Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Đường đến trường em - Bài 2: Cặp sách xinh xắn - Năm học 2023-2024

Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Đường đến trường em - Bài 2: Cặp sách xinh xắn - Năm học 2023-2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - Kể tên được một số dụng cụ học tập. Chỉ ra được chiếc cặp sách dùng để đi học, cách kết hợp hình và làm được loại sản phẩm thủ công bằng giấy màu, và các sản phẩm mĩ thuật.

 - Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chiếc cặp, các hình khối, màu sắc trong các sản phẩm mĩ thuật.

 - Thực hiện được bài thủ công về chủ đề chiếc cặp xinh xắn.

 - Nêu được cảm nhận về sự sinh động của chiếc cặp trong sản phẩm.

 - Tạo được sản phẩm mĩ thuật về chiếc cặp xinh xắn theo hình thức thủ công cắt, dán.

 - Nhận ra vẻ đẹp của chiếc cặp xinh xắn, yêu quí và có ý thức giữ gìn dụng cụ học tập.

 - Có ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân trong học tập.

 Năng lực chung:

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

 Năng lực chuyên biệt:

 - Bước đầu hình thành một số tư duy về loại hình thủ công, giấy màu trong mĩ thuật.

 - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về chiếc cặp xinh xắn theo nhiều hình thức.

 - Bồi dưỡng tình yêu quí đồ dùng cá nhân của em trong học tập.

 - Có ý thức giữ gìn đồ vật cho riêng mình.

 

doc 7 trang Mạnh Bích 21/11/2023 11260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 - Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Đường đến trường em - Bài 2: Cặp sách xinh xắn - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 + TUẦN 10
Ngày soạn: 28/10/2023 
Ngày dạy: 30,31/10/2023.- Lớp 2C ,2A, 2B
Ngày dạy: 06,07/11/2023.- Lớp 2C ,2A, 2B
Chủ đề: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM
Bài 2: CẶP SÁCH XINH XẮN
(Thời lượng: 2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Kể tên được một số dụng cụ học tập. Chỉ ra được chiếc cặp sách dùng để đi học, cách kết hợp hình và làm được loại sản phẩm thủ công bằng giấy màu, và các sản phẩm mĩ thuật.
 - Cảm nhận được sự hài hòa, chuyển động của chiếc cặp, các hình khối, màu sắc trong các sản phẩm mĩ thuật.
 - Thực hiện được bài thủ công về chủ đề chiếc cặp xinh xắn.
 - Nêu được cảm nhận về sự sinh động của chiếc cặp trong sản phẩm.
 - Tạo được sản phẩm mĩ thuật về chiếc cặp xinh xắn theo hình thức thủ công cắt, dán. 
 - Nhận ra vẻ đẹp của chiếc cặp xinh xắn, yêu quí và có ý thức giữ gìn dụng cụ học tập.
 - Có ý thức giữ gìn đồ dùng cá nhân trong học tập.
 Năng lực chung: 
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
 Năng lực chuyên biệt: 
 - Bước đầu hình thành một số tư duy về loại hình thủ công, giấy màu trong mĩ thuật.
 - Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về chiếc cặp xinh xắn theo nhiều hình thức.
 - Bồi dưỡng tình yêu quí đồ dùng cá nhân của em trong học tập.
 - Có ý thức giữ gìn đồ vật cho riêng mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 1. Đối với giáo viên.
 - Giáo án, SGK, SGV.
 - Ảnh, tranh vẽ về chiếc cặp, video về các hình ảnh chiếc cặp xinh xắn.
 2. Đối với học sinh.
 - SGK.
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, kéo, hồ dán. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. HOẠT ĐỘNG 1 Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
2. HOẠT ĐỘNG 2: 2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nhiệm vụ của GV. 
- GV khuyến khích HS tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, các bộ phận, chất liệu và vai trò của cặp sách của mình, của bạn trong lớp. 
Gợi ý cách tổ chức.
- GV khuyến khích HS quan sát cặp sách của mình, của bạn và chỉ ra hình dáng, các bộ phận, màu sắc của cặp sách. 
Câu hỏi gợi mở:
- Chiếc cặp của em có hình gì?
- Chiếc cặp có những bộ phận nào?
- Các bộ phận đó có hình dạng giống nhau và khác nhau ở điểm nào?
- Theo em, có thể tạo hình và trang trí được chiếc cặp bằng những vật liệu gì?
- Gợi ý để HS nói về hình dáng, màu sắc và tính năng của các bộ phận có trên chiếc cặp. 
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát và tìm hiểu được các hình dáng, màu sắc của chiếc cặp thông qua hình ảnh minh họa ở hoạt động 1.
- HS hát đều và đúng nhịp.
- HS cùng chơi.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS tìm hiểu về hình dáng, màu sắc, các bộ phận, chất liệu của cặp sách.
- HS quan sát cặp sách của mình, của bạn, Hình 1,2,3,4 (Trang 22) SGK.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS chú ý, cảm nhận.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Cách tạo hình chiếc cặp.
Nhiệm vụ của GV. 
- GV khuyến khích HS quan sát hình trong SGK và theo dõi thao tác mẫu của GV để nhận biết các bước tạo hình cặp sách.
 Gợi ý cách tổ chức.
- GV yêu cầu HS quan sát hình trong SGK (Trang 23) và thảo luận để nhận biết cách tạo hình chiếc cặp sách.
- Hướng dẫn và thao tác các mẫu để HS quan sát, ghi nhớ các bước tạo hình chiếc cặp sách.
 Câu hỏi gợi mở:
- Có mấy bước để tạo được chiếc cặp sách bằng giấy?
- Chiếc cặp sách có những bộ phận chính nào cần vẽ và gấp?
- Những bộ phận nào sử dụng giấy màu khác? Vì sao?
- Hoàn thiện sản phẩm chiếc cặp sách bằng cách nào?
* Cách thực hành chiếc cặp sách:
- Quan sát và chỉ ra cách tạo hình chiếc cặp sách theo gợi ý dưới đây.
+ Bước 1: Chia giấy làm 3 phần.
- Hai phần lớn bằng nhau làm thân.
- Một phần nhỏ làm nắp cặp (Vẽ và cắt theo nét cong của nắp) 
+ Bước 2: Gấp theo nét chia giấy tạo thân cặp.
+ Bước 3: Cắt giấy màu khác tạo quai đeo, quai xách, khóa cặp.
+ Bước 4: Dán các bộ phận vào thân cặp để tạo thành chiếc cặp sách.
* Tóm tắt để HS ghi nhớ.
- Gấp, cắt, dán giấy có thể tạo được hình chiếc cặp sách.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hành qua các bước để làm được một sản phẩm chiếc cặp bằng giấy màu theo ý thích ở hoạt động 2.
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS hoàn thành, và chưa hoàn thành.
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS thực hành theo các bước.
- HS quan sát hình trong SGK và theo dõi thao tác mẫu 
- HS trả lời: Có 4 bước.
- HS thực hành theo các bước trong SGK (Trang 23).
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
TIẾT 2
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.
Tạo hình và trang trí chiếc cặp sách.
* Hoạt động khởi động:
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
a. Mục tiêu: 
- Tạo hình và trang trí được chiếc cặp sách bằng giấy bìa màu. (Tiếp theo)
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Hướng dẫn và hổ trợ HS các thao tác, kĩ thuật cắt, dán cặp; 
- Gợi ý và khuyến khích để HS trang trí cặp sách theo ý thích. 
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Gợi ý để HS lựa chọn giấy màu yêu thích để thực hành bài tập.
- Khuyến khích để HS chủ động lựa chọn vật liệu, hình thức trang trí cặp sách.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Em chọn giấy màu nào làm thân cặp? Giấy màu nào làm quai đeo?
- Cặp sách em sẽ làm có hình gì? Có loại quai gì? Quai cặp có tác dụng gì?
- Em sẽ chọn giấy màu nào làm khóa cặp? Vị trí khóa ở đâu trên thân cặp?
- Các bộ phận của cặp sách có tỉ lệ như thế nào với nhau?
- Em sẽ trang trí cho cặp sách thêm ấn tượng bằng cách nào ? 
- Hổ trợ HS cách thao tác gấp, cắt chiếc cặp sách theo ý thích.
* Lưu ý: Có thể kết hợp các vật liệu khác nhau để hoàn thiện sản phẩm.
* Cách tạo hình trang trí chiếc cặp:
+ Bước 1: Chọn giấy màu.
+ Bước 2: Tạo chiếc cặp sách theo ý thích.
+ Bước 3: Trang trí để cặp sách sinh động.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hành qua 3 bước để làm được một SP chiếc cặp bằng giấy màu theo ý thích ở hđ3.
- HS hát đều và đúng nhịp.
- HS cùng chơi.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS quan sát hình trong SGK.
- HS lựa chọn giấy màu yêu thích để thực hành bài tập.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS nhìn vào hình mẫu 1,2,3,4,5, SGK (Trang 24) để thực hành:
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Tổ chức cho HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật yêu thích? 
+ Hình dáng, màu sắc chiếc cặp.
+ Cách trang trí chiếc cặp.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tác dụng và cách giữ gifnh cặp sách.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Khuyến khích HS chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn.
d. Câu hỏi gợi mở:
- Em thích sản phẩm cặp sách nào?
- Chiếc cặp đó có hình dáng gì? 
- Chiếc cặp đó có bộ phận gì? Tác dụng của mỗi bộ phận thế nào?
- Màu sắc, cách trang trí cặp sách có gì nổi bật và ấn tượng với em? 
- Để tạo ra chiếc cặp, theo em khó hay dễ? Vì sao?
- Em có kinh nghiệm gì khi sử dụng và bảo quản chiếc cặp sách của mình ?
* Cách trưng bày sản phẩm.
- Nêu cảm nhận về sản phẩm mà em yêu thích.
+ Hình dáng, màu sắc chiếc cặp.
+ Cách trang trí chiếc cặp.
- Chia sẻ tác dụng, cách giữ gìn cặp sách.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện các qui trình cách trưng bày SP mĩ thuật của nhóm mình, nhóm bạn ở hoạt động 4
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS trưng bày và chia sẻ cảm nhận về sản phẩm mĩ thuật.
- HS chia sẻ về sản phẩm của mình, của bạn.
- HS trả lời:
- HS trả lời:
- HS thực hiện.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Vận dụng sang tạo
a. Mục tiêu: 
- Có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập.
b. Nhiệm vụ của GV. 
- Tổ chức cho HS trưng bày các sản phẩm theo nhóm, và tạo trò chơi bán hàng.
c. Gợi ý cách tổ chức.
- Gợi ý để HS hình dung và nhớ về các hoạt động mua bán của cửa hang trong thực tế trên cơ sở sản phẩm đang trưng bày ở hoạt động trước.
- Khuyến khích HS đóng vai người bán và mua hàng để cùng nhau chia sẻ cảm nhận về hình dáng, màu sắc chiếc cặp yêu thích; kĩ thuật và cách trang trí trên cặp.
* Cách chơi bán hàng:
- GV chia làm 4 đến 5 em thành một nhóm để HS lựa chọn các SP đã làm, 
+ Ví dụ: Tất cả những chiếc cặp sách đẹp, hài hòa về màu sắc. 
- Tập trao đổi mua bán giữa nhóm này và nhóm khác. 
- Tạo cơ hội để HS chia sẻ việc lựa chọn cặp sách mình yêu thích và nói về giá trị sử dụng, tính năng của chiếc cặp như cách người bán giới thiệu cho người mua hàng trong thực tế.
* GV chốt: Vậy là chúng ta đã thực hiện cách tổ chức trò chơi bán hàng qua các nhóm, tạo sân chơi lành mạnh để HS biết cách trao đổi các mặt hàng yêu thích ở hđ5
* Nhận xét, dặn dò.
- Củng cố tiết học, nhận xét HS 
- Chuẩn bị tiết sau.
- HS lắng nghe, cảm nhận.
- HS thực hiện cách trưng bày các sản phẩm theo nhóm, và tạo trò chơi bán hàng.
- HS chú ý, cảm nhận.
- HS thực hiện.
- HS đóng vai trò mua bán hàng, tạo sân chơi cách người bán giới thiệu cho người mua hàng như thực tế.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Điều chỉnh, bổ sung( nếu có)
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_2_sach_canh_dieu_chu_de_2_duong_den_tru.doc