Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1 (1 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1 (1 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng

I. MỤC TIÊU

1.1. Về phẩm chất

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh đức tính : chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm ở học sinh tiểu học .

1.2.Về năng lực

 Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:

- Năng lực mĩ thuật:

+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận ra được chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên , trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.

+ Nêu được một số màu sắc, kiểu và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.

- Năng lực đặc thù khác:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi và chia sẻ với bạn bè về những điều đã học trong học kì 1.

+ Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói để giới thiệu về những điều đã được học trong học kì 1 và quan sát xung quanh .

+ Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành và sự vận động của bàn tay .

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 6340
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 1 (Sách Cánh diều) - Bài 9: Cùng nhau ôn tập học kì 1 (1 tiết) - Đỗ Thị Lâm Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp : 1
Ngày dạy:Tuần 17 KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
GV : Đỗ Thị Lâm Hằng MÔN: MĨ THUẬT 
CHỦ ĐỀ 4: SÁNG TẠO VỚI CHẤM, NÉT, MÀU SẮC
BÀI 9: CÙNG NHAU ÔN TẬP HỌC KÌ 1 (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU 
1.1. Về phẩm chất
- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở học sinh đức tính : chăm chỉ, trách nhiệm, tôn trọng sản phẩm ở học sinh tiểu học .
1.2.Về năng lực
 Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau: 
- Năng lực mĩ thuật: 
+ Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Quan sát, nhận ra được chấm, nét, màu sắc dễ tìm thấy trong tự nhiên , trong đời sống và có thể sử dụng để sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
+ Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập.
+ Nêu được một số màu sắc, kiểu và chấm thể hiện ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Năng lực đặc thù khác:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi và chia sẻ với bạn bè về những điều đã học trong học kì 1.
+ Năng lực ngôn ngữ: Biết sử dụng ngôn ngữ nói để giới thiệu về những điều đã được học trong học kì 1 và quan sát xung quanh .
+ Năng lực thể chất: Thực hiện các thao tác thực hành và sự vận động của bàn tay . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
2.1 Giáo viên:
- SGV, SGK mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1, máy chiếu, hình ảnh trực quan minh họa nội dung bài học .
2.2 Học sinh:
- SGK mĩ thuật 1, Vở thực hành mĩ thuật 1, giấy màu, kéo, bút chì, màu, hồ dán 
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Tiết 1
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp và khởi động (5 phút) 
- Kiểm tra sĩ số , đồ dùng học tập của học sinh 
- GV: Vậy là các con đã làm quen với mĩ thuật, với thế giới hội họa và màu sắc hết một học kì . Tiết học này hôm nay giúp các con ôn lại và củng cố những kiến thức mà mình đã học để cảm nhạn tốt hơn, yêu thương vạn vật và các sản phẩm tạo hình do thiên nhiên và con người tạo ra. 
-GV cho học sinh sử dụng hình ảnh hoạt động học tập và sản của học sinh ở các bài đã học để gợi mở cho học sinh.
- Kể tên một số sản phẩm mĩ thuật do mình tạo ra?
- Nêu một số hình thức thực hành đã tạo nên sản phẩm (cụ thể) của các cá nhân ( hoặc nhóm)
- Nhắc lại các cách tô màu mà em đã học ?
- Ổn định tổ chức, thực hiện lệnh của GV
- HS quan sát, lắng nghe 
- HS kể tên sản phẩm mình tạo ra 
- HS trả lời 
- Tô kín, tô chồng mầu lên nhau, tô bằng các đường nét, 
- Các con vật
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Củng cố cho học sinh kiến thức đã học
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, yêu cầu
+ Quan sát hình minh họa trang 42,43 (sgk) và một số hình ảnh của học sinh (do học sinh chuẩn bị)
+ Hãy kể tên những đồ dùng, vật liệu dụng cụ, công cụ để tạo nên sản phẩm mĩ thuật (vd: tranh vẽ, tranh xé dán, sản phẩm đất nặn, )?
+ Các em đã sử dụng những cách gì để tạo nên được một số sản phẩm mĩ thuật ?
+Hãy kể tên những đồ vật, sản phẩm, đồ dùng hằng ngày mà em biết có ứng dụng hội họa?
GV tóm tắt:
- Để tạo được một sản phẩm mĩ thuật trước tiên đồ dùng của chúng ta luôn phải đầy đủ, thao tác nhiều lần để ứng dụng cho quen các cách tô và sử lú màu sắc khi tô vào tranh, chịu khó quan sát cuộc sống và thế giới xinh quanh để nhận biết được các sản phẩm mĩ thuật luôn được ứng dụng và áp dụng trong thực tế, tạo nên các sản phẩm đồ dùng đẹp và có tính thẩm mĩ. Vì thế những gì các em đã học dù nhỏ nhất cũng đều chứa đựng sự sáng tạo, ví dụ như: Chấm, nét, các mảng màu, các hình cơ bản, cắt, xé dán, 
- Có nhiều cách tạo nét, nhiều cách tạo chấm và nhiều màu sắc khác nhau, đó là khởi đầu của mĩ thuật.
+ HS thảo luận nhóm đôi.
- Hs trả lời câu hỏi : Giấy trắng, giấy màu, màu vẽ, hồ dán, 
- Hs : Vẽ, in, cắt, xé, dán, nặn, 
- Hs : bát, đĩa, khăn , khăn trải bàn, 
- HS lắng nghe
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh thực hành, sáng tạo và thảo luận 
* Giao nhiệm vụ :
+ Mỗi nhóm tạo một sản phẩm mĩ thuật với khổ giấy bìa cho trước, có sẵn mầu nền (A4 hoặc A3)
+ Lựa chọn nội dung thể hiện, hình ảnh thiên nhiên, con vật, đồ vật,..
+ Vận dụng vật liệu , họa phẩm có sẵn để tạo chấm, nét bằng cách cắt, xé, dán,...tạo hình ảnh ở sản phẩm (giáo viên cho học sinh xem một số sản phẩm để tham khảo)
- Quan sát, hướng dẫn và có thể hỗ trợ học sinh thực hành .
- Gơi mở nội dung học sinh trao đổi, thảo luận trong khi thực hành .
- Hs nhận giấy, bìa do giáo viên chuẩn bị 
- Hs thảo luận nhóm lựa chọn nội dung thể hiện 
- HS thực hành dưới sự quan sát, góp ý, gợi ý của giáo viên .
Hoạt động 4: Tổng kết bài học
 Giáo viên gắn bài của các nhóm lên bảng 
- Tên sản phẩm là gì? (giáo viên chỉ từng sản phẩm)
- Cách thực hành tạo nên sản phẩm của nhóm em là gì?
- Sản phẩm nào em thích nhất? Vì sao?
=> Giáo viên hướng dẫn , gợi ý học sinh nhận xét, tự đánh giá kết quả làm việc và sản phẩm.
(vd: - Mức độ tham gia thảo luận , thực hành, hợp tác , cửa các cá nhân .
 - Nêu các yếu tố chấm, nét, màu sắc mà nhóm đã thể hiện ở sản phẩm)
Đánh giá chung: 
Tuyên dương, khích lệ học sinh ( cá nhân/ nhóm) trong các hoạt động học tập.
- Nhắc học sinh vệ sinh lớp học, cách lưu giữ sản phẩm sáng tạo.
- Mở rộng vận dụng sáng tạo. Gợi ý cho học sinh có thể sử dụng sản phẩm để trang trí lớp học , góc học tập ở nhà .. và có thể taoh thêm sản phẩm khác
- Hs lắng nghe, quan sát
- Đại diện các nhóm trả lời 
- Hs trả lời theo cảm nhận 
- Ghi nhớ bài học 
- Lưu giữ sản phẩm , vệ sinh lớp học 
- Chia sẻ ý tưởng sử dụng sản phẩm vào đời sống 
- Hs lắng nghe
- Chia sẻ cảm nhận về bài học .
Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài học kì 2
– Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung các bài học tiếp theo ở học kì 2.
– Lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_1_sach_canh_dieu_bai_9_cung_nhau_on_tap.docx