Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT 1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT 2).
2. Kĩ năng:
- Kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện dựa theo tranh; kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình.
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
3. Thái độ: Biết đối xử tốt với các bạn trong lớp, không nghịch ác với bạn.
4. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ.
II. Đồ dùng dạy- học:
1. Giáo viên: Tranh minh họa trên ti vi.
2. Học sinh: Không
III. Các hoạt động dạy- học:
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4: Soạn ngày 26/9/2020 Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020 Tiết 1 Hoạt động tập thể CHÀO CỜ TOÀN TRƯỜNG Tiết 2 + 3: Tập đọc: Tiết 10 + 11: BÍM TÓC ĐUÔI SAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. (trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng: - Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. KN sống. - Kiểm soát cảm xúc. - Thể hiện sự cảm thông - Tìm kiếm sự hỗ trợ. - Tư duy phê phán. 3. Thái độ: - Biết đối xử tốt với các bạn trong lớp, không nghịch ác với bạn. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy - học: 1. Giáo viên: tranh minh họa, câu văn dài trên ti vi. 2. Học sinh: Không III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Gọi 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ Gọi bạn và nêu nội dung bài thơ. - Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng ? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài: 2. Hoạt động đọc: a) GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài. b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng câu: - GV theo dõi, uốn nắn sửa sai cho HS. - HS hát - HS đọc, trả lời. - Nghe. - HS nối tiếp nhau đọc từng câu. - GV đọc mẫu cho HS phát hiện cách đọc. - HS nghe và nêu cách đọc. - GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng (ti vi). - Khi Hà đến trường, / mấy bạn gái cùng lớp reo lên: // “ái chà chà! // Bím tóc đẹp quá! //”. - Vì vậy, / mỗi lần cậu kéo bím tóc, / cô bé lại loạng choạng / và cuối cùng / ngã phịch xuống đất. // - Rồi vừa khóc / em vừa chạy đi mách thầy. // - Đừng khóc, / tóc em đẹp lắm ! // * Đọc từng đoạn trước lớp: - GV giúp HS nhận biết các đoạn trong bài. - Bài có 4 đoạn (các đoạn đã đánh số trong SGK). - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Gọi HS nhận xét. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - GV giải nghĩa thêm: - H S nhận xét. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. - Tết: đan, kết nhiều sợi thành dải. - Bím tóc đuôi sam: tóc tết thành dải như đuôi con sam. - Loạng choạng: đi, đứng không vững. - Ngượng nghịu: (vẻ mặt, cử chỉ) không tự nhiên. - Phê bình: nhắc nhở, chê trách người mắc lỗi. - Đầm đìa nước mắt: khóc nhiều, nước mắt ướt đẫm mặt. - Đối xử tốt: nói và làm điều tốt với người khác. - 2, 3 HS đọc lại câu văn trên. * Đọc từng đoạn trong nhóm: - HS đọc theo nhóm 2. - HS đọc giữa các nhóm: - Đại diện các nhóm HS đọc. - Cho HS đọc đồng thanh (1, 2 đoạn). - Cả lớp đọc đồng thanh. Tiết 2 3. HĐ khám phá: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và 2. - HS đọc thầm đoạn 1 và 2. + Các bạn gái khen Hà thế nào ? + “ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá !” / Các bạn gái khen Hà có bím tóc rất đẹp. + Vì sao Hà khóc ? + Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã. Sau đó, Tuấn vẫn còn đùa dai, nắm bím tóc của Hà mà kéo ... + Em nghĩ thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ? + Đó là trò nghịch ác, không tốt với bạn, thiếu tôn trọng bạn. - Yêu cầu HS đọc đoạn 3. - HS đọc thầm đoạn 3. + Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ? + Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp. + Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay ? + Vì nghe thầy khen, Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp, trở nên tự tin, không buồn vì sự trêu chọc của Tuấn nữa. - Yêu cầu HS đọc đoạn 4. - HS đọc thầm đoạn 4. + Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì ? Tranh trên TV. + Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn. - Cho HS đọc toàn bài. - HS đọc toàn bài. - GV gợi ý cho HS nêu nội dung của bài. * Nội dung: Không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử tốt với các bạn gái. - GV chốt ý đúng, gắn bảng phụ. - 1, 2 HS nêu lại nội dung. 4. HĐ Luyện đọc lại. - Cho HS đọc lại bài theo vai. - 2, 3 nhóm HS đọc lại bài theo vai: người dẫn chuyện, mấy bạn gái nói câu: “ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá !”, Tuấn, thầy giáo, Hà. - GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất. 5. Củng cố, mở rộng, đánh giá: * Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen ? + Đáng chê vì đùa nghịch quá trớn, làm bạn gái phát khóc. + Đáng khen vì khi bị thầy giáo phê bình đã nhận ra lỗi lầm của mình và chân thành xin lỗi bạn. - Trả lời. - GV chốt lại: Khi trêu đùa, nhất là bạn nữ, các em không được đùa dai, nghịch ác. Khi biết mình sai, phải chân thành nhận lỗi. Là học sinh, ngay từ nhỏ, các em phải học cách cư xử đúng. - Nghe. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4 Kể chuyện: Tiết 4: BÍM TÓC ĐUÔI SAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT 1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT 2). 2. Kĩ năng: - Kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện dựa theo tranh; kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình. - Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện. 3. Thái độ: Biết đối xử tốt với các bạn trong lớp, không nghịch ác với bạn. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: Tranh minh họa trên ti vi. 2. Học sinh: Không III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Kể lại câu chuyện “Bạn của Nai Nhỏ” theo cách phân vai. - GV nhận xét, . - Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. - HS Hát. - 3 HS kể lại câu chuyện “Bạn của Nai Nhỏ” theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Nai Nhỏ, cha Nai Nhỏ). 2. HĐ khám phá. a) Kể lại đoạn 1, 2 (theo 2 tranh minh hoạ). - GV hướng dẫn HS quan sát. - HS quan sát từng tranh trong SGK kể lại đoạn 1, 2. + Tranh 1: Hà có hai bím tóc ra sao ? Khi Hà đến trường, mấy bạn gái reo lên thế nào ? - Có hai bím tóc nhỏ, mỗi bím buộc một cái nơ. - “ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá !”. + Tranh 2: Tuấn đã trêu chọc Hà thế nào ? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì ? - Tuấn nắm bím tóc Hà... cuối cùng làm Hà ngã phịch. - 2, 3 HS kể đoạn 1 theo tranh 1. - 2, 3 HS kể đoạn 2 theo tranh 2. - Cho HS kể. - GV và HS nhận xét. b) Kể lại đoạn 3: - 1 HS đọc yêu cầu. + Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo bằng lời của em. + Hà chạy đi tìm thầy giáo, Hà vừa mách tội Tuấn và khóc thút thít. Thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm. Nghe thầy nói thế, Hà ngạc nhiên hỏi lại: “Thật thế - Cho HS kể theo nhóm. không ạ ?” Thầy bảo: “Thật chứ !” Thế là Hà hết cả buồn tủi, nín khóc hẳn ... HS tập kể trong nhóm. - Gọi đại diện các nhóm kể lại đoạn 3. - Đại diện các nhóm kể lại đoạn 3. - GV và cả lớp nhận xét. - Kể theo nhóm 4. 3. HĐ thực hành. Phân vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo) dựng lại câu chuyện. - GV làm người dẫn chuyện. - 1 HS nói lời của Hà. - 1 HS nói lời của Tuấn. - 1 HS nói lời của thầy giáo. - HS nhận vai tập kể với giọng của nhân vật. - 1 HS nói lời của thầy giáo - HS kể chuyện theo vai. - 2, 3 nhóm HS kể chuyện theo vai. - GV và HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm kể chuyện hay nhất. 4. Củng cố, mở rộng, đánh giá. - GV nhắc lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài sau. - Nghe. Tiết 5: Toán: Tiết 16: 29 + 5 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5. - Biết số hạng, tổng. - Biết nối các điểm cho sẵn để có hình vuông. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. 2. Kĩ năng: - Thực hiện được phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5. - Biết được số hạng, tổng. - Nối được các điểm cho sẵn để có hình vuông. - Giải được bài toán bằng một phép cộng. 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực toán học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Que tính. 2. Học sinh: bộ ĐD Toán, bảng con BT2 III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Gọi HS đọc bảng cộng dạng 9 cộng với một số . - HS, GV nhận xét, . - Giới thiệu bài: 2. HĐ khám phá: Giới thiệu phép cộng 29+5: - HS hát. - 2,3 HS nêu cách tính nhẩm. - HS làm vào bảng con. 9 + 4 + 1 = 14 9 + 9 + 1 = 19 - GV đưa ra 2 bó mỗi bó 1 chục que tính và 9 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính ? - Thêm 5 que tính rời. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính ? - GV lấy 2 bó 1 chục que tính và 9 que tính, thêm 5 que tính nữa, tức là thêm 1 - Có 29 que tính. - HS cùng lấy số que tính. - HS thao tác với que tính để tìm kết quả. 29 + 5 = 20 + 9 + 5 = 20 + 9 + 1 + 4 que tính vào 9 que tính (rồi bó lại thành 1 bó 1 chục que tính) và thêm tiếp 4 que tính còn lại (2 bó thêm 1 bó thành 3 bó hay 3 chục que tính, 3 chục que tính thêm 4 que tính thành 34 que tính). Như vậy 29 que tính thêm 5 que tính thành 34 que tính. - Gọi HS nêu 29 + 5 = 34 = 20 + 10 + 4 = 30 + 4 = 34 - Hướng dẫn cách đặt tính rồi tính. + 29 . 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ1 5 . 2 thêm 1 bằng 3, viết 3. 34 - Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính. - Chữ số hàng đơn vị thẳng cột hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột hàng chục. - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện phép tính. - Thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái. 3. HĐ Thực hành: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Bài 1(16) Tính. - Cho HS làm vào SGK, chữa bài. - HS làm vào SGK. - Gọi HS nêu kết quả bài làm. - HS nêu kết quả bài làm. + + 59 + 79 69 + + 19 29 5 2 3 8 4 64 81 72 27 33 - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. + + 79 89 + + 9 + 29 39 1 6 3 9 7 80 95 72 38 46 - Gọi HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào bảng con. Bài 2 (16) Đặt tính rồi tính tổng, biết các số hạng là: a) 59 và 6; b) 19 và 7; c) 69 và 8 *Lưu ý: Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính có nhớ - Củng cố về tên gọi: số hạng, tổng. + 59 6 65 + 19 7 26 + 69 8 77 - Gọi HS nêu yêu cầu. Bài 3 (16) Nối các điểm để có hình vuông. - Cho HS làm bài. - HS dùng bút và thước nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng. Từ đó vẽ thành hình vuông. - Cho HS nêu tên từng hình vuông. - Hình vuông ABCD, MNPQ 4. HĐ vận dụng: 19 + 7 = - Nhận xét. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - HS thi làm trên bảng con, giơ bảng. - Nghe. Soạn ngày 28/9/2020 Thứ tư ngày 30 tháng 9 năm 2020 Tiết 1: Tập đọc: Tiết 12: TRÊN CHIẾC BÈ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung bài: Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi. (trả lời được CH 1, 2). 2. Kĩ năng: - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tình yêu thiên nhiên qua các cảnh đẹp trong bài. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy - học: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ SGK, ti vi viết sẵn câu văn cần luyện đọc. 2. Học sinh: Không. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Goị HS đọc bài Bím tóc đuôi sam, trả lời câu hỏi. + Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê, điểm nào đáng khen ? - Giới thiệu bài. Tranh. - HS hát. - 2 HS nối nhau đọc bài, trả lời câu hỏi. - Bài đọc Trên chiếc bè kể về chuyến du lịch thú vị trên “sông” của đôi bạn Dế Mèn và Dế Trũi. Bài đọc này trích từ tác phẩm nổi tiếng Dế Mèn phiêu lưu kí lưu kí của nhà văn Tô Hoài, một tác phẩm mà thiếu nhi Việt Nam rất yêu thích. 2. HĐ Luyện đọc: a) GV đọc mẫu, tóm tắt nội dung bài. - HS nghe. b) Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: * Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - GV theo dõi, chỉnh sửa cho HS. * Đọc từng đoạn trước lớp: - Hướng dẫn HS nhận biết từng đoạn trong bài. + Bài chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến dọc đường. + Doạn 2: từ Ngày kia đến băng băng. + Đoạn 3: phần còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - Gọi HS nhận xét. - HS nhận xét. * GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ hơi, nhấn giọng đúng (Ti vi). + Mùa thu mới chớm / nhưng nước đã trong vắt, / trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy. // + Những anh gọng vó đen sạm, / gầy và cao, / nghênh cặp chân gọng vó / đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi. // - GV đọc mẫu cho HS phát hiện cách đọc. - HS nghe và nêu cách đọc - Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nghĩa từ. - 1, 2 HS đọc lại câu văn trên. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. + Ngao du thiên hạ: đi dạo chơi khắp nơi. + Bèo sen (bèo Nhật Bản, bèo lục bình): loại bèo có cuống lá phồng lên thành phao nổi. + Bái phục: phục hết sức. + Lăng xăng: làm ra vẻ bận rộn, vội vã. + Váng: (nói, hét, kêu) rất to, đến mức chói tai. * Đọc từng đoạn trong nhóm. - HS đọc theo nhóm 2. - HS đọc giữa các nhóm. - Các nhóm đọc. - GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc bài tốt nhất. - Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 3. HĐ khám phá. - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + 2. - HS đọc thầm đoạn 1 + 2. + Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ? + Hai bạn ghép ba bốn lá bèo sen lại thành một chiếc bè đi trên sông. - GV: Dòng sông với hai chú dế có thể chỉ là một dòng nước nhỏ. - Yêu cầu HS đọc 2 câu đầu đoạn 3. - HS đọc thầm 2 câu đầu đoạn 3. + Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao ? + Nước sông trong vắt; cỏ cây, làng gần, núi xa hiện ra luôn mới mẻ. Các con vật hai bên bờ đều tò mò, phấn khởi, hoan nghênh hai bạn. - Yêu cầu HS đọc phần còn lại của đoạn 3. - HS đọc thầm phần còn lại của đoạn 3. + Tìm những từ ngữ tả thái độ của các con vật đối với hai chú dế ? + Thái độ của gọng vó: bái phục nhìn theo. + Thái độ của cua kềnh: âu yếm ngó theo. + Thái độ của săn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo, hoan nghênh váng cả mặt nước. - GV: Các con vật mà hai chú dế gặp trong chuyến du lịch trên sông đều bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh hai chú dế. - Cho HS đọc toàn bài. - HS đọc toàn bài. - GV gợi ý giúp HS nêu nội dung của bài. - GV chốt ý đúng, gắn bảng phụ. * Nội dung: Tả chuyến du lịch thú vị trên sông của Dế Mèn và Dế Trũi. - 1, 2 HS nêu lại nội dung. 4. HĐ Luyện đọc lại. - Cho HS đọc lại bài văn. - HS đọc lại bài văn. - GV và cả lớp bình chọn người đọc thể hiện đúng và hay nhất nội dung bài. 5. Củng cố, mở rộng, đánh giá: + Qua bài văn, em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì thú vị ? - GV nhận xét, giáo dục HS yêu thiên nhiên, yêu thích các con vật nhỏ có ích, có ý thức chăm chỉ học tập. - Chuẩn bị bài sau. - Trả lời. + Hai chú dế gặp nhiều cảnh đẹp dọc đường, mở mang hiểu biết, được bạn bè hoan nghênh yêu mến và khâm phục. - Nghe. Tiết 2 Toán: Tiết 18: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, thuộc bảng 9 cộng với một số. - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 29 + 5; 49 +25. - Biết thực hiện phép tính 9 công với một số để so sánh hai số trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. 2. Kĩ năng: - Làm đúng các BT: Bài 1 (cột 1,2,3 ), Bài 2 , Bài 3 ( cột 1 ), Bài 4. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực toán học. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Bảng phụ BT4. 2. Học sinh: Bảng con BT2. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Gọi 3 HS lên bảng làm bài. 9 + 8 =17 9 + 7 =16 69 + 3 =72 39 + 7 =46 29 + 56=85 39 + 19=58 - GV và HS nhận xét, chữa bài. - HS hát. - 3 HS lên làm, lớp làm vào nháp. - Giới thiệu bài: 2. HĐ luyện tập. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Bài 1(18) Tính nhẩm: - Vận dụng bảng cộng 9 cộng với một số để làm tính nhẩm. - Gọi HS tiếp nối nhau nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt ý đúng. - HS làm miệng. 9 + 4 = 13 9 + 6 = 15 9 + 8 = 17 9 + 3 = 12 9 + 5 = 14 9 + 7 = 16 9 + 2 = 11 9 + 9 = 18 9 + 1 = 10 6 + 9 = 15 5 + 9 = 14 2 + 9 = 11 - Gọi HS nêu cách đặt tính, tính. Bài 2(18) Tính: - Cho HS làm bài trên bảng con. - HS làm vào bảng con. - Củng cố: Cộng từ phải sang trái bắt đầu từ đơn vị viết kết quả thẳng cột: đơn vị với đơn vị, chục với chục. +.* + 29 45 74 +é+ 19 9 28 +é+ 39 26 65 9 37 46 + 72 19 91 + 81 9 90 + 74 9 83 + 20 39 59 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Cho HS làm bài. Bài3 (18): Điền dấu >, <, = ? - Cả lớp làm bài vào SGK, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - GV nhận xét, chữa bài. - Yêu cầu giải thích một vài trường hợp. 9 + 9 < 19 9 + 8 = 8 + 9 9 + 9 > 15 2 + 9 = 9 + 2 9 + 5 < 9 + 6 9 + 3 > 9 + 2 - Gọi HS đọc đề bài. Bài 4(18) - Hướng dẫn tóm tắt và giải bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Trong sân có 19 con gà trrống và 25 con gà mái. + Bài toán hỏi gì ? + Hỏi trong sân có tất cả bao nhiêu con gà ? + Muốn biết trong sân có tất cả bao nhiêu con gà ta phải làm gì ? - Cho HS làm bài vào vở,1 HS làm bảng phụ. - Thực hiện. Tóm tắt: Gà trống : 25 con Gà mái : 19 con Tất cả : .éi dung con ? Bài giải: Trong sân có tất cả là: - GV thu bài chữa bài. 25 + 19 = 44 (con gà) Đáp số: 44 con gà. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Bài 5 (18) HS quan sát và tìm. M O P N - Hướng dẫn cách đọc tên các đoạn thẳng. - Bắt đầu từ điểm M có 3 đoạn thẳng. A. 3 đoạn thẳng. B. 4 đoạn thẳng. D C. 5 đoạn thẳng. . 6 đoạn thẳng. - MO, MP, MN - Bắt đầu từ O có 2 đoạn thẳng. - OP, ON - Bắt đầu từ P có 1 đoạn thẳng. - PN - Tất cả có số đoạn thẳng là: 3 + 2 + 1 = 6 - Do vậy phải khoanh vào D. 3. HĐ vận dụng: - GV yêu cầu HS nêu cách tính phép cộng 79 + 9 và 20 + 39. - GV nhận xét, giáo dục HS. - HS nêu. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - Nghe. Tiết 3 Luyện từ và câu: Tiết 4: TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT. TỪ NGỮ VỀ NGÀY, THÁNG, NĂM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối (BT 1). - Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian (BT 2). - Bước đầu biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu chọn ý (BT 3). 2. Kĩ năng: - Tìm được một số từ ngữ chỉ người, đồ vật, con vật, cây cối. - Đặt và trả lời được câu hỏi về thời gian. - Biết ngắt đoạn văn ngắn thành các câu chọn ý. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp hợp tác, năng lực ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy - học: 1. Giáo viên: Ti vi kẻ bảng phân loại từ chỉ sự vật ở BT1, viết đoạn văn BT3. Bảng phụ. 2. Học sinh: Không. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - GV ghi bảng mẫu câu Ai (cái gì, con gì) là gì ? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài: - Hát. - 2, 3 HS đặt câu. 2. HĐ thực hành, luyện tập: - Mở ti vi. Bài 1 (35): Tìm các từ theo mẫu trong bảng. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - 2, 3 HS đọc yêu cầu của bài. - GV hướng dẫn, nhắc nhở HS điền từ đúng nội dung từng cột theo mẫu. - Cho HS làm bài. - Cả lớp làm bài vào nháp, nêu kết quả. - HS nêu kết quả bài làm. - GV nhận xét, chữa bài. - Chỉ người: học sinh, công nhân, cô giáo, ông bà, ... - Đồ vật: bàn, ghế, tủ, giường, hòm, ... - Con vật: chó, mèo, ngan, công, cáo, trâu, ... - Cây cối: xoan, cam, xoài, chôm chôm, đu đủ, ... - Gọi HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS nói câu mẫu. - Cho HS hoạt động theo nhóm. Bài 2 (35): Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về: a) Ngày, tháng, năm. b) Tuần, ngày trong tuần (thứ). - 2 HS nói câu mẫu.- HS thực hành hỏi - đáp (nhóm 2). + Hôm nay là ngày bao nhiêu ? + Ngày 30. + Tháng này là tháng mấy ? + Tháng 9. + Một năm có bao nhiêu tháng ? + Một năm có 12 tháng. + Một tháng có mấy tuần ? + Một tháng có 4 tuần. + Một tuần có mấy ngày ? + Một tuần có 7 ngày. + Ngày sinh nhật của bạn là ngày nào? + ... + Chị bạn sinh vào năm nào ? + ... + Bạn thích tháng nào nhất ? + ... + Hàng tuần, lớp ta học tiết Thủ công vào thứ mấy ? + Lớp ta học tiết Thủ công vào thứ năm hàng tuần. - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. Bài 3(35) Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi viết lại cho đúng chính tả: - GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập. - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ. - HS trình bày bài. * Chú ý: Sau khi ngắt đoạn văn thành 4 câu nhớ viết hoa những chữ đầu câu, cuối mỗi câu đặt dấu chấm. - GV nhận xét, chữa bài. - Trời mưa to. Hoà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về. 3. Củng cố mở rộng, đánh giá: - GV nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. - Nghe. Tiết 4 Tập viết Tiết 4: CHỮ HOA C I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa C (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Chia (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Chia ngọt sẻ bùi(3 lần). 2. Kĩ năng: Chữ viết rõ ràng, đúng mẫu, đều nét, thẳng hàng và nối chữ đúng quy định. 3. Thái độ : HS có ý thức rèn chữ viết. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ. II. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Ti vi cái viết hoa C đặt trong khung chữ, viết sẵn mẫu chữ nhỏ trên dòng kẻ li. - Học sinh: bảng con. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động : - Yêu cầu HS viết chữ hoa B. - Hát. - Cả lớp viết chữ hoa B vào bảng con. - Gọi HS nhắc lại câu đã viết ứng dụng ở bài trước. - 1 HS nhắc lại, cả lớp viết chữ ứng dụng: Bạn. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài. 2. HĐ khám phá. a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ C. - GV giới thiệu chữ mẫu: C - HS quan sát. + Chữ C cao mấy li ? + 5 li. + Gồm mấy nét và đó là những nét nào? - GV chỉ vào chữ mẫu miêu tả. + Gồm một nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ. - Hướng dẫn cách viết chữ. - HS theo dõi. - GV viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. + Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ; phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2. b) Cho HS viết bảng con. - HS viết bảng con chữ C (2, 3 lượt). C C C - GV theo dõi, uốn nắn cho HS. - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết. - HS nhắc lại quy trình viết. c) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ứng dụng: - 1 HS đọc cụm từ ứng dụng: Chia ngọt sẻ bựi + Em hiểu cụm từ trên như thế nào ? - Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, sung sướng cùng hưởng, khổ cực cùng chịu. - Quan sát bảng phụ nhận xét: - HS quan sát. + Các chữ cao 1 li là những chữ nào ? + Các chữ cao 1 li: i, a, n, o, e u. + Chữ cao 2,5 li là những chữ nào? + Các chữ cao 2,5 li: C, h, g, b. + Chữ nào có độ cao 1,25 li ? + Các chữ cao 1,25 li: s. + Chữ nào có độ cao 1,5 li ? + Các chữ cao 1,5 li: t. + Nêu vị trí của các dấu thanh ? + Dấu nặng đặt dưới chữ o, dấu huyền đặt trên u, dấu hỏi đặt trên chữ e. - GV viết mẫu chữ: Chia. - HS quan sát. - Cho HS viết bảng con. - HS tập viết chữ Chia vào bảng con. 3. HĐ thực hành - Hướng dẫn HS viết vào vở: - GV uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS, quan sát và hướng dẫn thêm cho HS. - HS viết bài vào vở theo yêu cầu của GV. Chữa bài: - GV chữa 5, 7 bài. - Nhận xét. 4. Củng cố, mở rộng, đánh giá: - GV nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học. - Nghe. - Chuẩn bị bài sau. Soạn ngày 29 /9/2020 Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2020 Tiết 1: Chính tả: (Nghe - viết). Tiết 8: TRÊN CHIẾC BÈ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung, cách trình bày đúng bài chính tả. 2. Kĩ năng: - Nghi viết chính xác bài CT, biết trình bài đúng lời nhân vật trong bài. - Làm được BT2; BT(3) a . 3. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức rèn chữ, giữ vở. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực ngôn ngữ ( viết) II. Đồ dùng dạy- học: 1. Giáo viên: ti vi viết nội dung BT 3. 2. Học sinh: Bảng con III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - GV đọc cho cả lớp viết bảng con: niên học, bờ rào. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. - Hát. - HS viết. 2. HĐ khám phá - Hướng dẫn nghe - viết: * Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đầu bài và bài chính tả 1 lượt. - HS nghe. - 2, 3 HS đọc lại bài. - GV gợi ý HS nắm nội dung của bài. + Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu ? + Đi ngao du thiên hạ - dạo chơi khắp đó đây. + Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào ? + Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông. + Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ? + Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng, Ngày, Bè, Mùa. + Vì đó là những chữ đầu bài, đầu câu hoặc là tên riêng. + Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào ? + Viết hoa, lùi vào một ô. - GV đọc cho HS viết bảng con. - HS viết trên bảng con: Dễ Trũi, say 3. HĐ thực hành: a. Cho HS viết bài. - GV đọc. ngắm, trong vắt, rủ nhau. - HS viết bài vào vở. - GV đọc. - HS soát lỗi chính tả. - GV chữa (5 - 7) bài. - GV nhận xét. b. Hướng dẫn làm bài tập: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. Ti vi. Bài 2: Tìm 3 chữ có iê, 3 chữ có yê. - Cho HS làm bài vào bảng con. - HS làm vào bảng con. - GV nhận xét, chữa bài. + iê: tiếng, hiền, biếu, chiếu, + yê: khuyên chuyển, truyện, yến, - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 3(a): Phân biệt cách viết các chữ in đậm trong câu. - Cho HS làm bài. - HS làm bài vào VBT. + Khi nào viết dỗ, khi nào viết giỗ ? + dỗ: dỗ dành, anh dỗ em, + giỗ: giỗ tổ, ăn giỗ, ngày giỗ, + Khi nào viết dòng, khi nào viết ròng ? - GV nhận xét, chữa bài. + dòng: dòng nước, dòng sông, dòng kẻ, + ròng: ròng rã, mấy năm ròng, vàng ròng, khóc ròng, 4. Củng cố, mở rộng, đánh giá. - GV nhắc lại nội dung bài. - Nhận xét chung giờ học. - Chuẩn bị bài sau - Nghe. Tiết 2: Toán: Tiết 19: 8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 + 5 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép cộng dạng 8 + 5, lập được bảng cộng 8 với một số. - Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng. - Biết giải bài toán bằng một phép cộng. 2. Kĩ năng: - Làm được BT 1, 2, 4. 3. Thái độ: HS yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực toán học, năng lực tư duy sáng tạo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Que tính, bảng phụ bt4. 2. Học sinh: Bộ đồ dùng toán. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - YC HS làm bài. - Nhận xét. - Hát. + + - Cả lớp làm bảng con. 49 89 - 2 HS lên bảng. 36 9 85 98 2. HĐ khám phá: 2.1. Giới thiệu phép cộng 8+5: - GV nêu bài toán: + Có 8 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ? - HS thao tác trên que tính. - HS nói lại cách làm. + Gộp 8 que tính với 2 que tính bó thành 1 chục que tính, 1 chục que tính với 3 que tính còn lại là 13 que tính. - GV hướng dẫn HS đặt tính, tính. + 8 5 13 . Viết 3 thẳng cột với 8 và 5 (cột đơn vị). . Chữ số 1 ở cột chục. 2.2. Hướng dẫn HS lập bảng 8 cộng với một số. - HS tự lập bảng 8 cộng với một số và học thuộc.. - Hướng dẫn HS lập các công thức và học thuộc. 8 + 3 = 11 8 + 4 = 12 8 + 5 = 13 8 + 6 = 14 8 + 7 = 15 8 + 8 = 16 8 + 9 = 17 3. HĐ Thực hành. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS làm bài vào SGK Bài 1(19) Tính nhẩm: - HS làm bài trong SGK. - Gọi HS nêu miệng. - Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng. Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. 8 + 3 = 11 8 + 4 = 12 8 + 6 = 14 3 + 8 = 11 4 + 8 = 12 6 + 8 = 14 8 + 7 = 15 8 + 9 = 17 7 + 8 = 15 9 + 8 = 17 - Gọi HS đọc yêu cầu. Bài 2(19) Tính: - Yêu cầu cả lớp làm bảng con. - Cả lớp làm bảng con. - GV nhận xét, chỉnh sửa cho HS. + 8 3 11 + 4 8 12 + 8 7 15 + 6 8 14 + 8 9 17 + 8 8 16 + Nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính ? - HS nêu lại. - Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm. Bài 3(19) Tính nhẩm: HS làm thêm. - GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm - Cả lớp làm bài trong SGK. - Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả. - HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả. - GV nhận xét. 8+5 = 13 8+2+3 = 13 9+5 = 14 9+1+4 = 14 8+6 =14 8+2+4=14 9+8 =17 9+1+7=17 8+9 =17 8+2+7=17 9+6 =15 9+1+5=15 Bài 4(19): - Gọi HS đọc đề bài. - 2, 3 HS đọc đề bài. - GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán. + Bài toán cho biết gì ? + Hà có 8 con tem, Mai có 7 con tem. + Bài toán hỏi gì ? + Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu con tem? + Muốn biết cả hai bạn có bao nhiêu con tem ta phải làm như thế nào ? - HS nêu cách giải bài toán. Lớp làm vào vở, một HS làm bảng phụ Lớp làm vào vở, một HS làm bảng phụ Tóm tắt: Hà có : 8 con tem Mai có : 7 con tem Cả hai bạn : con tem ? - GV chữa mét sè bµi, nhËn xÐt. Bµi gi¶i: C¶ hai b¹n cã sè con tem lµ: 8 + 7 = 15 (con tem) §¸p sè : 15 con tem. 4. Hoạt động vận dụng: - Mẹ hái được 8 quả cam, con hái được 6 quả cảm. Hỏi cả hai người hái được bao nhiêu quả cam? - HS nêu. 14 quả cam. 5. Củng cố, dặn dò: - GV nhắc lại ND bài. - Nghe. - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bảng 8 cộng với một số. - Ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. Tiết 4 Tự nhiên – xã hội: Tiết 4: LÀM GÌ ĐỂ XƯƠNG VÀ CƠ PHÁT TRIỂN TỐT ? I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. - Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng. - Học sinh biết phòng chánh một số tai nạn như: Trèo cây, điện giật, đuối nước, tham gia giao thông, lửa. 2. Kĩ năng: - Biết nhấc (nâng) một vật đúng cách. - Biết cách phòng chánh các tai nạn, thương tích. GD KNS: - Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt. - Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt 3.Thái độ: - Có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, năng lực quan sát. II. Đồ dùng dạy học: GV : Tranh minh họa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Nói tên một số cơ của cơ thể ? - Chúng ta lên làm gì để cơ, xương săn chắc ? - Giới thiệu bài 2. HĐ khám phá: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt? + Bước 1: Làm việc theo cặp - Kể tên những món ăn mà bạn đang ăn - Những món ăn này có tác dụng gì? - Hãy kể những món ăn hàng ngày của gia đình em ? - H.2: Bạn trong tranh ngồi học như thế nào ? Nơi học có ánh sáng không ? - Lưng của bạn ngồi như thế nào ? - Ngồi học như thế nào là ngồi đúng tư thế ? - H.3: Bạn đang làm gì ? - Bơi là 1 môn thể thao rất có lợi cho việc phát triển xương và cơ giúp ta cao lên, thân hình cân đối hơn. - H4, 5: Bạn nào xách vật n
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_2_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc