Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hùng Cường

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hùng Cường

TKB 1: Hoạt Động Trải Nghiệm

TCT 67: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN

TỔNG KẾT PHONG TRÀO “ CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Tự thực hiện một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.

- Nêu được các việc em làm được để chăm sóc và phục vụ bản thân.

- Nói được sự cần thiết của việc tựchăm sóc và phục vụ bản thân.

2. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Tuân thủ của các quy định của trường, của lớp. Tự giác sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.

- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

- Trách nhiệm: Hình thành trách nhiệm trong công việc. Thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ của chính bản thân mình và tập thể

3. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện một số công việc nhà phù hợp, tự sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân, thực hiện việc tự chăm sóc, phục vụ bản thân trong các tình huống thực tiễn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.

-Năng lực tư duy, năng lực phát triển ngôn ngữ.

 

docx 118 trang Huy Toàn 23/06/2023 4253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 2, Tuần 23 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hùng Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 23
Phụ lục 1.4. Thời gian tổ chức các hoạt động giáo dục theo tuần/tháng trong năm học và số lượng tiết học các môn học, hoạt động giáo dục thực hiện theo tuần
Năm học 2022-2023 đối với khối lớp 2
GV: Nguyễn Hùng Cường
	TUẦN 23 (TỪ NGÀY 20/02- 24/02/2023)
THỜI GIAN
Ngày/tháng
Ngày/tháng
Ngày/tháng
Ngày/tháng
Ngày/tháng
Điều chỉnh kế
hoạch tuần
Buổi
Tiết học
Thứ 2 (20/02)
Thứ 3 (21/02)
Thứ 4 (22/02)
Thứ 5 (23/02)
Thứ 6 (24/02)
Sáng
1
Chào cờ- HĐT nghiệm
Tiếng việt
Tiếng việt
Tiếng Việt
Tiếng Việt
- Kế hoạch dạy bù đối với các ngày nghỉ lễ theo quy định hoặc các ngày nghỉ khác vì lý do bất khả kháng.
2
Tiếng Việt
Toán
Tiếng việt
Tiếng Việt
Tiếng việt
3
Tiếng Việt
Âm nhạc
Toán
MT
Toán
4
Toán
TNXH
GDTC
Toán
TNXH
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiếng việt
HĐ-TN ATGT
- Điều chỉnh kế hoạch đối với các ngày tổ chức hoạt động tập thể quy mô lớn ảnh hưởng đến kế hoạch dạy học
của toàn trường hoặc khối lớp.
2
Đạo đức
Tiếng việt
HĐ-TN -SH
3
RL toán
Tiết đọc Tviện
GDTC
Tổng số tiết/tuần
20 tiết
TỔNG HỢP
TT
Nội dung
Số lượng tiết học
1
Tiếng việt
10
2
Toán
5
3
HĐTN
3
4
RL. Tiếng việt
2
TUẦN 23
Thứ hai ngày 20 tháng 02 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TKB 1: Hoạt Động Trải Nghiệm
TCT 67: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHỦ ĐỀ 6: CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN 
TỔNG KẾT PHONG TRÀO “ CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tự thực hiện một số công việc nhà phù hợp với lứa tuổi.
- Nêu được các việc em làm được để chăm sóc và phục vụ bản thân.
- Nói được sự cần thiết của việc tựchăm sóc và phục vụ bản thân.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tuân thủ của các quy định của trường, của lớp. Tự giác sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
- Trách nhiệm: Hình thành trách nhiệm trong công việc. Thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ của chính bản thân mình và tập thể 
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự thực hiện một số công việc nhà phù hợp, tự sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân, thực hiện việc tự chăm sóc, phục vụ bản thân trong các tình huống thực tiễn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Sắp xếp đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng. 
-Năng lực tư duy, năng lực phát triển ngôn ngữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2.
- Tranh/ảnh, đồ dùng học tập liên quan đến chủ đề; bộ thẻ các đồ dùng.
- Quần áo, đồ dùng,
2. Học sinh:
- Bút màu, thước kẻ, kéo, hồ (keo dán).
- SGK Hoạt động trải nghiệm 2. 
- Bìa cát-tông, kéo, băng dính.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC- CHỦ YẾU: 
Thời
Lượng 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
3-5’
20-25’
3-5’
1.Khởi động
- TPTĐ cho HS chỉnh hàng ngũ theo hàng dọc, hàng ngang .
- LĐT cùng anh chị sao đỏ theo dõi chấm thi đua nề nếp của các lớp.
2. Khám phá
Hoạt động 1: Nghi lễ
Mục tiêu: HS ý thức được khi dự lễ chào cờ.
Cách tiến hành:
 Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng
- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện
Hoạt động 2:Nhận xét công tác tuần qua -Tuần 22.Tổng phụ trách hướng dẫn LĐT điều hành.
Mục tiêu: LĐT nhận xét những việc đã làm
trong tuần qua ( tuần 22).
Cách tiến hành:
-Tổng phụ trách nhận xét tình hình chung của toàn trường các mặt: phong trào, vệ sinh, nề nếp, học tập, 
-Đại diện Ban giám hiệu nhận xét.
- LĐT sơ kết tuần qua, tổng kết điểm và đưa ra kế hoạch tuần sau.
Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ đề:Tổng kết phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân” 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tổng kết những việc đã làm để chăm sóc và phục vụ bản thân.
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động tổng kết phong trào “ Chăm sóc và phục vụ bản thân.”
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của các bạn học sinh khi tham gia hoạt động tổng kết.
-Tổng phụ trách đội tổng kết số việc làm của các lớp, nhận xét, tuyên dương, giáo dục học sinh tiếp tục thực hiện theo chủ đề.
3. Củng cố- Vận dụng
-TPTĐ giao nhiệm vụ cho các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: Múa hát chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chào cờ
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua các lớp trong tuần qua.
- HS lắng nghe.
- HS có thái độ nghiêm túc, tập trung .
- HS lắng nghe kế hoạch tuần mới.
- Học sinh thực hiện.
- HS lắng nghe và nhận xét.
- HS tham gia tổng kết phong trào “Chăm sóc và phục vụ bản thân”.
- HS có thái độ nghiêm túc, tập trung khi tham gia hoạt động tổng kết.
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ...............
 ...............
**************************************
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TKB 2-3:TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
TCT 221- 222: CHUYỆN CỦA VÀNG ANH (Tiết 1,2- đọc)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.* Kiến thức, kĩ năng
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt vời đó.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát.Tích cực trong các hoạt động học tập.Biết tích cực tham gia các công việc ở nhà và ở trường.
- Trung thực:Thật thà trongviệc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thực hiện qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học:Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà.Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Tạo thói quen trao đổi, thảo luận giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủaGV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy.
 - Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
 - Video các âm thanh khác nhau trong thiên nhiên (nếu có).
- Tranh ảnh một số loài chim (nếu có).
- Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết.
2. Học sinh:
- SGK, vở tập viết 2 tập 1.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
40’
5’
25’
15’
5’
3’
TIẾT 1
I. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Chia sẻ được với bạn bè về những âm thanh nghe được trong thiên nhiên; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung ài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
b.Cách tiến hành:
- GV giới thiệu tên chủ điểm, yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm: Trong chủ điểm “Thiên nhiên muôn màu”, chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên, từ đó biết yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những âm thanh em nghe được trong thiên nhiên.
- GV giới thiệu bài mới, ghi tên bài đọc lên bảng: Thiên nhiên rất đẹp, thiên nhiên cũng thay đổi từng ngày, khiến cho ta có sự ngỡ ngàng. Có một bạn chim vàng anh đã ngỡ ngàng về sự thay đổi kỳ diệu của thiên nhiên. Những sự thay đổi ấy là gì, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài đọc hôm nay: Chuyện của vàng anh.
- GV yêu cầu HS đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh họa để phán đoán nội dung bài đọc: nhân vật, lời nói, việc làm của các nhân vật,...
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt vời đó; biết liên hệ bản thân: Qúy trọng thời gian; bước đầu biết đọc phân vai.
b.Cách tiến hành:
- GV đọc mẫu, đọc phân biệt giọng nhân vật: người dẫn chuyện giọng thong thả, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ suy nghĩ, hành động của chim vàng anh và các sự vật; giọng vàng anh ngạc nhiên, vui tươi; giọng lá non, cỏ non, hoa hồng hồn nhiên.
- GV hướng dẫn HS đọc và luyện đọc một số từ khó: cội, sà xuống, ngậm, ngát hương,...; hướng dẫn cách ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài: Nó ngạc nhiên,/ bởi có cái gì mới lắm,/ lạ lắm.//; Chỉ qua một đêm,/ là vàng đã rụng xuống/ cho lá non mọc lên.//; Còn tôi,/ đêm qua,/ tôi nằm mơ/ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh.//;...
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng câu, đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a.Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS giải thích nghĩa của một số từ khó, VD: sà (bay thấp hẳn xuống hướng đến một chỗ nào đó), đóa (từ chỉ riêng từng bông hoa), ngát hương (mùi thơm dễ chịu và lan tỏa ra xa), cội (gốc cây to lâu năm),...
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi trong SGK:
+ Câu 1: Vàng anh ngạc nhiên về điều gì?
+ Câu 2: Qua một đêm, lá non, cỏ, hoa hồng thay đổi như thế nào?
+ Câu 3: Giấc mơ của vàng anh có gì lạ?
+ Câu 4: Em thích sự vật nào nhất? Vì sao?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân: Qúy trọng thời gian.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mụctiêu: Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. Biết nghỉ hơi sau dấu câu.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu cách hiểu của em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
- GV đọc lại đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết.
- GV yêu cầu HS luyện đọc lời nói của vàng anh, của cỏ non và hoa hồng; luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết.
- GV mời một số HS HT, HTT đọc cả bài.
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a.Mục tiêu:Giáo viên yêu cầu học sinh cùng phân vai và đọc.
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Giọng ai cũng hay: Cùng các bạn đọc phân vai người dẫn chuyện, vàng anh, lá non, hoa hồng.
- GV yêu cầu HS cùng bạn đọc phân vai trong nhóm nhỏ.
- GV mời một số nhóm đọc phân vai trước lớp.
- GV nhận xét.
III. CỦNG CỐ - VẬN DỤNG
Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học
Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
Chuẩn bị tiết sau
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm đôi, chia sẻ với bạn về những âm thanh em nghe được trong thiên nhiên.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo GV.
- HS đọc trong nhóm và trước lớp.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm lại bài đọc, thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Vàng anh ngạc nhiên bởi vừa thức giấc, nó thấy có cái gì mới lắm, lạ lắm.
+ Câu 2: Qua một đêm, lá, cỏ, hoa hồng đã có sự thay đổi:
Lá vàng rụng xuống cho lá non mọc lên.
Cỏ non đã lớn.
Hoa hồng từ nụ đã thành một đóa hồng đỏ thắm.
+ Câu 3: Giấc mơ của vàng anh lạ ở chỗ, nó đã mơ về vùng đất rộng lớn, mơ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh, nơi đó có hoa tỏa ngát hương, tất cả các loài đều biết hót.
+ Câu 4: HS trả lời theo sở thích các nhân.
- HS nêu nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt vời đó.
- HS nghe GV hướng dẫn, liên hệ bản thân.
- HS nêu cách hiểu, xác định giọng đọc.
- HS đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm và trước lớp.
- Một số HS đọc lại cả bài. Các HS còn lại lắng nghe.
- HS nghe GV hướng dẫn, xác định yêu cầu.
- HS đọc phân vai trong nhóm.
- HS đọc phân vai trước lớp.
- HS nghe GV nhận xét.
-Học sinh trả lời, HS nhận xét 
-Học sinh trả lời
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
 .. 
**********************************************
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TKB 4: TOÁN 
TCT 111: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ?(TIẾT1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
+ Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các trường hợp cụ thể
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -), tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
+ Cảm nhận được sự tăng giảm của kết quả so với các thành phần tham dự phép tính (+, -, x, :)
+ Xác định được thời gian khi kim phút chỉ 12, 3,6. 
+ Sử dụng từ ngữ diễn đạt khoảng, thời gian.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: 
+ Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học.
2. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
3. Năng lực:
2.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: 
+ Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.
+ Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán.
+ Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia
- Tư duy và lập luận toán học: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biếtcùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủathầycô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhậnranhữngvấnđềđơngiảnvàgiảiquyếtđượcvấnđề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 
- SGK; bộ thiết bị dạy toán
2. Học sinh: 
- SGK, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; tờ lịch ngày đã sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’ 
1. Khởi động:
* Mục tiêu:
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp:Trò chơi
* Hình thức:Cả lớp
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Gió thổi.
- GV hỏi: Gió thổi? Gió thổi?
- GV: Thổi 5 nhóm, mỗi nhóm có 2 bạn đứng lên (GV chỉ định). Các bạn còn lại viết phép tính tìm được tất cả số học sinh đang đứng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Vì sao em viết 2x5=10?
- Tuyên dương HS
- GV: Gió thổi? gió thổi?
- GV: Thổi phép tính phù hợp với bài toán 10 bạn HS xếp thành 5 hàng như nhau, mỗi hàng mấy HS?
- Tuyên dương HS
- GV: Gió thổi? Gió thổi?
- GV: Thổi phép tính phù hợp với bài toán 10 bạn HS xếp thành các hàng như nhau, mỗi hàng có 2 bạn HS. Hỏi có mấy hàng ?
- Tuyên dương HS
- GV cho HS thực hiện tại lớp (di chuyển lên bục)
→ Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì?
- HS tham gia chơi.
- Thổi gì? Thổi gì?
- HS thực hiện.
- 2x5=10
- Vì có 5 nhóm, mỗi nhóm có 2 bạn (2 bạn được lấy 5 lần)
- Thổi gì? Thổi gì?
- 10 : 5 =2
-10 : 2 = 5
5’
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát tranh viết đúng phép nhân và chia tương ứng.
* Mục tiêu: Viết đúng phép nhân và chia tương ứng với hình ảnh quan sát được.
* Phương pháp:Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận.
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
* Cách tiến hành:
a) Phân tích mẫu:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, nêu được bài toán và viết phép tính nhân, chia tương ứng.
- Có mấy số hạng?
- Mỗi số hạng đều bằng mấy?
- Như vậy nghĩa là gì?
- HS viết phép tính tương ứng?
- Tiếp tục hướng dẫn HS quan sát tranh và nêu bài toán và phép tính tương ứng.
- Mời HS trình bày, nhận xét, tuyên dương
b) Thảo luận nhóm 2
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong thời gian 2 phút.
- Quan sát tranh nêu được bài toán và viết các phép tính tương ứng.
- Mời đại diện nhóm trình bày.
- Mời nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
Mở rộng: Bến Tre là nơi trồng rất nhiều dừa nên Bến Tre là nơi sản xuất rất nhiều sản phẩm từ cây dừa.
- Bài toán: Có 6 ống tre, mỗi ống tre đựng 4 dụng cụ làm từ gỗ. Hỏi có tất cả mấy dụng cụ làm từ gỗ?
 4+4+4+4+4+4= 24
- Có 6 số hạng.
- Bằng 4.
- Bốn được lấy 6 lần.
- 4 x 6 = 24
- Xếp đều 24 dụng cụ từ dừa vào 6 ống tre như nhau. Mỗi ống tre có mấy dụng cụ từ dừa?
24 : 6 = 4
- Xếp đều 24 dụng cụ từ dừa vào mỗi ống tre, mỗi ống tre đều đựng 4 dụng cụ. Có mấy ống tre?
24 : 4 = 6
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Tranh 2: Có 5 cái dĩa, mỗi dĩa đựng 3 cái đùi gà. Hỏi có tất cả mấy cái đùi gà?
3 x 5 = 15
Xếp 15 cái đùi gà, mỗi dĩa đựng 3 cái đùi gà. Có mấy cái dĩa?
15 : 3 = 5
Có 15 đùi gà xếp đều vào 5 cái dĩa, mỗi dĩa có mấy đùi gà.
15: 5 = 3
- Tương tự tranh 3
- HS trình bày
- HS nhận xét
8’
Hoạt động 2: Đọc các phép nhân và chia
* Mục tiêu: 
HS vận dụng kiến thức đã học đọc đúng các phép nhân và chia tương ứng
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức: Cá nhân.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu.
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Truyền điện
Mỗi học sinh đọc 1 phép tính nhân 2, nhân 5, chia 2, chia 5 tương ứng cho đến khi hết các bảng cho trong bài.
- Nhận xét phần tham gia trò chơi của HS.
- HS quan sát mẫu
- HS tham gia trò chơi truyền điện
8’
Hoạt động 3: Quan sát tranh
* Mục tiêu:giúp HS rèn kĩ năng quan sát và viết đúng phép tính nhân.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức:cá nhân, nhóm
* Cách tiến hành:
a) Giáo viên hướng dẫn HS phân tích mẫu
- Các miếng dưa được xếp như thế nào?
- Có mấy hàng? Mỗi hàng có mấy miếng dưa?
- Cái gì lặp lại?mấy lần?
- Y/C HS viết phép tính tìm số miếng dưa có tất cảvào bảng con. Giải thích?
- Tương tự cho HS phân tích theo cột.
- Cho HS so sánh kết quả và nhận biết 
 5 x 3 = 3 x 5
b) Thực hành
- Y/C HS làm nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương và chỉnh sửa.
- Được xếp theo hàng và cột
- 3 hàng, mỗi hàng 5 miếng dưa
- 5 miếng dưa, 3 lần.
- 5 x 3 = 15 (5 được lấy 3 lần)
- 3 x 5 = 15 (3 được lấy 5 lần)
- HS thực hành nhóm đôi
- Đại diện nhóm trình bày
10’
Hoạt động 4: Giải quyết vấn đề
* Mục tiêu: giúp HS rèn kĩ năng quan sát, phân tích và giải quyết vấn.
* Phương pháp: Động não, phân tích.
* Hình thức: cá nhân, nhóm.
* Cách tiến hành:
- Mời HS đọc yêu cầu
- Y/C HS thảo luận nhóm 4 (nhóm chuyên gia)
Nhóm 1: hình chữ nhật xanh
Nhóm 2: Hình vuông đỏ
Nhóm 3: Hình chữ nhật vàng
Mời HS quay về nhóm ban đầu nói với nhau về các hình đã thảo luận với nhóm chuyên gia
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả
- Nhận xét, tuyên dương, chỉnh sửa
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm
Tiến hành giải quyết vấn đề
+ Tính theo hàng
+ Tính theo cột
+ Hình dung các ô vuông bị che và đếm.
- Đại diện 2-3 nhóm trình bày, mời các bạn nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
*********************************************
Buổi chiều: KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TKB 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
TCT 45: CHUYỆN CỦA VÀNG ANH 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt vời đó.
- Bước đầu biết đọc phân vai.
2. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm góp phần bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên: yêu quý cây cối, con vật, sông suối, núi rừng,...; có ý thức tự giác tham gia hoạt động bảo vệ thiên nhiên: không phá tổ chim, không bẻ cành, hái hoa; cổ vũ những người bảo vệ thiên nhiên.
3. Năng lực
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ được với bạn về những âm thanh nghe được trong thiên nhiên, giới thiệu được về một loài chim có trong bài hát.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh họa.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ/ slide ghi đoạn từ Rồi nó nói tiếp đến hết.Mẫu chữ viết hoa U, Ư.
- HS: vở tập viết, vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động. 5’
Mục tiêu: HS phấn khởi, tích cực chủ động trước tiết học
Phương pháp: trò chơi
Cách tiến hành
- Tổ chức HS thi đọc
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV giới thiệu, ghi tựa:Chuyện của vàng anh
- HS thi đua đọc 1 đoạn tự chọn bài Chuyện của vàng anh
- HS nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe, nhắc tựa
2.Hoạt động Luyện tập thực hành. 30’
Mục tiêu: HS luyện đọc lại bài đọc, hiểu nội dung bài. Hoàn thành các bài tập trong VBT
Phương pháp: luyện tập thực hành
Cách tiến hành
- YCHS mở SGK Con suối bản tôi
- YCHS đọc nối tiếp đoạn
- YCHS đọc bài
- YCHS trả lời lại câu hỏi của bài
- YCHS đọc câu hỏi 1
- HDHS đọc đoạn 1 để trả lời câu hỏi
- YCHS trả lời câu hỏi
- YCHS đọc câu hỏi 2
- HDHS đọc đoạn 2 để trả lời câu hỏi
- YCHS trả lời câu hỏi
- YCHS đọc câu hỏi 3
- HDHS đọc đoạn 3 để trả lời câu hỏi
- YCHS trả lời câu hỏi
- YCHS đọc câu hỏi 4
- HDHS đọc đoạn 3 để trả lời câu hỏi
- YCHS trả lời câu hỏi
- YCHS nêu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫnHS liên hệ bản thân: Qúy trọng thời gian.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS mở SGK
- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm 4’
- HS đọc nối tiếp đoạn trước lớp
- HS đọc bài trước lớp CN-ĐT 
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm
- HS đọc: Vàng anh ngạc nhiên về điều gì?
- HS lắng nghe, thực hiện
- 2-3 HS nêu: Vàng anh ngạc nhiên bởi vừa thức giấc, nó thấy có cái gì mới lắm, lạ lắm.
- HS đọc: Qua một đêm, lá non, cỏ, hoa hồng thay đổi như thế nào?
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS nêu: Qua một đêm, lá, cỏ, hoa hồng đã có sự thay đổi:
Lá vàng rụng xuống cho lá non mọc lên.
Cỏ non đã lớn.
Hoa hồng từ nụ đã thành một đóa hồng đỏ thắm.
- HS đọc: Giấc mơ của vàng anh có gì lạ?
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS nêu: Giấc mơ của vàng anh lạ ở chỗ, nó đã mơ về vùng đất rộng lớn, mơ thấy mình bay giữa đồng cỏ xanh, nơi đó có hoa tỏa ngát hương, tất cả các loài đều biết hót.
- HS đọc: Em thích sự vật nào nhất? Vì sao?
- HS lắng nghe, thực hiện
- HS trả lời theo sở thích các nhân.
- HS nêu nội dung bài đọc: Kể về sự thay đổi tuyệt vời của vạn vật theo thời gian, bày tỏ sự yêu mến những thay đổi tuyệt vời đó.
- HS liên hệ bản thân.
- Lớp nhận xét, tuyên dương
3.Vận dụng, trải nghiệm: 5’
Mục tiêu: HScủng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau
Phương pháp: vấn đáp
Cách tiến hành:
- YCHS đọc + trả lời câu hỏi của bài
- GV nhận xét, tuyên dương
- Dặn HS chuẩn bị bài: Ong xây tổ
- Nhận xét tiết học
- HS đọc + trả lời câu hỏi của bài
- HS nhận xét, tuyên dương
- HS lắng nghe
- HS nhận xét tiết học
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (Rút kinh nghiệm)
*********************************************
Thứ ba ngày 21 tháng 02năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TKB 1: TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM 11: THIÊN NHIÊN MUÔN MÀU
TCT 223: CHỮ HOA U,Ư (Tiết 3- viết, tập viết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Viết đúng kiểu chữ hoa U,Ư và câu ứng dụng
 -Tìm được từ ngữ chỉ con vật; đặt và trả lời được câu hỏi Con gì̀? Hát các bài hát về chim chóc.Giới thiệu về một loài chim có trong bài hát.
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện kỹ năng viết đúng mẫu, viết đẹp. Tích cực trong các hoạt động học tập.
- Trung thực:Thật thà trong việc tự nhận xét, kiểm tra, đánh giá, thông qua các nội dung hoạt động học tập của bản thân và bạn.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Ý thức tự chuẩn bị bài ở nhà. Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:Tạo thói quen trao đổi, thảo luận giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủaGV.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy.
- Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được)
 - Mẫu chữ U, Ư hoa. Bảng phụ :Uống nước nhớ nguồn
 - Tranh ảnh, video clip giới thiệu về một loài chim có trong bài hát (nếu có).
2. Học sinh:
- SGK, vở tập viết, bảng con.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
30’
5’
I. KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh
b.Cách tiến hành:
GV cho HS bắt bài hát
- GV giới thiệu bài: Tập viết chữ hoa U,Ư và câu ứng dụng.
- GV ghi bảng tên bài
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Hoạt động 1: Luyên viết chữ U, Ư hoa.
a.Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ U hoa theo đúng mẫu; viết chữ Ư hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu chữ U hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ U hoa.
- GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ U hoa:
+ Cấu tạo: gồm nét móc hai đầu và nét móc ngược phải.
+ Cách viết:
Đặt bút cách bên trái ĐK dọc 2 một li, dưới ĐK ngang 3, viết nét móc 2 đầu và dừng bút trên ĐK dọc 3, giữa 2 ĐK ngang 1 và 2.
Lia bút lên theo ĐK dọc đến giữa ĐK ngang 3 và 4, viết nét móc ngược phải và dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, trước ĐK dọc 4.
- GV yêu cầu HS quan sát và so sánh chữ U hoa với chữ Ư hoa.
- GV so sánh:
+ Cấu tạo: gồm nét móc hai đầu, nét móc ngược phải như chữ U hoa, nhưng có thêm dấu phụ (nét móc trái nhỏ).
+ Cách viết: Tương tự quy trình viết chữ U hoa, chữ Ư hoa viết thêm dấu phụ phía trên ĐK ngang 3, chạm nét móc ngược phải.
- GV yêu cầu HS viết chữ U, Ư hoa vào bảng con.
- GV yêu cầu HS tô và viết chữ U, Ư hoa vào VTV.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ U, Ư hoa, hiểu nghĩa và viết đúng câu ứng dụng “Uống nước nhớ nguồn”.
b.Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng Uống nước nhớ nguồn: tương tự như Uống nước nhớ kẻ đào giếng, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Khi được sung sướng hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên.
- GV nhắc lại quy trình viết chữ U hoa, cách nối nét từ chữ U sang chữ ô.
- GV viết chữ Uống.
- GV yêu cầu HS viết chữ Uống và câu ứng dụng Uống nước nhớ nguồn vào VTV.
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
a.Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ U hoa, đọc, viết và hiểu câu ca dao: 
 “Uốn cây từ̀ thuở còn non
Dạy con từ̀ thuở con còn ngây thơ.”
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu ca dao:
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ
Ca dao
- GV chốt: Câu ca dao nói về việc rèn giũa, giáo dục con người ngay phải bắt đầu từ sớm.
- GV yêu cầu HS viết chữ U hoa, chữ Uốn và câu ca dao vào VTV.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a.Mục tiêu:Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
b.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- GV nhận xét.
III. Củng cố vận dụng:
- GV hỏi: Hôm nay, em đã học những nội dung gì? 
Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV yêu cầu HS xem trước bài tiếp theo.
- GV khen ngợi, động viên HS.
- GV nhận xét tiết học.
- HS quan sát, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ U hoa.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát, so sánh.
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ U, Ư hoa vào bảng con.
- HS tô và viết chữ U, Ư hoa vào VTV.
- HS tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng, lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS quan sát
- HS viết chữ Uống và câu ứng dụng Uống nước nhớ nguồn vào VTV.
- HS đọc, tìm hiểu nghĩa của câu ca dao.
- HS lắng nghe.
- HS viết chữ U hoa, chữ Uốn và câu ca dao vào VTV.
IV. Điều chỉnh bổ sung sau tiết dạy
 .
 .
******************************************
TKB 2: TOÁN 
TCT 112: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 2)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Kiến thức, kĩ năng:
+ Củng cố ý nghĩa của phép nhân, sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép nhân.
+ Vận dụng các bảng nhân 2, nhân 5 để tính toán.
+ Củng cố ý nghĩa của phép chia, chia đều. Dựa vào hình ảnh, nói được tình huống dẫn đến phép chia.
- Tư duy và lập luận toán học: 
+ Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các trường hợp cụ thể
+ Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+, -), tính tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
+ Cảm nhận được sự tăng giảm của kết quả so với các thành phần tham dự phép tính (+, -, x, :)
+ Xác định được thời gian khi kim phút chỉ 12, 3, 6. 
+ Sử dụng từ ngữ diễn đạt khoảng, thời gian.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: 
+ Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học.
2.Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
3. Năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủathầycô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhậnranhữngvấnđềđơngiảnvàgiảiquyếtđượcvấnđề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giáo viên: 
- SGK; bộ thiết bị dạy toán
2. Học sinh: 
- SGK, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; tờ lịch ngày đã sưu tầm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Hát múa
* Hình thức: cả lớp
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp cùng hát múa 1 bài hát đã học.
- Khen HS
- HS hát múa.
4’
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Điền dấu >< = 
*Mục tiêu: HS điền đúng dấu >< = vào mỗi ô trống.
* Phương pháp: Cá nhân
* Cách tiến hành:
Bài 5: 
- Mời HS đọc yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện
- Y/C HS làm cá nhân vào phiếu bài tập, 2 HS làm bảng nhóm. 
- Mời HS nhận xét và giải thích cách làm
- Chỉnh sửa, tuyên dương
- HS đọc yêu cầu
- HS lắng nghe
- HS làm bài
- HS nêu
6’
Hoạt động 2: Quan sát tranh
*Mục tiêu: HS tìm được các bao có cùng số lượng.
* Phương pháp: Thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
Bài 6
- Mời HS đọc yêu cầu bài
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Y/C HS thảo luận nhóm 6 trong thời gian 2 phút.
+ Tìm mỗi bao đựng bao nhiêu trái (quả)?
+ Bao nào có cùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tieng_viet_lop_2_tuan_23_nam_hoc_2022_2023_nguye.docx