Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Phan Thế Luân

Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Phan Thế Luân

I/ MỤC TIÊU

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.

- Áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan.

- Rèn đặt tính đúng, tính nhanh, chính xác.

II/ CHUẨN BỊ :

- Giáo viên : Que tính, bảng cài. Viết Bài 2.

- Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

docx 41 trang haihaq2 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 - Năm học 2020-2021 - Phan Thế Luân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Thứ hai ngày 05 tháng 10 năm 2020	
 Tiết 13
Tập đọc
CHIẾC BÚT MỰC
I./MỤC TIÊU:
	 -Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
	 - Rèn đọc đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng và đọc rõ lời nhân vật trong bài 
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Tranh minh họa bài đọc.
	- Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc.
III./ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài: “ Trên chiếc bè”và trả lời câu hỏi gắn với nội dung đoạn đọc.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc bài .
2. Dạy bài mới:
-GV :Giới thiệu chủ điểm Trường học.
-Cho hs quan sát tranh chủ điểm
- Hs quan sát tranh chủ điểm.
- Giới thiệu bài: Yêu cầu hs quan sát tranh SGK/ trang 40.GV giới thiệu bài –ghi tựa.
- HS quan sát tranh .
-Chiếc bút mực.
Họat động 1 : Luyện đọc.
- GV đọc mẫu bài. Đọc giọng kể chậm rãi, phân biệt giọng giữa các nhân vật.
- Theo dõi, đọc thầm
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
Đọc từng câu :
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu .
- HS đọc nối tiếp câu (2lượt)
- Hướng dẫn phát âm các từ HS đọc hay sai. VD : bút mực, bàn, loay hoay, khen, mới tinh,...
- HS phát âm lại các từ vừa đọc 
sai.
- Đọc từ khó : cá nhân, đồng thanh.
Đọc từng đọan :
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn :
-4 HS nối tiếp nhau đọc từng đọan trong bài.
- Hướng dẫn đọc câu :
 + Thế là trong lớp/ chỉ còn mình em/ viết bút chì.//
 + Nhưng hôm nay/ cô cũng định cho em viết bút mực/ vì em viết khá rồi.//
- HS luyện đọc câu.
-CN- ĐT.
- GV kết hợp giải thích từ mới : hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên.
- HS nêu phần chú giải.
Đọc theo nhóm.
- Chia nhóm (4 hs) luyện đọc.
- Tổ chức thi đọc.
-Nhận xét –Tuyên dương nhóm đọc hay.
- HS đọc từng đọan trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đồng thanh đọan 1 và 2.
3. Củng cố :
- Ta vừa luyện đọc bài gì ?
-HS nêu.
- Để ta nắm được nội dung bài, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sang tiết 2.
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: .. 
Tiết 14
Tập đọc 
CHIẾC BÚT MỰC
I. MỤC TIÊU: 
 - Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài ; biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
 - Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn ( trả lời được các CH 2, 3, 4, 5).HS khá, giỏi trả lời được CH 1.
	 - Rèn đọc đúng, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng và đọc rõ lời nhân vật trong bài .
 - GDHS: Có ý thức yêu thương giúp đỡ bạn bè.
 II. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài : Chiếc bút mực.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
-GV hoặc hs K,G đọc lại toàn bài.
-Dò thầm.
Câu 1 : Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực ? (HS K,G trả lời).
- 1 HS đọc câu hỏi.
-Yêu cầu HS đọc thầm đọan 2 để trả lời.
- Thấy Lan được cô cho viết bút mực, Mai hồi hộp nhìn cô. Mai buồn lắm vì trong lớp chỉ còn mình em phải viết bút chì.
Câu 2 : Chuyện gì xảy ra với Lan ?
- Gọi HS đọc câu hỏi
-1 HS đọc câu hỏi 2.
-Gọi HS đọc to đọan 3 để tìm ý trả lời.
- HS đọc đọan 3
- Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Lan gục đầu xuống bàn khóc nức nở.
`Câu 3 : Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút ?
- Mai nửa muốn cho bạn mượn bút, nửa lại tiếc.
- Hỏi thêm : Cuối cùng Mai quyết định ra sao?
- Mai lấy bút đưa cho Lan mượn.
Câu 4 : Khi biết mìmh cũng được viết bút mực, Mai nghĩ và nói thế nào ?
-1 HS nêu câu hỏi.
- Yêu cầu HS đọc thầm đọan 4 để trả lời.
- Mai thấy tiếc nhưng rồi em vẫn nói : « cứ để bạn Lan viết trước »
Câu 5 : Vì sao cô giáo khen Mai ?
- HS đọc câu hỏi.
- Chia lớp 5 nhóm và yêu cầu thảo luận tìm ý trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm TL hay.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
GV : Mai là cô bé tốt bụng, chân thật. Em cũng tiếc khi phải đưa bút cho bạn mượn, tiếc khi biết cô giáo cũng cho mình viết bút mực mà lúc đó mình đã cho bạn mượn rồi nhưng em luôn hành động đúng vì em biết nhường nhịn, biết giúp đỡ bạn.
- Qua bài đọc em thấy tác giả muốn khen ngợi ai ? vì sao ?
- Nội dung : Khen ngợi Mai là cô bé ngoan, biết giúp đỡ bạn.
4. Luyện đọc lại.
- Trong bài có những nhân vật nào ?
- Người dẫn chuyện, Mai, Lan, cô giáo.
- Chia nhóm, tổ chức thi đọc theo vai.
- Các nhóm phân vai, thi đọc lại câu chuyện.
- Nhận xét ,tuyên dương nhóm đọc hay.
- Nhận xét, chọn nhóm đọc hay.
5. Củng cố, dặn dò :
-Câu chuyện này nói về điều gì ?
- Bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
- Em thích nhân vật nào trong truyện ? vì sao?
- Nhiều HS nêu ý kiến :
 + Mai vì Mai biết giúp đỡ bạn bè.
 + Cô vì cô rất thương HS
Dặn : Luyện đọc kĩ bài và quan sát trước các tranh minh họa của tiết kể chuyện.
* Nhận xét tiết học
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: .. 
Tiết 21
	Toán
38 + 25
I/ MỤC TIÊU 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25.
- Áp dụng phép cộng trên để giải các bài tập có liên quan.
- Rèn đặt tính đúng, tính nhanh, chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- Giáo viên : Que tính, bảng cài. Viết Bài 2.
- Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : Ghi : 45 + 8 29 + 8
-Nhận xét.
2.Dạy bài mới :
 Giới thiệu bài : 38 + 25
Họat động 1: Giới thiệu 38 + 25.
a) Nêu bài tóan: Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Để biết có tất cả bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?
b/ Tìm kết quả :
-Yêu cầu học sinh sử dụng que tính.
Hỏi đáp : Có tất cả bao nhiêu que tính ?
 Vậy 38 + 25 = ?
- HS tìm không được hướng dẫn sử dụng bảng cài và que tính để hướng dẫn.
c/ Đặt tính và tính:
Hỏi : Em đặt tính như thế nào ?
-Nêu cách thực hiện phép tính ?
Hoạt động 2 : Luyện tập.
Bài 1 :
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét .
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc đề.
Vẽ hình trên bảng, hỏi : Muốn biết con kiến phải đi hết đoạn đường dài bao nhiêu dm ta làm như thế nào ?
- Yêu cầu HS giải vào vở.
- Nhận xét 1 số tập và gọi HS đọc bài giải.
- Nhận xét.
Bài 4 :
- Bài toán yêu cầu gì ?
-Muốn so sánh các tổng này với nhau ta làm gì trước ?
- Yêu cầu HS làm bài.
 - Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích vì sao 9 + 8 = 8 + 9 ?
-Nhận xét.
3.Củng cố :
- Nêu cách đặt tính và thực hiện 38 + 25?
Hoạt động nối tiếp :
- Nhận xét tiết học:
- Dặn dò : Về xem lại bài tập đã làm.
-2 em lên bảng nêu cách đặt tính và tính. Lớp làm bảng con.
- Nhắc tựa: 38 + 25
-Nghe và phân tích đề toán.
-Thực hiện phép cộng 38 + 25.
-Thao tác trên que tính.
-63 que tính.
-Bằng 63.
-1 em lên bảng đặt tính. Lớp làm nháp.
-Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sao cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3. Viết dấu + và kẻ gạch ngang.
-Tính từ phải sang trái : 8 + 5 = 13, viết 3 nhớ 1, 3 + 2 = 5 thêm 1 bằng 6 viết 6. Vậy 38 + 25 = 63 .
-3 em nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu.
-3 em lên bảng. HS làm bài vào vở. 
- Nhận xét bài bảng và đổi vở kiềm tra.
-1 em đọc đề bài.
-28 dm + 34 dm.
Bài giải.
Đọan đường con kiến đi dài 28 + 34 = 62(dm)
 Đáp số: 62dm.
-Điền dấu > < == vào chỗ thích hợp.
-Tính tổng rồi mới so sánh.
-3 em lên bảng. Lớp làm vở. 
SS : 9 = 9 và 7 > 6 nên 9 + 7 > 9 + 6.
Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi.
1 em nêu.
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: .. ..
Tiết 5
Đạo đức
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
 I./ MỤC TIÊU:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
 - Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- GDHS: Có ý thức giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 II./ CHUẨN BỊ:
 Bộ tranh thảo luận nhóm ở HĐ 2
 Dụng cụ diễn kịch ở HĐ 1.
 III./ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
A.Bài cũ:
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- Gọn gàng, ngăn nắp có ích lợi như thế nào ?. Vậy em làm thế nào để được gọn gàng, ngăn nắp. Tiết học hôm nay ta tìm hiểu qua bài: Gọn gàng, ngăn nắp.
-Gọn gàng, ngăn nắp.
2. Họat động 1: Họat cảnh: “Đồ dùng để ở đâu”
- Chia lớp 2 nhóm giao kịch bản để các nhóm chuẩn bị trình bày.
- 2 nhóm nhận kịch bản.
Kịch bản:
Dương đang chơi thì Trung gọi: Dương ơi đi học thôi!
Dương: - Đợi tí. Tớ lấy cặp sách đã.
Dương loay hoay tìm nhưng không thấy.
Trung (vẻ sốt ruột) – Sao lâu thế! Cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia?
Dương( vỗ vào đầu): - À! Tớ quên. Hôm qua vội đi đá bóng, tớ để tạm đấy.
Dương (mở cặp sách) – Sách tóan đâu rồi? Hôm qua tớ vừa làm bài tập cơ mà.
Cả hai cùng loay hoay tìm quanh nhà và hú gọi: -Sách ơi, sách ở đâu? Sách hãy lên tiếng đi!
Trung (giơ hai tay): - Các bạn ơi! Chúng mình nên khuyên Dương thế nào đây?
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị trình bày.
- Gọi 1 nhóm trình bày. Yêu cầu HS theo dõi để chuẩn bị trả lời câu hỏi:
 + Vì sao bạn Dương không tìm thấy cặp và sách vở?
 + Xem họat cảnh trên em rút ra điều gì?
- Đại diện 1 nhóm trình bày họat cảnh.
- Theo dõi họat cảnh.
- Nhận xét bạn trình bày.
- Nhận xét, khen ngợi HS thể hiện hay.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận nội dung câu hỏi vừa đưa ra.
- Thảo luận.
- Trình bày ý kiến.
Kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó các em rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh họat.
3. Họat động 2: Thảo luận nhận xét nội dung tranh.
- Chia lớp 4 nhóm và giao nhiệm vụ các nhóm
-Yêu cầu quan sát tranh 1, 2, 3, 4 xem tranh vẽ gì? Nơi học và sinh họat của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng, ngăn nắp chưa? Vì sao?
- 4 nhóm nhận tranh và thảo luận.
 + Tranh 1: Đến giờ ngủ trưa trong lớp học bán trú, các bạn đang xếp dép thành đôi trước khi lên giường. Tiến đang treo mũ lên giá.
 + Tranh 2: Nga đang ngồi trước bàn học. Cạnh Nga, xung quanh bàn và sàn nhà, nhiều sách vở, đồ chơi, giày dép vứt lung tung.
 + Tranh 3: Quân đang ngồi học trong góc học tập. Em xếp sách vở vào cặp theo TKB, xếp gọn sách vở, đồ dùng trên mặt bàn.
 + Tranh 4: Trong lớp học. Bàn ghế để lệch lạc. Nhiều giấy vụn rơi trên lớp. Hộp phấn để trên ghế ngồi của cô giáo.
- Mời các nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm bạn bổ sung.
- Nhận xét
- Kết luận : Nơi học và sinh họat của các bạn trong tranh 1, 3 là gọn gàng, ngăn nắp.
 Nơi học và sinh họat của các bạn trong tranh 2, 4 chưa gọn gàng, ngăn nắp. Đồ dùng, sách vở để không đúng nơi quy định.
- Vậy nên sắp xếp sách vở, đồ dùng như thế nào cho gọn gàng, ngăn nắp?
-1-2 HS trả lời.
* Họat động 3: Bày tỏ ý kiến.
 -GV nêu tình huống: Bố mẹ xếp cho Nga một góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
 Theo em Nga nên làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng, ngăn nắp?
- Theo dõi.
- Yêu cầu HS suy nghĩ đưa ra ý kiến.
- 1 số HS đưa ra ý kiến.
- Nhận xét –bổ sung.
- Nhận xét.bổ sung.
Kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến của mình với mọi người. Yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định.
5. Củng cố, dặn dò:
- Em cần làm gì ở chỗ học, chỗ chơi của mình?
- Cần giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
- Đọc lại ghi nhớ.
- 1-2 HS đọc ghi nhớ.
* Nhận xét tiết học:
* Dặn: Xem và sắp xếp lại chỗ học, chỗ chơi ở nhà thật gọn gàng, ngăn nắp.
- Thực hành ở nhà.
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: .. 
Thứ ba ngày 6 tháng 10 năm 2020
 Tiết 5
	Kể chuyện
CHIẾC BÚT MỰC
 I./ MỤC TIÊU:
	- Dựa theo tranh ,kể lại được từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực (BT1).
 * Lưu ý: HS khá, giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện (BT2).
	- Rèn kĩ năng nghe: tập trung theo dõi bạn kể chuyện , biết nhận xét đánh giá và kể tiếp lời kể.
 - GDHS: Yêu thương, giúp đỡ bạn.
 *GDKNS: Thể hiện sự cảm thông.
 II./CHUẨN BỊ:
	- Tranh minh họa trong SGK
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ :
- Gọi HS kể lại chuyện Bím tóc đuôi sam.
-Nhận xét.
B. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
- Tiết trước đã học bài tập đọc nào?
Hôm nay chúng ta cùng kể lại câu chuyện này. GV ghi tên bài.
2) Hướng dẫn kể chuyện:
 Họat động 1: Kể lại từng đoạn
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-Yêu cầu hs quan sát tranh SGK.
- Hướng dẫn kể theo từng bức tranh phân biệt các nhân vật: Mai, Lan, cô giáo.
- Tranh 1:
-Cô giáo gọi Lan lên bàn làm gì?
- Thái độ Mai thế nào?
- Khi không được viết bút mực, thái độ của Mai ra sao?
- Gọi 1 hs kể lại tranh 1.
- Tranh 2 :
- Khi biết mình quên bút Lan làm gì?
- Vì sao Mai loay hoay với hộp bút?
- Tranh 3 :
- Mai đã làm gì?
- Mai nói gì với Lan?
- Tranh 4 :
- Thái độ của cô giáo thế nào?
- Khi biết mình được viết bút mực, Mai cảm thấy thế nào?
- Cô giáo cho Mai mượn bút và nói gì?
- Chia lớp kể theo nhóm(4 hs) và yêu cầu tập kể nối tiếp đọan trong nhóm.
- Chỉ định đại diện nhóm thi kể.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm hay.
Họat động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu 2.
- Gọi 2, 3 hs K, G kể toàn bộ câu chuyện.
 Khuyến khích HS kể bằng lời của mình.
- Nhận xét –bổ sung..
3. Củng cố, dặn dò :
- Qua câu chuyện em rút ra được điều gì?
- Giáo dục HS:
- Nhận xét tiết học.
* Dặn dò:Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 4 hs kể nối tiếp đọan.
- HS nhận xét.
-Chiếc bút mực
- Dựa theo tranh kể lại từng đọan câu chuyện: Chiếc bút mực.
-Quan sát tranh .
- Cô giáo: mặc áo dài, Mai: mặc áo xanh, Lan: mặc váy đỏ.
 + Cô gọi Lan lên bàn cô lấy mực.
 + Hồi hộp chờ đợi.
 + Mai rất buồn vì trong lớp chỉ còn mình em phải viết bút chì.
- HS kể đọan 1.
- Lan khóc nức nở vì quên bút ở nhà.
- Mai nửa muốn cho bạn mượn bút nửa thấy tiếc muốn giữ lại cho mình.
- Mai đưa bút của mình cho Lan mượn.
- Bạn cầm lấy, mình đang viết bút chì.
- Cô giáo rất vui và khen Mai.
-Mai thấy tiếc.
- Cô cho em mượn. Em thật đáng khen.
- Các nhóm kể trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể.
- Nhận xét: Nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện, giọng kể.
-HS khá, giỏi kể.
-Kể lại tòan bộ câu chuyện
- 2, 3 em kể.
- Nhận xét, chọn bạn kể hay.
- Phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn.
- HS trả lời.
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: .. . .
Tiết 22
Toán
LUYỆN TẬP.
 I/ MỤC TIÊU :
	 -Thuộc bảng 8 cộng với một số.
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 +25.
 - Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
 - Bài tập cần làm: BT1, BT2, BT3.HS khá, giỏi hoàn thành các BT còn lại.
 - Rèn kĩ năng thuộc bảng 8 cộng với một số; KN thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 28 + 5; 38 +25 và giải đúng bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.
 II/ CHUẨN BỊ:
	Viết sẵn bảng phụ BT 3.
 III /CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra
- Cho HS đọc thuộc bảng cộng 8 cộng với một số.
 Nhận xét.
B. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài : giới thiệu bài - ghi bảng.
 2 .Luyện tập :
Bài 1 : Yêu cầu gì?
- Yêu cầu hs nhẩm và nối tiếp nhau đọc ngay kết quả của từng phép tính.
-Nhận xét .
Bài 2 : Gọi 1 hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu lớp làm bài vào nháp, 5 hs làm bảng lớp.
- Nhận xét –Sửa sai cho hs.
- Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính : 48 + 24, 58 + 26.
Bài 3 : Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Dựa vào tóm tắt hãy nói rõ bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Hãy đọc đề bài dựa vào tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài vở, 1 HS làm bài trên bảng phụ .
-Nhận xét 5-6 tập .
-Nhận xét.
3. Củng cố.
-Còn TG cho hs thi đặt tính và làm tính nhanh.
* Nhận xét tiết học:.
 - Dặn dò: Về nhà xem lại bài và làm thêm VBT.
- 2-3 HS đọc.
- Luyện tập.
Tính nhẩm.
- HS tự nhẩm .Nêu kết quả.
-Nhận xét –bổ sung.
 Đặt tính rồi tính.
- Lớp làm bài.
- Nhận xét bài bạn cả cách đặt tính, thực hiện phép tính.
-2 hs nêu.
- Bài toán cho biết có 28 cái kẹo chanh và 26 cái kẹo dừa.
- Bài toán hỏi số kẹo cả hai gói .
- Gói kẹo chanh có 28 cái. Gói kẹo dừa có 26 cái. Hỏi cả hai gói có bao nhiêu cái kẹo ?
Bài giải.
Số kẹo cả hai gói có là :
 28 + 26 = 54 ( cái kẹo )
 Đáp số : 54 cái kẹo.
- Nhận xét
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: . .. . ..
Tiết 9
	Chính tả (Tập chép)
CHIẾC BÚT MỰC
 I./MỤC TÊU:
 -Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả (SGK).Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm được BT2; BT(3) b.
 - Rèn viết đúng, trình bày đúng bài chính tả (SGK).
 II./CHUẨN BỊ:
 -Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần chép .
 III./CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
-GV đọc cho hs viết bảng con 1 số từ: khuyên, chiều, ăn giỗ, dỗ dành, 
- Nhận xét .
B. Bài mới: 
1 .Giới thiệu bài.
- Hôm nay các em sẽ cùng viết bài Chiếc bút mực và làm một số BT.
2.Hướng dẫn tập chép.
-GV đọc mẫu đoạn chép.
- Gọi 1 hs đọc lại .
- Qua đoạn viết các em thấy chuyện gì đã xảy ra với Lan. 
- Đoạn văn có mấy câu ? 
- Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết thế nào ?
Khi viết tên riêng chúng ta phải lưu ý điều gì ?
-Gọi hs đọc lại những câu có dấu phẩy.
- GV đọc từng câu cho hs tìm từ khó và phân tích.
-Yêu cầu hs viết bảng con các từ trên.
-GV đọc lại đoạn chép lần 2.
-Yêu cầu hs viết vào vở
-GV nhắc nhở hs cách trình bày ,cách ngồi viết đúng.
-Đọc lại cho hs dò bài.
-Hướng dẫn hs soát lỗi.
-Thống kê lỗi 0,1 ,2 .
- GV Nhận xét 5-6 bài.
-Nhận xét-Tuyên dương.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* BT2 :
- Gọi hs đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài.
-GV nhận xét- kết luận.
* BT3 : Yêu cầu gì? (chọn BT b hs làm.)
-Cho hs làm bảng con
-GV đọc từng câu hs tìm ghi bảng con
-Nhận xét –chỉnh sửa.
C. Củng cố:
-Nhận xét tiết học:
* Dặn dò: Sửa hết lỗi sai trong bài.
- Cả lớp viết bảng con 
-1 hs nhắc lại: Chiếc bút mực.
- Đọc thầm theo.
- 1 HS đọc .
-Cô cho Lan viết bút mực Lan vui lắm.Nhưng em bỗng òa lên khóc .Vì em quên bút ở nhà.
-5 câu.
-Viết hoa ,lùi vào 1 ô
-Viết hoa.
-1 hs đọc.
-HS nêu:khóc, mượn, òa lên 
-Viết bảng con.
-HS dò thầm.
-HS chép bài.
-HS dò lại bài.
-HS soát lỗi.
-HS nêu.
.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 1 hs lên bảng , lớp làm vào VBT 
-HS sửa sai.
-Tìm những từ chứa tiếng có dần en,hoặc eng.
-HS viết bảng con: xẻng,đèn, khen, thẹn 
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: .. 
ÂM NHẠC: TIẾT 5
ÔN TẬP BÀI HÁT: XÒE HOA
I/ Mục tiêu:
1. Về kiến thức
- Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
2. Về kĩ năng
- Tập biểu diễn bài hát.
3. Về thái độ
- GDHS yêu thích môn học
II/ Chuẩn bị.
1.Giáo viên
- Nhạc cụ: Đàn, thanh phách.
- Một vài động tác vận động phụ hoạ.
2.Học sinh
- Vở ghi,Sgk
III/ Phương pháp giảng dạy
- Thuyết trình, vấn đáp, luyện tập, trực quan 
IV/ Tiến trình bài giảng
Bước 1: Ổn định tổ chức (Nhắc hs ngồi ngay ngắn )
Bước 2: Kiểm tra bài cũ.
- Gv hỏi hs giờ trước học bài hát gì?
- Gv gọi 1 hs lên bảng hát bài hát bài “ Xoè hoa ”
- Gv gọi 1 hs nhận xét
- Gv nhận xét,đánh giá xếp loại.
Bước 3: Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 1:Ôn tập bài hát: Xoè hoa.
- Gv đàn cho hs hát.
- Gv cho tổ, nhóm hát.
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 gõ đệm theo nhịp và ngược lại.
- Gv sửa sai cho hs ( nếu có )
- Gv cho nhóm, tổ hát và gõ đệm theo nhịp.
- Gv vận động phụ hoạ mẫu.
- Gv hướng dẫn hs từng động tác đồng thời thực hành cùng hs.
-Gv cho hs hát và vận động.
- Gv sửa sai cho hs ( nếu có ).
- Gv cho nhóm, tổ hát và vận động.
- Gv cho tổ 1 hát, tổ 2 vận động phụ hoạ và ngược lại.
- Gv cho hs lên bảng biểu diễn.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2:Hát kết hợp với trò chơi theo bài Xoè hoa.
a. Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài.
- Gv gõ:
- Gv cho hs nhận biết đó là âm hình tiết tấu của 3 câu hát 2, 3, 4 trong bài Xoè hoa.
b. Trò chơi 2: Hát giai điệu của bài bằng các nguyên âm: o; a; u; i .
- Gv hát mẫu thay lời ca bằng các nguyên âm.
 Bùng boong bính boong ngân nga tiếng.
 O o ó o o o ó
 Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng
 A á a a à à à 
 Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng
 U ú ù u ú u ù
 Tay nắm tay ta cùng xoè hoa
 I í i i ì ì i
- Gv cho hs biết các nguyên âm sẽ sử dụng, khi hát Gv dùng tay làm dấu hiệu chỉ các nguyên âm đó để hs hát theo
- Gv cho một vài hs lên điều khiển trò chơi.
- Gv nhận xét.
- Hs hát.
- Tổ, nhóm hát.
- Hs hát và gõ đệm theo nhịp theo hướng dẫn của Gv
- Nhóm, tổ hát và gõ đệm theo nhịp.
-Hs quan sát và lĩnh hội.
- Hs hát và vận động.
- Tổ hát và vận động.
- Hs biểu diễn theo hướng dẫn của Gv.
- Hs nghe.
- Hs nghe.
- Hs lên bảng.
Bước 4: Củng cố 
- Em nào cho biết hôm nay lớp chúng ta học những nội dung nào?
- Gv củng cố lại nội dung bài học.
- Gv đàn cho hs hát lại bài hát.
Bước 5: Dặn dò, nhắc nhở
- Nhắc hs về học bài.
- Xem trước bài mới.
- Gv nhận xét giờ học.
V/Rút kinh nghiệm
 ..
TUẦN 5
TIẾT 9: CHUYỂN ĐỘI HÌNH HÀNG DỌC THÀNH ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN VÀ NGƯỢC LẠI – ÔN 4 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC PTC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung. 
– Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
2. Kỹ năng: Thực hiện cơ bản đúng động tác theo nhịp hô, đúng hướng, đúng biên độ, biết cách chuyển đội hình.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ, thể lực, kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi, giáo án, tranh thể dục, các dụng cụ cho trò chơi.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1. Phần mở đầu
* Nhận lớp: Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
– Ôn động tác vươn thở và tay. chân, lườn của bài thể dục phát triển chung
– Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành dội hình vòng tròn và ngược lại
* Khởi động: 
– Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
– Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
– Kiểm tra bài cũ: thưc hiện 4 động tác thể dục đã học.
8 - 10 p
2 – 3 P
4 – 6 P
2 – 3 P
 Cán sự tập hợp báo cáo sĩ số và chúc GV “Khỏe”
 €€€€€€ 
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 € (GV)
HS chạy theo hàng dọc do cán sự điều khiển sau đó tập hợp 3 hàng ngang 
– GV gọi 1 – 2 em lên thực hiện, gọi em khác nhận xét, GV nhận xét chung.
2. Phần cơ bản
* Ôn 4 động tác đã học
* Chia nhóm tập luyện
* Thi đua giữa các tổ
* Học cách chuyển đội hình hàng dọc thành dội hình vòng tròn và ngược lại
18 – 22 P
4 – 5 Lần 2x8 nhịp
4 – 6 P
4 – 6 P
6 – 8 P
– GV hô nhịp để HS thực hiện. Sau đó, lớp trưởng hô. Trong quá trình thực hiện GV quan sát uốn nắn, sửa sai. 
 € € € € € € 
 € € € € € € 
 € € € € € €
 €(GV)
– Cán sự điều khiển GV đến các tổ quan sát sửa sai
 ] ]
 5GV
 ] ]
– Từng tổ lên thực hiện do cán sự điều khiển. GV cùng học sinh quan sát, nhận xét.
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 (GV)
 € € € € € 
- GV nêu tên động tác, cùng HS làm mẫu động tác, phân tích kỹ thuật, sau đó hướng dẫn HS tập luyện.
– HS chủ động tập luyện theo sự hướng dẫn của GV 
3. Phần kết thúc
– Trò chơi “Lịch sự”.
– Cúi người thả lỏng.
– GV cùng HS hệ thống bài học.
– Nhận xét giờ học.
4 - 6 p
– Cán sự điều khiển và cùng GV hệ thống bài học
 €€€€€€ 
 €€€€€€
 €€€€€€ 
 €(GV)
Nội dung bổ sung
 .
 Thứ tư ngày 7 tháng 10 năm 2020
Tiết 15
Tập đọc
MỤC LỤC SÁCH
I./MỤC TIÊU:
	- Đọc rõ ràng, rành mạch toàn bài; đọc rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
 - Bước đầu biết dùng mục lục sách để tra cứu .(trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
 *Lưu ý: HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.
	- Rèn đọc đúng,rõ ràng, rành mạch văn bản có tính chất liệt kê.
	- Yêu thích làm việc có khoa học.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tập truyện thiếu nhi có mục lục.
	- Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để hướng dẫn HS luyện đọc.
 III./ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HỌAT ĐỘNG CỦA GV
HỌAT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc bài “ Chiếc bút mực” và trả lời câu hỏi SGK.
- 3 HS đọc bài và TLCH.
- Nhận xét.
2. Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài: GV giới thiệu quyển truyện và tên sách. Trong sách có mục lục. Mục lục cho chúng ta biết trong sách có những bài gì? Ơ trang nào? Bài ấy của ai? Bài học hôm nay giúp các em biết cách đọc mục lục sách, biết tra mục lục tìm nhanh tên bài.
- 1 HS nhắc lại tựa.
Họat động 1: Luyện đọc:
- GV đọc mẫu tòan bộ mục lục. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.
- Theo dõi, đọc thầm.
- Đọc từng mục trước lớp:
 Treo bảng phụ đã ghi sắn,2 dòng trong mục lục và hướng dẫn HS đọc theo thứ tự từ trái sang phải.
 * Một.// Quang Dũng.// Mùa quả cọ.// Trang 7.//
Hai.// Phạm Đức.// Hương đồng cỏ nội.// Trang 28.//
-HS nối tiếp nhau đọc từng mục.
-Ghi bảng từ ngữ HS phát âm sai và hướng dẫn đọc lại.
- Phát âm lại những từ đọc còn sai.
- Gọi HS nêu phần chú giải SGK.
- HS nêu phần chú giải.
Đọc từng mục.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng mục.
- Nối tiếp nhau đọc từng mục.
- Chia nhóm theo bàn yêu cầu luyện đọc.
- Luyện đọc từng mục theo nhóm.
-Tổ chức thi đọc.
- Các nhóm thi đọc.
Họat động 2: Tìm hiểu bài.
- Câu 1: Tuyển tập này có những truyện nào?
- HS trả lời.
- Nhận xét.
- Câu 2: Truyện Người học trò cũ ở trang nào?
-1 HS nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- GV: Trang 52 là trang bắt đầu truyện Người học trò cũ.
- Câu 3: Truyện Mùa quả cọ của nhà văn nào?
- Của nhà văn Quang Dũng.
- Câu 4: Mục lục sách dùng để làm gì?
- HS đọc câu hỏi.
- Chia nhóm đôi yêu cầu HS thảo luận.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
GV: Mục lục cho ta biết cuốn sách viết về cái gì, có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào. Từ đó ta nhanh chóng tìm được những mục cần đọc.
- Câu 5: Tập tra mục lục sách Tiếng Việt 2, tập 1 – tuần 5.(HS khá,giỏi trả lời).
- HS đọc yêu cầu.
GV hướng dẫn HS tập tra theo các bước:
 +Yêu cầu HS mở sách phần Mục lục SGK Tiếng Việt 2, tập 1 – tuần 5.
 + Mục lục có các cột nào?
 + HS mở mục lục.
+ 1 HS đọc: Tuần – Chủ điểm, phân môn, nội dung, trang.
- GV nêu vd: Tuần 5 – chủ điểm trường học. Tâp đọc: chiếc bút mực, trang 40.
- Tổ chức các lớp thi hỏi đáp nhanhvề từng nội dung trong mục lục.
- HS thi hỏi đáp. 
 Ví dụ: +HS 1: Bài tập đọc chiếc bút mực ở trang nào?
 + HS 2: Trang 40.
Họat động 3: Luyện đọc lại.
- Tổ chức HS thi đua đọc cả bài.
-2 HS thi đua đọc lại bài.
 Nhắc các em đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch.
- Nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Ta vừa tập đọc bài gì?
- Mục lục sách.
- GV : Khi mở quyển sách mới, em phải xem trước phần mục lục để biết sách viết về những gì, có những mục nào, muốn đọc một truyện hay một mục trong sách thì tìm chúng ở trang nào. Như thế sẽ giúp ta khỏi mất thời gian tìm kiếm và giúp ta làm việc có khoa học hơn.
- Nghe để thực hiện.
Nhận xét tiết học.
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: . . .
 Tiết 23
Toán
 HÌNH CHỮ NHẬT-HÌNH TỨ GIÁC.
 I./ MỤC TIÊU :
	- Nhận dạng được và gọi đúng tên hình chữ nhật, hình tứ giác.
 - Biết nối các điểm để có hình chữ nhật, hình tứ giác.
 - Bài tập cần làm: BT1, BT2 (a, b).HS khá, giỏi hoàn thành các BT còn lại.
	- Rèn kĩ năng nhận dạng hình chữ nhật, hình tứ giác trong các hình cho trước.
 - HS hứng thú vẽ hình.
 II/.CHUẨN BỊ :
	- Một số miếng nhựa hình chữ nhật, hình tứ giác.
	- Vẽ hình phần bài học, SGK.
 III./CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Ở lớp 1 các em đã biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Trong bài học hôm nay các em sẽ biết thêm về hình chữ nhật, hình tứ giác. Ghi tựa
2. Giới thiệu hình chữ nhật:
- Gắn trên bảng một hình chữ nhật rồi nói : Đây là hình chữ nhật.
-Yêu cầu hs lấy trong hộp đồ dùng một hình chữ nhật.
-Vẽ lên bảng 1 hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đây là hình gì ?
- Hãy đọc tên hình.
- Đọc tên các hình chữ nhật có trong phần bài học.
- Hình chữ nhật gần giống hình nào đã học ?
3.Giới thiệu hình tứ giác :
- Đính lên bảng hình tứ giác MNPQ và giới thiệu: Đây là hình tứ giác.
- Hãy lấy trong bộ đồ dùng hình tứ giác.
+ Đọc tên các hình tứ giác có trong bài học.
- Nếu nói hình chữ nhật cũng là hình tứ giác. Theo em như vậy là đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Hình chữ nhật và hình vuông là những hình tứ giác đặc biệt.
* Liên hệ:
- Em hãy tìm một số đồ vật có dạng hình chữ nhật?
- Em hãy tìm một số đồ vật có dạng hình tứ giác?
4.Thực hành :
Bài 1: Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài.
-Yêu cầu hs tự nối.
-Hãy đọc tên hình chữ nhật.
-Hình tứ giác nối được là hình nào ?
-Nhận xét.
Bài 2 :
-Yêu cầu hs đọc đề bài.
-Cho hs làm câu a, b
-Yêu cầu hs quan sát kĩ hình SGK,sau đó hs nêu , gọi HS khác nhận xét –bổ sung.
-GV nhận xét.
.5. Củng cố:
 Tổ chức cho HS chơi thi vẽ hình theo yêu cầu (Nếu còn TG).
 + Kẻ thêm một đoạn vào hình để được 2 hình hình tứ giác.
* Nhận xét tiết học.
- Hình chữ nhật, hình tứ giác.
- HS tìm trong hộp đồ dùng lấy đúng hình chữ nhật.
- Đây là hình chữ nhật.
- ABCD.
- ABCD, MNPQ, EGHI
- HS trả lời (gần giống hình vuông).
- Quan sát và cùng nêu: Tứ giác MNPQ
- HS tự nhận dạng và lấy hình tứ giác.
- CDEG, PQRS, MNHK.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS tìm. Ví dụ: mặt bàn, tấm bảng, khung ảnh, 
- Dùng thước và bút nối các điểm để được hình chữ nhật và hình tứ giác.
- HS tự nối, đổi chéo vở để kiểm tra.
- Hình chữ nhật ABCD, MNPQ.
- Hình tứ giác EGHK.
- 1 HS đọc.
a) Có 1 hình tứ giác.
b) Có 2 hình tứ giác.
- Mổi tổ cử 1 bạn đại diện lên thi vẽ.
- Nhận xét.
vCác lưu ý, điều chỉnh, bổ sung: . .. . 
 Tiết 5
Tập viết
CHỮ HOA D
 I./ MỤC TIÊU:
 -Viết đúng chữ hoa D (1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Dân (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (3 lần).
 - Rèn viết chữ hoa D đúng mẫu. Viết chữ rõ ràng, liền mạch và tương đối đều nét.
 II./ CHUẨN BỊ: 
	- Mẫu chữ hoa D trong khung.
 -Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ:Dân( dòng 1), Dân giàu nước mạnh (dòng 2).
 III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu hs viết bảng con: chữ hoa C.
-Gọi hs đọc cụm từ ứng dụng và viết tiếp chữ Chia.Nhân xét –chỉnh sửa.
B.Bài mới:
 1.Giới thiệu bài:
- Tuần trước lớp mình viết chữ hoa gì ?
Hôm nay sẽ hướng dẫn các em viết tiếp chữ hoa D -GV ghi tựa bài 
 2.Hướng dẫn viết chữ hoa D:
- Giới thiệu mẫu chữ hoa D
- Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét 
+ Các em cho biết chữ này cao mấy li , gồm mấy đường kẻ ngang ? 
+ Được viết bởi mấy nét ?
- GV nêu :Chữ hoa D được viết bởi 1 nét liền, kết hợp của 2 nét cơ bản: gồm một nét thẳng đứng lượn cong 2 đầu và một nét cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
-GV nêu cách viết: ĐB ở ĐK6 viết nét lượn 2đầu theo chiều dọc chuyển hướng viết tiếp nét cong phải tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ phần cuối nét cong lượn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_5_nam_hoc_2020_2021_phan_the_luan.docx