Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG? (TIẾT 4)

 NÓI VÀ NGHE: EM CÓ XINH KHÔNG?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh và kể với người thân về nhân vật voi trong câu chuyện.

2. Năng lực:

 - Phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.

3. Phẩm chất:

- Phát triển phẩm chất trách nhiệm, chăm học, chăm làm.

* HSKT: Đọc bảng chữ cái

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh kể chuyện

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 38 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Ngày soạn : 3/9/2021
 Ngày giảng: Thứ 2/6/9/2021
Tiết 1: Chào cờ- HĐTN
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
TUẦN 3
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Em chỉ ra được hình ảnh thân thiện, luôn vui vẻ của bản thân
- Em chỉ ra được những việc làm thể hiện tình bạn và biết nói những lời phù hợp khi giao tiếp với bạn
- Em tham gia các hoạt động chung của trường, lớp.
2. Năng lực:
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
*Năng lực riêng: 
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp
- Nhận diện hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK Hoạt động trải nghiệm 2;SGV Hoạt động trải nghiệm 2
– Bảng phụ hoặc giấy A3, giấy A4 hoặc mẫu sơ đồ tư duy để HS lập danh sách các việc làm đề xây dựng hình ảnh bản thân, mẫu bảng tự theo dõi việc làm của bản thân, một số món quà/sản phẩm mẫu cho HS quan sát, Phiếu đánh giá.
2. Đối với học sinh
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán,... 
- Cuối mỗi tiết hoạt động, GV nên nhắc nhở lại những điều HS cần chuẩn bị cho tiết hoạt động sau.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TUẨN 3 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ: 
Hoạt động vui Trung thu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
- GV tổ chức cho HS tham gia vui Trung thu theo kế hoạch của nhà trường: 
+ Tham dự chương trình vui Trung thu. 
+ Tham gia các trò chơi theo chủ đề vui Trung thu.
+ Tham gia phá cỗ Trung thu.
- TPT tổng kết chương trình.
- HS chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- HS tham gia chương trình vui Trung thu.
Tiết 2+3: Đọc
 CHỦ ĐỀ 1: EM LỚN LÊN TỪNG NGÀY
Tiết 21+22: BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG? (TIẾT 1+2)
 ĐỌC: EM CÓ XINH KHÔNG?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc 
- Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân
2. Năng lực:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong truyện.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái, có tình cảm quý mến bạn bè, niềm vui khi đến trường
* HSKT: Đọc và tô các chữ cái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh con voi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
* Hát biểu diễn bài hát Chú voi con
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Các bức tranh thể hiện điều gì?
+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?
+ Em thích được khen về điều gì nhất?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Đọc
a. GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
- GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê). 
b. Đọc đoạn
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương,lên, 
- Luyện đọc câu dài: Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường,/ gắn vào cằm rồi về nhà.// 
c. Đọc nhóm
- GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2
d. Thi đọc
- Gọi các nhóm thi đọc trước lớp
- Nhận xét, khen nhóm đọc tốt
 TIẾT 2
* Trò chơi Chanh chua cua cắp
3. Trả lời câu hỏi.
Câu 1: Voi em đã hỏi vói anh, hươu và dê diều gì?
- GV gọi HS đọc lại bài
- Mời HS trả lời
- Nhận xét, chốt ý trả lời đúng
Câu 2: Voi em nhận được những câu trả lời như thế nào?
a. Voi anh nói .
b. Hươu nói ..
c. Dê nói .
- YC HS thảo luận nhóm 4 để tìm câu trả lời
- Mời đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, khen ngợi HS
Câu 3: Cuối cùng, voi em đã làm theo lời khuyên của ai? Kết quả như thế nào?
- GV nhận xét
Câu 4: Em học được điều gì từ câu chuyện của voi em?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1:Những từ ngữ nào dưới đây chr hoạt động của voi em?
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25
- Gọi HS trả lời câu hỏi 
- Tuyên dương, nhận xét.
Câu 2: Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu?
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25.
- YC HS thảo luận nhóm 4
- Gọi HS chia sr ý kiến
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
6. Củng cố
- Hôm nay em học bài gì?
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS quan sát tranh
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
* HSKT: Đọc và tô các chữ cái
- Cả lớp đọc thầm.
- HS chia đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS đọc câu dài, ngắt hơi, nghỉ hơi, nhấn giọng
- HS luyện đọc nhóm 2
- Các nhóm thi đọc
- Bình chọn nhóm HS đọc tốt
- HS chơi trò chơi
- HS đọc lại câu hỏi
- 2 HS đọc lại bài
- Voi em đã hỏi: Em có xinh không?
- HS thảo luận nhóm 4 trao đổi và tìm câu trả lời đúng
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
a. Voi anh nói “Em xinh lắm”
b. Hươu nói: Chưa xinh lắm vì em không có .Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. 
c. Dê nói: Không, vì cậu không có bộ râu giống tớ. Nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.
- Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!”
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- HS lắng nghe
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ đáp án: từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương
- 1-2 HS đọc.
- HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi cá nhân nêu suy nghĩ của mình về câu nói của mình nếu là voi anh. 
- HS chia sẻ trước lớp
-HS chia sẻ.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
 .
Tiết 4: Toán
Bài 5: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, TRỪ (không nhớ)
TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. 
 - Thực hiện được cộng, trừ nhẩm trong những trường hợp đơn giản và với những số tròn chục.
 - Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn (một bước tính) liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
2. Năng lực
- Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
* HSKT: Làm các phép tính đơn giản trong phạm vi 10
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: máy chiếu; Tivi; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Rung chuông vàng.
- GV tổng kết trò chơi, kết nối vào bài. 
- GV ghi tên bài.
2. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV YC HS tự tìm cách tính nhẩm trong SGK
- YC HS nêu cách tính nhẩm
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- GV nhận xét và chốt ý:Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục ta lấy số chục cộng, trừ số chục.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiệnphép tính?
- YC HS thực hiện vở
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV nhận xét, chốt nội dung: Khi làm tính cộng theo cột dọc cần lưu ý: viết số thẳng cột, thực hiện tính từ phải sang trái.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS cách làm bài: Tính kết quả từng phép tính rồi nêu hai phép tính cùng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
*Lưu ý: Có thể dựa vào nhận xét 40 + 20 = 20 + 40 mà không cần tính kết quả của phép tính này.
- Gv chốt: BT 3 củng cố, rèn kĩ năng tính nhẩm cho HS
Bài 4:
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả.
- YC HS thực hiện tính nhẩm 
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Gv chốt: BT 4 củng cố, rèn kĩ năng tính nhẩm và thực hiện phép cộng, trừ
Bài 5
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS làm vở
- Nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt: BT 5 củng cố cách giải và trình bày bài giải của toán có lời văn
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS tham gia chơi.
- HS cùng GV tổng kết trò chơi.
* HSKT: Làm các phép tính đơn giản trong phạm vi 10
- 2- 3 HS đọc.
- 1- 2 HS trả lời.
- HS thực hiện
a) 5 chục + 5 chục = 10 chục
 50 + 50 = 100
7 chục + 3 chục = 10 chục
 70 + 30 = 100
2 chục + 8 chục = 10 chục
 20 + 80 = 100
b) Làm tương tự phần a
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện
- HS đổi vở kiểm tra chéo
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài theo cặp
- HS chia sẻ: Hai phép tính có cùng kết quả là: 30 + 5 và 31 + 4; 80 – 30 và 60 – 30; 40 + 20 và 20 + 40.
- Tìm số thích hợp với dấu ? trong ô
- 2-3 HS chia sẻ: 
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời
- HS thực hiện:
Bài giải
 Số hành khách trên thuyền có tất cả là: 
 12 + 3 = 15 (hành khách)
 Đáp số: 15 hành khách
- HS nêu nội dung: Luyện tập về cộng trừ các số trong phạm vi 100.
- HS lắng nghe
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Viết
Tiết 23: BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG? (TIẾT 3)
VIẾT: CHỮ HOA B
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Bạn bè chia sẻ ngọt bùi.
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển ở HS năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực tự chủ, tự học thông qua các hoạt động học tập.
3. Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhân ái, đoàn kết biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè.
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
* HSKT: Tô các chữ hoa
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ hoa B.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
* Hát, biểu diễn bài hát abc
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. HD viết chữ hoa B
- GV đưa mẫu chữ, tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa B.
+ Chữ hoa B gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa B.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- Cho HS viết vở
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
b. Hướng dẫn viết câu ứng dụng
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa B đầu câu.
+ Cách nối từ B sang a.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
- YC HS thực hiện luyện viết câu ứng dụng trong vở tập viết
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát, vận động theo nhạc
- 1-2 HS chia sẻ.
* HSKT: Tô các chữ hoa
- HS quan sát và nêu
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- HS viết vở
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .
 .
 .
 .
Ngày soạn : 4/9/2021
 Ngày giảng: Thứ 3/7/9/2021
Tiết 1: Toán
Bài 5: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, TRỪ (không nhớ)
TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 2)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được số liền trước, số liền sau, số hạng, tổng. Sắp xếp được bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
- Giải được bài toán đơn liên quan đến so sánh hai số (hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị)
2. Năng lực: Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
* HSKT: Làm các phép tính trong phạm vi 10.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: máy chiếu; Tivi; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ...
III. Các hoạt động dạy học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho lớp vận động theo nhạc bài hát.
- GV cho HS làm bảng con đặt tính và tính phép: 40 + 50 . 
Gọi 1 HS lên bảng làm: 17 + 51 
- GV yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần của phép cộng mà mình vừa làm.
- GV cùng HS nhận xét.
2. Luyện tập
Bài 1. 
- GV nêu BT1.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài. 
- GV tổ chức chữa bài, yêu cầu HS giải thích rõ kết quả cho từng trường hợp. (Vì sao đúng, sai?)
- Sau khi HS làm bài, GV có thể yêu cầu HS kiểm tra, chữa bài cho nhau. 
- GV chốt ý:BT 1 củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính
Bài 2: 
- GV nêu BT2.
- GV HD HS tính nhẩm rồi nêu kết quả. 
- GV cho HS làm việc nhóm 4.
- GV cho HS nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét và chốt ý: Bài tập giúp củng cố kĩ năng cộng, trừ 
Bài 3: 
- GV nêu bài tập 3.
- GVHDHS nắm vững yêu cầu bài.
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài rồi nêu cách làm bài: Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả đó với 50, trả lời từng câu hỏi. 
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu trình bày bài.
- GV nhận xét, chốt nội dung: Bài tập củng cố cách cộng, trừ và so sánh các số trong phạm vi 100.
Bài 4: 
- GV cho HS đọc bài tập 4
- GV HDHS tìm hiểu yêu cầu bài:
-GV hướng dẫn HS dựa vào quy tắc tính cộng, trừ số có hai chữ số theo cột dọc, tính nhẩm theo từng cột để tìm chữ số thích hợp. 
Chẳng hạn, ở câu a: 
Ở cột đơn vị: 6 + 2 = 8, vậy chữ số phải tìm là 8. Ở cột chục: 3 + 4 = 7, vậy chữ số phải tìm là 4. 
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài - NX
- GV chốt: BT 4 rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ các số có hai chữ số
Bài 5:
- GV nêu bài toán.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
 - GV cho HS nêu miệng phép tính và câu trả lời. 
- GV cùng HS nhận xét.
- GVHDHS viết vào vở bài 5.
- Gv chốt: BT 5 củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- Lớp vận động theo nhạc bài hátEm học toán.
- Lớp làm bảng con: 40 + 50
- 1HS lên bảng làm: 100 - 40
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
* HSKT: Làm các phép tính trong phạm vi 10.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân trong vở bài tập. 
- HS giải thích. Chẳng hạn: a) Sai (S), vì đặt tính sai. 
- HS chữa bài cho nhau. 
- Kết quả: a) S; b) Đ; c) Đ. 
- HS nhắc lại.
- HS đọc bài 2.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc nhóm, trao đổi và nói cho nhau nghe cách mình đã tính nhẩm.
- HS nối tiếp nêu kết quả. Giải thích vì sao lại điền số đó.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS xác định yêu cầu.
+ Các phép tính có kết quả bé hơn 50 là: 40 + 8; 70 - 30
+ Các phép tính có kết quả lớn hơn 50 là: 86 – 6; 32 + 20; 30 + 40
- HS làm bài vào vở.
- Lớp cùng GV nhận xét, góp ý.
- HS đọc đề toán bài 4.
- HS xác định yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS báo cáo kết quả.
- Lớp cùng GV nhận xét, góp ý.
- HS đọc đề toán.
+ Đàn trâu và bò có 28 con; có 12 con trâu.
+ Hỏi có bao nhiêu con bò..
- HS nêu phép tính và câu trả lời. 
- HS nhận xét, viết vào vở bài làm.
Bài giải
Số con bò nhà bác Bình có là:
28 – 12 = 16 (con)
Đáp số: 16 con bò.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (hiểu hay chưa hiểu, thích hay không thích).
- HS lắng nghe.
Tiết 2: Nói và nghe
Tiết 24: BÀI 5: EM CÓ XINH KHÔNG? (TIẾT 4)
 NÓI VÀ NGHE: EM CÓ XINH KHÔNG?
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Dựa theo tranh và gợi ý để nói về các nhân vật, sự việc trong tranh. Biết chọn kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh và kể với người thân về nhân vật voi trong câu chuyện.
2. Năng lực:
 - Phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất trách nhiệm, chăm học, chăm làm.
* HSKT: Đọc bảng chữ cái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh kể chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
* Trò chơi Chuyền hoa đọc bài Em có xinh không
- Nhận xét HS chơi
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Nghe kể chuyện:
Quan sát tranh, nói tên các nhân vật và sự việc được thể hiện trong tranh.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh theo thứ tự (từ tranh 1 đến tranh 4). 
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- GV theo dõi phần báo cáo và chia sẻ của các nhóm.
- GV có thể hỏi thêm: 
+ Các nhân vật trong tranh là ai? 
+ Voi em hỏi anh điều gì? 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3. Chọn kể lại 1 - 2 đoạn của câu chuyện theo tranh 
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2, kể trong nhóm 
- Gọi HS kể trước lớp
- GV sửa cách diễn đạt cho HS.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng: Kể với người thân về nhân vật voi em trong câu chuyện.
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: 
+ Cho HS đọc lại bài Em có xinh không?
+ Trước khi kể, em xem lại các tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những diễn biến tâm lí của voi em. 
+ Kể cho người thân nghe những hành động của voi em sau khi gặp hươu con và dễ con, rồi sau khi về nhà gặp voi anh. Hành động của voi em sau khi nghe voi anh nói và cuối cùng, voi em đã nhận ra điều gì. 
- Em lắng nghe ý kiến của người thân sau khi nghe em kể chuyện.
5. Củng cố,
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. 
- Khuyến khích HS kể lại câu chuyện đã học cho người thân nghe.
- HS chơi trò chơi
- 1-2 HS chia sẻ.
* HSKT: Đọc bảng chữ cái
- HS quan sát tranh, đọc thầm lời của voi anh và voi em trong bức tranh. 
- HS thảo luận nhóm 4, nêu nội dung tranh.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Tranh 1: nhân vật là voi anh và voi em, sự việc là voi em hỏi voi anh em có xinh không? 
+ Tranh 2: nhân vật là Voi em và hươu, sự việc là sau khi nói chuyện với hươu, voi em bẻ vài cành cây, gài lên đầu để có sừng giống hươu; 
+ Tranh 3: nhân vật là voi em và dế, sự việc là sau khi nói chuyện với dê, voi em nhổ một khóm cỏ dại bên đường, dính vào cằm mình cho giống dê; 
+ Tranh 4: nhân vật là voi em và voi anh, sự việc là voi em (với sừng và râu giả) đang nói chuyện với voi anh ở nhà, voi anh rất ngỡ ngàng trước việc voi em có sừng và râu. 
- HS chia sẻ cùng các bạn. 
- HS trả lời.
+ Là voi anh, voi em, hươu, dê.
+ Em có xinh không?
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS kể trước lớp
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .
 .
 .
 .
 .
Tiết 3 + 4: Đọc
Tiết 25+26: BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (Tiết 1+2)
ĐỌC: MỘT GIỜ HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các từ ngữ, đọc rõ ràng câu chuyện Một giờ học; bước đầu biết đọc lời nhân vật với những điệu phù hợp. Chú ý đọc ngắt hơi nghỉ hơi ở những lời nói thể hiện sự lúng túng của nhân vật Quang. 
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Từ câu chuyện và tranh minh họa nhận biết được sự thay đổi của nhân vật Quang từ rụt rè xấu hổ đến tự tin.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ đặc điểm; kĩ năng đặt câu.
- Biết mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
* HSKT: Đọc bảng chữ cái
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, hình ảnh của bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Cho cả lớp nghe và vận động theo bài hát Những em bé ngoan của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, sau đó hỏi HS: 
+ Bạn nhỏ trong bài hát được ai khen? 
+ Những việc làm nào của bạn nhỏ được cô khen?
* Nói về việc làm của em được thầy cô khen?
- Em cảm thấy thế nào khi được thầy cô khen?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Đọc
a. GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu: đọc rõ ràng, lời người kể chuyện có giọng điệu tươi vui; ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. (Chú ý ngữ điệu khi đọc Em...; À... 0; Rồi sau đó...ờ... à...; Mẹ... ờ... bảo.). 
+ GV hướng dẫn kĩ cách đọc lời nhân vật thầy giáo và lời nhân vật Quang. 
b. Đọc đoạn
- Gọi HS chia đoạn: 
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: trước lớp, lúng túng, sáng nay...
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2
- HD HS đọc câu dài: Quang thở mạnh một hơi/ rồi nói tiếp:/ “Mẹ... Ờ... bảo: “Con đánh răng đi”. Thế là con đánh răng.
- GV gọi HS giải thích thêm nghĩa một số từ ngữ.
c. Đọc nhóm
- Cho HS đọc nhóm 3
d. Thi đọc
- Gọi các nhóm thi đọc
- Nhận xét, khen nhóm đọc tốt
- Gọi HS đọc lại toàn bài
 TIẾT 2
3. Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.27.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.13.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Luyện đọc lại.
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc đọc lời của nhân vật Quang.
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.28.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 2 trong VBTTV/tr.13.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.13.
- Tổ chức cho HS đóng vai các bạn và Quang nói và đáp lời khi Quang tự tin.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
6. Củng cố
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc nối tiếp.
- 1-2 HS trả lời.
- HS chia sẻ
- HS nhắc lại tên bài – ghi vở
- HS theo dõi
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến mình thích
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến thế là được rồi đấy! 
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- HS đọc nối tiếp.
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS theo dõi
- HS giải nghĩa từ: lúng túng, kiên nhẫn
- HS luyện đọc theo nhóm ba.
- Các nhóm thi đọc
- Lớp bình chọn nhóm đọc tốt
- 1 HS đọc lại cả bài
- HS theo dõi
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Trong giờ học, thầy giáo yêu cầu cả lớp tập nói trước lớp về bất cứ điều gì mình thích. 
C2: Vì bạn cảm thấy nói với bạn bên cạnh thì sẽ nhưng đứng trước cả lớp mà nói thì sao khó thế
C3: Thầy giáo và các bạn động viên, cổ vũ Quang; Quang rất cố gắng. 
C4: HS chia sẻ
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- 2-3 HS đọc.
- HS nêu: Những câu hỏi có trong bài đọc: Sáng nay ngủ dậy em làm gì?; Rổi gì nữa?. Đó là câu hỏi của thầy giáo dành cho Quang
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .
 .
 .
 .
 .
BUỔI CHIỀU
Tiết 2: Ôn Toán
BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC, KỸ THỨC
Tiết 3: Viết
Tiết 27: BÀI 6: MỘT GIỜ HỌC (TIẾT 3)
 VIẾT: MỘT GIỜ HỌC
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu.
- Làm đúng các bài tập chính tả.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
* HSKT: Tô các chữ hoa
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở ô li; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi: 
+ Đoạn văn có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con.
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 2, 3.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr.14.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
* HSKT: Tô các chữ hoa
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
 .
 .
 .
Ngày soạn : 5/9/2021
 Ngày giảng: Thứ 4/8/9/2021
Tiết 1: Toán
Bài 5: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, TRỪ (không nhớ)
TRONG PHẠM VI 100 (Tiết 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
 - Nhận biết được số liền trước, số liền sau, số hạng, tổng. Sắp xếp được bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
- Giải được bài toán đơn liên quan đến so sánh hai số (hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị)
2. Năng lực: Thông qua hoạt động quan sát tranh, hình vẽ,..., HS nêu được câu hỏi và tự tin trả lời được câu hỏi thích hợp với mối tình huống, qua đó bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất:Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
* HSKT: Làm các phép tính đơn giản trong phạm vi 10.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- GV cho HS hát tập thể. 
- GV cho HS nhắc lại lưu ý khi đặt tính rồi tính theo cột dọc.
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới: Luyện tập
2. Luyện tập
Bài 1: 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài.
- Câu a: GV cho HS nêu yêu cầu của bài. 
+ GV cho HS nêu cách làm: Tính kết quả từng phép tính, tìm những phép tính có cùng kết quả. 
+ GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
- Câu b: GV cho HS nêu yêu cầu của bài. 
+ GV cho HS nêu cách làm: Tính kết quả của từng phép tính, so sánh các kết quả đó, tìm phép tính có kết quả bé nhất. 
+ GV cho HS làm bài rồi chữa bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV chốt: BT 1 rèn kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và so sánh các số, tìm số bé nhất
Bài 2: 
- GV cho HS đọc BT2.
- GV hướng dẫn HS tìm số ở ô có dấu “?” dựa vào tính nhẩm.
Chẳng hạn với câu a: 1 chục cộng mấy chục bằng 2 chục? (1 chục cộng 1 chục bằng 2 chục). Từ đó có số phải tìm là 10. 
- GV cho HS làm bài. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm từng trường hợp. 
- GV chốt: BT 2 củng cố, rèn kĩ năng tính nhẩm
Bài 3: Tính
- Cho HS đọc bài tập 3.
- GVHDHS nắm vững yêu cầu
- GV hướng dẫn HS cách làm: Tính lần lượt từ trái sang phải.
- GV làm mẫu.
- GV cho HS làm bài rồi chữa bài. 
- Gv chốt: BT3 củng cố, rèn kĩ năng thực hiện tính với hai dấu phép tính cộng trừ
Bài 4
- GV cho HS quan sát tranh BT4, yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài: 
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
 - GV cho HS nêu miệng phép tính và câu trả lời. 
- GV cùng HS nhận xét.
- GVHDHS viết vào vở bài 4.
- GV chốt: BT 4 củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn
Bài 5. 
- YC HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV cho HS làm bài vào VBT.
- Chữa bài, nhận xét
- GV chốt: BT5 giúp các em bước đầu hình thành và triển khả năng quan sát, nhận xét, khái quát hoá. 
- GV Lưu ý Từ bài tập này, GV có thể khai thác thành các bài tập tương tự để mở rộng kiến thức cho HS và bồi dưỡng HS khá, giỏi. Chẳng hạn: Hai hình tam giác đầu có các số theo nhận xét trên, hình tam giác thứ ba cho số ở hai hình tròn và số ở giữa. Tìm số ở hình tròn còn lại.
3. Củng cố, dặn dò
? Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
? Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS hát và vận động theo bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
- HS nhắc lại, lớp nhận xét góp ý.
- HS ghi bài vào vở.
* HSKT: Làm các phép tính đơn giản trong phạm vi 10.
- HS đọc bài tập 1. 
- HS xác định yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài vào vở.
+ Kết quả: Những phép tính có cùng kết quả là: 5 + 90 và 98 – 3. 
Câu b. HS làm tương tự câu a.
+ Kết quả: Phép tính 14 + 20 có kết quả bé nhất. 
- HS làm bài rồi chữa bài
- HS đọc bài tập 2. 
- HS xác định yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS nối tiếp nêu đáp án.
- Lớp nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài tập 3. 
- HS xác định yêu cầu.
- HS thực hiện theo HD.
- HS lên bảng chữa bài.
- Có thể trình bày như sau:
a) 50 + 18 - 45 = 68 – 45 = 23; 
b) 76 - 56 + 27 = 20 + 27 = 47. 
- HS cùng GV nhận xét. 
- HS đọc đề toán.
+ Có 96 ghế, có 62 ghế đã có khán giả.
+ Còn bao nhiêu ghế không có khán giả?
- HS nêu phép tính và câu trả lời. 
- HS nhận xét, viết vào vở bài làm.
Bài giải
Số ghế trống trong rạp xiếc là:
96 – 62 = 34 (ghế)
Đáp số: 34 ghế.
- HS nhận xét, góp ý.
- HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát hình và nhận xét.
+ Ở hai hình đầu có: 12 + 4+ 3= 19 10 + 13 + 5 = 28. 
+ Từ đó nhận ra: Tổng ba số ở ba hình tròn bằng số ở trong hình tam giác.
+ Ta có 33 + 6 + 20 = 59. Vậy số ở trong hình tam giác thứ ba là 59. 
- HS làm vào VBT
- HS nêu nội dung.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
BUỔI CHIỀU
Tiết 1: Ôn Toán
BÀI 5: ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
(KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 100) (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
 1. Kiến thức, kĩ năng: 
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
2. Năng lực: 
- Phát

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2021_2022.docx