Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 đến 12 - Năm học 2016-2017

Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 đến 12 - Năm học 2016-2017

Tiết 3:

Đạo đức

Chăm chỉ học tập (tiết 1)

I. Mục đích , yêu cầu

 Giúp HS hiểu:

- Như thế nào là chăm chỉ học tập.

- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?

- HS thực hiện giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà.

* Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân

II. Đồ dùng dạy - học

- Phiếu thảo luận.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

A. KTBC:

- Tổ chức trò chơi phóng viên.

? Thế nào là chăm chỉ làm việc nhà?

? Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ những công việc ở nhà?

- Nhận xét - đánh giá.

B. Bài mới:

1. GTB: Trực tiếp.

2. Các hoạt động:

a)Hoạt động 1: Xử lí tình huống.

* Mục tiêu: HS hiểu được một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.

* Cách tiến hành:

- GV nêu tình huống, y/c các cặp thảo luận về cách ứng xử sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai.

- Từng cặp HS thảo luận và phân vai cho nhau.

- Gọi 1vài cặp lên diễn - Cả lớp phân tích cách ứng xử (đi ngay cùng bạn, nhờ bạn làm giúp bài rồi đi, bảo bạn chờ cố làm xong bài tập rồi đi).

- Giúp HS phân tích các giải pháp, lựa chọn cách ứng xử đúng.

- GV kết luận: Khi đang học, đang làm BT các em cần cố gắng hoàn thành công việc không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.

b)Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân)

* Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện và ích lợi của việc chăm chỉ học tập.

* Cách tiến hành:

- GV chia nhóm - y/c các nhóm thảo luận các nội dung trong BT2 - VBT( 3 phút)

- Các nhóm độc lập thảo luận.

- Trình bày kết quả - bổ sung ý kiến.

* GV: Các ý nêu biểu hiện của chăm chỉ học tập là a, b, d, đ.

? Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?

c) Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.

* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập.

* Cách tiến hành:

- GV y/c HS tự liên hệ về việc học tập của mình.

- HS trao đổi theo cặp.

- 1 số HS tự liên hệ trước lớp.

? Em đã chăm chỉ học tập chưa?

? Kể các việc làm cụ thể?

? Kết quả đạt được ra sao?

- GV khen ngợi những HS chăm chỉ học tập, nhắc nhở HS chưa chăm chỉ học tập.

3. Củng cố, dặn dò:

- Cần làm xong bài rồi mới đi chơi và biết sắp xếp thời gian hơp lí giữa việc học tâp và vui để phát triển toàn diện.

- Nhận xét tiết học.

- VN thực hiện chăm chỉ học tập để bố mẹ vui.

- Tình huống: Em đang làm bài tập ở nhà thì 1 bạn đến rủ đi đá bóng ( đá cầu ) Lúc đó em sẽ làm gì?

+ Đi chơi luôn.

+ Cùng học bài xong rồi mới đi chơi.

+ Không đi chơi.

 

doc 154 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 1890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 9 đến 12 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2016
Tiết 1: Âm nhạc (Đ/C Hương dạy)
Tiết 2: 
Luyện từ và câu
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 3)
I. Mục đích - yêu cầu
- Kiểm tra lấy điểm đọc.
- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và sự vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
III Các hoạt động dạy học:
1. GTB:
- Nêu MĐYC của tiết học.
2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Kiểm tra đọc: 
- GV kiểm tra đọc bằng hình thức chơi trò chơi hái hoa dân chủ.
- GV phổ biến luật chơi
- Lần lượt 7 HS lên hái hoa dân chủ, đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS + GV nhận xét - đánh giá 
=> GV: Cách đọc đúng các bài tập đọc
* Hoạt động 2:. Ôn luyện cách tìm các từ ngữ chỉ hoạt động
- HS nêu y/c của bài.
- 2 HS đọc bài Làm việc thật là vui.
- GV giới thiệu phiếu học tập
- 1 HS đọc mẫu
- GV nêu nhiệm vụ: Thảo luận 
nhóm 4 (7 phút) và điền vào phiếu
- HS thảo luận ( 1 nhóm HS điền vào phiếu lớn.
- GV dán phiếu lớn, y/c HS đọc bài làm của nhóm mình
- Chữa:
+ HS nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu cần)
+ GV đánh giá.
* GV: Củng cố cách tìm các từ chỉ hoạt động của người, vật trong bài tập đọc
- HS đọc nội dung bài
? Bài y/c gì
- GV phân tích cách viết trong bài văn trên là : trước tiên nêu từ ngữ chỉ người , vật, cây cối, sau đó nêu hoạt động của người, vật, cây cối và lợi ích của hoạt động ấy.
- 3 HS làm bảng, HS khác làm vở
- Chữa:
+ HS đọc và nhận xét bài viết trên bảng
? Nêu câu viết khác
+ GV đánh giá.
* GV: Củng cố cách viết câu có chứa từ chỉ hoạt động của người, vật
 + GV lưu ý HS cách viết câu.
3. Củng cố dặn dò 
? Tìm từ chỉ hoạt động và đặt câu?
- GV nhận xét giờ học.
* Bài 1: ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Ngày hôm qua đâu rồi ?
- Cô giáo lớp em
- Gọi bạn
- Cái trống trường em
- Chiếc bút mực.
- Phần thưởng
- Bạn của Nai Nhỏ
* Bài 2:Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài làm việc thật là vui (trang 16)
Từ ngữ chỉ người, vật
Từ ngữ chỉ hoạt động
Đồng hồ
tích tắc, tích tắc báo giờ, báo phút.
gà trống
gáy vang ò...ó...o, báo cho mọi người biết trời sắp sáng.
tu hú
kêu tu hú, tu hú báo sắp đến mùa vải chín
Chim
bắt sâu, bảo vệ mùa màng.
Cành đào
nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ
Bé
làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
* Bài 3: Dựa theo cách viết trong bài văn trên, hãy đặt một câu nói về:
a. Một con vật:
- Con mèo bắt chuột để chuột không phá phách.
b. Một đồ vật:
- Bóng đèn chiếu sáng giúp em học bài.
c.Một loài cây:
- Cây phong lan nở hoa cho mọi người ngắm nhìn.
..........................................................................
 Tiết 3: 
Đạo đức
Chăm chỉ học tập (tiết 1)
I. Mục đích , yêu cầu
 Giúp HS hiểu:
- Như thế nào là chăm chỉ học tập.
- Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
- HS thực hiện giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở trường, ở nhà.
* Kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân
II. Đồ dùng dạy - học
- Phiếu thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. KTBC:
- Tổ chức trò chơi phóng viên.
? Thế nào là chăm chỉ làm việc nhà?
? Em đã làm gì để giúp đỡ bố mẹ những công việc ở nhà?
- Nhận xét - đánh giá.
B. Bài mới:
1. GTB: Trực tiếp.
2. Các hoạt động:
a)Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
* Mục tiêu: HS hiểu được một số biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập.
* Cách tiến hành:
- GV nêu tình huống, y/c các cặp thảo luận về cách ứng xử sau đó thể hiện qua trò chơi sắm vai.
- Từng cặp HS thảo luận và phân vai cho nhau.
- Gọi 1vài cặp lên diễn - Cả lớp phân tích cách ứng xử (đi ngay cùng bạn, nhờ bạn làm giúp bài rồi đi, bảo bạn chờ cố làm xong bài tập rồi đi).
- Giúp HS phân tích các giải pháp, lựa chọn cách ứng xử đúng.
- GV kết luận: Khi đang học, đang làm BT các em cần cố gắng hoàn thành công việc không nên bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
b)Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Kĩ năng quản lí thời gian học tập của bản thân)
* Mục tiêu: Giúp HS biết được một số biểu hiện và ích lợi của việc chăm chỉ học tập.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm - y/c các nhóm thảo luận các nội dung trong BT2 - VBT( 3 phút)
- Các nhóm độc lập thảo luận.
- Trình bày kết quả - bổ sung ý kiến.
* GV: Các ý nêu biểu hiện của chăm chỉ học tập là a, b, d, đ.
? Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
c) Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
* Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá bản thân về việc chăm chỉ học tập.
* Cách tiến hành:
- GV y/c HS tự liên hệ về việc học tập của mình.
- HS trao đổi theo cặp.
- 1 số HS tự liên hệ trước lớp.
? Em đã chăm chỉ học tập chưa?
? Kể các việc làm cụ thể?
? Kết quả đạt được ra sao?
- GV khen ngợi những HS chăm chỉ học tập, nhắc nhở HS chưa chăm chỉ học tập.
3. Củng cố, dặn dò:
- Cần làm xong bài rồi mới đi chơi và biết sắp xếp thời gian hơp lí giữa việc học tâp và vui để phát triển toàn diện.
- Nhận xét tiết học.
- VN thực hiện chăm chỉ học tập để bố mẹ vui.
- Tình huống: Em đang làm bài tập ở nhà thì 1 bạn đến rủ đi đá bóng ( đá cầu ) Lúc đó em sẽ làm gì?
+ Đi chơi luôn.
+ Cùng học bài xong rồi mới đi chơi.
+ Không đi chơi.
* Đánh dấu + vào ô trống trước những biểu hiện của việc chăm chỉ học tập.
a. Cố gắng hoàn thành các bài tập.
b. Tích cực tham gia học tập.
c. Dành tất cả thời gian cho học tập.
d. Tự giác học tập không cần nhắc nhở.
đ. Tự sửa chữa sai sót trong bài.
.....................................................................................
Tiết 4: 
Toán
 Luyện tập
(Tiết 42)
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải bài toán với các số đo theo đơn vị lít.
- Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh bài tập 2.
- Chuẩn bị 1 can 1l và các cốc nhỏ
III. Các hoạt động dạy học: 
A. KTBC: 
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các y/c sau. 
- HS1: Viết các số đo thể tích: lít.
- HS2: Tính:
- Nhận xét 
B. Bài mới:
1. GTB: 
- GV nêu mục tiêu của giờ học.
2. Luyện tập - thực hành:
- HS nêu y/c bài.
- HS làm vở
- Chữa:
+ 3 HS lên bảng làm 
+ lớp làm vào vở
+ HS nhận xét bài bảng.
+ GV chốt bai làm đúng
+ Đổi vở kiểm tra chéo
? Nêu cách tính phép cộng, trừ có số đo là lít?
* GV: Củng cố cách cộng, trừ với các số đo có đơn vị là lít
- GV nêu yêu cầu
- GV treo tranh thứ nhất.
? Có mấy ca nước? Đọc số đo ghi trên ca? (3 ca nước đựng lần lượt 1l,2l, 3l)
? Nhìn vào tranh em hiểu bài toán y/c gì
? Nêu bài toán ( có 3 ca chứa nước. Ca 1 chứa 1l nước, ca 2: chứa 2l nước , ca 3 chứa 3l nước. Hỏi cả 3 ca chứa bao nhiêu lít nước? )
? Phải làm ntn để biết được số nước trong cả 3 ca?
? Kết quả là bao nhiêu?
- HS tự làm các phần còn lại của BT2.
- Chữa bài:
+ Y/c nhìn tranh, nêu lại bài toán rồi nêu phép tính tương ứng.
+ Nêu số cần điền
? Vì sao điền 30l
* GV: Củng cố cách nhẩm cộng, trừ với các số đo có đơn vị là lít
- 2 HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS nhìn tóm tắt đọc lại bài toán.
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
- Chữa bài:
+ Nhận xét bài bảng.
+ Nêu câu lời giải khác?
GV: Củng cố cách giải bài toán về ít hơn.
- HS nêu y/c bài.
- GV đổ 1l nước từ chai 1l sang các cốc như nhau, xem có thể rót được đầy mấy cốc
- HS quan sát
* GV: Giúp HS bước đầu làm quen với dung tích (sức chứa)
3. Củng cố - dặn dò:
? Bài hôm nay chúng ta được luyện tập những kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học.
 7l + 8l = 15l
 3l + 7l + 4l =14l
* Bài 1 (SGK- 43): Tính
 3l + 1l = 3l 15l - 5l = 10l 
 16l + 5l = 21l 35l - 12l = 23l
 3l + 2l - 1l = 4l
 16l - 4l + 15l = 27l
* Bài 2 (SGK- 43): Số ?
a. 6l
b. 8l
c. 30l
* Bài 4 (SGK - 43)
Tóm tắt
 16l 
Thùng 1:
Thùng 2: 2l
 ? l
Bài giải:
Thùng thứ hai chứa số dầu là:
 16 - 2 = 14 ( l )
 Đáp số: 14l dầu
* Bài 4 (SGK - 43): Thực hành: Đổ 1l nước từ chai sang các cốc như nhau
.................................................................................................................................
Thứ tư ngày 02 tháng 11 năm 2016
Tiết 1:
Tập đọc
Ôn tập giữa học kỳ I ( tiết 4)
I. Mục đích - yêu cầu:
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Rèn kỹ năng nghe viết chính tả.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB:
- GV nêu MĐYC của tiết học.
2. Kiểm tra đọc:
- Lần lượt 7 HS bốc thăm bài, chuẩn bị và đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét
- GV nhận xét - đánh giá 
=> GV: Cách đọc đúng các bài tập đọc
3. Viết chính tả
- GV đọc bài Cân voi.
- GV giải nghĩa các từ sứ thần, Trung Hoa, Lương Thế Vinh.
- 2 HS lại bài, cả lớp đọc thầm theo.
? Đoạn văn kể về ai?
? Lương thế Vinh đã làm gì ?
? Đoạn văn có mấy câu?
? Từ nào phải viết hoa? Vì sao?
- GV đọc từ khó - HS viết bảng con.
- GV đọc - HS viết bài vào vở ô li.
- GV đọc - HS soát lỗi.
- GV NX một số bài.
=> GV: Cách trình bày bài chính tả
4. Củng cố dặn dò 
- Dặn dò HS ôn luyện các bài tập đọc tuần tiếp.
- GV nhận xét giờ học.
* Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Ngưòi thầy cũ.
- Bàn tay dịu dàng.
- Người mẹ hiền 
* Bài 2: Nghe - viết:
Cân voi
 Một lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Vinh, nhờ ông cân hộ con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyền. Sau đó, ong cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ong sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.
...............................................................................
Tiết 2: 
Chính tả ( Tập chép)
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 5)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Tranh minh hoạ bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. GTB:
- GV nêu MĐYC của tiết học.
2. Kiểm tra đọc:
- Lần lượt 7 HS bốc thăm bài, chuẩn bị và đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét
- GV nhận xét - đánh giá 
=> GV: Cách đọc đúng các bài tập đọc
3. Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi:
- HS nêu y/c của bài 2.
? Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì? (Phải quan sát kĩ từng tranh, đọc câu hỏi dưới tranh, suy nghĩ, trả lời từng câu hỏi.)
- HS quan sát tranh.
* Tranh 1:
- GV treo tranh 1 lên bảng.
? Tranh vẽ gì?
? Vì sao em biết mẹ đang đèo bạn nhỏ tới trường?
- Em hãy đọc câu hỏi dưới tranh 1.
? Vậy bạn nhỏ trong tranh tên gì?
? Vậy hằng ngày, ai đưa Tuấn tới trường?
- Nhiều HS nhắc lại câu trả lời.
? Ai có cách trả lời khác không?
- Một số HS nhắc lại.
- Các tranh khác GV tiến hành tương tự.
* Tranh 2:
? Vì sao hôm nay mẹ không đưa Tuấn đi học được?
* Tranh 3:
? Tuấn làm gì để giúp mẹ?
* Tranh 4:
? Tuấn đến trường bằng cách nào?
4. Kể lại câu chuyện theo tranh:
- GV đặt tên cho câu chuyện: Bạn Tuấn đi học, Một HS ngoan, Mẹ ốm.
- HS kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi nhóm kể hay nhất.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà ôn lại các bài tập đọc.
* Đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8
* Dựa theo tranh, trả lời câu hỏi:
* Tranh 1:
- Mẹ đang đèo một bạn nhỏ tới trường.
- Vì bạn nhỏ ngồi sau đeo cặp sách.
? Hằng ngày, ai đưa Tuấn tới trường?
- Bạn nhỏ trong tranh tên Tuấn.
- Hằng ngày, mẹ đưa Tuấn tới trường.
- Mẹ là người hằng ngày đưa Tuấn đến truờng.
* Tranh 2:
- Hôm nay, mẹ không đưa Tuấn đến trường được vì mẹ ốm.
- Hôm nay mẹ bị cảm nặng nên không đưa Tuấn đi học được.
* Tranh 3:
- Tuấn rót nước cho mẹ uống.
- Tuấn rót nước cho mẹ uống, đắp khăn lên trán mẹ cho mẹ hạ sốt.
* Tranh 4:
- Tuấn tự mình đi bộ tới trường.
* Kể chuyện theo tranh
- Hàng ngày mẹ lai Tuấn đến trường. Nhưng hôm nay mẹ bị ốm phải nằm một chỗ. Tuấn rót nước cho mẹ uống, lấy khăn đắp lên trán cho mẹ hạ sơ. Em đã tự đi bộ đến trường.
.................................................................................
Tiết 3:
Toán
Luyện tập chung
(Tiết 43)
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng tính cộng (nhẩm và viết), kể cả cộng các số đo với đơn vị là kilôgam hoặc lít.
- Giải bài toán tìm tổng hai số.
- Làm quen với dạng bài trắc nghiệm có 4 lựa chọn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ BT2, BT4.
- Bảng phụ ghi nội dung BT3.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.
- HS nhận xét( HS1 : ? Khi viết kết quả em cần lưu ý gì; HS2: Đây là phép tính chứa 2 dấu tính vậy ta thực hiện như thế nào ?)
- GV kết luận
B. Bài mới:
1. GTB:
- GV nêu MĐYC của giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS nêu y/c của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài ( cột tính 2 và 4), lớp làm vào vở
- Chữa bài:
+ Nhận xét Đ - S và thực hiện 1 phép tính theo y/c
? HS1:Để làm bài tập này cần vận dụng kiến thức nào đã học?
? HS 2: Đây là phép cộng gì ?
* GV: Cần dựa vào bảng cộng đã học để thực hiện các phép tính. Đối với các phép tính cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số hoặc cộng số có 1CS với số có 2CS ta cần đặt tính ra nháp rồi tính.
- GV nêu yêu cầu của bài.
* Tranh 1:
- GV treo tranh 1 và y/c HS quan sát.
? Tranh 1 có mấy bao ?(2 bao )
? Đọc lần lượt số có ghi trên mỗi bao ( 25kg, 20kg)
? Nhìn tranh em hiểu bài y/c gì?( tìm số kg trong cả hai bao)
? Ai có thể nêu thành nội dung bài toán? (Bao thứ nhất nặng25 kg gạo, bao thứ hai nặng 20 kg gạo. Hỏi cả hai bao nặng bao nhiêu kilôgam gạo?)
? Để biết cả hai bao gạo nặng bao nhiêu kilôgam em làm thế nào?( Thực hiện phép tính cộng: 
25 + 20 = 45 (kg))
? Vậy cả hai bao gạo nặng bao nhiêu kilôgam? (45kg gạo)
- GV điền 45 vào chỗ chấm.
* Tranh 2
- GV treo tranh, y/c HS quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi(2 phút) nêu nội dung bài toán
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác bổ sung
? Nêu phép tính để tìm số lít trong cả 2 thùng
? Cả 2 thùng chứa được bao nhiêu lít
* GV: Củng cố kĩ năng cộng các số đo với đơn vị là kilôgam và lít.
- HS nêu yêu cầu 
- GV phân tích bảng đã cho (gồm số hạng, số hạng và tổng)
? vậy số cần điền ở đây là gì
- HS làm vở
- 2 HS làm bài trên bảng 
- Chữa
+ HS Nhận xét 
? Vì sao điền được tổng là 51
? Muốn điền đúng tổng ta làm như thế nào ( ta lấy SH trên cộng với SH dưới trong cùng 1 cột)
- Kiểm tra dưới lớp bằng hình thúc giơ tay
* GV: Củng cố kĩ năng tìm tổng khi biết các số hạng.
- HS đọc nội dung bài
? Bài y/c gì
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
? Bài cho biết gì ? hỏi gì
- HS nhìn tóm tắt đọc thành bài toán.
-1 HS làm bảng 
- lớp làm vào vở
- Chữa:
+ HS Nhận xét Đ/S
? Để biết cả hai lần bán bao nhiêu ki - lô - gam gạo em làm như thế nào
- GV nêu lại cách làm ( lấy lần đầu bán 45 kg + lần sau bán 38kg)
? Nêu câu trả lời khác.
* GV: Củng cố cách giải bài toán đơn tìm tổng khi biết thành phần.
- HS nêu y/c của bài.
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 1 em tham gia trò chơi Ai nhanhhơn.
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS chơi, cả lớp cổ vũ.
- HS nhận xét, GV đánh giá.
? Vì sao em khoanh vào C?
? Vì sao em biết túi gạo cân nặng 3 kilôgam?
- HS làm bài vào vở
* GV: Củng cố kĩ năng cộng các số đo với đơn vị là kilôgam 
3. Củng cố, dặn dò:
? Bài học hôm nay chúng ta được củng cố lại những kiến thức gì?
- GV nhận xét giờ học.
* Tính:
15 l - 5 l = 10l 3 l + 2 l - 1 l = 4l
* Bài 1: (SGK - 44): Tính
5 + 6 = 11 16 + 5 = 21 
8 + 7 = 15 27 + 8 = 35 
 9 + 4 = 13 44 + 9 = 53 
40 + 5 = 45 4 + 16 = 20
30 + 6 = 36 3 + 47 = 50
7 + 20 = 27 5 + 35 = 40
* Bài 2: (SGK- 44): Số?
Tranh 1: 45 kg
Tranh 2: 45l
* Bài 3: (SGK- 44), Viết số thích hợp vào ô trống:
Số hạng
34
45
63
17
44
Số hạng
17
48
29
46
36
Tổng
 51
93
92
63
80
* Bài 4: (SGK - 44), Giải bài toán theotóm tắt sau:
Tóm tắt
Lần đầu bán: 45kg gạo
Lần sau bán: 38kg gạo
 Cả hai lần bán: ...kg gạo ?
Bài giải
Cả hai lần bán số gạo là:
45 + 38 = 83 (kg)
 Đáp số: 83 kg gạo
* Bài 5: (SGK - 44), Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Túi gạo cân nặng mấy ki - lô - gam?
1kg
2 kg
3 kg
4 kg
.......................................................................
Tiết 4:
Tự nhiên và xã hội
Đề phòng bệnh giun
I.Mục đích, yêu cầu
- Giúp HS hiểu giun thường sống ở ruột người và 1 số nơi trong cơ thể, giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
- Chúng ta thường bị nhiễm giun qua con đường thức ăn, nước uống. Hành vi mất vệ sinh của con người là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường và lây truyền bệnh.
- Biết sự cần thiết của hành vi giữ vệ sinh: đi tiểu, đại tiện đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi sau khi đi vệ sinh.
- Có ý thức giữ vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện; ăn chín, uống sôi.
- Thực hiện được 3 điều vệ sinh để đề phòng bệnh giun: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kĩ năng nên và không nên làm gì để phòng bệnh giun.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán những hành vi ăn uống không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh -> gây ra bệnh giun.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân để phòng bệnh giun.
II Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh.
- Tranh phóng to 1 số loại giun.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. KTBC: 
? Thế nào là ăn uống sạch sẽ?
? Ăn uống sạch sẽ có ích lợi gì?
- Nhận xét - đánh giá.
B Bài mới:
1. GTB: Khởi động:
- GV cho cả lớp hát bài: Con cò.
? Bài hát vừa rồi hát về ai? (Hát về chú cò.)
? Trong bài hát ấy, chú cò bị làm sao? (Chú cò bị đau bụng.)
? Tại sao chú cò bị đau bụng? (Vì chú cò ăn quả xanh, uống nước lã.)
- GV giới thiệu vào bài.
2. Các hoạt động dạy học:
a) Hoạt động1: Tìm hiểu về bệnh giun.
* Mục tiêu: 
- Nhận ra triệu chứng của người bị nhiễm giun.
- HS biết nơi giun thường sống trong ở cơ thể người.
- Nêu được tác hại của bệnh giun.
* Cách tiến hành:
- GV hỏi : ? Các em có bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa
=> Nếu bạn nào trong lớp bị những triệu trứng như vậy chứng tỏ bạn đã bị nhiễm giun.
- Y/c thảo luận nhóm 4 ( 5 phút )
? Giun trường sống ở đâu trong cơ thể? (Sống ở ruột người.)
? Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người? (Ăn các chất bổ, thức ăn trong cơ thể người.)
? Nêu tác hại do giun gây ra? (Sức khoẻ yếu kém, học tập không đạt hiệu quả,...)
- Y/c các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét – bổ sung.
- GV chốt kiến thức bằng cách đưa tranh và kết luận
+ Giun và ấu trùng của giun không chỉ sống ở ruột người mà còn sống ở khắp nơi trong cơ thể như: dạ dày, gan, phổi, mạch máu,...
+ Để sống được giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể.
+ Người bị bệnh giun sẽ có cơ thể không khoẻ mạnh, ảnh hưởng đến kết học tập. Nếu nhiều giun quá có thể gây tắc ruột, ống mật...dẫn đến chết người.
+ Triệu chứng của người bệnh giun là hay đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy, ngứa hậu môn...
b) Hoạt động 2: Các con đường lây nhiễm giun (Kĩ năng tư duy phê phán)
* Mục tiêu: HS phát hiện ra nguyên nhân và các cách trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Quan sát tranh, đọc yêu cầu
- Treo tranh vẽ về: “Các con đường giun chui vào cơ thể”.
? Chỉ và nói trứng giun vào cơ thể người bằng cách nào
Bước 2: Thảo luận nhón 2 ( 3 phút)
- Y/c đại diện các nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể người.
Bước 3: GV chỉ tranh và chốt
- Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất hoặc theo ruồi nhặng bay khắp nơi đậu vào thức ăn làm người bị nhiễm giun.
- Hình vẽ thể hện trứng giun vào cơ thể bằng các cách sau:
+ Không rửa tay sau khi đi đại tiện tay bẩn lại sờ vào thức ăn, đồ uống.
+ Sử dụng nguồn nớc bị ô nhiễm để ăn, uống, sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun.
+ Đất trồng rau bị ô nhiễm hoặc dùng phân tươi để bón rau. Người ăn rau rửa chưa sạch, trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể.
+ Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn nước uống.
- HS nghe – ghi nhớ.
C.Hoạt động 3: Đề phòng bệnh giun (Kĩ năng nên và không nên làm gì để phòng bệnh giun - Kĩ năng làm chủ bản thân)
* Mục tiêu: 
- Kể ra được các biện pháp phòng tránh giun.
- Có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thường xuyên đi guốc, dép, ăn chín, uống sôi, giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
* Cách tiến hành:
Bước 1 : Làm việc cả lớp.
- GV chỉ định bất kì : Mỗi cá nhân HS nêu 1 cách để đề phòng bệnh giun.
Bước 2 : Làm việc với SGK.
- GV y/c HS mở SGK/21 quan sát và giải thích các việc làm của các bạn HS trong hình vẽ.
? Các bạn làm như thế để làm gì?
+ Hình 2: Rửa tay trước khi ăn.
+ Hình 3 : Cắt móng tay.
+ Hình 4 : Rửa tay bằng xà phòng sau khi đi đại tiện.
? Ngoài việc giữ chân tay sạch sẽ, với thức ăn, đồ uống ta có phải giữ vệ sinh không?
? Giữ vệ sinh như thế nào?
? Làm thế nào để phòng bệnh giun
Bước 3: GV chốt:
- Để ngăn không cho trứng giun xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, chúng ta cần giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống nước đó đun sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn; giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt nhớ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiện bằng nước sạch và xà phòng, thường xuyên cắt ngắn móng tay, không để cho trứng giun và các mầm bệnh khác có nơi ẩn nấp.
- Để ngăn không cho phân rơi vãi hoặc ngấm vào đất hay nguồn nước, cần làm hố xí đúng quy cách, hợp vệ sinh, giữ cho hố xí luôn sạch sẽ, không để ruồi đậu và sinh sôi nảy nở ở hố xí, ủ phân hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho rau màu, không đi đại tiện hoặc vứt phân bừa bãi, không sử dụng hố xí không hợp vệ sinh.
3. Củng cố- dặn dò:
? Em sẽ thực hiện những gì để đề phòng bệnh giun? 
+Đi tiểu tiện, đại tiện đúng nơi quy định, ko vứt rác bừa bãi sau khi đi vệ sinh.
+ Để đề phòng bệnh giun, cần giữ vệ sinh ăn chín, uống sôi, không để ruồi đậu vào thức ăn.
+ Vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn, sau khi đại tiện, cắt móng tay 
- GV nhắc nhở HS nên tẩy giun 6 tháng 1 lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: VN kể lại cho người thân nghe các nguyên nhân và cách đề phòng bệnh giun.
1. Tìm hiểu về bệnh giun
2. Các con đường lây nhiễm giun
3. Đề phòng bệnh giun 
.................................................................................................................................
Thứ năm ngày 03 tháng 11 năm 2016
Tiết 1:
Toán
Ôn tập ( tiết 44)
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Kĩ năng tính cộng (nhẩm và viết), kể cả cộng các số đo với đơn vị là kilôgam hoặc lít.
- Giải bài toán tìm tổng hai số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hệ thống bài tập
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC:
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm ra nháp.
- HS nhận xét, chữa bài.
- GV đánh giá
B. Bài mới:
1. GTB:
- GV nêu MĐYC của giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- HS nêu y/c của bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở
- Chữa bài:
+ Nhận xét Đ - S.
? Khi làm bài cần dựa vào đâu để thực hiện các phép tính?
* GV: Cần dựa vào các bảng cộng đã học để thực hiện các phép tính. Đối với các phép tính cộng số cố 2 chữ số với số có 1 chữ số ta cần đặt tính ra nháp.
- HS nêu y/c bài.
- HS làm vở
- Chữa:
+ 3 HS lên bảng làm 
+ lớp làm vào vở
+ HS nhận xét bài bảng.
+ GV chốt bài làm đúng
+ Đổi vở kiểm tra chéo
? Nêu cách tính phép cộng, trừ có số đo là lít?
* GV: Củng cố cách cộng, trừ với các số đo có đơn vị là lít, ki – lô - gam và đề – xi – mét.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm vở
- Chữa
+ 1 HS bảng làm bài, 
+ HS Nhận xét 
? Nêu cách tính?
* GV: Củng cố kĩ năng tìm tổng khi biết các số hạng.
- HS nêu y/c của bài.
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
- HS nhìn tóm tắt đọc thành bài toán.
- Phân tích bài toán.
- Thảo luận nhóm đôi (2 phút)
-1 HS làm bảng 
- lớp làm vào vở
- Chữa:
+ HS Nhận xét Đ/S
? Để biết lớp 2A có bao nhiêu học sinh em làm như thế nào
? Nêu câu trả lời khác.
* GV: Củng cố cách giải bài toán có lời văn về tìm tổng hai số.
3. Củng cố, dặn dò:
? Bài học hôm nay chúng ta được củng cố lại những kiến thức gì?
- GV nhận xét giờ học.
* Tính:
25 l - 5 l = 20l 7 l + 5 l - 2 l = 10l
* Bài 1: Tính
7 + 6 = 13 17 + 5 = 22 
9 + 7 = 16 26 + 8 = 34 
 8 + 4 = 12 34 + 9 = 43 
60 + 5 = 65 3 + 27 = 30
60 + 6 = 66 3 + 58 = 61
9 + 20 = 29 5 + 35 = 40
* Bài 2: Tính
a. 3l + 2l - 1l = 4l 
16l - 4l + 15l = 27l
b. 3 kg + 5 kg – 2 kg = 6kg
14kg + 2kg + 14kg = 30 kg
c. 15dm – 2dm – 2dm = 11dm
4dm + 5 dm – 6dm = 3dm
* Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
Số hạng
34
45
43
17
44
Số hạng
27
45
29
16
56
Tổng
 61
90
72
33
100
* Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Trai có: 17 học sinh
Gái có: 16 học sinh
 Lớp 2A có:...học sinh ?
Bài giải
Lớp 2A có số học sinh là
17 + 16 = 33 (học sinh)
 Đáp số: 33 học sinh
..............................................................
Tiết 2:
Tập viết
Ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 6)
I. Mục đích ,yêu cầu
- Kiểm tra đọc và học thuộc lòng
- Ôn cách nói lời cảm ơn xin lỗi
- Ôn kĩ năng sử dụng dấu chấm , dấu phẩy
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng:
+ Đọc thuộc 1 khổ thơ: Ngày hôm qua đâu rồi?
+ Đọc thuộc cả bài: Gọi bạn, Cái trống trường em, cô giáo lớp em.
- Bảng phụ chép bài 3: Nằm mơ
II. Các hoạt động dạy học
1. GTB:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng
- Lần lượt 7 HS bốc thăm bài, chuẩn bị và đọc + trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS nhận xét
- GV nhận xét - đánh giá 
* GV: Cách đọc đúng các bài tập đọc.
3. Nói lời cảm ơn, xin lỗi (miệng)
- HS nêu yêu cầu.
- Thảo luận nhóm đôi ( 3 phút)
- Chữa:
+ HS thực hành nói đáp trước lớp.
+ HS nhận xét
 + GV đánh giá
- HS hoàn thành vào vở bài tập.
- Vài HS đọc lại bài làm.
? Khi nào nói lời cảm ơn
? Khi nào nói lời xin lỗi
* GV: củng cố trường hợp nói lời cảm ơn, xin lỗi
4. Dùng dấu chấm, dấu phẩy
- GV đưa đoạn văn chép sẵn.
- HS làm bài cá nhân.
- Chữa:
+ 1 HS chữa bài trên bảng.
+ HS nhận xét.
- 2 HS đọc lại bài văn.
? Khi nào đặt dấu chấm, khi nào đặt dấu phẩy? 
* GV: Lưu ý cách đọc khi có dấu phẩy, dấu chấm.
5. Củng cố dặn dò 
- Yêu cầu HS nói lời xin lỗi, cảm ơn hàng ngày.
- GV nhận xét giờ học.
* Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Ngày hôm qua đâu rồi?
- Gọi bạn
- Cái trống trường em
- Cô giáo lớp em
* Bài 2: Em sẽ nói gì trong các trường hợp nêu dưới đây:
a. Bạn hướng dẫn em gấp chiếc thuyền giấy.
- Tớ cảm ơn cậu!
b. Em làm rơi chiếc bút của bạn.
- Xin lỗi bạn, tớ vô ý quá!
c. Em mượn sách của bạn và trả không đúng hẹn.
- Tớ xin lỗi cậu!
d. Khách đến chơi thấy em học tập tốt nói lời chúc mừng.
- Cháu cảm ơn cô ạ!
* Bài 3: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống dưới đây:
Nằm mơ
- Mẹ ơi, hôm qua con nằm mơ. Con chỉ nhớ là con bị mất một vật gì đó. Nhưng con chưa kịp tìm thấy thì mẹ đã gọi con dậy rồi. Thế về sau mẹ có tìm thấy vật đó không, hở mẹ?
- Ô hay, con nằm mơ thì làm sao mẹ biết được!
- Nhưng lúc mơ, con cũng thấy mẹ ở đấy, mẹ đang tìm hộ con cơ mà.
..................................................................................
Tiết 3:
Thủ công
Gấp thuyền phẳng đáy có mui (T1)
I. Mục tiêu.
- HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Gấp được thuyền phẳng đáy có mui.
- Giáo dục HS yêu thích gấp thuyền.
 * Nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 
- Muốn di chuyển thuyền thì có thể dùng sức gió (gắn thêm buồm cho thuyền) hoặc phải chèo thuyền (gắn thêm mái chèo).
- Thuyền máy dùng nhiên liệu xăng, dầu để chạy. Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu.
II. Đồ dùng dạy học
- SGK, giấy thủ công
III. Các hoạt động dạy học
A. KTBC: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS
B. Bài mới:
1. GTB:
2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV cho HS quan sát mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui:
? Nêu nhận xét về hình dáng của chiếc truyền?
? 2 bên mạn truyền ntn?
? Đáy thuyền trông ntn?
? Mũi thuyền ntn?
? So sánh thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui?
- GV mở dần thuyền mẫu cho đến khi trở lại là tờ giấy h.c.n ban đầu. Sau đó gấp lại theo nếp gấp để được thuyền mẫu ban đầu.
- HS quan sát.
3. GV hướng dẫn mẫu:
- GV vừa gấp mẫu vừa chỉ trên hình thể hiện quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- HS vừa quan sát vừa dùng giấy khổ A4 gấp theo.
- GV thao tác lại lần 2 để HS nắm được từng bước.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thao tác lại cho cả lớp quan sát.
-1-2HS nhận xét các thao tác gấp của bạn.
- HS thực hành gấp ra nháp.
- GV cho HS tập gấp thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy nháp.
- HS thực hành gấp ra nháp.
4. Củng cố - dặn dò.
 ? Nêu lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: VN tập gấp thuyền phẳng đáy có mui để giờ sau thực hành hoàn thành sản phẩm.
- Hình dáng thon, dài.
- Thẳng đứng, dài.
- Rộng và phẳng.
- Nhọn, có mui.
- Hình dáng, mạn thuyền giống nhau, chỉ khác nhau ở mui thuyền: không có mui và có mui.
Bước 1: Gấp tạo mũi thuyền:
- Đặt ngang giấy thủ công h.c.n lên bàn, mặt kẻ ô ở trên. Gấp 2 đầu tờ giấy vào khoảng 2 -3 ô như H1 sẽ được H2, miết dọc theo 2 đường mới gấp cho phẳng.
- Các bước gấp tiếp theo tương tự như các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui.
- Gọi HS lên thao tác tiếp các bước gấp thuyền đã học ở bài trước. 
Bước 2: Gấp các nếp gấp cách đều:
- Gấp đôi tờ giấy theo đường đấu gấp của H2 được H3.
- Gấp đôi mặt sau của H3 được H4
- Lật H4 ra mặt sau, gấp đôi như mặt trước được H5.
Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền:
- Gấp theo đường dấu gấp của H5 sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài được H6. Tương tự gấp theo đường dấu gấp H6 được H7
- Lật H7 ra mặt sau, gấp 2 lần giống như H5, H6 được H8
- Gấp theo dấu gấp của H8 được H9
- Lật H9 ra mặt sau, gấp giống như mặt trước được H10
Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui:
- Lách 2 ngón tay cái vào trong 2 mép giấy, các ngón tay còn lại cầm ở 2 bên phía ngoài, lộn các nếp gấp vào trong lòng thuyền được thuyền giống như H11. Dùng ngón trỏ nâng phần gấp ở 2 đầu thuyền lên như H12 được thuyền phẳng đáy có mui.
................................................................................
Tiết 4: 
Thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung. 
Điểm số 1 - 2, 1 - 2 theo đội hình hàng ngang
I. Mục tiêu. 
Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung tương đối chính xác từng động tác.
Học điểm số 1 - 2, 1 - 2, theo đội hình hàng ngang đúng số, rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học
- Còi, sân bãi
III. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_9_den_12_nam_hoc_2016_2017.doc