Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài 1: Chuyện quả bầu - Tiết 1+2: Tập đọc ''Chuyện quả bầu''

Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài 1: Chuyện quả bầu - Tiết 1+2: Tập đọc ''Chuyện quả bầu''

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1.Kiến thức:

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện.

- Hiểu nội dung bài đọc: Các dân tộc ừ-ên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, cìmg chung một tố tiên, biết liên hệ với bản thân: Yêu quý bạn bè, dần tộc anh em

2. Kĩ năng:

-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.

- Kể được tên một vài dân tộc ít người mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về tên chủ điểm, về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.

4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.

5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 30, Bài 1: Chuyện quả bầu - Tiết 1+2: Tập đọc ''Chuyện quả bầu''", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /20 . Ngày dạy: ./ /20 .
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tuần 30
CHỦ ĐIỂM 14: VIỆT NAM YÊU MẾN
BÀI 1: CHUYỆN QUẢ BẦU 
Tiết 1, 2 (TĐ): CHUYỆN QUẢ BẦU (SHS, tr.98 - 99)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài đọc: Các dân tộc ừ-ên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, cìmg chung một tố tiên, biết liên hệ với bản thân: Yêu quý bạn bè, dần tộc anh em
2. Kĩ năng: 
-Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Kể được tên một vài dân tộc ít người mà em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về tên chủ điểm, về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ.
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh, ảnh một số dân tộc sống trên đất nước Việt Nam (Khơ Mú, Thái, Mường, Mông, Dao, Ê-đê, Ba-na, Kinh,...) (nếu có).
 + Bảng phụ ghi đoạn từ Một hôm đến hết.
Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1.Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan,vấn đáp, trò chơi, 
2.Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp
IV.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Việt Nam mến yếu.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.
Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu tên chủ điểm.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, tên bài để phỏng đoán nội dung Chuyện quả bầu.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. 
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn một vài dân tộc ít người mà em biết.
- HS nghe GV giới thiệu tên chủ điểm.
- HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Việt Nam mến yếu.
- HS quan sát tranh, tên bài để phỏng đoán nội dung Chuyện quả bầu.
- HS nghe GV giới thiệu bài mới, quan sát GV ghi tên bài đọc mới Chuyện quả bầu.
30’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Phương pháp, hình thức tổ chức: đọc cá nhân (từ khó, câu) , nhóm (đoạn) . 
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
Gợi ý: giọng chậm rãi có thay đổi nhịp điệu, tốc độ theo diễn biến của câu chuyện, Iihấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài đọc
- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
- Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
-Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
Nghe lời dúi,/ họ khoét rỗng khúc gỗ to,/chuẩn bị thức ăn/ bỏ vào đó.//; Vừa chuẩn bị xong/ thì mưa to,ỉ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.//
-Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc .
Thi đọc:
 -Các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét.
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
-HS nghe GV hướng dẫn đọc và luyện đọc một số từ khó: trả ơn, lũ lụt, khoét rỗng, 
-HS đọc thành tiếng câu (đọc nối tiếp)
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn
-HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-3 HS đọc lại: Nghe lời dúi,/ họ khoét rỗng khúc gỗ to,/chuẩn bị thức ăn/ bỏ vào đó.//; Vừa chuẩn bị xong/ thì mưa to,ỉ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.//
-Các nhóm tham gia thi đọc.
-Đại diện các nhóm nhận xét.
15’
Tiết 2:
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Phương pháp,hình thức tổ chức: thực hành, vấn đáp, 
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS giải thích nghĩa của một số từ khó
Giáo viên đặt câu hỏi: 
- Hai vợ chồng làm gì khi bắt được con dúi ?
- Nhờ đâu hai vợ chồng thoát nạn ?
- Chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt ?
- Câu chuyện giải thích điều gì ?
-Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
-GDKNS: Các em phải biết yêu quý bạn bè, dân tộc anh em.
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: thoát nạn (nạn. hiện tượng trong thiên nhiên hoặc xã hội gây hại lớn cho con người; thoát nạn: trong bài đọc, nghĩa là thoát khỏi trận lũ lớn), người KhơMủ, người Thái, người Dao (các dân tộc ít người, sống chủ yếu ở miền núi pliía Bắc), người Ê-đê, ngitời Ba-na (dân tộc ít người, sống chủ yếu ở Tây Nguyên), người Kinh (còn gọi là người Việt, dân tộc đông người nhất ở Việt Nam),...
HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- Dúi xin tha,Họ thương tình tha cho nó. 
- Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, vợ chồng nhà nọ thoát nạn.
- Người vợ sinh ra một quả bầu.
- Câu chuyện giải thích về nguồn gốc tổ tiên của các dân tộc anh em trên nước ta ngày nay 
- HS rút ra nội dung bài (Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, cùng chung một tổ tiên.) và liên hệ bản thân: Yêu quý bạn bè, dân tộc anh em.
10’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, viết mẫu, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài, xác định giọng đọc
-Giáo viên đọc mẫu lại đoạn từ Một hôm đến hết.
-Hướng dẫn học sinh huyện đọc nhóm đôi, trước lớp
-Chỉnh sửa lỗi phát âm của học sinh.
- Mời HS khá, giỏi đọc cả bài.
-HS nhắc lại nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
-HS nghe GV đọc lại đoạn từ Một hôm đến hết.
- HS luyện đọc nhóm đôi, trước lớp đoạn từ Một hôm đến hết.
-HS khá, giỏi đọc cả bài.
10’
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: Giáo viên yêu cầu học sinh kể tiếp câu chuyện Chuyện quả bầu bằng cách hoàn thành các câu gợi ý.
Phương pháp, hình thức tổ chức: Quan sát, thực hành, đàm thoại, trực quan, vấn đáp, thảo luận.
Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định yêu cầu của hoạt động.
-Giáo viên tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm nhỏ: kể tiếp câu chuyện Chuyện quả bầu bằng cách hoàn thành các câu gợi ý. 
Lưu ý: GV không gò ép trí tưởng tượng của HS nhưng phải đảm bảo thuần phong mĩ tục, các vấn đề về chính trị, dân tộc.
- GV mời một vài nhóm trình bày trước lớp .
- Nhận xét-tuyên dương học sinh.
-HS xác định yêu cầu của hoạt động nhóm Cùng sáng tạo – Việt Nam trong mắt em.
- HS trao đổi trong nhóm nhỏ: kể tiếp câu chuyện Chuyện quả bầu bằng cách hoàn thành các câu gợi ý. 
- Một vài nhóm trình bày trước lớp .
- HS nghe bạn và GV nhận xét kết quả.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tieng_viet_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_30_bai.docx