Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang

2. Năng lực

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

b.Năng lực đặc thù

- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em;

- Biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm.

II. Chuẩn bị

GV : Bài giảng điện tử, máy tính.

HS : SGK, đọc bài trước

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 59 trang Huy Toàn 23/06/2023 5236
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Mai Thị Thanh Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Tân Hưng
 Lớp: 2/4
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 4
(Từ ngày 26/09/2022 đến ngày 30/9/2022)
Ngày
Buổi
ST
Môn học
Tên bài dạy
NỘI DUNG
ĐIỀU CHỈNH
ĐDDH
HAI
26/9
Sáng
1
2
3
4
Chào cờ
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Sinh hoạt đầu tuần
Bài 3: Những cái tên
Bài 3: Những cái tên
Đề - xi – mét (tiết 1)
THLM: môn QTE (Tre em sinh ra sẽ co tên goi)
Máy tính
KHBD
PPT 
BA
27/9
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt(T4)
Anh văn 
Toán
Viết chữ hoa C, Co chi thi nên
Viết hoa tên người
BMD
Đề - xi – mét (tiết 2)
THLM:MônHĐTNRèn luyện nền nếp học tập và sinh hoạt ở trường.
Giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ sinh) nhằm phòng tránh Covid-19
Máy tính
KHBD
PPT
TƯ
28/9
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Rèn Toán 
Bài 4: Cô gió (Đọc)
Bài 4: Cô gió (THB)
Em làm được những gì ?(tiết 1)
Em làm được những gì? 
Máy tính
KHBD
PPT
NĂM
29/9
SÁNG
1
2
3
4
TN-XH
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt (T4)
 Toán
Giữ vệ sinh nhà ở (Tiết 1)
Nghe - viết Ai dậy sớm. 
Mở rộng vốn từ Bạn bè (tiếp theo) 
Em làm được những gì (tiết 2)
THLM: môn Âm nhac (Nhip điêu ban be)
Máy tính
KHBD
PPT
SÁU
30/9
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T5)
Tiếng Việt(T6)
Toán
SHTT
Nghe - kể Chuyện ở phố Cây Xanh
Đặt tên cho bức tranh Nói vê bức tranh
Thực hành và trải nghiệm
Giáo dục tập thể
Tích hợp TNXH- Giới thiệu về loài cây (cây phượng)
Máy tính
KHBD
PPT
Tân Hưng, ngày 20 tháng 09 năm 2022 
 Người lập	Ký duyệt 
Hoàng Thị Xuyên 
Ngày soạn:24/09/2022 Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2022
Ngày dạy : 26/09/2022
TIẾNG VIỆT 
NHỮNG CÁI TÊN (tiết 1,2 Bài đọc)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ đọc bài
Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia đọc bài
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em;
- Biết liên hệ bản thân: chăm chỉ rèn luyện để xứng với tên mình - mong ước mà cha mẹ gửi gắm. 
II. Chuẩn bị
GV : Bài giảng điện tử, máy tính.
HS : SGK, đọc bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
32’
20’
5’
10’
3’
TIẾT 1
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Nói với bạn tên của em theo gợi ý :
Gọi 1- 2 HS nói trước lớp
+ GV dẫn dắt vào bài học: Các em đều có mỗi người một cái tên mà cha mẹ đặt cho. Đó là những cái tên thật đặc biệt, thể hiện những mong ước của cha mẹ khi sinh thành ra các em. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những cái tên cha mẹ đặt sẽ theo mỗi chúng ta suốt đời. Chúng ta cùng vào Bài 3: Những cái tên. 
B. KHÁM PHÁ 
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Những cái tên với giọng thong thả, trong sáng, vui tươi. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh có những ai, nhân vật trong tranh đang nói gì. 
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Đọc với giọng thong thả, trong sáng, vui tươi. 
+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn thơ.
Bước 2: 
GV gọi HS đọc nối tiếp câu, kết hợp hướng dẫn HS đọc đúng từ khó.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ khó: bao nhiêu, bấy nhiêu, ước.
- Gv chia đoạn
- GV mời 4 HS đọc bài thơ:
+ HS1(khổ 1): từ đầu đến “tên hay”.
+ HS1 (khổ 2): tiếp theo đến “cho em”.
+ HS3 (khổ 3): tiếp theo đến “không mất”. 
+ HS4 (khổ 4): đoạn còn lại. 
-YC HS đọc theo từng đoạn lượt 1, kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài
-YC HS đọc theo từng đoạn lượt 2, kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp
- Mời cả lớp nhận xét.GV nhận xét 
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó, luyện đọc theo nhóm và rút ra được ý nghĩa của bài học.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 35. 
Câu 1: Khi đặt tên, cha mẹ ao ước điều gì cho con? 
Câu 2: Dòng thơ nào trong khổ 3 cho thấy cái tên cha mẹ đặt rất đáng quý.
Câu 3: Cái tên nhắc bạn nhỏ điều gì?
Câu 4: Em cần giới thiệu tên mình với ai? Khi nào? 
- Bài thơ Những cái tên có nội dung gì?
Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài thơ. 
GV chốt: các em cần chăm chỉ rèn luyện để xứng đáng với cái tên của mình
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; HS nghe GV đọc lại bài thơ; HS luyện đọc, thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc khổ thơ thứ 2 và 3. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc khổ thơ thứ 2 và 3. 
- GV yêu cầu HS luyện đọc, học thuộc lòng 2 khổ thơ em thích. 
- GV yêu cầu 1-2HS luyện đọc 2 khổ thơ em thích trước lớp.
Nhận xét
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong phần Tên ai cũng đẹp. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc câu hỏi phần Tên ai cũng đẹp: Viết và trang trí bảng tên của em.
+ GV hướng dẫn HS: 
+ Viết đúng tên mình, các chữ họ, tên đệm, tên viết hoa. 
+ HS sử dụng màu vẽ để trang trí bảng tên theo sở thích của mình.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết và trang trí bảng tên của em vào vở.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV khen ngợi HS trang trí bản tên đẹp, sáng tạo. 
C. Vận dụng
Nêu lại nội dung bài học
Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
Chuẩn bị tiết sau
HS chia sẻ theo cặp
HS trình bày trước lớp
Trong tranh có ba, mẹ và em Hiền Thảo
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
Hs đọc
- 4 HS đọc bài. 
Vô hình: không có hình thể, không nhìn thấy được. 
HS luyện đọc theo từng đoạn
1 nhóm đọc bài
- HS lắng nghe 
4 HS đại diện 4 nhóm trả lời câu hỏi
Khi đặt tên, cha mẹ ao ước những điều đẹp đẽ cho con. 
- Dòng thơ trong khổ 3 cho thấy cái tên cha mẹ đặt rất đáng quý: Tên cùng em ra đường/Tên theo em đến lớp.
- Cái tên nhắc bạn nhỏ làm người tốt.
Em cần giới thiệu tên mình khi:
 + Lần đầu tiên vào lớp mới (giới thiệu với thầy cô, bạn bè).
+ Lần đầu gặp gỡ với người mới quen,...
Nội dung của bài thơ là mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em.
+ Liên hệ bản thân: Chăm chỉ, rèn luyện để xứng đáng với tên mình - với mong ước mà cha mẹ gửi gắm. 
Đọc với giọng thong thả, trong sáng, vui tươi. 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài. 
- HS thực hành.
- HS trình bày.
Nội dung của bài thơ là mỗi cái tên đều có ý nghĩa, gửi gắm những điều đẹp đẽ mẹ cha mong ước cho em.
TOÁN 
 ĐỀ - XI – MÉT (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù
Nhận biết được đơn vị đo độ dài đề-xi-mét: tên gọi, kí hiệu; cách đọc, cách viết; độ lớn.
Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc như sách giáo khoa, bàn học, đồ dùng hoc tập (phạm vi 100 cm).
So sánh độ dài của gang tay với 1 dm, 2 dm.
Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vi 100).
Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăiig-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
 2. Học Sinh: 
- SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
III. Các hoạt động dạy học:
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
8’
A.KHỞI ĐỘNG :
-GV có thể cho HS chơi “Ai nhanh nhất?”
+ GV đọc phép tính, HS làm trên bảng con (đội 1: tính ngang, đội 2: đặt tính).
-Trong một đội, ai nhanh nhất, đúng nhất được gắn thẻ lên bảng. 69 - 21 = 48 
-
 69
 21
 48
 - Cả lớp nhận xét
 - GV nhận xét.
- HS chơi
-HS lắng nghe
 B.BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH:
10’
Hoạt động 1. Giới thiệu đơn vị đo độ dài (dm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng của HS có các vạch chia thành từng xăng-ti-mét)
Mục tiêu: Biết được đơn vị đo độ dài (dm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng của HS có các vạch chia thành từng xăng-ti-mét)
Cách tiến hành:
Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện đơn vị đo chuẩn
GV phát cho các nhóm băng giấy có chiều dài 30 cm.
-Yêu cầu: HS nêu cách đo chiều dài băng giấy đã cho.
Dùng gang tay đo khoảng gần 3 gang tay —>■ sẽ không biết chính xác dài bao nliiêu.
Dùng thước đo theo đơn vị xăng-ti-mét.
15 cm + 15 cm —>• chưa học cách cộng có nhớ.
10 cm + 10 cm + 10 cm = 30 cm —» cộng từng chục.
GV nêu nhu cầu xuất liiện đơn vị đo mới: Để đo được độ dài băng giấy, chúng ta phải tliực hiện các phép cộng các số đo theo xăng-ti-mét, có khi gặp phải các phép cộng chưa biết cách thực hiện. Vậy phải sử dụng một đơn vị đo mới lớn hơn xăng-ti-mét để thuận tiện khi đo.
Giới thiệu đơn vị đề-xi-mét
-Tên gọi: Đơn vị đo mới đó chính là đề-xi-mét.
Đe-xi-mét là một đơn vị đo độ dài 
HS đọc: đề-xi-mét 
- Kí hiệu: Đề-xi-mét viết tắt là dm, đọc là đề-xi-mét.
 c)Thực hành: Bài 1
HS viết và đọc tiên bảng có nền kẻ ô:
dòng dm; 2 dm, 7 dm, 12 dm.
 -Độ lớn
 + GV yêu cầu HS vẽ hai đoạn thẳng 1 cm và 10 cm trên bảng con.
 +GV giới thiệu độ lớn của đề-xi-mét: 1 dm =10 cm, 10 cm = 1 dm.
-
-HS lắng nghe
-HS đo
 -HS lắng nghe 
-HS lắng nghe
-HS thực hành
+HS dùng đầu bút chì kéo từ vạch 0 cm đến vạch 10 cm hoặc cho tay chạm trên đoạn thẳng 10 cm vừa vẽ để cảm nhận độ lớn 1 dm, đọc 1 dm.
+ HS đo độ dài viên phấn nguyên để cảm nhận độ lớn 1 đề-xi-mét gần bằng chiều dài viên phấn.
15’
Hoạt động 2:Thực hành 
Mục tiêu: Học sinh thực hành được cách đo độ dài bằng thước thẳng
Cách tiến hành:
1.Giới thiệu cách đo độ dài bằng thước thẳng có vach chia xăng-ti-mét
a .GV giới thiệu cách đo trên một mẫu cụ thể. 
-Cầm thước: Các số ở phía trên.
Số 0 phía ngoài cùmg, bên trái.
-Đặt thước: Vạch 0 của thước trùmg với một đầu của băng giấy.
 Mép thước sát mép (cần đo) của băng giấy
-Đọc số đo: Đầu còn lại của băng giấy trùng vạch số 10 trên thước thì đọc số đo theo vạch đó (1 đề-xi-mét). Làm dấu tại vạch 10, tiếp tục nhấc thước lên và thực liiện tương tự để có 1 đề-xi-mét. Và cuối cùng lần 3, HS đọc 3 đề-xi-mét.
-Viết số đo: 3 dm.
b.Thực hành đo
Bài 2: 
-HD HS thực hành đo gang tay và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt.
 +HS đặt gang tay lên thước thẳng để xác định “gang tay em dài.?. cm”.
 +Yêu cầu HS xác đinh gang tay của mình so với 1 dm; 2 dm qua việc sử dụng cụm từ “dài hơn”, “ngắn hơn” hay “dài bằng”. HS nên được lí do dựa vào mối quan hệ giữa đề-xi-mét và xăng-ti-mét. (Tức là nếu HS nêu. “Gang tay em dài hơn 1 dm” thì phải nói được lí do vì “Gang tay em dài hơn 10 cm”; nếu “Gang tay em ngắn hơn 2 dm” thì phải nói vì “Gang tay em ngắn hơn 20 cm”,...).
-Ước lượng
 +HD HS tập ước lượng chiều rộng và chiều dài quyển sách Toán 2 bằng mắt để có kết luận:
+ Clìiều rộng khoảng .? .dm.
+ Chiều dài khoảng .?. dm.
 +Sau khi ước lượng và ghi lại kết quả, HS sẽ được dùng thước để kiểm tra tính chính xác khi ước lượng bằng mắt. Nếu kết quả sai lệch nhiều quá thi cần cảm nhận lại độ lớn 1 dm qua hình. ảnh chiều dài viên phấn để hướng dẫn ước lượng lại.
-GV nhận xét 
HS quan sát và thực hiện theo
-HS khác nhận xét, bổ sung.
HS thực hành đo gang tay và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt.
-HS tập ước lượng chiều rộng và chiều dài quyển sách Toán 2 bằng mắt 
3’
VẬN DỤNG
Yêu cầu HS Dùng thước thẳng đo bàn học ở lớp 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
HS nêu số đo dm của bàn học 
-HS trả lời, thực hiện
Ngày soạn:24/09/2022 Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2022
Ngày dạy : 27/9/2022
TIẾNG VIỆT
CHỮ HOA C, CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: chăm chỉ rèn chữ viết. 
Trung thực: thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn về chữ viết
Trách nhiệm: có ý thức tự giác trong học tập
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia rèn viết
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
Viết đúng chữ C hoa và câu ứng dụng.
II. Chuẩn bị
GV : Bài giảng điện tử, máy tính.Mẫu chữ hoa C, câu ứng dụng
HS : SGK, vở tập viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5
32’
10
15’
5’
3’
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
Tổ chức cho học sinh hát 
- GV giới trực tiếp vào bài Những cái tên (tiết 3).
B. KHÁM PHÁ 
Hoạt động 1: Luyện viết chữ C hoa
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ C hoa theo đúng mẫu; viết chữ C hoa vào vở bảng con
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu mẫu chữ viết C: Chữ viết hoa C gồm 2 nét: nét cong trái và nét cong phải 
- GV viết mẫu lên bảng: Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5 ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến đường kẻ ngang 3 và lượn xuống. Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa hai đường kẻ dọc 3 và 4.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS tập viết chữ C hoa vào bảng con
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Có chí thì nên; HS viết câu ứng dụng vào bảng 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1 HS đọc câu trong phần Viết ứng dụng: Có chí thì nên.
- Có chí thì nên nghĩa là gì?. 
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp:
+ Viết chữ viết hoa C đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ 0 tiếp liền với điểm kết thúc nét 2 của chữ viết hoa C.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con
Hoạt động 3: Luyện viết vở
a.Mục tiêu: Viết đúng chữ C hoa và câu ứng dụng. 
 b. Cách thức tiến hành:
-GV yêu cầu HS lấy vở Tập viết ra viết bài.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết
- Yêu cầu HS viết bài 15’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. 
C. VẬN DỤNG
Nêu lại quy trình cách viết chữ hoa C
Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
Chuẩn bị tiết sau
Hs hát
HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết vảo bảng con
- HS đọc câu Có chí thì nên.
Những người có ý chí, lòng kiên trì thì ắt sẽ làm được việc lớn lao và hoàn thành được một việc gì đó
Câu 1: Câu ứng dụng có 4 tiếng.
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ Có phải viết hoa.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết 
- HS viết. 
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS tự soát lại bài của mình. 
Hs nêu
TIẾNG VIỆT 
VIẾT HOA TÊN NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Chăm chỉ học bài. 
Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá kết quả học tập
Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia học bài
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù
Viết hoa đúng tên riêng của người. 
Nói được với người thân về tên các bạn trong lớp. 
II. Chuẩn bị
GV : Bài giảng điện tử, máy tính,bảng phụ, SGK, thẻ từ
HS : SGK, vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
30’
3’
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành:
Tổ chức cho học sinh hát 
- GV giới trực tiếp vào bài Những cái tên (tiết 4).
B. KHÁM PHÁ 
Hoạt động 3: Luyện từ
a. Mục tiêu: biết được cách viết các từ ngữ ở trong thẻ màu xanh và các thẻ màu hồng khác nhau. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu Bài tập 3: Cách viết các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng có gì khác nhau? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS: quan sát các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng, em có nhận xét gì cách viết hoa, viết thường, những từ ngữ đó chỉ ai (cụ thể, nói chung) trong 2 nhóm từ.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào vở bài tập.
- GV mời đại diện 2-3 HS đứng dậy trả lời câu hỏi. 
Nhận xét
Hoạt động 4: Nhận diện tên riêng của từ, viết tên riêng các bạn trong lớp
a. Mục tiêu: Xác định các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ Những cái tên, viết tên riêng 2 bạn trong lớp.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu Bài tập 4a: Tìm các tên riêng trong bài thơ Những cái tên.
- GV hướng dẫn HS: quan sát tranh (trong câu hỏi và bài thơ), đọc lại bài thơ Những cái tên và xác định các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. 
* Viết tên riêng các bạn trong lớp
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu Bài tập 4b: Viết tên 2 bạn trong lớp. 
- GV hướng dẫn HS: 
+ HS mỗi nhóm nhận ảnh 2 bạn trong lớp có tên riêng bắt đâu bằng chữ cái A, Á, Â, B,C.
+ HS viết tên hai bạn trong ảnh và chia sẻ trong nhóm cách em viết tên riêng của các bạn trong ảnh.
- GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập tên các bạn trong ảnh.
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. 
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS thực hiện hoạt động tại nhà, nói với người thân về tên của một vài bạn trong lớp. 
b. Cách thức tiến hành: 
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đọc yêu cầu câu hỏi: Nói với người thân về tên của một vài bạn trong lớp.
- GV hướng dẫn HS những nội dung có thể nói với người thân:
+ Em được nghe những bạn nào trong lớp chia sẻ về tên mình?
+ Lí do tại sao bố mẹ đặt tên cho bạn như thế?
+ Em thích tên bạn nào? Vì sao?
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu HS thảo luận theo nhóm trước khi trao đổi với người thân tại nhà.
- GV mời đại diện 1-2 HS nói trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá cách nói của HS, khen ngợi những HS nói, giao tiếp tự tin.
D.Vận dụng
Khi viết tên riêng ta phải viết như thế nào ?
Về nhà hãy viết tên của người thân trong gia đình em
Chuẩn bị tiết sau
Hs hát
1 em đọc
Hs lắng nghe
+ Nhóm từ ngữ ở thẻ màu hồng: từ ngữ chỉ người nói chung (bạn, học sinh, lớp trưởng) và không viết hoa đầu câu.
+ Nhóm từ ngữ ở thẻ màu xanh: từ ngữ chỉ tên riêng của con người, được viết hoa. 
1 hs đọc
Lắng nghe
Hs thảo luận nhóm đôi
- Các tên riêng được nhắc đến trong bài thơ là Minh Nguyệt, Hiền Thảo, Tuấn Dũng, Phương Mai.
Hs đọc
 HS viết bài.
- HS trả lời. 
Hs đọc
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
Hs thảo luận
- HS trả lời.
Ta phải viết hoa
TOÁN 
BÀI: ĐỀ - XI – MÉT (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
2.2. Năng lực đặc thù
So sánh độ dài của gang tay với 1 dm, 2 dm.
Làm quen với việc giải quyết vấn đề với các số đo theo đơn vị đề-xi-mét, xăng-ti-mét (trong phạm vi 100).
Sử dụng mối quan hệ giữa hai đơn vị đề-xi-mét và xăiig-ti-mét để chuyển đổi đơn vị đo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu.thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
 2. Học Sinh: 
- SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét (thước dài 15 cm).
III. Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
3’
A.KHỞI ĐỘNG :
-GV cho HS bắt bài hát
-Ổn định , vào bài
- HS hát
 B.LUYỆN TẬP :
- Mục tiêu: Học sinh Thực hiện được việc ước lượng và đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là đề-xi-mét trên một số đồ vật quen thuộc
 - Cách tiến hành:
27’
Hoạt động: Luyện tập
Mục tiêu:HS làm được các dạng bài tập
Cách tiến hành:
Bài 1:
 GV gợi ý cho HS nhìn hình vẽ thước có vạch cilia xăng-ti-mét trong SGK để xác định kẹp giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét.
Với dụng cụ gọt bút chì gồm 2 kẹp giấy như thế thì dụng cụ đó đài bao nhiêu xăiig-ti-mét. HS tliực hiện phép cộng với đơn vị đo xăng-ti-mét để trả lời câu hỏi.
Với cây bút chì có độ đài gồm 3 kẹp giầy nhừ thế thi bút chì dài bao nhiêu xăng-ti-mét. HS làm tương tự như dụng cụ gọt bút chì.
 - GV nhận xét, củng cố
-HS nêu yêu cầu bài tập
-HS thực hiện
-HS trả lời
15’
Bài 2:
Tìm hiểu bài.
-HD HS thực liiện các phép tính có kèm tên đơn vị đo độ dài đã học.
-GV nhận xét 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS Thực hiện
-HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3:
Tìm hiểu bài
GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài và giới thiệu: đây là ba băng giấy màu xanh, đỏ, vàng đã bị cắt ra thàiih từng đoạn và yêu cầu tính xem trước khi cắt mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét. Qua đó sẽ so sánh được băng giấy nào dài nhất và băng giấy nào ngắn nhất.
GV yêu cầu HS dựa trên hình ảnh minh hoạ trong SGK, suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết vấn đề.
-GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm việc theo nhóm 4
Cách 1 : Đo độ dài từng đoạn của mỗi băng giấy rồi cộng lại.
Cách 2 : Băng giấy đầu tiên lấy 10 cm - 1 cm; băng giấy thứ ba lấy 10 cm - 2 cm.
Cách 3: Đếm tùng xăng-ti-mét trên mỗi băng giấy.
Cách 4: “Nối” từng băng giấy lại với nliau bằng một sợi dây rồi đo sợi đây đó.
-HS khác nhận xét
Bài 4:
Tìm hiểu bài.
HS dựa vào mối quan hệ giữa xăng-ti-mét và đề-xi-mét để điền số.
Khi sửa bài, GV cho HS nêu rõ mối quan hệ giữa hai đơn vị cần đổi.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài
-HS khác nhận xét
Bài 5:
-Tìm hiểu bài
 +Bài cho biết gì? (Anh cao 15 dm; em cao 12 dm)
 +Bài hỏi gì? (Anh cao hơn em bao nhiêu đề-xi-mét và em thấp hơn anh bao nhiêu đề-xi-mét?)
 +Hãy suy nghĩ cách làm để trả lời câu hỏi của bài.
-HD HS làm nhóm đôi.
-GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS trả lời
-Các nhóm thực hiện rồi thông báo kết quả.
Anh cao hơn em 3 dm.
Em thấp hơn anh 3 dm.
-HS khác nhận xét, 
Bài 6:
GV tổ chức hai bạn chơi cùng nhau: một bạn nêu ước lượng; bạn còn lại dùng thước đo để kiểm tra.
-HS chơi
5’
C. VẬN DỤNG
- GV yêu cầu HS về nhà tập ước lượng bằng mắt một số đồ đùng gia đình theo đơn vị đề-xi-mét, ghi nhận để tiết học sau trao đổi với các bạn trong tổ.
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
-HS trả lời, thực hiện
Ngày soạn: 18/09/2022
Ngày dạy: 28/9/2022 Thứ tư,ngày 28 tháng 9 năm 2022
	 TIẾNG VIỆT 
 CÔ GIÓ (TIẾT 1,2- đọc)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học bài 
Trung thực: Thật thà trong việc nhận xét, đánh giá về cách đọc của bạn
Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập
2. Năng lực 
a.Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực trong học tập.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù 
- Nói được về lợi ích của gió đối với người và vật; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung qua tên bài và tranh minh họa.
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Ai cũng yêu quý cô giáo vì cô luôn đi khắp đây đó để làm những việc có ích; biết liên hệ bản thân: yên mến cuộc sống, luôn vui tươi và làm việc có ích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV :Bài giảng điện tử, máy tính.
HS : SGK, đọc bài trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
3’
35’
3’
TIẾT 1:
I. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Nói về lợi ích của gió đối với người và vật theo gợi ý: 
+ GV: Trong cuộc sống hàng ngày, gió có rất nhiều lợi ích đối với người và vật. Gió đi khắp nơi, gió không có hình dáng, màu sắc nhưng gió đi đến đâu chúng ta cũng có thể nhận biết được đúng không nào? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhân vật cô gió trong bài đọc đã đi đến những đâu, làm những việc có ích nào ? Chúng ta cùng vào Bài 4: Cô gió. 
II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Cô gió với giọng đọc rõ ràng, thong thả, vui tươi; lời hát của cô gió đọc vui, nhẹ nhàng. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của cô gió; câu cảm đọc giọng ngạc nhiên, tươi vui; lời hát của cô gió đọc vui, nhẹ nhàng.
+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
Bước 2: 
_HS đọc nối tiếp- kết hợp sửa sai
- GV hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc một số từ khó: miền đất, hình dáng, quay.
Gv chia đoạn
- GV mời 3 HS đọc văn bản:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “cô giáo kìa!”.
+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “không bao giờ nghỉ”.
+ HS 3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. 
-YC HS đọc theo từng đoạn lượt 1, kết hợp hướng dẫn HS ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài
-YC HS đọc theo từng đoạn lượt 2, kết hợp hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó 
GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
Gọi 2 nhóm đọc bài trước lớp
Nhận xét
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc để trả lời phần Cùng tìm hiểu. 
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Câu 1: Cô Gió đã giúp gì cho thuyền và mây?
Câu 2: Trên đường đi, cô gió chào những ai?
Câu 3: Vì sao ai cũng yêu mến cô gió?
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học.
 GDHS : Yêu quý cô gió ,yêu mến cuộc sống, luôn vui tươi, làm việc có ích. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.
- GV đọc lại đoạn từ “Cô không có hình dáng đến không bao giờ nghỉ”.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn văn.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ “Cô không có hình dáng đến không bao giờ nghỉ”.
- GV mời 1-2HS đọc đoạn văn
- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài. 
.III.Vận dụng
Hãy nêu lại nội dung bài ?
Chia sẻ với người thân, gia đình và bạn bè về nội dung bài học
Chuẩn bị tiết sau
- HS chia sẻ với bạn 
Hs chia sẻ trước lớp
- HS chú ý lắng nghe.
Hs lắng nghe
Miền đất, hình dáng, quay.
- HS đọc bài. 
Vì tính cô hay giúp người/nên ai cũng yêu cô//; Hình dáng của cô/là ở những việc có ích/mà cô làm cho làm người khác//.
+ Khô hạn: khô, không có nước.
+ Dáng hình: hình dáng của một vật làm thành vẻ riêng bên ngoài của nó. 
Hs luyện đọc theo nhóm
2 nhóm đọc bài
- HS đọc thầm bài. 
 Cô Gió giúp đưa mây về làm mưa, đẩy thuyền đi nhanh hơn.
 Trên đường đi cô Gió đã chào: bông hoa, lá cờ, những con thuyền, những chong chóng đang quay,...
 Ai cũng yêu mến cô Gió vì cô luôn làm những việc có ích.
 Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích. 
- Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, vui tươi; nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ đặc điểm, hoạt động của cô gió; câu cảm đọc giọng ngạc nhiên, tươi vui; lời hát của cô gió đọc vui, nhẹ nhàng.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS trả lời: Nội dung của đoạn văn nói về việc tuy cô gió không có hình dáng nhưng những việc cô làm đều có ích cho mọi người.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo. 
Ai cũng yêu quý cô gió vì cô luôn đi khắp đó đây để làm những việc có ích. 
TOÁN
BÀI: EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực đặc thù
Ôn tập:
Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 100.
Thực hành tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.
Nhận biết các hình tam giác, hình chữ nhật, hình dạng khối lập phương, khối hình hộp chữ nhật.
Xác định thứ tự các số trên tia số; số liền trước; số liền sau; số có hai chữ số.
Thực hành đo độ dài với đơn vị đo xăng-ti-mét; đề-xi-mét.
 - Biết giải quyết vấn đề trong bài toán thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
- Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu ,

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_2_tuan_4_nam_hoc_2022_202.doc