Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu:

- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.

- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu.

- Máy bay lắp tương đối chắc chắn.

* Với học sinh khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.

- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.

II. Chuẩn bị.

- Mẫu máy bay : bộ lắp ghép.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 21 trang haihaq2 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
 Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2019
Sáng
Tiết 4: Đạo đức (2)
Bài 13 : Giúp đỡ người khuyết tật (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng người khuyết tật.
- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.
- Có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử và tham gia, giúp đỡ bạn khuyết
 tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
* GDKNS: Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng ra quyết định. 
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin. 
*GDTTHCM: GD cho HS biết giúp đỡ người khuyết tật là thể hiện lòng nhân ái.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Tranh, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Lịch sự khi dến nhà người khác
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
 Hoạt động 1: Phân tích tranh. 
- HS quan sát tranh thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh
+ Tranh vẽ gì ?
+ Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật.
+ Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì ? Vì sao
- GV KL: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập. 
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2 .
+ Nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật ?
- GV lần lượt nêu. 
- GVKL: Tuỳ theo khả năng điều kiện thục tế các em ó thể giúp đỡ...
Hoạt động 3. Bày tỏ ý kiến HS giơ thẻ xanh, đỏ, vàng.
- GV quy ước giơ thẻ.
- GV kết luận.
+ Em đã làm gì giúp đỡ người khuyết tật?
C. Củng cố dặn dò: 
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
- HS nêu 
- Lắng nghe
- HS thảo luận đại diện các nhóm báo bài.
- Lắng nghe
- HS thảo luận từng nhóm lên trình bày trước lớp ý kiến.
- HS có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.	
- HS thực hiện.
- Chia sẻ.
- Lắng nghe
Tiết 5: Đạo đức ( 5)
Ôn tập
I. Mục tiêu:
 Ôn tập kiến thức tuần 23 – 27
II. Chuẩn bị: 
- Tranh, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 20’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu phần bài học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung 
- HS ôn tập cá nhân, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
- GV : 
+ Em đang sống ở nước nào ?
+ Em làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam?
+ Hòa bình đem lại cho em những gì ?
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS nêu
- HS ôn 
- Việt Nam
- Lao động, học tập...
- Cuộc sống hạnh phúc 
- Lắng nghe
Chiều
Tiết 1: Thủ công + Lịch sử (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 29: Cắt, dán hình tam giác (tiết 2)
Bài 29: Quang Trung đại phá quân Thanh
 (năm 1789)
 3’
 30'’ 
 2’
I. Mục tiêu: 
 - Kẻ, cắt, dán được hình tam giác
 - Cắt, dán được hình tam giác theo 2 cách.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
- GV: Hình tam giác mẫu bằng giấy màu trên tờ bìa 
- HS : Giấy màu kẻ ô, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán...
III. Các hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát, hướng dẫn mẫu
- GV cài quy trình vào bảng lớp
- GV hướng dẫn từng thao tác dựa vào hình vẽ (SGV/239)
- GV theo dõi, quan sát khuyến khích những em khá kẻ, cắt, dán cả 2 cách như hướng dẫn
- GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Trưng bày sản phẩm
- GV cài 3 tờ bìa lớn vào bảng
- GV ghi thứ tự từng tổ
- Từng tổ cài sản phẩm
- GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 3: Thi cắt, dán hình tam giác
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy mẫu cỡ lớn (có kẻ ô lớn)
- Nêu yêu cầu
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm
 - GV nhận xét, đánh giá
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị giấy kẻ ô và giấy màu cho tiết sau.
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung, đại phá quân Thanh, chú ý các trận tiêu biểu : Ngọc Hồi, Đống Đa.
II. Chuẩn bị của GV, HS
 - GV: Tranh 
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ:
Nêu nội dung bài đã học
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quân Thanh xâm lược nước ta.
- GV đưa các mốc thời gian:
+Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1789). . .
+Đêm mồng ba Tết năm Kỷ Dậu (1789). . .
+Mờ sáng ngày mồng 5. . .
- GV yêu cầu HS điền sự kiện tiếp theo vào chỗ chấm cho phù hợp với mốc thời gian mà GV đã đưa ra.
- GV yêu cầu HS dựa vào kênh chữ và kênh hình để thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh.
Hoạt động 2: Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung.
- GV hướng dẫn HS thấy được lòng quyết tâm đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh.
- GV chốt ý, rút ra ghi nhớ SGK/63.
- Gọi 2 HS đọc lại ghi nhớ.
C. Củng cố, dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét , dặn dò.
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2019
Sáng
Tiết 2: Thủ công (2)
Bài 15 : Làm vòng đeo tay (tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Biết cách làm vòng đeo tay
II. Chuẩn bị của GV, HS 
 - GV: Vòng đeo tay mẫu
 - HS : Giấy thủ công
III. Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 20’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng 
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: HD HS quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay nêu câu hỏi
- HS quan sát
+ Vòng đeo tay được làm bằng gì? Có mấy màu? 
Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu
- Có 4 bước:
 B1: Cắt thành các nan giấy
- Lấy 2 tờ giấy khác màu cắt thành 2 nan giấy rộng 1ô.
 B2: Dán nối các nan giấy
- Dán các nan giấy cùng màu
 B3: Gấp các nan giấy
- Dán đầu 2 nan giấy. Gấp nan dọc để lên nan ngang cho đến hết nan giấy sau đó dán phần cuối lại.
 B4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay
- Dán đầu sợi dây vừa gấp được vòng 
- GV cho HS tập làm vòng đeo tay.
 C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà học ôn bài 
- HS trình bày 
- HS quan sát
- Làm bằng giấy, có 2 màu)
- Lắng nghe
- Quan sát
- HS tập làm vòng đeo tay
- Lắng nghe
Tiết 3. Kĩ thuật (5)
Lắp máy bay trực thăng (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu.
- Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị.
- Mẫu máy bay : bộ lắp ghép.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3'
25'
2'
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới.
- Giới thiệu bài : lắp máy bay 
Ghi đề.
- Gọi học sinh nhắc lại quy trình lắp.
- Nhận xét.
Hoạt động 3 : thực hành lắp. 
- Chọn chi tiết.
- Lắp từng bộ phận.
- Lắp ráp máy bay trực thăng
Hoạt động 4 : Đánh giá sản phẩm
- GV yêu cầu HS trương bày sản phẩm
- Nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1 HS nêu lại quy trình lắp
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
- Cả lớp để đồ dùng học tập lên bàn.
- Nghe, nhắc lại.
- 2 học sinh.
- HS lắng nghe
- Hoạt động theo nhóm.
- Nhóm tŕnh bày sản phẩm.
- Đánh giá theo mục 3 SGK.
-1 HS nêu lại quy trình lắp
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
Tiết 4: Thủ công (3) 
 Bài 15: Làm đồng hồ để bàn (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 Làm được đồng hồ để bàn.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy 
- HS: Giấy màu, keo, hồ dán
III. Các hoạt động dạy học;
TG
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
 3’
 20’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- KT đồ dùng HS
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 Nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 
2. Nội dung
Hoạt động 1: 
- HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí
- Cho HS nhắc lại các bước làm đồng hồ.
- GV nhận xét, bổ sung
Hoạt động 2: 
- Cho HS tiếp tục thực hành.
- GV quan sát, HD 
- Cho các nhóm trưng bày sản phẩm
- Nhận xét, đánh giá
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau 
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS nêu
- Thực hành
- Quan sát, theo dõi
- Trưng bày
- HS nghe
Chiều
Tiết 1: Đạo đức + Khoa học (1+4)
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 2)
Bài 57: Thực vật cần gì để sống ?
2’
30’
 3’
I. Mục tiêu:
- Nêu được ý nghĩa của chào hỏi và tạm biệt
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
- HS có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi. Thân ái với bạn bè và em nhỏ.
*GDKNS: - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết chào hỏi khi gặp gỡ và tạm biệt khi chia tay.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV : Tranh 
- HS : Vở bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài học trước
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
 Hoạt động 1: Làm BT 2 
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS làm vào vở.
- HS báo bài.
- Nhận xét, GV chốt : 
+Trang 1: Các bạn cần chào hỏi khi gặp thầy cô giáo.
+ Tranh 2: Bạn nhỏ cần chào tạm biệt khách.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm BT 3 
- Chia nhóm yêu cầu thảo luận.
- HS thảo luận.
- HS báo bài.
- GV nhận xét.
 Kết luận : Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi gặp người quen trong rạp hát, trong bệnh viện , rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn. Trong những tình huống như vậy em có thể chào bạn bằng cách ra hiệu, gật đầu, mỉm cười và giơ tay vẫy vẫy.
Hoạt động 3 : Đóng vai theo BT 1.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Giao nhiệm vụ : 
+ Nhóm 1 đóng vai tình huống 1. 
+ Nhóm 2 đóng vai tình huống 2
- Thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- HS lên đóng vai.
- Chốt lại cách ứng xử : 
Tranh 1 : Gặp bà cụ, 2 bạn nhỏ đứng lại khoanh tay chào.
Tranh 2 : Khi chia tay các bạn đã giơ tay vẫy và chào tạm biệt.
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học. 
- Chuẩn bị giờ sau 
I. Mục tiêu: 
 - Biết cách làm thí nghiệm, phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng đối với thực vật.
 - Hiểu được những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
 - Có khả năng áp dụng những kiến thức khoa học trong việc chăm sóc thực vật.
*GDKNS: - Kĩ năng làm việc nhóm
	- Kĩ năng quan sát
II. Chuẩn bị:
 - Tranh, ảnh 
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài đã học 
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm 
- Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.
- Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí nghiệm trong nhóm.
- Yêu cầu: Quan sát cây các bạn mang đến. Sau đó mỗi thành viên mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình. Thư ký thứ nhất ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó vào một miếng giấy nhỏ, dán vào từng lon sữa bò. Thư ký thứ hai viết vào một tờ giấy để báo cáo.
- GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
- Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm. GV kẻ bảng và ghi nhanh điều kiện sống của từng cây theo kết quả báo cáo của HS.
+ Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?
+ Các cây thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ?
+ Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ?
 +Theo em dự đoán thì để sống, thực vật cần phải có những điều kiện nào để sống 
- Trong các cây trồng trên, cây nào đã có đủ các điều kiện đó ?
- Đại diện báo bài.
- Kết luận: Thí nghiệm chúng ta đang phân tích nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của cây. Các cây 1, 2, 3, 5 gọi là các cây thực nghiệm, mỗi cây trồng đều bị cung cấp thiếu một yếu tố 
 Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm 2 HS.
- Phát phiếu học tập cho HS.
- Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào và hoàn thành phiếu.
- GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia.
- Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng như phiếu học tập và ghi nhanh lên bảng.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS làm việc tích cực.
C. Củng cố-Dặn dò
+ Thực vật cần gì để sống?
- Củng cố lại bài 
- Nhận xét tiết học
.
Tiết 3: Đạo đức (3)
Bài 13. Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước (tiÕt 2)
I.Mục tiêu: 
- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.
- Biết thực hiện tiết kiểm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.
*GDKNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
*GDBVMT: HS có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
*GDTTHCM: GD cho học sinh đức tính tiết kiệm theo giương Bác Hồ.
*GDMTB,HĐ: GD cho hs nắm được nước là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa trong cuộc sống 
II. Chuẩn bị: 
- Tranh, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :	
TG
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 2’
20’
 3’
A. Kiểm tra bài cũ
+ Vì sao cần tôn trọng thư từ, tài sản của người khác ?
- Gv nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Vẽ tranh hoặc xem ảnh 
- GV yêu cầu HS : Vì những gì cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày 
+ Nếu không có nước cuộc sống của con 
người sẽ như thế nào ?
 Kết luận : Nước là nhu cầu thiết yếu của con người, đảm bảo cho trẻ em sống và phát triển tốt
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
- GV chia nhóm, phát phiếu thảo luận và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 - Kết luận:
a. Không nên tắm rửa cho trâu, bò ngay cạnh giếng nước ăn vì sẽ làm bẩn nước giếng, ảnh hưởng đến SK con người.
b. Đổ rác ra bờ ao, hồ là sai vì làm ô nhiễm nước.
c. Bỏ vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng riêng là đúng vì đã giữ sạch đồng ruộng và nước không bị nhiễm độc. 
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát phiếu thảo luận
- GV tổng kết ý kiến, khen ngợi các HS đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình đang sống
 Hướng dẫn thực hành:
Tìm hiểu thực tế sử dụng sử dụng nước ở gia đình, nhà trường và tìm cách sử dụng tiết kiệm, BV nước sinh hoạt ở gia đình, nhà trường.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
VD : Thức ăn, điện, củi, nước, nhà, ti vi, sách vở, đồ chơi, bóng đá.
- Khó phát triển
- HS thảo luận theo nhóm
- Một số nhóm trình bày kết quả
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác bổ sung
- Lắng nghe
- HS chuẩn bị
Thứ tư ngày 27 tháng 3 năm 2019
Sáng
Tiết 1 : Lịch sử (5)
Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nước
I. Mục tiêu:	
- Biết tháng 4 - 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976:
+ Tháng 4 - 1976 cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
+ Cuối tháng 6 đầu tháng 7 - 1976 Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Tranh
- HS: sgk
III. Các hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ 
- Nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá VI ngày 25- 4- 1976.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và tả lại không khí của ngày Tổng tuyển cử Quốc hội khĩa VI theo các câu hỏi gợi ý:
+ Ngày 25- 4- 1976, trên đất nước ta diễn ra sự kiện lịch sử gì?
+ Quang cảnh Hà Nội, khắp nơi trên đất nước trong ngày này như thế nào?
+ Tinh thần của nhân dân ta trong ngày này ra sao?
- Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trên cả nước ngày 25-4-1976 
GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước.
- GV hỏi HS: Vì sao ngày 25- 4- 1976 niềm vui nhất của nhân dân ta?
Hoạt động 2: Tháng 4 - 1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đầu tháng 7 – 1976
- Biết nội dung quyết định của kì họp thứ nhất, Quốc hội khóa VI ; ý nghĩa của cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất 1976.
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu những quyết định quan trọng nhất của kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa VI, Quốc hội thống nhất.
- Giáo viên gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi về ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội chung trên cả nước:
+ Sự kiện bầu cử Quốc hội khóa VI gợi cho ta nhớ tới sự kiện lịch sử nào trước đó?
+ Những quyết định quan trọng trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI thể hiện điều gì?
- GV nhấn mạnh: Sau cuộc bầu cử Quốc hội thống nhất và kì họp thứ nhất của Quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung thống nhất...
C. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
+Nêu ý nghĩa lịch sử?
Nhận xét tiết học. 
.- HS nêu
- HS quan sát hình 1, 2.
- Học sinh đọc SGK và tự rút ra câu trả lời.
+ ... ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
+ ... Hà Nội, khắp nơi trên cả nước tràn ngập cờ, hoa, biểu ngữ.
+ ... Nhân dân cả nước phấn khởi thực hiện quyền công dân của mình
- HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS nêu: Vì ngày này l ngày dân tộc ta phồn thịnh sự nghiệp thống nhất đất nước sau bao nhiêu năm dài chiến tranh hi sinh gian khổ.
- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết luận: Kì họp đầu tiên khóa VI đưa ra quyết định:
- Tên nước ta là: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+Quyết định Quốc huy.
+ Quốc kì l lá cờ đỏ sao vàng.
+Quốc ca l bài Tiến quân ca.
+Thủ đô là Hà Nội.
+ Đổi tên thành phố Sài Gòn- Gia định là Thành phố Hồ Chí Minh.
- HS nghe câu hỏi của GV, trao đổi với nhau ý kiến. 
- Lắng nghe
- Vài HS đọc nội dung bài học.
- HS nêu, lắng nghe
Chiều
Tiết 3.TNXH + Địa lí (1+4): 
TG
NTĐ 1
NTĐ 4
 Bài 29 : Nhận biết các con vật
 Bài 26: Người dân và hoạt động sản xuất 
ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo)
3’
30’
 2’
I. Mục tiêu:
- Kể tên và chỉ được một số loài cây và con vật.
- Nêu điểm giống(hoặc khác) nhau giữa một số cây hoặc một số con vật.
*GDBVMT: Giáo dục hs biết chăm sóc cây cối và các con vật nuôi trong nhà.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Tranh
- HS: SGK
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Muỗi có tác hại gì? 
- Nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát mẫu vật, tranh ảnh
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm trình bày các mẫu vật các em mang đến lớp
- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và băng dính; yêu cầu các nhóm dán các tranh ảnh về động vật, thực vật vào tờ giấy.
- Yêu cầu các nhóm trình bày : Chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm đã sưu tầm được với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Kết luận : Có nhiều loại cây như : cây rau, cây hoa, cây gỗ, ... Các loại cây khác nhau về hình dáng, kích thước, ... Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá.
Có nhiều loại động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống. Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển.
+ GV giới thiệu thêm một số cây cối, con vật.
Hoạt động 2 : Trò chơi : “Đố bạn cây gì, con gì ?
- GV hướng dẫn cách chơi :
+ Một HS được GV đeo một tấm bìa có vẽ hình cây hoặc con vật ở sau lưng. Em đó không biết đó là cây hay con gì, nhưng cả lớp thì biết rõ.
+ HS đeo tấm bìa đặt câu hỏi, cả lớp chỉ trả lớp đúng hoặc sai.
Ví dụ : Đó là cây gỗ phải không ?
 Đó là cây rau phải không ?
- Tổ chức cho HS chơi.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Thảo luận cả lớp
+ Kể tên một số loại cây và ích lợi của chúng.
+ Kể tên các con vật có ích và con vật có hại đối với sức khỏe con người ?
+ Em yêu thích và chăm sóc cây cối và con vật trong nhà như thế nào ?
- Báo bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
C. Củng cố, dặn dò
+ Cây rau có những bộ phận nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau: Trời nắng, trời mưa.
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hài miền Trung : 
 + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển. 
 + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải miền Trung 
+ Nhà máy đường, nhà máy đóng mới sữa chữa tàu thuyền. văn hóa sản của thiên
 nhiên 
*GDBVMT, BĐ : Giáo dục HS bảo vệ nguồn tài nguyên biển nhằm phát triển bền vững.
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản hợp lí bảo vệ nguồn lợi hải sản.
II. Chuẩn bị của GV, HS 
 - GV: Lược đồ 
 - HS : SGK 
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài học trước
- Nhận xét
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Nội dung
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp 
- GV chỉ trên lược đồ dân cư để HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày.
+ Quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam, nêu nhận xét về sự phân bố dân cư ở duyên hải miền Trung?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi (cô gái người Kinh thì mặc áo dài, cổ cao, quần trắng; còn cô gái người Chăm thì mặc váy)
- HS đọc ghi chú các ảnh.
- HS nêu tên hoạt động sản xuất.
- Các nhóm thi đua
- Đại diện nhóm báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện bảng.
- HS đọc lại kết quả 
- GV bổ sung thêm: trang phục hàng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận lợi trong lao động sản xuất
Hoạt động 2 : Làm việc nhóm đôi
+ Cho biết tên các hoạt động sản xuất?
- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm bảng có 4 cột (trồng trọt; chăn nuôi; nuôi, đánh bắt thủy sản; ngành khác), yêu cầu các nhóm thi đua điền vào tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh mà HS đã quan sát.
- GV khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung 
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân 
+ Tên và điều kiện cần thiết đối với từng ngành sản xuất?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
C. Củng cố, dặn dò:
*MT: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên biển?
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài
Thứ năm ngày 28 tháng 3 năm 2019
Sáng
Tiết 1: Khoa học ( 5)
 Bài 57: Sự sinh sản của ếch
I. Mục tiêu
 Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch.
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV: Tranh 
- HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30'
2’
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu sự sinh sản của côn trùng?
- GV nhận xét
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Trò chơi “Đố bạn”
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời:
 + Bạn thường nghe tiếng kêu của ếch vào mùa nào?
+ Tiếng kêu đó là của ếch đực hay ếch cái?
+ Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
+ Ếch đẻ trứng ở đâu?
+ Trứng ếch nở thành gì?
- GV chốt lại: Ta thường nghe được tiếng kêu của ếch vào đầu mùa hạ, sau những cơn mưa lớn. Đó là tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái. Ếch cái đẻ trứng xuống nước (thường là ở ao, hồ). Trứng ếch thụ tinh nở thành nòng nọc, nòng nọc phát triển thành ếch.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận
- Nêu yêu cầu hoạt động nhóm: Chỉ vào từng hình trong SGK trang 117 nêu sự phát triển của nòng nọc cho đến khi thành ếch.
- GV chốt lại từng tranh
+ Hình 1: Ếch đực đang gọi ếch cái
+ Hình 2: Trứng ếch
+ Hình 3: Trứng ếch mới nở
+ Hình 4: Nòng nọc con 
+ Hình 5: Nòng nọc lớn dần, hai chân sau mọc ra
+ Hình 6: Nòng nọc mọc tiếp hai chân phía trước
+ Hình 7: Ếch con đã hình thành đủ bốn chân, đuôi ngắn và bắt đầu nhảy lên bờ
+ Hình 8: Ếch trưởng thành
 - Như vậy, ếch là động vật đẻ trứng, Trong quá trình phát triển, ếch vừa trải qua đời sống dưới nước, vừa trải qua đời sống trên cạn.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch 
 - GV yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ và nói về chu trình sinh sản của ếch.
C. Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - HS nêu
- HS nhắc lại đầu bài
- HS lần lượt trả lời
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh trong SGK trang 117 theo nhóm đôi, ghi chú vào phía dưới tranh các giai đoạn tương ứng của quá trình phát triển từ nòng nọc thành ếch.
- Một số nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
-Hs lắng nghe
- HS vẽ sơ đồ theo nhóm 4, dựa vào sơ đồ trình bày chu trình sinh sản của ếch trong nhóm.
- Các nhóm trình bày sơ đồ, đại diện mỗi nhóm trình bày trước lớp về chu trình sinh sản của ếch.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 3: Khoa học (4)
 Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật
I. Mục tiêu:
- Tr×nh bµy nhu cÇu vÒ n­íc cña thùc vËt vµ øng dông thùc tÕ cña kiÕn thøc ®ã trong trång trät
*GDKNS: - Ki năng hợp tác.
 - Kĩ năng trình bày
 II. Chuẩn bị của GV, HS
 - GV: Tranh, ảnh
 - HS : SGK 
 III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ 
+ Thực vật cần gì để sống ? 
- Nhận xét.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
2. Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau
- Gv chia nhóm
+ GV kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu về nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, coa cây chịu được khô hạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của 1 cây ở những giai đoạn phát triển khác nhau và ứng dụng trong trồng trọt
- Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
+ GV nêu thêm VD
- GV kết luận: Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau.
- Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp llí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mời có thể đạt được năng suất cao.
C. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS nêu.
- HS lắng nghe
- Làm việc theo nhóm 2
+ Nhóm trưởng tập hợp tranh ảnh
+ HS phân loại thành 2 nhóm ghi đáp án vào phiếu
- Làm việc cả lớp
+ Nhóm trưng bày sản phẩm
+ Nhóm khác nhận xét, đánh giá
- HS quan sát hình Tr 117 SGK và trả lời câu hỏi
- HS nêu
+ HS nêu thêm ví dụ
- HS lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
Chiều
Tiết 3: Khoa học (5)
Bài 58: Sự sinh sản và nuôi con của chim
I. Mục tiêu
 Biết chim là động vật đẻ trứng.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30’
 2’
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu quá trình sinh sản của ếch?
- Gv nhận xét.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát
 - Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 118/ SGK và thảo luận các câu hỏi:
+ So sánh tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2.
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong hình 2b, 2c, 2 d
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV kết luận:
+ Trứng gà đã được thụ tinh tạo thành hợp tử.
+ Được ấp, hợp tử sẽ phát triển thành phôi và bào thai.
+ Trứng gà cần ấp trong khoảng 21 ngày sẽ nở thành gà con.
 Hoạt động 2: Thảo luận.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trang 119/ SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về những con chim non mới nở?
+ Chúng đã tự kiếm mồi được chưa? Ai nuôi chúng?
- GV kết luận:
+ Chim non mới nở đều yếu ớt, chưa thể tự kiếm mồi được ngay.
+ Chim bố và chim mẹ thay nhau đi kiếm mồi, cho đến khi mọc đủ lông, cánh mới có thể tự đi kiếm ăn.
C. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 - HS nêu
- HS quan sát tranh theo nhóm đôi, ghi chú vào phía dưới tranh các giai đoạn trứng gà phát triển 
- Đại diện vài nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung:
+ Hình 2a: Quả trứng chưa ấp có lòng trắng, lòng đỏ riêng biệt.
+ Hình 2b: Quả trứng đã được ấp 10 ngày, có thể nhìn thấy mắt và chân.
+ Hình 2c: Quả trứng đã được 15 ngày, có thể nhín thấy phần đầu, mỏ, chân, lông gà.
+ Hình 2d : Quả trứng đã được ấp khoảng 20 ngày, có thể nhìn thấy đầy đủ các bộ phận của con gà, mắt đang mở (phần lòng đỏ không còn nữa)
- HS quan sát
- Yếu ớt...
- Sống nhờ bố mẹ
-Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe
- Lắng nghe
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2019
 Tiết 3 : Địa lí ( 5)
 Châu Đại Dương và châu Nam Cực
I. Mục tiêu: 
- Xác định vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu Nam Cực:
- Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu Nam Cực.
 - Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
II. Chuẩn bị của GV, HS
- GV : Lược đồ
- HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
TG
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
30’
2’
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu nội dung bài đã học
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Nội dung
Hoạt động 1: Châu Đại Dương nằm ở đâu?
- GV cho học sinh dựa vào lược đồ, kênh chữ trong SGK.
+ Châu Đại Dương gồm những phần đất nào?
- GV mời học sinh trình bày kết quả 
Hoạt động 2: Quan sát tranh
- GV cho học sinh dựa vào tranh ảnh, SGK để hoàn thành bảng sau:
- GV mời HS trình bày kết quả và chuẩn xác kiến thức, gồm gắn các bức tranh (nếu có) vào vị trí của chúng trên lược đồ. 
- GV nhận xét
Hoạt động 3: Thảo luận câu hỏi
- GV yêu cầu học sinh dựa vào SGK, trả lời các câu hỏi:
+ Về số dân, châu Đại Dương có gì khác các châu lục đã học?
+ Dân cư ở lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo có gì khác nhau?
-Trình bày đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
Hoạt động 4: Châu Nam Cực ở đâu? Thiên nhiên có gì đặc biệt?
GV cho Học sinh dựa vào lược đồ, SGK, tranh ảnh để trả lời câu hỏi:
- GV mời Học sinh trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí, giới hạn của châu Nam Cực.
Kết luận:
- GV mời HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
C. Củng cố- dặn dò: 
- Gv củng cố lại bài 
- Nhận xét tiết học
- Nêu
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- HS quan sát.
- HS trình bày kết quả
- Vài HS trình bày
- HS quan sát
- HS nêu
- Lắng nghe
....................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_29_nam_hoc_2018_2019.doc