 19: Văn học và khoa học thời Hậu Lê
3’
35’
 2’
I. Mục tiêu:
 - Biết cách kẻ đoạn thẳng.
 - Kẻ được ít nhất ba đoạn thẳng cách đều. Đường kẻ rõ và tương đối thẳng.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
 1. GV: Hình vẽ mẫu các đoạn thẳng cách đều 
 2. HS : Bút chì,thước kẻ,1 tờ giấy vở.
III. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung:
 Hoạt động 1: Quan sát nhận xét.
- Giáo viên ghim hình vẽ mẫu lên bảng cho học sinh quan sát đoạn thẳng AB.
+ Em có nhận xét gì về 2 đầu của đoạn thẳng? 2 đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô? Em hãy kể tên những vật có các đoạn thẳng cách đều nhau?
Hoạt động 2: Cách kẻ đoạn thẳng, kẻ 2 đoạn thẳng cách đều.
- Giáo viên hướng dẫn mẫu cách kẻ.
- Đoạn thẳng 
- Hai đoạn thẳng cách đều
 Hoạt động 3: Thực hành kẻ đoạn thẳng, đoạn thẳng cách đều trên vở.
- Giáo viên cho học sinh thực hành trên giấy vở, giáo viên quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá.
- GV và HS nhận xết đánh giá sản phẩm của HS
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập cho tiết sau.
I. Mục tiêu: 
 - Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê) 
 - Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: Tranh SGK, PBT
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Văn học thời Hậu Lê.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm với định hướng như sau:
+ Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm thời Hậu Lê.
- Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả nội dung và các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê.
- GV giới thiệu một số đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác giả thời Hậu Lê.
Hoạt động 2: Khoa học thời Hậu Lê.
 - GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu của thời Hậu Lê.
- Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả sự phát triển cảu khoa học ở thơì Hậu Lê.
-Từ đó GV rút ra ghi nhớ SGK/52.
- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò:
+ Hãy kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê?
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
 Thứ ba ngày 12/2/ 2019
 Sáng
Tiết 2: Thủ công (2)
 Bài 12: Ôn phối hợp gấp, cắt dán hình (tiết 1)
I. Mục tiêu
 Củng cố được kiến thức , kĩ năng gấp các hình đã học.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
 1. GV: Bài mẫu các loại hình đã học.
 2. HS : Giấy, kéo, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 25’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng 
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Hãy nêu lại tên các bài đã học ở chương 2.
- GV ghi các bài lên bảng.
1, Gấp, cắt, dán hình tròn.
2, Gấp, cắt, dán biển báo giao thông
3, Gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe.
4, Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
5, Gấp, cắt, dán phong bì.
- GV cho HS quan sát nêu lại quy trình gấp các loại hình đã học ở chương II.
Hoạt động 3: 
- GV yêu cầu các nhóm gấp, cắt các loại hình đã học
- Các nhóm thực hành gấp.
- HD cho các nhóm trang trí theo sở thích.
- Trình bày sản phẩm
- YC các nhóm lên trình bày.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS trình bày 
- HS nhắc lại.
- HS quan sát
- Nêu.
- Các nhóm thực hành gấp.
- Trình bày sản phẩm.
- Lắng nghe
Tiết 3: Kĩ thuật (5)
 Lắp xe cần cẩu (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
 - HS biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chẵn và có thể chuyển động được.
 - HS biết tiết kiệm xăng dầu khi sử dụng xe. 
II. Đồ dùng dạy học:
 1. GV: Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.
 2. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
2’
 25’
2’
A. Kiểm tra bài cũ	
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài:
 2. Bài giảng.
Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe cần cẩu.
- Chọn các chi tiết
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK :
 - Lắp từng bộ phận
 - Trước khi thực hành, yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
- GV cho HS thực hành
-Trong khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
 - Lắp xe cần cẩu (H.1-SGK)
 - GV yêu cầu HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
Hoạt động 2 : Đánh giá sản phẩm.
 - GV yêu cầu HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.
- Yêu cầu HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
C. Củng cố, dặn dò:
+ Hôm nay ta học bài gì?
+ Xe cần cẩu dùng gì để chạy ?
+ Vậy ta nên làm gì để tiết kiệm xăng dầu?
- Chuẩn bị bài tiết sau Lắp xe ben.
- Nhận xét tiết học.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.
- 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung của từng bước lắp.
- HS thực hành lắp 
- HS quan sát
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.
- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
Tiết 4: Thủ công (3)
Bài 13. Đan nong đôi (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách đan nong đôi.
II.Chuẩn bị: 
 Mẫu tấm đan nong đôi, giấy, kéo, hồ dán. 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 25’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng HS
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Giới thiệu tấm đan nong đôi và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. 
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan
Cắt các nan dọc: Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan.
Bước 2: Đan nong đôi
Đan nan ngang thứ nhất, nhấc nan dọc 2,3,6,7
Đan nan ngang thứ hai, nhấc nan dọc 3,4,7,8
Đan nan ngang thứ ba, nhấc nan dọc 1,4,5,8,9
Đan nan ngang thứ tư, nhấc nan dọc 1,2,5,6,9 tiếp tục đan cho đến hết. 
Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
 Dùng 4 nan còn lại dán theo bốn cạnh của tấm đan. 
- Cho HS thực hành.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị giấy màu để giờ sau thực hành đan.
- HS lắng nghe
- Quan sát và nhận xét
 - Lắng nghe
- Thực hành
- Lắng nghe
 Chiều
Tiết 1: Đạo đức + Khoa học (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 11: Đi bộ đúng quy định (tiết 1)
Bài 45: Ánh sáng
 3’
35’
2’
I. Mục tiêu:
 - Nêu được 1 số quy định đối với người đi bộ phù hợp với điều kiện giao thông địa phương.
 - Nêu được lợi ích của việc đi bộ đúng quy định.
 - Thực hiện đi bộ đúng quy định và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
 *GDKNS: Kĩ năng an toàn khi đi bộ. Kĩ năng phê phán, đánh giá những hành vi đi bộ không dúng quy định
II. Chuẩn bị
 Tranh SGK, PBT
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
+ Trẻ em có quyền gì và có bổn phận gì ?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Nội nung
Hoạt động 1: Làm bài tập 1
- Cho Học sinh quan sát tranh, GV hỏi :
+ Trong thành phố, người đi bộ phải đi ở phần đường nào?
+ Ở nông thôn, khi đi bộ ta phải đi ở phần đường nào?
- Trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét.
*GDKNS: Tại sao ta phải đi ở phần đường như vậy? 
 KL : Ở nông thôn cần đi sát lề đường, ở TP cần đi trên vỉa hè. Khi qua đường cần đi theo chỉ dẫn của đèn hiệu và đi vào vạch quy định.
Hoạt đông 2 : Làm BT2 
- GV treo tranh 
- HS quan sát và nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận :
T1,3: Các bạn nhỏ đi bộ đúng quy định 
T2: là sai quy định ..
Hoạt động 3 : Tổ chức “ Qua đường ”
- Giáo viên vẽ ngã tư có vạch quy định cho người đi bộ và chọn Học sinh vào các nhóm: Người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô 
- Giáo viên phổ biến luật chơi 
- HS chơi.
- GV nhận xét, nhắc em còn vi phạm.
C. Củng cố dặn dò 
- Chốt lại bài 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương Học sinh hoạt động tích cực .
- Dặn về nhà ôn lại bài 
I. Mục tiêu:
 - Nêu được VD về các vật phát sáng và các vật được chiếu sáng
 + Vật tự phát sáng: Mặt trời ngọn lửa .
Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng bàn ghế 
 - Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
 - Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.
II. Chuẩn bị
 Tranh SGK, PBT
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ :
- HS nêu nội dung bài học trước
- Nhận xét
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài học 
2. Nội dung
Hoạt động 1: T×m hiÓu c¸c vËt tù ph¸t ra ¸nh s¸ng vµ c¸c vËt ®­îc chiÕu s¸ng
 -Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 / 90, 91 SGK, trả lời câu hỏi.
 - HS quan sát, trả lời.
- Nhận xét, kết luận: Ban ngày vật tự phát sáng duy nhất là Mặt trời, còn tất cả mọi vật khác được mặt trời chiếu sáng. Ánh sáng từ mặt trời chiếu lên tất cả mọi vật nên ta dễ dàng nhìn thấy chúng 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sáng truyền theo đường thẳng.
+ Nhờ đâu ta có thể nhìn thấy vật?
+ Theo em, ánh sáng truyền theo đường thẳng hay đường cong ?
Hoạt động 3: Vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Tổ chức cho lớp làm thí nghiệm theo nhóm 3 HS.
- GV hướng dẫn : Lần lượt đặt ở khoảng giữa đèn và mắt một tấm bìa, một tấm kính thuỷ tinh, một quyển vở, một thước mêka, chiếc hộp sắt, sau đó bật đèn pin. Hãy cho biết với những đồ vật nào ta có thể nhìn thấy ánh sáng của đèn ?
- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Làm theo hướng dẫn của GV, 1 HS ghi tên vật vào 2 cột kết quả.
Vật cho ánh sáng truyền qua
Vật không cho ánh sáng truyền qua
-Thước kẻ bằng nhựa trong, tấm kính thuỷ tinh.
-Tấm bìa, hộp sắt, quyển vở.
- HS trình bày kết quả thí nghiệm.
- Nhận xét kết quả thí nghiệm của HS.
 Kết luận: Anh sáng truyền theo đường thẳng và có thể truyền qua các lớp không khí, nước, thuỷ tinh, nhựa trong. Anh sáng không thể truyền qua các vật cản sáng như: tấm bìa, tấm gỗ, quyển sách, chiếc hộp sắt hay hòn gạch, 
Hoạt động 4: Mắt nhìn thấy vật khi nào ?
+ Mắt ta nhìn thấy vật khi nào ?
+ Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi nào?
- HS trả lời, bổ sung.
 - GV nhận xét, Kết luận: Mắt ta có thể nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt. Chẳng hạn khi đặt vật trong hộp kín và bật đèn thì vật đó vẫn được chiếu sáng, nhưng ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt lại bị cản bởi cuốn vở nên mắt không nhìn thấy vật trong hộp. 
C. Củng cố -Dặn dò
+ Khi nào mắt ta nhìn thấy vật ?
- Chuẩn bị bài tiết sau, mỗi HS chuẩn bị 1 đồ chơi.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2: Đạo đức (3)
Bài 11: Giữ gìn các công trình công cộng (tiết 1)
I. Mục tiêu: 
 - Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng . 
 - Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
 - Có ý thức bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng.
 *GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng. Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin 
II. Chuẩn bị:
 Tranh SGK, PBT
III. Hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
2’
25’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
- HS nêu bài đã học
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
GV nêu yêu cầu,nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Em biết những công trình công cộng nào?
 Kết luận: Nhà văn hoá xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hoá chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của . Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Hùng nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó .
Hoạt động 2: Trình bày ý kiến 
Bài tập 1/tr35: 
GV nhận xét kết luận : 
 Tranh 1, 3 : Sai .
 Tranh 2, 4 : Đúng.
 Hoạt động 3 : Xử lí tình huống bài tập 2 sgk 
- Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này.
- Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy lợi hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
C. Củng cố - dặn dò: 
*GDKNS: Bản thân em đã giữ gìn công trình công cộng như thế nào? 
- Nhân xét tiết học.
- Kiểm tra 2 HS
- HS HĐ nhóm 
1 HS đọc đề 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- HS nhận xét trao đổi ý kiến , bổ sung 
1 HS đọc đề nêu yêu cầu 
- Từng nhóm HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- HS thảo luận nhóm lớn. 
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp bổ sung, tranh luận.
-1-2 HS đọc ghi nhớ sgk.
- Lắng nghe
 Thứ tư ngày 13/2/ 2019
 Sáng
Tiết 1: Lịch sử (5)
Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
I. Mục tiêu:
 - Biết hoàn cảnh ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội : tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 – 1958 thì hoàn thành.
 - Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
 *GDBVMT: Vai trò của thuỷ điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường
 *GDLSĐP: HS biết một số nhà máy đầu tiên của Cao Bằng.Thủy điện suối Củn, Tà Sa, Nà Han,...
II. Chuẩn bị:
 Tranh SGK, PBT
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ: 
 + Phong trào Đồng khởi ở Bến Tre diễn ra như thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Cho học sinh đọc đoạn “Sau chiến thắng lúc bấy giờ” SGK hỏi:
+ Sau Hiệp định Giơ- ne- vơ, Đảng, Chính phủ xác định nhiệm vụ miền Bắc là gì?
+ Tại sao Đảng, Chính phủ lại quyết định xây dựng một Nhà máy cơ khí hiện đại?
+ Đó là nhà máy nào?
- GV yêu cầu HS trình bày 
- GV nhận xét, kết luận: Để xây dựng thành công Chủ nghĩa x hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hóa nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy cơ khí Hà Nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
*GDLS§P: HS biÕt mét sè nhµ m¸y ®Çu tiªn cña Cao B»ng.Thủy điện suối Củn, Tà Sa, Nà Han,...
Hoạt động 2: Nhóm đôi
GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, phát phiếu học tập cho HS thảo luận, yêu cầu các em cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu.
+ Nêu thời gian khởi công, địa điểm xây dựng và thời gian khánh thành Nhà máy cơ khí Hà Nội.
Giáo viên nhận xét.
+ Hãy nêu thành tích tiêu biểu của nhà Máy cơ khí Hà Nội ?
+ Những sản phẩm ra đời từ Nhà máy cơ khí Hà Nội có tác dụng như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
+ Nhà máy cơ khí Hà Nội đã nhận được phần thưởng cao quý gì?
 Hoạt động 3 : Bài tập.
- Cho HS xem ảnh Bác Hồ 9 lần đến thăm Nhà máy.
+ Vì sao Bác Hồ nhiều lần đến thăm Nhà máy cơ khí Hà Nội?
+ Tại sao Người nhiều lần giới thiệu Nhà máy cơ khí Hà Nội với các nguyên thủ quốc gia khác
- Giáo viên nhận xét – rút ra ghi nhớ.
*GDBVMT: Vai trò của thuỷ điện đối với sự phát triển kinh tế và đối với môi trường ntn?
C. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị sau
- HS nêu
- HS lắng nghe.
- Đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- 1 học sinh nêu nội dung tranh.
Học sinh thảo luận nhóm đôi nội dung câu hỏi.
+ Miền Bắc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho Cách mạng miền Nam.
+ Trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng suất và chất lượng lao động. Nhà máy này làm nồng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.
+ đó là nhà máy Cơ khí Hà Nội.
- 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS đọc và trả lời
- HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn của GV để hoàn thành (1 nhóm làm vào phiếu giấy khổ to)
+ Đông Nam Á thời bấy giờ. Nước giúp đỡ xây dựng: liên Xô.
- HS nêu
+ Các sản phẩm: Máy phay, máy tiện, máy khoan, tiêu biểu l tên lửa A12
- Quan sát ảnh.
+ Đóng góp vào công công xây dựng vào bảo vệ đất nước: Cung cấp sản phẩm của nhà máy đang phục vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng bộ đội đánh giặc trên chiến trường miền Nam(tên lửa A 12). Nhà máy Cơ khí Hà Nội luôn đạt được thành tích to lớn, góp phần quan trọng vo cơng cuộc xy vệ bảo vệ Tổ quốc.
+ Nhà nước tặng hai Huân chương Chiến công hạng 3. 1967, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho đồng chí Nguyễn Hoàng Thoan- thợ nguội. Hiện nay Nhà máy Cơ khí đổi tên thành Công ty Cơ khí Hà Nội
- HS đọc
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 1: TNXH + Địa lí (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 23: Cây hoa
Bài 20: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam (Tiếp)
5’
32’
3’
I. Mục tiêu:
 - Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây hoa. 
 - Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của các cây hoa.
 - HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
 *GDKNS: Kĩ năng kiên định. Kĩ năng tư duy, phê phán. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, SGK
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Cây rau gồm có bộ phận chính nào? 
- Nhận xét, tuyên dương. 
B. Dạy học bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (Ghi đề bài)
2. Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu cây hoa.
- GV yêu cầu HS giới thiệu tên cây hoa của mình, được trồng ở đâu.
 - Hướng dẫn HS quan sát cây hoa
- GV theo dõi HS trình bày
 GV kết luận: Các cây hoa đều có rể, thân, lá, hoa. Mỗi loại hoa đều có màu sắc.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- GV quan sát, HS thảo luận giúp đỡ 1 số cặp.
- GV cho 1 số em lên trình bày
GV hỏi:
 + Kể tên các loại hoa có trong bài?
 + Hoa được dùng làm gì?
*GDKNS: Để hoa luôn tươi đẹp ta cần làm gì?
 GV kết luận: Các loại hoa ở SGK là hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn. Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa.
 + Ngoài các loại hoa trên, các em còn thấy những loại hoa nào khác?
Hoạt động 3: Trò chơi
- GV yêu cầu HS cử mỗi tổ 1 em lên mang khăn bịt mắt. Cho HS đứng 1 hàng. GV đưa 1 em 1 cành hoa yêu cầu các em nhận biết loại hoa gì?
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV đưa ra một số loại hoa cho HS nhận biết 
-Về nhà cỏc em thực hiện tốt ND vừa học
I. Mục tiêu: 
 - Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, chăm, Hoa.
 - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
 - Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
 *GDBVMT: Nắm được một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
 *GDĐLĐP: Giới thiệu một số cách làm nhà ở địa phương 
II. Chuẩn bị:
 Tranh SGK, PBT
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu những thuận lợi để trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất cả nước?
- GV nhận xét, khen
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài.
Hoạt động 1: 3. Vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta.
- Làm việc theo nhóm
- Cho học sinh đọc thông tin trong SGK, quan sát tranh ảnh, dựa vào vốn hiểu biết của mình để thảo luận theo gợi ý
+ Tại sao đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh? 
+ Nêu dẫn chứng thể hiện đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh nhất nước ta? 
+ Kể tên các ngành công nghiệp nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ? 
Hoạt động 2: 4 Chợ nổi trên sông
- Làm việc cá nhân
- Cho học sinh đọc thông tin ở SGK, quan sát tranh ảnh, nói qua vài nét về chợ nổi trên sông.
+ Chợ nổi là nét độc đáo của đồng bằng Sông Cửu Long. Chợ nổi họp ở nơi thuận tiện cho thuyền, ghe từ nhiều nơi đổ về. Ở chợ nổi diễn ra mua bán tập nập.
- GV rút ra bài học.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV chốt lại ND bài.
- Về nhà học bài, xem lại bài
 Thứ năm ngày 14/2/ 2019
Sáng 
Tiết 1: Khoa học (5)
 Bài 45: Sử dụng năng lượng điện
I. Mục tiêu :
 - Kể được tên các đồ dùng, máy móc sử dụng điện, kể tên một số nguồn điện
 *GDBVMT: Giáo dục học sinh sử dụng tiết kiệm năng lượng
II. Chuẩn bị:
 Tranh SGK, PBT
III. Hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
35’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu bài học
- Nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Trò chơi.
- Tổ chức:
- GV hô bắt đầu đồng thời ghi chủ đề lên bảng theo thứ tự: Nông nghiệp, giải trí, thể thao 
- Kết luận: 
Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu về năng lượng điện
- Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi:
+ Kể tên các đồ dùng, máy móc sử dụng điện. Trong đó, loại nào dùng năng lượng điện để thắp sáng, loại nào dùng để đốt nóng, chạy máy?
+ Điện mà các đồ dùng đó sử dụng lấy từ đâu?
+ Vì sao em chọn cái đèn pin là thiết bị dùng năng lượng điện để chiếu sáng?
+ Vì sao em chọn máy sấy tóc là thiết bị dùng năng lượng điện để đốt nóng?
+ Vì sao em chọn cái đài là thiết bị dùng năng lượng điện để chạy máy?
+ Điện mà các thiết bị đó sử dụng lấy từ đâu?
- Mời đại diện báo bài.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận
- Cho HS làm việc nhóm
- GV treo tranh ảnh minh họa của bài học và hỏi thêm cá nhân HS: Các hình minh họa trang 93 nói lên điều gì?
- Mời HS trình bày.
- Nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh – ai đúng?”
- Nêu yêu cầu và hướng dẫn cách chơi
- Tổ chức
- GV phát bảng nhóm và hô to “Bắt đầu” thì các nhóm sẽ chơi.
C. Củng cố - dặn dò:
*GDBVMT: Để bảo vệ môi trường cần sử dụng năng lượng như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà xem lại bài.
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Bổ sung.
- Các nhóm thảo luận hội ý nội dung câu trả lời và tìm các trình bày hay nhất.
+ Hình 2 trang 93 là minh họa cho tác dụng chiếu sáng của đèn.
+ Hình 3: Hình ảnh nhà máy điện sông Đà, nơi sản xuất ra điện cung cấp cho các tỉnh phía Bắc.
- Đại diện báo bài.
- HS lắng nghe
- Chia nhóm chơi. Nên để 2 đội, còn lại sẽ làm khán giả.
- Chia sẻ.
- Lắng nghe
Tiết 3: Khoa học (4)
Bài 46 : Bóng tối
I. Mục tiêu:
 - Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
 - Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi
II. Chuẩn bị:
 Tranh SGK, PBT
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
35’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ 
+ Khi nào mắt ta nhìn thấy vật?
- Nhận xét.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu bóng tối.
- GV mô tả thí nghiệm:
- Hãy dự đoán:
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu?
+ Bóng tối có hình dạng như thế nào?
- Cho HS làm thí nghiệm để chứng minh kết luận trên.
- GV hướng dẫn: Trước khi làm thí nghiệm tháo tất cả các pha đèn. 
- Gọi HS trình bày.
- GV hỏi:
+ Ánh sáng có truyền qua vỏ hộp hay quyển sách được hay không?
+ Vật không cho ánh sáng truyền qua gọi là gì? 
+ Bóng tối xuất hiện ở đâu? + Khi nào bóng tối xuất hiện? 
 Hoạt động 2: Trò chơi xem bóng đoán vật.
- Chia lớp làm 2 đội, sử dụng tất cả những đồ chơi mà HS chuẩn bị. GV căng tấm vải trắng lên bảng, sau đó đứng ở dưới, HS dùng đèn pin chiếu lên các đồ chơi. HS nhìn bảng đoán tên vật.
- Cách tính điểm: Trả lời đúng tên một vật tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
C. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS nêu.
- HS lắng nghe
- HS đọc thí nghiệm
+ Xuất hiện phía sau quyển sách 
+ Hình dạng giống hình quyển sách 
- Làm thí nghiệm.
- HS trình bày kết quả thí nghiệm
+ Bóng tối xuất hiện ở phía sau vỏ hộp.
+ Bóng tối có hình dạng giống hình vỏ hộp.
+ Bóng tối của vỏ hộp sẽ to dần lên khi dịch đèn lại gần vỏ hộp.
Vật cản sáng 
 Phía sau vật cản sáng 
- HS thực hiện
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 3: Khoa học (5)
 Bài 46: Lắp mạch điện đơn giản
I. Mục tiêu:
 - Lắp một mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn và dây dẫn.
 *GDBVMT: Có ý thức sử dụng loại năng lượng này một cách tiết kiệm.
II.Chuẩn bị: 
 Tranh SGK, PBT
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
 35’
2’
A. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu nội dung bài đã học
- Gv nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện 
- GV yêu cầu trình bày bằng cách: mỗi nhóm lên trình bày mạch điện và biểu diễn lại cách lắp mạch điện của mình. Phải lắp thế nào thì mạch điện mới sáng?
- Tổ chức thảo luận nhóm:
- GV nêu nhiệm vụ.
- GV yêu cầu thực hành.
- GV có thể dùng vật thật giới thiệu lại cho rõ như trong SGK trang 95.
- Kết luận về điều kiện: pin đã tạo ra một dòng điện trong mạch điện kín; dòng điện này chạy qua dây tóc và làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên tới mức phát sáng.
 Hoạt động 2: Mô tả thí nghiệm.
GV yêu cầu các nhóm trình bày theo thứ tự lần lượt.
Kết luận: 
- Chỉ có trường hợp a khi nối cực dương của pin với núm thiếc của bóng đèn, nơi dẫn điện vào bóng đèn, rồi nối với cực âm của pin sẽ tạo nên một dòng điện thông suốt mạch khiến bóng đèn có thể sáng.
- Trường hợp b: chỉ có một cực của pin được nối với đèn, đầu kia dây dẫn được nối với thân pin nên không có dòng điện nào đi qua, bóng đèn không sáng.
- Trường hợp c: nối 2 cực của pin với nhau qua dây dẫn sẽ làm hỏng pin vì gây ra hiện tượng đoản mạch
- Trường hợp d: nối sai cực của pin với bóng đèn nên cũng không tạo thành dòng điện.
- Trường hợp e: nối bóng đèn với 1 cực thì không có dòng điện, đèn không sáng.
 + Vậy, để đèn có thể sáng được khi lắp mạch điện cần điều kiện gì?
C. Củng cố dặn dò:
*GDBVMT: Để tiết kiệm năng lượng chúng ta cần

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2018_2019.doc