Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập

- - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn

- - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân, thân thiện hòa nhã với bạn bè.

2. Năng lực

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b.Năng lực đặc thù

- Nhận diện được kiểu bài thuật việc đã chứng kiến.

II.CHUẨN BỊ

GV: Máy tính, tranh, SGK

HS: Vở, SGK

 

doc 34 trang Huy Toàn 23/06/2023 4802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 19 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Khu vườn tuổi thơ (tiết 1,2) Số tiết: 181, 182
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu quý cuộc sống.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân biết tự hào về vẻ đáng yêu, đáng quý của những nơi thân quen, gắn bó ,có ý thức giữ gìn vẻ đẹp ở những nơi chốn thân quen ấy.
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
 - Chia sẻ được với bạn về một khu vườn em biết; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình 
II.CHUẨN BỊ
GV:Tranh ảnh về khu vườn
Bảng phụ ghi đoạn văn từ: Bố cười đến khu vườn nhà mình.
HS: Đọc trước bài, sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1
A.KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Giúp học sinh từ tên chủ đề, trao đổi với bạn ,các em nhận ra trong nhà em, xung quanh nơi em ở, nơi nào cũng gần gũi, thân quen
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ về tên chủ điểm Nơi chốn thân quen.
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Chủ điểm Nơi chốn thân quen giúp các em nhận ra trong nhà em, xung quanh nơi em ở, nơi nào cũng gần gũi, thân quen, đáng yêu, đáng trân quý
GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc Khu vườn tuổi thơ: Bạn nhỏ trong tranh đang nhắm mắt, lấy tay cảm nhận để nhận biết các loài hoa với sự hướng dẫn của bố. Liệu bạn nhỏ có đoán đúng không? Bố bạn nhỏ sẽ giúp bạn nhỏ như thế nào? Chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay: Khu vườn tuổi thơ
B. Khám phá và luyện tập
Hoạt động1. Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện
Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng kể thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hành động của hai bố con, từ ngữ gọi tên các loài hoa; giọng bố: động viên ở đoạn đầu; ân cần pha lẫn niềm tự hào ở đoạn cuối.
Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp câu theo nhóm đôi.
Hướng dẫn HS chia đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến tưới cây.
Đoạn 2:Từ một hôm đến ram ráp
Đoạn 3: Từ hôm sau đến rất riêng
Đoạn 4: Còn lại
Mời 4 HS đọc theo từng đoạn.
GV nhận xét, khen những HS đọc tốt.
GV hướng dẫn đọc từ khó theo từng đoạn: nhấp nhô, nhụy, ram ráp
GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: 
Bố dẫn tôi đi chạm tay vào từng bông hoa/ rồi hỏi://; Tôi nhận ra thêm được hoa cúc/ nhờ mì hương thật dễ chịu,/ hoa ích mẫu/ với mùi ngai ngái rất riêng.//;...
HS luyện đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. Sau đó mời 2 nhóm đọc nối tiếp trước lớp.
Mời các thành viên trong nhóm tự nhận xét. Mời cả lớp nhận xét.
Mời 1 HS đọc toàn bài. Lớp nhận xét.
 TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Hiểu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
Cách tiến hành
Tìm hiểu nội dung bài đọc
Sau khi 1 HS đọc toàn bài. GV đặt câu hỏi giải nghĩa một số từ khó
+ Nhấp nhô: 
+ Ram ráp
Câu 1: Bố và bạn nhỏ thường ra vườn tưới cây vào lúc nào?
Câu 2: Bố đố bạn nhỏ đoán tên các loại hoa bằng cách nào?
Câu 3: Kể tên và nêu đặc điểm của các loại hoa bạn nhỏ đã đoán được.
Câu 4: Vì sao bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc và liên hệ bản thân.
GDKNS: Các em phải biết yêu thiên nhiên, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định giọng của từng nhân vật, một số từ ngữ cần nhấn giọng; HS luyện đọc. 
b. Cách thức tiến hành:
- GV đọc lại đoạn từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 sau đó đọc trước lớp đoạn từ Bố cười đến khu vườn nhà mình.
- GV mời HS đọc cả bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: học sinh chơi trò chơi :Cùng sáng tạo – trò chơi tuổi thơ để tạo thành từ ngữ chỉ tên 2-3 loài hoa
Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, ghép các chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) để tạo thành từ ngữ chỉ tên 2 – 3 loài hoa; sau đó nêu đặc điểm của 1 – 2 loài hoa vừa tìm được.
tuổi thơ.
- GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
4. Củng cố vận dụng: 
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học
Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
Chuẩn bị tiết sau
- HS đọc tên bài, quan sát tranh minh hoa, phán đoán nội dung.
- HS nghe GV giới thiệu
- HS nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng câu
4 HS đọc
HS đọc nhấp nhô, nhụy, ram ráp,...;
HS lắng nghe và đọc theo
HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
HS nhận xét.
1 HS đọc toàn bài. Lớp nhận xét.
+ Nhấp nhô: Nhô lên thụt xuống liên tiếp, không đều nhau.
+ Ram ráp: có nhiều đường hoặc nốt rất nhỏ lồi lên trên bề mặt, sờ vào thấy không mịn.
Buổi chiều
Bố đố bạn nhỏ đoán tên các loại hoa bằng cách bảo bạn nhỏ nhắm mắt lại, chạm tay vào từng bông hoa, đưa bông hoa trước mũi và bảo bạn nhỏ đoán.
- Hoa mào gà: viền cánh nhấp nhô;
- Hoa hướng dương: cánh dài, mỏng, nhụy to, ram ráp;
- Hoa cúc: mùi hương dễ chịu;
- Hoa ích mẫu: mùi ngai ngái rất riêng.
Bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình vì trò chơi của bố đã giúp bạn nhận ra bất cứ loại hoa nào trong vườn.
HS nêu nội dung bài đọc: Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
- HS liên hệ bản thân: Yêu quý nơi gắn bó, thân quen.
HS luyện đọc theo nhóm.
2 HS đọc
HS đọc
- HS đọc thầm theo.
HS luyện đọc và đọc trước lớp.
- HS HTT đọc cả bài.
- HS lắng nghe, xác định yêu cầu hoạt động.
- HS thảo luận nhóm
Trò chơi của bố giúp bạn nhỏ gắn bó với khu vườn nhà mình.
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Viết chữ hoa Q, Quê hương tươi đẹp Số tiết: 183
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu quý cuộc sống.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân biết tự hào về vẻ đáng yêu, đáng quý của những nơi thân quen, gắn bó ,có ý thức giữ gìn vẻ đẹp ở những nơi chốn thân quen ấy.
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
 - Viết đúng kiểu chữ hoa Q và câu ứng dụng 
II.CHUẨN BỊ
GV: Mẫu chữ viết hoa Q 
HS: Bảng con, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 ngày..... tháng . năm 20
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
Cách tiến hành
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa Q và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Luyện viết chữ A hoa
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ Q hoa theo đúng mẫu; viết chữ Q hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 
b. Cách thức tiến hành
- Cho HS quan sát mẫu chữ Q hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ Q hoa. 
 – GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa. 
- Nét 1: Cong kín: Đặt bút cao 2.5 ô. Giữa ĐK 3 và 4, đưa bút sang trái để viết nét cong kín phần cuối nét lượn vào trong bụng chữ, đến giữa ĐK2 và ĐK3 thì lượn lên một chút rồi dừng bút ở ĐK3.
- Nét 2: Lượn ngang: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống khoảng giữa ĐK 1 và ĐK2 bên trong nét cong thứ nhất viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài dừng bút ở giữa ĐK 1 và ĐK2.
– HD HS viết chữ Q hoa vào bảng con.
- GV nhận xét vài HS.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ Q hoa vào vở.
- Yêu cầu HS tự nhận xét bài viết của mình, bài của bạn.
Hoạt động 2. Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng quê hương tươi đẹp; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết.
b. Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
 Hỏi: Em hiểu cụm từ “Quê hương tươi đẹp” ý nói gì?
GV nhận xét.
+ Cụm từ gồm mấy tiếng? Là những tiếng nào? 
+ So sánh chiều cao của chữ A và n.
+ Những chữ nào có chiều cao bằng chữ Q?
Những chữ nào có chiều cao 2 ô li?
+ Nêu độ cao các con chữ còn lại.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ Q hoa và cách nối từ chữ Q hoa sang chữ u: nét lượn của chữ Q nối liền với nét đầu tiên của chữ u.
- GV hướng dẫn HS viết chữ Quê.. 
- Yêu cầu HS viết chữ Quê vào bảng con. 
- GV nhận xét, uốn nắn. 
- GV yêu cầu HS viết chữ Quê và câu ứng dụng “Quê hương tươi đẹp.” vào vở.
- GV theo dõi HS viết, uốn nắn tư thế ngồi, cầm bút, để vở, giúp đỡ HS viết chậm. 
- GV nhận xét vài vở.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
a. Mục tiêu: HS đọc được và hiểu nghĩa của câu ca dao 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
Quê em đồng lúa nương dâu
 Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang
(Nguyên Hồ)
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết chữ Q hoa, chữ Quê và câu thơ vào vở bài tập.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. 
III. Củng cố vận dụng:
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? 
Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- GV nhận xét tiết học.
- HS hát
- HS nghe.
 Quan sát mẫu.
+ Chữ Q cao 2,5 li, rộng 2 ô
+ Cấu tạo: Chữ Q hoa gồm nét cong kín và nét lượn ngang
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ Q hoa.
- HS viết vào bảng con.
- HS thực hành luyện viết vào vở.
- HS tự đánh giá và nhận xét.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng “Quê hương tươi đẹp.”
Nói về vẻ đẹp của quê hương .
+ Gồm 4 tiếng: Quê ,hương, tươi, đẹp. 
+ Chữ A cao 2,5 li còn chữ n cao 1 li, 
Chữ h,g
Chữ đ, p
Chữ t cao 1,5 li các chữ còn lại cao 1 li. 
+ Khoảng cách các chữ bằng khoảng cách viết 1 chữ cái.
- Lớp quan sát GV viết mẫu chữ Anh trên dòng.
- HS viết vào bảng con.
- HS viết vào vở.
- Vài HS nộp vở.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao.
- HS trả lời.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự soát lại bài của mình. 
Chữ hoa Q
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Từ chỉ người, chỉ hoạt động. Dấu chấm than Số tiết: 184
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập, yêu quý cuộc sống.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân biết tự hào về vẻ đáng yêu, đáng quý của những nơi thân quen, gắn bó ,có ý thức giữ gìn vẻ đẹp ở những nơi chốn thân quen ấy.
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
 - Thực hành được bài tập tìm từ chỉ người hoạt động tương ứng, nhận diện được và bước đầu sử dụng câu đề nghị, dấu chấm than. 
- Thực hiện được trò chơi: Đôi bàn tay và chiếc mũ kì diệu
II.CHUẨN BỊ
GV: Máy tính, SGK 
HS: Vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
Cách tiến hành
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bảng tên bài 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện từ(Bài tập 4)
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn ngữ, tìm từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của bài tập (BT) 3a, đọc lại đoạn 1 bài Khu vườn tuổi thơ.
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng 
- GV yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3b, chơi tiếp sức viết thêm 2 – 3 cặp từ ngữ chỉ người và chỉ hoạt động tương ứng.
 Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
*Mục tiêu: Giúp HS biết nhận diện câu đề nghị và biết sử dụng dấu chấm than. 
*Cách tiến hành:
* Nhận diện câu đề nghị :
- HS xác định yêu cầu của BT 4.a 
- GV hướng dẫn HS cách tìm câu đề nghị: 
Thế nào là câu đề nghị?
Hãy nêu ví dụ?
- Đôi bạn thảo luận chọn đáp án đúng.
Nhận xét bài làm của HS.
* Dấu chấm than:
HS xác định yêu cầu bài tập 4.b
Yêu cầu học sinh làm bài
- Nhận xét bài làm của HS.
* Luyện tập đặt câu đề nghị:
- Xác định yêu cầu bài tập 4C . 
- Nhóm đôi bạn đặt câu đề nghị theo yêu cầu trong bài tập. 
Nhận xét bài làm của bạn.
- HS viết vào vở bài tập 2 đến 3 câu đề nghị.
- HS tự đánh giá bài làm của mình và của bạn.
3. Hoạt động 3: Vận dụng
* Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: đoán tên hoa quả , qua trò chơi: “Đôi bàn tay và chiếc mũi Kỳ Diệu”
*Cách tiến hành:
– HS cầm hoa hoặc quả( đã chuẩn bị ) trên tay.
– Đôi bạn cùng nhắm mắt và đố bạn: quả( hoa ) gì?
- Nêu thêm đặc điểm về loại hoa( quả) mà bạn đoán được?
- Nhận xét. 
IV. Củng cố vận dụng
- Gọi HS nhắc lại tên bài.
- Yêu cầu HS tìm thêm từ chỉ người, chỉ hoạt động tương ứng, chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Nhận xét giờ học.
Hs lắng nghe
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS hoàn thành bài tập.
* Từ chỉ người: bố, tôi
* Từ chỉ hoạt động: trồng, dẫn, tưới 
mẹ – nhổ cỏ, bé – đánh răng, bạn nhỏ - đi học
Câu đề nghị là câu có mục đích nói để người nghe thực hiện một hoạt động :
VD: Em làm bài tập này nhé!
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Con hãy nhắm mắt lại là câu dùng để đề nghị.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
 Điền dấu câu phù hợp với mỗi ô trống
- Cá nhân thực hiện vào vở BT- đôi bạn đổi vở kiểm tra bài. Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
Câu a: dấu chấm than
Câu b: dấu chấm hỏi
Câu c: dấu chấm
Câu d: dấu chấm than.
Đặt 2- 3 câu đề nghị bạn cùng thực hiện một hoạt động học tập
- HS chia sẻ đáp án với bạn trong nhóm nhỏ và trình bày trước lớp:
+ Chúng mình cùng đọc bài nhé!
+ Chúng mình cùng đọc bài được không?
+ Các bạn đang đọc bài trong nhóm.
+ Các bạn đọc to lên nào!
HS viết vào vở
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS xác định yêu cầu của BT.
HS tham gia chơi
- HS thảo luận theo cặp, viết vào vở bài tập.
.
Hs nêu
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Con suối ở bản tôi Số tiết: 185
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân ;yêu quý, bảo vệ và vẻ đẹp nơi em gắn bó
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
- Giới thiệu được với bạn một cảnh vật nơi em ở, nêu được phỏng đoán của bản than về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
II.CHUẨN BỊ
GV: Máy tính, tranh, SGK 
HS: Vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
I. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Giới thiệu được với bạn một cảnh vật nơi HS ở, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 3, sử dụng ảnh đã chuẩn bị để giới thiệu với bạn một cảnh vật nơi mình ở.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc.
 GV giới thiệu bài mới: Trong tranh có vẽ một dòng suối chảy qua thác và vực sâu, nước trong xanh. Để tìm hiểu cụ thể về con suối này, chúng ta cùng đi vào bài học: “Con suối bản tôi”.
- GV ghi tên bài mới lên bảng.
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc được bài con suối bản tôi 
b. Cách thức tiến hành
GV đọc mẫu (giọng thong thả, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối, hoạt động của người, vật)
- GV yêu cầu HS luyện đọc một số từ khó: Cá lườn đỏ;cá lườn xanh;lấp loáng.
- GV mời 3 HS đọc bài:
+ HS1 (Đoạn 1): từ đầu đến lòng suối
+ HS2 (Đoạn 2:đoạn suối đến xuôi dòng 
+HS3 (Đoạn 3): còn lại.
GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
Gọi 1 nhóm đọc bài trước lớp
Nhận xét
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc; trả lời câu hỏi trong SHS; nêu được nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành
GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó: xiết, chồm, lững thững, trù phú, lũ, thác, vực.
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối vào ngày thường và ngày lũ.
+ Câu 2: Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để làm gì?
+ Câu 3: Đoạn suối chảy qua bản có gì đặc sắc?
+ Câu 4: Câu văn cuối bài cho em biết điều gì?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc
GDHS: yêu quý bảo vệ vẻ đẹp nơi em gắn bó
GDKNS: Biết yêu quý thiên nhiên, bảo vệ vẻ đẹp nơi em gắn bó.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS luyện đọc bài con suối bản tôi
b. Cách thức tiến hành:
- GV nhắc lại, hướng dẫn HS đọc giọng thong thả 
- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đoạn từ đầu đến lòng suối
- GV mời 2HS đọc bài
Nhận xét
III. Củng cố, vận dụng
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Em rút ra được bài học gì từ bài đọc?
- Gọi vài HS đọc lại toàn bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc thêm ở nhà, chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- Nhận xét giờ học.
 - HS thảo luận nhóm, giới thiệu với bạn một cảnh vật nơi mình ở.
- HS quan sát tranh minh họa, phán đoán nội dung bài đọc: Kể về một con suối.
- HS nghe GV đọc mẫu 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS đọc bài. 
Hs luyện đọc theo nhóm
1 nhóm đọc bài
- HS giải thích nghĩa của một số từ khó:
+ Xiết: chảy rất mạnh và nhanh.
+ Chồm: cất cao mình lên và lao mạnh về phía trước.
+ Lững thững: từ gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.
+ Lũ: nước dâng cao ở vùng đầu nguồn, dồn vào dòng sông trong một thời gian tương đối ngắn, do mưa hoặc tuyết tan gây ra.
+ Thác: chỗ dòng sông, dòng suối chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang rồi đổ mạnh xuống.
+ Vực: chỗ nước sâu nhất ở sông, hồ hoặc biển/ chỗ thung lũng sâu trong núi, hai bên có vách dựng đứng.
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Từ ngữ chỉ đặc điểm của con suối
Vào ngày thường: bốn mùa nước trong xanh.
Vào ngày lũ: chỉ đục vài ba ngày.
+ Câu 2: Khách đến thăm bản thường đứng hai bên thành cầu để nhìn xuống nước xem những con cá lườn đỏ, lườn xanh bơi lượn.
+ Câu 3: Sự đặc sắc của đoạn suối chảy qua bản là: có hai cái thác, hết đoạn thác lại đến vực sâu.
+ Câu 4: Tùy vào câu trả lời của HS (VD: Câu văn cuối bài cho em biết con suối đã đem lại vẻ đẹp cho bản của người kể chuyện vẻ thanh bình, trù phú với nhiều hữu ích).
Con suối đã đem lại cho bản vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích 
- HS nhắc lại nội dung bài.
– HS nghe GV đọc lại đoạn từ đầu đến lòng suối.
 – HS luyện đọc trong nhóm nhỏ, đoạn từ đầu đến lòng suối
2 HS đọc
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Nghe – viết Con suối bản tôi Số tiết: 186
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ rèn chữ viết
Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
- Nghe – viết đúng đoạn văn
 - Làm đúng bài tập phân biệt được eo/oe; iêu/ươu, ui/uôi.
II.CHUẨN BỊ
GV: Máy tính, tranh, SGK 
HS: Vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
Cách tiến hành
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
GV ghi bảng tên bài 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Nghe – viết
a. Mục tiêu: HS nghe GV đọc và viết đoạn chính tả trong bài con suối bản tôi( từ đoạn suối đến xuôi dòng)
b. Cách thức tiến hành:
- GV đọc đoạn chính tả trong bài con suối bản tôi( từ đoạn suối đến xuôi dòng)
- GV mời 1 HS đọc lại một lần nữa đoạn chính tả. 
 Đoạn văn vừa đọc nói về nội dung gì?
- GV hướng dẫn HS phân tích từ khó đọc, dễ viết sai do cấu tạo hoặc do ảnh hưởng của phương ngữ: xiết, chồm, lững thững, nhàn rỗi, dạo, dòng, 
- GV yêu cầu HS viết bảng con một số chữ dễ viết sai. 
- GV hướng dẫn HS: lùi vào một ô khi bắt đầu viết đoạn văn. Viết dấu chấm cuối câu .
- GV hướng dẫn HS cầm bút đúng cách, tư thế ngồi thẳng, viết đoạn chính tả vào vở Tập viết.
- GV đọc cho HS viết chính tả: đọc to, rõ ràng từng dòng, tốc độ vừa phải, mỗi dòng đọc 2 - 3 lần. 
- GV đọc soát lỗi chính tả.
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài viết.
Hoạt động 2. Luyện tập chính tả phân biệt eo/oe
Mục tiêu: Giúp học sinh tìm lời giải đố 
Cách tiến hành: 
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 2b: 
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi trong nhóm nhỏ, tìm tên gọi của từng sự vật, hoạt động trong tranh.
- GV gọi một số HS nêu câu trả lời.
- GV nhận xét, chốt đáp án, mở rộng:
+ Bánh xèo là bánh làm bằng bột gạo tẻ xay ướt, tráng mỏng trên chảo rồi gập đôi lại, trong đó có nhân tôm, thịt, giá đỗ và hành.
+ Múa xòe là tên một điệu múa của dân tộc Thái.
Hoạt động 3: Luyện tập chính tả - Phân biệt iêu/ươu, ui/uôi
a. Mục tiêu: HS làm bài tập phân biệt iêu/ươu, ui/uôi
b. Cách thức tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 2(c) trước lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, thực hiện BT trong nhóm nhỏ.
- GV tổ chức HS chơi tiếp sức, thực hiện BT trên bảng lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
III. Củng cố vận dụng
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- GV nhận xét tiết học.
- hs hát 
- HS chú ý lắng nghe 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- 1 HS đọc bài. 
Sự đặc sắc của đoạn suối chảy qua bản là: có hai cái thác, hết đoạn thác lại đến vực sâu.
- HS đọc. 
- HS viết bảng con. 
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị viết bài.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi chính tả.
- HS chú ý lắng nghe và tự soát lại bài của mình; đổi vở cho nhau để soát lỗi.
Tìm từ ngữ chứa tiếng có vần eo hoặc vần oe gọi tên từng sự vật, hoạt động dưới đây:
+ Tranh 1: Bánh xèo.
+ Tranh 2: Múa xòe.
+ Tranh 3: Chèo thuyền.
+ Tranh 4: Đi cà kheo.
+ Tranh 5: Chim chích chòe.
1 HS đọc
Hs quan sát tranh và thảo luận nhóm sau đó chơi trò chơi tiếp sức
HS chơi trò chơi, viết đáp án. 
+ Vần iêu/ươu: con hươu, đà điểu, ốc bươu.
+ Vần ui/uôi: buồng chuối, dãy núi, ruộng muối.
HS nêu
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Mở rộng vốn từ Nơi thân quen Số tiết: 187
Thời gian thực hiện: ngày 12 tháng 1 năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trung thực: Thật thà trong việc học tập
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn).
II.CHUẨN BỊ
GV: Máy tính, SGK 
HS: Vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
- GV cho học sinh hát bài “Nhà của tôi”
- Giới thiệu nội dung tiết học.
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động1. Luyện từ
Mục tiêu: Mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn).
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 3.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
- GV gọi một số HS trình bày kết quả.
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh Vườn, sân, hiên.
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh Ban công, sân vườn, cổng nhà, đường đến trường.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện câu
Mục tiêu: Phát triển năng lực ngôn ngữ, hoàn thiện câu, mở rộng được vốn từ về nơi thân quen (từ ngữ chỉ nơi chốn).
Cách tiến hành:
- GV mời 1 HS đọc và xác định yêu cầu của BT 4.
- GV yêu cầu HS thảo luận đôi, chọn từ ngữ phù hợp thay cho hình ngôi sao và làm vào vở. 
- GV chữa bài.
III. Củng cố vận dụng
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? 
Sau khi học xong bài này, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét giờ học.
- HS hát
- HS chú ý lắng nghe.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập 3:
a. Chọn lời giải thích nghĩa phù hợp với mỗi từ:
- vườn: khu đất thường ở sát cạnh nhà, được rào kín xung quanh để trồng cây.
- sân: khoảng đất trống, bằng phẳng, thường ở ngay trước cửa nhà.
- hiên: phần nền trước cửa hoặc xung quanh nhà, thường có mái che.
b. Tìm 2 – 3 từ ngữ chỉ nơi thân quen với em: 
ban công, sân vườn, cổng nhà, đường đến trường.
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành bài tập vào vở bài tập. 
- Các từ lần lượt là: thềm, gian nhà, vườn, nhà.
HS nêu
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý Số tiết: 188
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trung thực: Thật thà trong việc học tập
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
Biết nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý.	
II.CHUẨN BỊ
GV: Máy tính, tranh, SGK 
HS: Vở, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
Cách tiến hành
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài
GV ghi bảng tên bài 
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động . Nói và nghe
Mục tiêu: Biết nói và đáp lời đề nghị, lời đồng ý.
Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Nói lời đề nghị
- GV mời 1 HS đọc t và xác định yêu cầu của BT 5a trước lớp.
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, đọc lời các nhân vật trong tranh.
- GV mời một số nhóm nói lại lời nhân vật trước lớp.
- GV và cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Nói và đáp lời đồng ý
- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5b, đọc lời của các nhân vật trong mỗi tình huống.
- GV yêu cầu HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý trong nhóm đôi.
- GV mời một số nhóm nói và đáp trước lớp.
- GV nhận xét 
III. Củng cố vận dụng
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét giờ học.
- HS hát
- HS chú ý lắng nghe.
1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5a trước lớp.
- HS hoạt động theo nhóm đôi, đọc lời các nhân vật trong tranh.
- HS nói trước lớp.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 5b, đọc lời của các nhân vật trong mỗi tình huống.
- HS đóng vai để nói và đáp lời đồng ý trong nhóm đôi.
- Kể cho mình nghe về các loại cây trong vườn nhà bạn được không?
 Trong vườn nhà mình mẹ đã trồng rất nhiều loại khác nhau như rau bắp bải, đậu bắp hay hoa hồng, hoa thủy tiên hay cây khế, cây ổi và cây vải.
 - Bạn dạy mình giải bài toán này được không?
 Được, bài toán này mình làm như thế này.
- HS nêu.
- HS chú ý lắng nghe
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
Môn học: Tiếng Việt Lớp: 2A3
Tên bài học: Thuật việc được chứng kiến Số tiết: 189
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm 2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm chỉ học tập
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, có trách nhiệm với bản thân, thân thiện hòa nhã với bạn bè.
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_19_nam_hoc_2022_2023_truon.doc