Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kỳ II - Năm học 2021-2022 - Giàng Quán Sùng

Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kỳ II - Năm học 2021-2022 - Giàng Quán Sùng

CHỦ ĐỀ 8:

BỮA CƠM GIA ĐÌNH

(2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng

- HS thực hành, sáng tạo về chủ đề gia đình.

2. Năng lực, phẩm chất

- HS nhận biết được hình ảnh quen thuộc về bữa cơm gia đình.

- HS tạo hình và sắp xếp được hình ảnh thành SPMT theo đúng nội dung chủ đề.

- HS sáng tạo được sản phẩm thủ công (lọ hoa) làm đẹp cho bàn ăn.

- HS cảm nhận được sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình thông qua bữa cơm gia đình.

- HS có ý thức ban đầu về việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong thể hiện đề tài gần gũi với cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Một số ảnh chụp, clip (nếu có điều kiện) có nội dung liên quan đến chủ đề Bữa cơm gia đình.

- Một số tác phẩm/ SPMT thể hiện về chủ đề, có hình ảnh liên quan đến bữa cơm gia đình.

2. Học sinh:

- Sách học MT lớp 2.

- Vở bài tập MT 2.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh

- GV cho HS chơi TC “Thi nấu ăn”.

- GV nêu luật chơi, cách chơi.

- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.

- GV giới thiệu chủ đề. - HS chọn đội chơi, bạn chơi

- Hai đội chơi thi kể tên các món ăn và cách làm. Đội nào kể đúng nhiều hơn là thắng cuộc.

- Mở bài học

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT 1

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.

- HS biết sử dụng hình và màu để thể hiện về hình ảnh bữa cơm gia đình. Từ đó, HS nhận biết được đối tượng cần thể hiện trong chủ đề này ở dạng thực hành liên quan đến mĩ thuật tạo hình

b. Nội dung:

- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh, SPMT do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.

- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến đối tượng cần lĩnh hội trong chủ đề Bữa cơm gia đình.

c. Sản phẩm:

- HS có nhận thức và tư duy về hình ảnh cần thể hiện về chủ đề Bữa cơm gia đình.

d. Tổ chức thực hiện: HS tìm hiểu hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh, ảnh trong SGK Mĩ thuật 2, trang 48 và trả lời câu hỏi trong SGK:

+ Hình ảnh bữa cơm được thể hiện như thế nào trong các bức ảnh trên? (gồm ông bà, bố mẹ, con cái, các thành viên trong gia đình; có các món ăn trên bàn.)

+ Bữa cơm ở gia đình em như thế nào?

- GV cho HS quan sát clip hay tranh, ảnh đã chuẩn bị có nội dung về bữa cơm gia đình và đặt câu hỏi gợi ý HS:

+ Hãy nhận xét các bức ảnh chụp về bữa cơm gia đình (Có những thành viên nào trong gia đình? Mọi người đang làm gì? Những biểu hiện nào thể hiện sự gắn kết của gia đình trong bữa cơm?)

+ Em hãy liên hệ với hình ảnh thực tế trong bữa cơm gia đình em. Bữa cơm ở nhà em thường có những ai? Sự quan tâm của các thành viên với nhau trong bữa cơm như thế nào?

docx 42 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 19232
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Chương trình học kỳ II - Năm học 2021-2022 - Giàng Quán Sùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1+2
Ngày soạn: 03/12/2021
Ngày dạy: 09/12/2021 (2A1, 2A2); 16/11/2021 (2A1, 2A2)
CHỦ ĐỀ 7
GƯƠNG MẶT THÂN QUEN
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS thực hành, sáng tạo về chủ đề con người, làm quen với tranh chân dung ở dạng đơn giản.
2. Năng lực: 
- HS sử dụng được kiến thức đã học về yếu tố tạo hình để thể hiện gương mặt của người thân.
- HS biết cách sử dụng hình, màu, khối để tạo một chân dung về người quen.
- HS sử dụng được SPMT trong thực hành và trang trí sản phẩm.
3. Phẩm chất: 
- HS cảm nhận được vẻ đẹp chân dung của người thân.
- HS có ý thức chuyên cần, chăm chỉ trong học tập, chuẩn bị, sưu tầm tranh vẽ, ảnh chụp chân dung người thân phục vụ học tập.
- HS chủ động giúp đỡ người thân trong các công việc hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:
- Một số ảnh chụp chân dung trong cuộc sống, TPMT về thể loại tranh chân dung có nội dung liên quan đến chủ đề.
- Một số ảnh chân dung người thân quen (nếu có).
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh
- GV cho HS chơi TC “Nhìn mặt đoán nhân vật”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.
- GV giới thiệu chủ đề.
- HS chọn đội chơi, bạn chơi
- HS chơi TC
- Vỗ tay
- Mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT 1
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được các bộ phận trên khuôn mặt qua ảnh chụp.
- HS nhận biết được cách thể hiện gương mặt qua SPMT, TPMT.
b. Nội dung:
- HS quan sát ảnh chụp, TPMT, SPMT các hình chân dung được minh hoạ trong sách (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm).
- HS biết được bộ phận và cách thể hiện chúng trên gương mặt.
- HS biết được những gương mặt thể hiện cảm xúc ở dạng đơn giản.
c. Sản phẩm:
- HS có hiểu biết về tranh chân dung ở mức đơn giản.
d. Tổ chức thực hiện: HS quan sát ảnh chân dung để tìm hiểu các bộ phậm trên gương mặt.
- GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) quan sát các hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 2, trang 42, hoặc ảnh đã sưu tầm và trả lời câu hỏi trong SGK: Khuôn mặt trong những bức ảnh trên thể hiện cảm xúc gì? (vui, buồn...). 
- GV gợi ý HS tìm hiểu về sự biểu cảm của các gương mặt, đặt các câu hỏi có tính gợi mở như: Trong số các hình quan sát được, em thích khuôn mặt nào nhất? Vì sao?
- GV cũng có thể yêu cầu HS (cá nhân/ nhóm) quan sát khuôn mặt bạn cùng lớp để trao đổi và trả lời các câu hỏi trên.
- Khen ngợi, động viên HS.
*GV tổ chức cho HS chơi TC “Gương mặt có gì”
- Nêu luật chơi, cách chơi, thời gian.
- Tuyên dương đội chơi tốt
- GV đưa câu lệnh để nối tiếp với hoạt động Thể hiện.
HOẠT ĐỘNG 2: THỂ HIỆN
a. Mục tiêu:
- HS thực hiện SPMT thể hiện về gương mặt.
b. Nội dung:
- HS thực hành sáng tạo.
- GV quan sát, hỗ trợ gợi ý với HS gặp khó khăn trong thể hiện.
c. Sản phẩm:
- SPMT thể hiện về gương mặt.
d. Tổ chức thực hiện: HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện chân dung bằng hình thức 2D.
- GV yêu cầu HS sử dụng hình thức yêu thích để tạo một SPMT về khuôn mặt thân quen với em.
- GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) nhận xét các SPMT đã được phác hình và tự giới thiệu về ý tưởng xây dựng hình ảnh, chất liệu, gợi ý:
+ Em đã phác hình SPMT dựa trên khuôn mặt như thế nào? Em sẽ lựa chọn thể hiện hình ảnh chân dung bằng hình thức và chất liệu nào? Em sẽ dùng những mảng màu nào để trang trí cho hình ảnh chân dung đó?
+ Chỉ ra những sản phẩm đã phác hình của bạn mà em thích nhất. Sản phẩm phác hình của bạn đã thể hiện cảm xúc gì?
+ Quan sát một phác hình của bạn và cho biết nếu là em, em sẽ sửa hình đó như thế nào, dùng chất liệu gì? Vì sao?
*Lưu ý:
- Đối với HS:
+ Vẽ tranh, cần vẽ hình chân dung vừa với trang giấy.
+ Chọn màu đất phù hợp với màu chân dung yêu thích.
+ Chọn giấy màu tươi sáng với bài thực hành xé, dán.
- Đối với GV:
+ GV tổ chức hoạt động thực hành cho phù hợp với điều kiện học tập của HS, có thể cho HS thực hành theo hình thức cá nhân hoặc nhóm đôi nếu muốn tạo sản phẩm chân dung của bạn.
+ Tuỳ vào sự chuẩn bị, GV có thể cho HS xem thêm một số sản phẩm ở các chất liệu khác nhau như: đất nặn, tranh vẽ... để gợi mở, tạo hứng thú cho HS.
* Cho HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện chân dung bằng hình thức 2D.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
- HS nhận biết được các bộ phận trên khuôn mặt qua ảnh chụp.
- HS nhận biết được cách thể hiện gương mặt qua SPMT, TPMT.
- HS quan sát ảnh chụp, TPMT, SPMT các hình chân dung được minh hoạ trong sách.
- HS biết được bộ phận và cách thể hiện chúng trên gương mặt.
- HS biết được những gương mặt thể hiện cảm xúc ở dạng đơn giản.
- HS có hiểu biết về tranh chân dung ở mức đơn giản.
- HS (nhóm/ cá nhân) quan sát các hình ảnh trong SGK Mĩ thuật 2, trang 42, hoặc ảnh đã sưu tầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- HS tìm hiểu về sự biểu cảm của các gương mặt, trả lời các câu hỏi.
- HS (cá nhân/ nhóm) quan sát khuôn mặt bạn cùng lớp để trao đổi và trả lời các câu hỏi trên.
- Phát huy
- HS chọn đội chơi, bạn chơi
- HS chơi TC
- Vỗ tay
- Lắng nghe
- HS thực hiện SPMT thể hiện về gương mặt.
- HS thực hành sáng tạo.
- GV quan sát, hỗ trợ gợi ý với HS gặp khó khăn trong thể hiện.
- SPMT thể hiện về gương mặt.
- HS sử dụng hình thức yêu thích để tạo một SPMT về khuôn mặt thân quen với em.
- HS (nhóm/ cá nhân) nhận xét các SPMT đã được phác hình và tự giới thiệu về ý tưởng xây dựng hình ảnh, chất liệu.
- HS nêu cách phác hình sản phẩm MT dựa trên khuôn mặt, cách lựa chọn thể hiện hình ảnh chân dung bằng hình thức và chất liệu mình lựa chọn và mảng màu mình chọn để trang trí.
- HS chỉ ra những sản phẩm đã phác hình của bạn mà em thích nhất.
- HS quan sát bài phác hình của bạn và nêu ý kiến của mình.
- HS ghi nhớ:
+ Vẽ tranh, cần vẽ hình chân dung vừa với trang giấy.
+ Chọn màu đất phù hợp với màu chân dung yêu thích.
+ Chọn giấy màu tươi sáng với bài thực hành xé, dán.
- HS thực hành theo hình thức cá nhân hoặc nhóm đôi nếu muốn tạo sản phẩm chân dung của bạn.
- HS xem thêm một số sản phẩm ở các chất liệu khác nhau như: đất nặn, tranh vẽ... để gợi mở, tạo hứng thú.
- HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện chân dung bằng hình thức 2D.
- HS hoàn thành bài tập.
HOẠT ĐỘNG 3: QUAN SÁT 2
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được các bộ phận trên khuôn mặt qua ảnh chụp.
- HS nhận biết được cách thể hiện gương mặt qua SPMT, TPMT.
b. Nội dung:
- HS quan sát ảnh chụp, TPMT, SPMT các hình chân dung được minh hoạ trong sách (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm).
- HS biết được bộ phận và cách thể hiện chúng trên gương mặt.
- HS biết được những gương mặt thể hiện cảm xúc ở dạng đơn giản.
c. Sản phẩm:
- HS có hiểu biết về tranh chân dung ở mức đơn giản.
d. Tổ chức thực hiện: HS quan sát sản phẩm /tác phẩm MT thể hiện về gương mặt.
- GV tiếp tục triển khai hoạt động quan sát và tìm hiểu nội dung về Chân dung trong tranh, tượng cho HS trong SGK Mĩ thuật 2, trang 43 và trả lời câu hỏi trong SGK: 
+ Khuôn mặt trong các bức tranh, tượng trên thể hiện cảm xúc gì? (vui...). 
- Ngoài ra, GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Những bức tranh thể hiện chân dung ai?
+ Hãy chỉ những màu có trong các bức tranh?
+ Bức tượng Bà má miền Nam của Trần Tía thể hiện cảm xúc gì?
- GV có thể tóm tắt cho HS rõ thêm về:
+ Những người thân quanh em, mỗi người có khuôn mặt và biểu lộ cảm xúc riêng. Khi chúng ta quan tâm đến người thân, sẽ nhận được những nụ cười thân thiện trên gương mặt của mỗi người.
+ Những nét vẽ (nét cong, nét thẳng) trên khuôn mặt tạo cảm xúc riêng cho từng bức chân dung.
+ Màu sắc làm cho chân dung thêm đẹp.
- GV trình chiếu hoặc cho HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến sản phẩm, TPMT 3D về chân dung hoặc chân dung tự hoạ... và đặt câu hỏi giúp HS hình thành kiến thức mới trong quá trình thực hiện sản phẩm 3D bằng chất liệu đã lựa chọn và chuẩn bị.
- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến sản phẩm, TPMT 3D về chân dung và đặt câu hỏi giúp HS hình thành kiến thức mới trong thực hiện sản phẩm 3D bằng chất liệu đã lựa chọn, chuẩn bị:
+ SPMT 3D có điểm gì khác với các bức tranh vẽ chân dung?
+ SPMT chân dung này được làm bằng chất liệu gì?
+ Nêu cảm nhận của em về SPMT chân dung 3D.
- Trên cơ sở ý kiến của HS, GV tóm tắt bổ sung để HS nhận biết:
+ Tranh chân dung thể hiện bằng hình thức 3D có vẻ đẹp riêng, lạ mắt.
+ Chất liệu tạo tranh chân dung đa dạng, phong phú.
+ Có nhiều cách khác nhau để tạo hình chân dung 3D.
- Khen ngợi động viên HS.
- HS nhận biết được các bộ phận trên khuôn mặt qua ảnh chụp.
- HS nhận biết được cách thể hiện gương mặt qua SPMT, TPMT.
- HS quan sát ảnh chụp, TPMT, SPMT các hình chân dung được minh hoạ trong sách.
- HS biết được bộ phận và cách thể hiện chúng trên gương mặt.
- HS biết được những gương mặt thể hiện cảm xúc ở dạng đơn giản.
- HS có hiểu biết về tranh chân dung ở mức đơn giản.
- HS quan sát và tìm hiểu nội dung về Chân dung trong tranh, tượng trong SGK Mĩ thuật 2, trang 43 và trả lời câu hỏi.
- HS nêu 
- Lắng nghe, trả lời
- HS nêu
- HS chỉ ra
- HS nêu
- Ghi nhớ:
+ Những người thân quanh em, mỗi người có khuôn mặt và biểu lộ cảm xúc riêng. Khi chúng ta quan tâm đến người thân, sẽ nhận được những nụ cười thân thiện trên gương mặt của mỗi người.
+ Những nét vẽ (nét cong, nét thẳng) trên khuôn mặt tạo cảm xúc riêng cho từng bức chân dung.
+ Màu sắc làm cho chân dung thêm đẹp.
- HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến sản phẩm, TPMT 3D về chân dung hoặc chân dung tự hoạ...
- HS thảo luận, hình thành kiến thức mới 
trong quá trình thực hiện sản phẩm 3D bằng chất liệu đã lựa chọn và chuẩn bị.
- HS quan sát một số hình ảnh liên quan đến sản phẩm, TPMT 3D về chân dung HS hình thành kiến thức mới trong thực hiện sản phẩm 3D bằng chất liệu đã lựa chọn, chuẩn bị:
- HS nêu
- HS trả lời
- HS nêu cảm nhận của mình
- HS ghi nhớ:
+ Tranh chân dung thể hiện bằng hình thức 3D có vẻ đẹp riêng, lạ mắt.
+ Chất liệu tạo tranh chân dung đa dạng, phong phú.
+ Có nhiều cách khác nhau để tạo hình chân dung 3D.
- Phát huy
HOẠT ĐỘNG : THỂ HIỆN 2
a. Mục tiêu:
- HS thực hiện SPMT thể hiện về gương mặt.
b. Nội dung:
- HS thực hành sáng tạo.
- GV quan sát, hỗ trợ gợi ý với HS gặp khó khăn trong thể hiện.
c. Sản phẩm:
- SPMT thể hiện về gương mặt.
d. Tổ chức thực hiện: HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện chân dung bằng hình thức 3D.
- GV hướng dẫn HS thực hiện tạo SPMT 3D về một gương mặt thân quen mà em biết.
- Phần tham khảo tổ chức hoạt động:
* Tạo chân dung đắp nổi 3D – Chân dung bằng giấy bồi:
+ Sử dụng giấy, đặt lên khuôn và quết hồ;
+ Xếp nhiều lớp giấy để tạo độ cứng cho khuôn hình chân dung.
+ Có thể tạo mũi, các hốc mắt, miệng tạo độ nổi cho chân dung.
+ Trang trí, hoàn thiện chân dung.
* Tạo chân dung đắp nổi 3D − Chân dung bằng đất nặn:
+ Chọn lượng đất và màu đất phù hợp với ý tưởng tạo hình chân dung.
+ Có thể miết đất hoặc đắp nổi chân dung bằng đất nặn.
+ Trang trí, hoàn thiện chân dung.
- GV có thể thị phạm những động tác khó: cách tạo bột giấy để thực hành sáng tạo, cách miết và đắp nổi đất nặn, để có chân dung như mong muốn.
- Trong quá trình hướng dẫn HS thực hành, GV cần phát hiện để kịp thời động viên, khuyến khích với những trường hợp HS sáng tạo trong thực hành hoặc tiếp tục gợi ý những HS thực hiện chậm để hoàn thiện sản phẩm.
*Lưu ý: Tạo chân dung bằng hình thức đắp nổi 3D sẽ gặp nhiều khó khăn, do đó GV cần dặn dò HS chuẩn bị trước những vật liệu cần thiết để phục vụ thực hành. Trường hợp không thực hiện làm chân dung bằng giấy bồi, đất nặn có thể khuyến khích HS thực hiện bài thực hành theo điều kiện thực tế (vẽ chân dung lên sỏi hoặc vẽ lên các vật liệu có dạng hình khối cầu...).
*Cho HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện chân dung bằng hình thức 3D.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2.
- HS thực hiện SPMT thể hiện về gương mặt.
- HS thực hành sáng tạo.
- GV quan sát, hỗ trợ gợi ý với HS gặp khó khăn trong thể hiện.
- SPMT thể hiện về gương mặt.
- HS thực hiện tạo SPMT 3D về một gương mặt thân quen mà em biết.
- Phần tham khảo tổ chức hoạt động:
* Tạo chân dung đắp nổi 3D – Chân dung bằng giấy bồi:
+ Sử dụng giấy, đặt lên khuôn, quết hồ.
+ Xếp nhiều lớp giấy để tạo độ cứng cho khuôn hình chân dung.
+ Có thể tạo mũi, các hốc mắt, miệng tạo độ nổi cho chân dung.
+ Trang trí, hoàn thiện chân dung.
* Tạo chân dung đắp nổi 3D − Chân dung bằng đất nặn:
+ Chọn lượng đất và màu đất phù hợp với ý tưởng tạo hình chân dung.
+ Có thể miết đất hoặc đắp nổi chân dung bằng đất nặn.
+ Trang trí, hoàn thiện chân dung.
- Quan sát, tiếp thu cách tạo bột giấy để thực hành sáng tạo, cách miết và đắp nổi đất nặn, để có chân dung như mong muốn.
- HS tiến hành thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện chân dung bằng hình thức 3D.
- HS chuẩn bị trước những vật liệu cần thiết để phục vụ thực hành. Trường hợp không thực hiện làm chân dung bằng giấy bồi, đất nặn HS có thể thực hiện bài thực hành theo điều kiện thực tế (vẽ chân dung lên sỏi hoặc vẽ lên các vật liệu có dạng hình khối cầu...).
- Thực hiện
- Hoàn thành bài tập
- HS lưu giữ sản phẩm cho tiết 2.
TIẾT 2
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Kiểm tra sản phẩm của HS trong tiết 2.
- Khen ngợi, động viên HS
- GV giới thiệu chủ đề bài học.
- Trình bày đồ dùng học tập
- Trình bày sản phẩm của tiết 2
- Phát huy
- Mở bài học
HOẠT ĐỘNG : THẢO LUẬN
a. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, kĩ năng liên quan đến thực hiện SPMT trong chủ đề.
b. Nội dung:
- HS thảo luận, trao đổi và giới thiệu về SPMT cá nhân/ nhóm;
- Chia sẻ hiểu biết về màu sắc, hình ảnh, cách tạo hình,... của chân dung;
- Phản hồi nhận xét của nhóm bạn.
c. Sản phẩm:
- Trình bày kết quả sản phẩm.
- Ý kiến của nhóm/ cá nhân về sản phẩm chân dung.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS (nhóm/ cá nhân) nhận xét các SPMT đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện và trao đổi theo các gợi ý ở phần câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 2, trang 45:
+ Em thấy SPMT thể hiện chân dung ai? Kể tên những màu sắc, hình ảnh trong sản phẩm đó?
+ Em thích SPMT nào nhất?
+ Em sẽ giới thiệu SPMT của mình như thế nào với người thân trong gia đình?
- Một số câu hỏi tuỳ vào SPMT đã thực hiện như: SPMT thể hiện về khuôn mặt thân quen của ai? Để thể hiện cảm xúc nào cho sản phẩm chân dung đó, em đã dùng những màu nào, tạo sản phẩm từ hình thức và chất liệu nào?
- GV có thể củng cố kiến thức về nét, hình và màu thông qua một số câu hỏi gợi ý gắn kết giữa nét, hình, màu trong biểu lộ cảm xúc ở các chân dung cho HS rõ thêm.
- HS củng cố kiến thức, kĩ năng liên quan đến thực hiện SPMT trong chủ đề.
- HS thảo luận, trao đổi và giới thiệu về SPMT cá nhân/ nhóm;
- Chia sẻ hiểu biết về màu sắc, hình ảnh, cách tạo hình,... của chân dung;
- Phản hồi nhận xét của nhóm bạn.
- HS trình bày kết quả sản phẩm.
- Nêu ý kiến của nhóm/ cá nhân về sản phẩm chân dung.
- HS (nhóm/ cá nhân) nhận xét các SPMT đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện và trao đổi theo các gợi ý ở phần câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 2, trang 45:
- HS nêu
- HS nêu ý kiến của mình
- HS trả lời
- HS trả lời câu hỏi mà GV đưa ra gợi ý về sản phẩm MT mà HS xem.
- HS nêu ý kiến của mình 
- HS ghi nhớ kiến thức về nét, hình và màu thông qua một số câu hỏi gợi ý gắn kết giữa nét, hình, màu trong biểu lộ cảm xúc ở các chân dung.
HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Trang trí đồ vật có sử dụng hình ảnh chân dung.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS kĩ năng trang trí đồ vật 
- HS thực hiện trang trí một món đồ có sử dụng hình ảnh chân dung theo cách mình có sử dụng hình ảnh từ chân dung yêu thích.
c. Sản phẩm:
- Đồ vật được trang trí bằng hình ảnh chân dung.
d. Tổ chức thực hiện: HS tiến hành sử dụng tạo hình chân dung để trang trí một sản phẩm theo hình thức đắp nổi.
- GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 2, trang 46, hướng dẫn HS quan sát phần tham khảo hình đắp nổi một bức chân dung trang trí cho chiếc hộp lưu niệm để nhận biết các bước thực hiện.
- GV gợi ý HS lựa chọn đồ vật thích hợp để có thể trang trí hình ảnh chân dung (thường dùng: hộp bút, hộp đựng đồ dùng, đồ chơi có chất liệu không thấm nước như nhựa, sắt, nhôm...).
- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước tạo hình:
+ Vẽ phác hình chân dung lên bề mặt đồ vật.
+ Đắp bồi, miết đất (tạo độ nổi).
+ Quết màu.
+ Trang trí, hoàn thiện chân dung.
- Tuỳ từng trường hợp, GV căn cứ vào thực tế để góp ý, bổ sung cụ thể.
+ Lưu ý về chuẩn bị đồ dùng học tập: GV có thể sử dụng có chọn lọc một số SPMT của HS đã thực hiện ở hoạt động Thể hiện (tuỳ điều kiện có thể chụp lại, trình chiếu hoặc lưu giữ sản phẩm); Nhắc HS chuẩn bị lựa chọn chất liệu để trang trí đồ vật như: giấy vệ sinh, hộp đựng nước, keo dán, bút chì hoặc đất nặn 
- GV thị phạm các thao tác khó trong cách thực hiện như: cách xé giấy vệ sinh, ngâm nước, trộn keo tạo bột giấy và cách đắp tạo khối nổi cho hình ảnh chân dung lên bề mặt các đồ vật đã lựa chọn.
* Cho HS tiến hành sử dụng tạo hình chân dung để trang trí một sản phẩm theo hình thức đắp nổi.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.
- Trang trí đồ vật có sử dụng hình ảnh chân dung.
- HS biết kĩ năng trang trí đồ vật 
- HS thực hiện trang trí một món đồ có sử dụng hình ảnh chân dung theo cách mình có sử dụng hình ảnh từ chân dung yêu thích.
- Đồ vật được trang trí bằng hình ảnh chân dung.
- HS mở SGK Mĩ thuật 2, trang 46, quan sát phần tham khảo hình đắp nổi một bức chân dung trang trí cho chiếc hộp lưu niệm để nhận biết các bước thực hiện.
- HS lựa chọn đồ vật thích hợp để có thể trang trí hình ảnh chân dung (thường dùng: hộp bút, hộp đựng đồ dùng, đồ chơi có chất liệu không thấm nước như nhựa, sắt, nhôm...).
- Ghi nhớ các bước tạo hình:
+ Phác hình chân dung lên mặt đồ vật.
+ Đắp bồi, miết đất (tạo độ nổi).
+ Quết màu.
+ Trang trí, hoàn thiện chân dung.
- Tiếp thu
- HS lắng nghe GV lưu ý 
- HS chuẩn bị lựa chọn chất liệu để trang trí đồ vật như: giấy vệ sinh, hộp đựng nước, keo dán, bút chì hoặc đất nặn 
- HS quan sát thao tác của GV, tiếp thu cách xé giấy vệ sinh, ngâm nước, trộn keo tạo bột giấy và cách đắp tạo khối nổi cho hình ảnh chân dung lên bề mặt các đồ vật đã lựa chọn.
- HS tiến hành sử dụng tạo hình chân dung để trang trí một sản phẩm theo hình thức đắp nổi.
- HS hoàn thiện sản phẩm.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, CỦNG CỐ
HOẠT ĐỘNG : VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:
- Trang trí đồ vật có sử dụng hình ảnh chân dung.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS kĩ năng trang trí đồ vật 
- HS thực hiện trang trí một món đồ có sử dụng hình ảnh chân dung theo cách mình có sử dụng hình ảnh từ chân dung yêu thích.
c. Sản phẩm:
- Đồ vật được trang trí bằng hình ảnh chân dung.
d. Tổ chức thực hiện: HS tiến hành sử dụng tạo hình chân dung để trang trí một sản phẩm theo hình thức đắp nổi (Tiếp theo).
- GV hướng dẫn HS vẽ màu lên hình ảnh chân dung đã đắp nổi trên bề mặt đồ vật.
- Tuỳ từng trường hợp và năng lực của mỗi HS, GV căn cứ vào thực tế để góp ý, bổ sung cụ thể.
*Lưu ý: Bồi dưỡng những HS có năng khiếu; khuyến khích, động viên, tạo niềm cảm hứng, sự thích thú cho HS trong quá trình hoàn thiện sản phẩm.
* Cho HS tiến hành sử dụng tạo hình chân dung để trang trí một sản phẩm theo hình thức đắp nổi (Tiếp theo)
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thiện sản phẩm.
*TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm cá nhân/ nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm theo một số gợi ý sau:
+ Màu sắc trên các SPMT là gì?
+ Chất liệu gì tạo nên các sản phẩm này?
+ Em và bạn đã tạo được sản phẩm nào? Em hãy mô tả sản phẩm đó?
+ Em thích sản phẩm nào? Hãy kể về màu sắc, hình trang trí có trên sản phẩm chân dung của mình và của bạn?
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá sản phẩm chủ yếu trên tinh thần động viên, khích lệ HS.
*Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.
- Khen ngợi HS
*Liên hệ thực tế cuộc sống:
- GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.
*Dặn dò:
- Về nhà xem trước chủ đề 8: BỮA CƠM GIA ĐÌNH.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh...liên quan đến bài học sau.	
- Trang trí đồ vật có sử dụng hình ảnh chân dung.
- HS biết kĩ năng trang trí đồ vật 
- HS thực hiện trang trí một món đồ sử dụng hình ảnh chân dung theo cách có sử dụng hình ảnh chân dung yêu thích.
- Đồ vật được trang trí bằng hình ảnh chân dung.
- HS vẽ màu lên hình ảnh chân dung đã đắp nổi trên bề mặt đồ vật.
- HS thực hiện 
- HS hứng thú và cảm thấy thích thú, sáng tạo trong quá trình làm sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm của mình.
- HS tiến hành sử dụng tạo hình chân dung để trang trí một sản phẩm theo hình thức đắp nổi.
- HS hoàn thiện sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận và giới thiệu sản phẩm.
- HS nêu theo ý hiểu
- HS nêu theo cảm nhận
- HS nêu
- HS nêu ý kiến của mình
- HS nhận xét, đánh giá sản phẩm cùng GV.
- HS nêu lại KT bài học
- Phát huy
- Mở rộng kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà xem trước chủ đề 8
- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh...liên quan đến bài học sau.	
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC
 .. .. .. ..
TUẦN 3+4
Ngày soạn: 17/12/2021
Ngày dạy: 23/12/2021 (2A1, 2A2); 30/11/2021 (2A1, 2A2)
CHỦ ĐỀ 8:
BỮA CƠM GIA ĐÌNH
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kỹ năng 
- HS thực hành, sáng tạo về chủ đề gia đình.
2. Năng lực, phẩm chất
- HS nhận biết được hình ảnh quen thuộc về bữa cơm gia đình.
- HS tạo hình và sắp xếp được hình ảnh thành SPMT theo đúng nội dung chủ đề.
- HS sáng tạo được sản phẩm thủ công (lọ hoa) làm đẹp cho bàn ăn.
- HS cảm nhận được sự quan tâm lẫn nhau của các thành viên trong gia đình thông qua bữa cơm gia đình.
- HS có ý thức ban đầu về việc sử dụng ngôn ngữ tạo hình trong thể hiện đề tài gần gũi với cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên:
- Một số ảnh chụp, clip (nếu có điều kiện) có nội dung liên quan đến chủ đề Bữa cơm gia đình.
- Một số tác phẩm/ SPMT thể hiện về chủ đề, có hình ảnh liên quan đến bữa cơm gia đình.
2. Học sinh:
- Sách học MT lớp 2.
- Vở bài tập MT 2.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TIẾT 1
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh
- GV cho HS chơi TC “Thi nấu ăn”.
- GV nêu luật chơi, cách chơi.
- Nhận xét, tuyên dương đội chơi chiến thắng.
- GV giới thiệu chủ đề.
- HS chọn đội chơi, bạn chơi
- Hai đội chơi thi kể tên các món ăn và cách làm. Đội nào kể đúng nhiều hơn là thắng cuộc.
- Mở bài học
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT 1
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- HS biết sử dụng hình và màu để thể hiện về hình ảnh bữa cơm gia đình. Từ đó, HS nhận biết được đối tượng cần thể hiện trong chủ đề này ở dạng thực hành liên quan đến mĩ thuật tạo hình 
b. Nội dung:
- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh, SPMT do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến đối tượng cần lĩnh hội trong chủ đề Bữa cơm gia đình.
c. Sản phẩm:
- HS có nhận thức và tư duy về hình ảnh cần thể hiện về chủ đề Bữa cơm gia đình.
d. Tổ chức thực hiện: HS tìm hiểu hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh, ảnh trong SGK Mĩ thuật 2, trang 48 và trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Hình ảnh bữa cơm được thể hiện như thế nào trong các bức ảnh trên? (gồm ông bà, bố mẹ, con cái, các thành viên trong gia đình; có các món ăn trên bàn...)
+ Bữa cơm ở gia đình em như thế nào?
- GV cho HS quan sát clip hay tranh, ảnh đã chuẩn bị có nội dung về bữa cơm gia đình và đặt câu hỏi gợi ý HS:
+ Hãy nhận xét các bức ảnh chụp về bữa cơm gia đình (Có những thành viên nào trong gia đình? Mọi người đang làm gì? Những biểu hiện nào thể hiện sự gắn kết của gia đình trong bữa cơm?)
+ Em hãy liên hệ với hình ảnh thực tế trong bữa cơm gia đình em. Bữa cơm ở nhà em thường có những ai? Sự quan tâm của các thành viên với nhau trong bữa cơm như thế nào?
- GV lưu ý, chủ đề này cần hướng tới giáo dục phẩm chất, lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau của các thành viên trong gia đình. Do vậy trên cơ sở ý kiến của HS, GV dẫn dắt để thực hiện mục tiêu giáo dục phẩm chất cho HS.
- Khen ngợi, động viên HS.
*GV tổ chức cho HS chơi TC “Bữa cơm có gì?”
- Nêu luật chơi, cách chơi, thời gian.
- Tuyên dương đội chơi tốt
- GV đưa câu lệnh để nối tiếp với hoạt động Thể hiện.
- HS nhận biết được hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- HS biết sử dụng hình và màu để thể hiện hình ảnh bữa cơm gia đình. HS nhận biết được đối tượng cần thể hiện trong chủ đề này ở dạng thực hành liên quan đến mĩ thuật tạo hình 
- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh, SPMT do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến đối tượng cần lĩnh hội trong chủ đề Bữa cơm gia đình.
- HS có nhận thức, tư duy về hình ảnh cần thể hiện chủ đề Bữa cơm gia đình.
- HS quan sát tranh, ảnh trong SGK Mĩ thuật 2, trang 48 và trả lời câu hỏi
- HS nêu theo ý hiểu
- HS trả lời
- HS quan sát clip hay tranh, ảnh có nội dung về bữa cơm gia đình và trả lời câu hỏi của GV.
- HS nêu nhận xét của mình về các bức ảnh chụp về bữa cơm gia đình.
- HS liên hệ với hình ảnh thực tế trong bữa cơm gia đình mình.
- HS hướng tới sự giáo dục phẩm chất, lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau của các thành viên trong gia đình.
- Phát huy
- HS chọn đội chơi, bạn chơi
- HS chơi TC
- Vỗ tay
- Lắng nghe
HOẠT ĐỘNG : THỂ HIỆN 1
a. Mục tiêu:
- HS tạo được SPMT thể hiện về bữa cơm gia đình theo cách của mình.
b. Nội dung:
- HS thực hành thể hiện SPMT theo những gợi ý, từ hình ảnh, chất liệu cho đến hình thức thực hiện.
- GV gợi ý về cách tìm ý tưởng, thể hiện đối với những HS còn lúng túng trong thực hành.
c. Sản phẩm:
- Một SPMT phù hợp với chủ đề bằng chất liệu và cách thể hiện mình yêu thích.
d. Tổ chức thực hiện: HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện về chủ đề dạng 2D.
- GV tổ chức cho HS sử dụng hình thức yêu thích để tạo nên một SPMT về bữa cơm trong gia đình.
- GV gợi ý HS:
+ Em sẽ sử dụng hình thức nào để thực hiện SPMT về bữa cơm gia đình?
+ Em sẽ thể hiện bằng hình và màu nào?
+ Em sử dụng chất liệu nào?
* Cho HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện về chủ đề dạng 2D.
- Quan sát, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập.
- HS tạo được SPMT thể hiện về bữa cơm gia đình theo cách của mình.
- HS thực hành thể hiện SPMT theo những gợi ý, từ hình ảnh, chất liệu cho đến hình thức thực hiện.
- GV gợi ý về cách tìm ý tưởng, thể hiện đối với những HS còn lúng túng trong thực hành.
- HS làm một SPMT bằng chất liệu và cách thể hiện mình yêu thích.
- HS sử dụng hình thức yêu thích để tạo nên một SPMT về bữa cơm trong gia đình.
- HS nêu hình thức mà mình chọn sử dụng để thực hiện sản phẩm.
- HS nêu
- HS nêu
- HS thực hiện làm một sản phẩm MT thể hiện về chủ đề dạng 2D.
- HS hoàn thành bài tập.
HOẠT ĐỘNG : QUAN SÁT 2
a. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- HS biết sử dụng hình và màu để thể hiện về hình ảnh bữa cơm gia đình. Từ đó, HS nhận biết được đối tượng cần thể hiện trong chủ đề này ở dạng thực hành liên quan đến mĩ thuật tạo hình 
b. Nội dung:
- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh, SPMT do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến đối tượng cần lĩnh hội trong chủ đề Bữa cơm gia đình.
c. Sản phẩm:
- HS có nhận thức và tư duy về hình ảnh cần thể hiện về chủ đề Bữa cơm gia đình.
d. Tổ chức thực hiện: HS tìm hiểu cách thể hiện hình ảnh về người thân qua một số sản phẩm MT.
- GV tiếp tục cho HS quan sát trong SGK Mĩ thuật 2, trang 49 và trả lời các câu hỏi gợi ý trong sách về màu sắc, hình ảnh... có trong các SPMT.
+ Hình ảnh nào được thể hiện trong những SPMT trên? (bố mẹ và các con...)
+ Màu sắc nào được sử dụng trong các sản phẩm? (xanh, đỏ, vàng, cam...)
+ Em sẽ dùng hình ảnh gì để thể hiện về chủ đề Bữa cơm gia đình?
- GV tóm tắt: Có rất nhiều hình ảnh được thể hiện trong bữa cơm gia đình, gồm ông, bà, bố, mẹ... Bữa cơm gia đình được thực hiện ở những vị trí khác nhau (trong nhà, ngoài sân; ở trên bàn ăn, trải chiếu xuống nền nhà ). Các hình ảnh thể hiện mọi người trong gia đình quây quần đoàn tụ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Khen ngợi động viên HS.
- HS nhận biết được hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- HS biết sử dụng hình và màu để thể hiện về hình ảnh bữa cơm gia đình. Từ đó, HS nhận biết được đối tượng cần thể hiện trong chủ đề này ở dạng thực hành liên quan đến mĩ thuật tạo hình 
- HS quan sát, nhận xét và đưa ra ý kiến, nhận thức ban đầu về nội dung liên quan đến chủ đề từ ảnh, tranh minh hoạ trong sách hoặc tranh, ảnh, SPMT do GV chuẩn bị, trong đó chú trọng đến hình ảnh thể hiện về bữa cơm gia đình.
- GV đưa ra những câu hỏi có tính định hướng nhằm giúp HS tư duy về nội dung liên quan đến đối tượng cần lĩnh hội trong chủ đề Bữa cơm gia đình.
- HS có nhận thức, tư duy về hình ảnh cần thể hiện chủ đề Bữa cơm gia đình.
HS quan sát trong SGK Mĩ thuật 2, trang 49 và trả lời các câu hỏi gợi ý trong sách về màu sắc, hình ảnh... có trong các SPMT.
- HS trả lời
- HS nêu
- HS nêu 
- Ghi nhớ: Có rất nhiều hình ảnh được thể hiện trong bữa cơm gia đình, gồm ông, bà, bố, mẹ... Bữa cơm gia đình được thực hiện ở những vị trí khác nhau (trong nhà, ngoài sân; ở trên bàn ăn, trải chiếu xuống nền nhà ). Các hình ảnh thể hiện mọi người trong gia đình quây quần đoàn tụ, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
HOẠT ĐỘNG : THỂ HIỆN 2
a. Mục tiêu:
- H

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mi_thuat_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_c.docx