Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên

1. Phẩm chất

 - Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.

 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.

 2. Năng lực

 2.1. Năng lực chung

 - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

2.2. Năng lực đặc thù

 - Ghép được chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) thành từ ngữ chỉ người trong gia đình, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.

-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương ông ngoại dành cho bạn nhỏ thể hiện qua những bài học đơn giản trong cuộc sống hàng ngày; biết liên hệ bản thân: yêu thương, kính trọng, biết ơn ông bà, bố mẹ; kể được một số việc làm thể hiện sự kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.

 

doc 58 trang Huy Toàn 23/06/2023 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt và Toán Lớp 2, Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Tân Hưng
 Lớp: 2/4
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 7
(Từ ngày 17/10/2022 đến ngày 21/10/2022)
Ngày
Buổi
ST
Môn học
Tên bài dạy
NDĐC
ĐDDH
HAI
17/10
Sáng
1
2
3
4
Chào cờ
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Sinh hoạt đầu tuần
Bài 1: Cô chủ nhà tí hon
Bài 1: Cô chủ nhà tí hon
Ba điểm thẳng hàng
THLM: môn Đạo đứcBảo quản đồ dùng gia đình
Tích hợp TNXH giới thiệu về cây thanh long
Máy tính
KHBD
PPT 
BA
18/10
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt(T4)
Anh văn 
Toán
Viết chữ hoa G
Từ chỉ hoạt động. Câu kiểu Ai làm gì?
GVBM 
Em làm được những gì? (tiết 1)
Máy tính
KHBD
PPT
TƯ
19/10
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T1)
Tiếng Việt(T2)
Toán
Rèn Toán 
Đọc Bưu thiếp
Đọc Bưu thiếp
Em làm được những gì? (tiết 2)
THLM: môn Toán Đường thẳng – đường cong để làm bưu thiếp
Máy tính
KHBD
PPT
NĂM
20/10
SÁNG
1
2
3
4
TN-XH
Tiếng Việt(T3)
Tiếng Việt (T4)
 Toán
An toàn và giữ vệ sinh trường... (T1)
(N-V) Ông tôi . Phân biệt ng/ngh; 
Mở rộng vốn từ Gia đình (tiếp theo)
Phép trừ có hiệu bằng 10.
Tích hợp TNXH: Đeo khẩu trang y tế phòng chống dịch Covid 9
Máy tính
KHBD
PPT
SÁU
21/10
SÁNG
1
2
3
4
Tiếng Việt(T5)
Tiếng Việt(T6)
Toán
SHTT
Nói và đáp lời chào hỏi 
Nói, viết lời xin lỗi 
11 trừ đi một số
Giáo dục tập thể
Máy tính
KHBD
PPT
Tân Hưng, ngày 16 tháng 10 năm 2022 
 Người lập	Ký duyệt 
 Hoàng Thị Xuyên 
Ngày soạn:16/10/2022
Ngày dạy: 17/10/2022
Thứ hai, ngày 17 tháng 10 năm 2022
Tiếng Việt (tiết 61,62)
CÔ CHỦ NHÀ TÍ HON 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
 2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực đặc thù
 - Ghép được chữ cái và thêm dấu thanh (nếu cần) thành từ ngữ chỉ người trong gia đình, nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa.
-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lời của các nhân vật và lời người dẫn chuyện; hiểu nội dung bài đọc: Tình cảm yêu thương ông ngoại dành cho bạn nhỏ thể hiện qua những bài học đơn giản trong cuộc sống hàng ngày; biết liên hệ bản thân: yêu thương, kính trọng, biết ơn ông bà, bố mẹ; kể được một số việc làm thể hiện sự kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
 - Kế hoạch bài dạy, bải giảng điện tử, ti vi, máy tính.
 2. Học Sinh 
 - Sách giáo khoa,Vở Tập viết 2 tập một.
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời
Lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
TIẾT 1
I. Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên chủ điểm: Ông bà yêu quý.
Chủ đề gồm những bài học hướng đến bồi dưỡng cho các em phẩm chất nhân ái, trách nhiệm; giúp các em nhận thức được tình cảm của mình đối với ông bà và người thân trong gia đình, bước đầu thể hiện trách nhiệm với ông bà và người thân bằng các việc làm cụ thể.
- HS nghe bài hát “Có ông bà, có ba má” 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, quan sát hình SHS trang 58 trả lời câu hỏi: Ghép các chữ cái và thêm dấu thanh nếu cần để tạo thành những từ ngữ chỉ người trong gia đình. 
+ GV dẫn dắt vào bài học: Ông bà là người luôn yêu thương, quan tâm và chăm sóc cho các em. Thật hạnh phúc khi các em được sống trong sự đùm bọc, chở che của ông bà. Câu chuyện của bạn nhỏ tên là Vân chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây cũng là một câu chuyện thể hiện tình yêu thương của ông ngoại dành cho người cháu của mình. Chúng ta cùng đọc và khám phá câu chuyện trong bài học ngày hôm nay.
 Bài 1: Cô chủ nhà tí hon.
- HS trả lời: Bà ngoại, ông ngoại. 
25’
35’
25
5’
5’
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Cô chủ nhà tí hon với giọng đọc rõ ràng, thong thả, tình cảm, tự hào, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động và tình cảm của ông đối với bạn nhỏ; cảm xúc của bạn nhỏ đối với ông. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài đọc SH trang 59 và trả lời câu hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì, em có dự đoán gì về nội dung bài đọc?
- GV đọc mẫu toàn bài:
+ Đọc với giọng kể thong thả, tình cảm, tự hào, nhấn giọng ở những từ ngữ và hoạt động chỉ tình cảm của người ông đối với bạn nhỏ; cảm xúc của bạn nhỏ đối với ông. 
+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
- GV hướng dẫn HS nối tiếp câu:
+ Luyện đọc một số từ khó: ngoại, bẽn lẽn, bỗng, quan trọng. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV mời 3 HS đọc văn bản:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “lấy giúp ông với nào”.
+ HS1 (Đoạn 2): tiếp theo đến “ông cười khích lệ”.
+ HS3 (Đoạn 3): đoạn còn lại. 
Lượt 1:Gv Yc học sinh đọc kết hợp hd câu dài
Lượt 2:Gv Yc học sinh đọc kết hợp hd giải nghĩa từ.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS đọc thầm lại bài đọc, trả lời câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 59 và rút ra được ý nghĩa của bài học, liên hệ bản thân.
b. Cách thức tiến hành
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 1:
Câu 1: Ông nói gì khi Vân định nếm thử thức ăn? 
+ GV hướng dẫn HS: Đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 2:
Câu 2: Ông đã giúp Vân biết thêm điều gì? 
+ GV hướng dẫn HS: Đọc lại đoạn 1 để tìm câu trả lời.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 3:
Câu 3: Khi được ông gọi là Cô chủ nhà tí hon, Vân cảm thấy thế nào, vì sao?
+ GV hướng dẫn HS: Đọc lại đoạn 2 để tìm câu trả lời.
+ GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu 1HS đứng dậy đọc yêu cầu câu hỏi 4:
Câu 4: Khi có khách em sẽ làm gì để giống một người chủ nhà tí hon?
+ GV hướng dẫn HS liên hệ bản thân, các công việc mà em đã làm khi nhà em có khách.
+ GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xách định giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV đọc lại đoạn từ Ông nhìn Vân đến cười khích lệ; luyện đọc, đọc bài.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc toàn bài và một số từ ngữ cần nhấn giọng. 
- GV đọc lại đoạn từ “Ông nhìn Vân” đến “Cười khích lệ”. 
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ “Ông nhìn Vân” đến “Cười khích lệ”. 
- GV mời 1-2HS đọc đoạn từ “Ông nhìn Vân” đến “Cười khích lệ”. 
- GV mời 1 HS NK đọc lại toàn bài. 
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong mục Hoa lễ phép. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1 HS đứng dậy đọc yêu cầu phần Hoa lễ phép: Cùng bạn đóng vai, nói và đáp lời chào của em khi đi học, khi về nhà.
- GV hướng dẫn HS: Từng HS thực hiện đóng vai để nói và đáp lời chào khi đi học, khi về nhà.
+ Nói lời chào khi đi học, khi về nhà: HS có thể sử dụng mẫu câu quen thuộc như Con chào mẹ ạ, con chào bố ạ; Con chào bố mẹ con đi học ạ/con vừa đi học về ạ.
+ Đáp lời chào khi đi học, khi về nhà: HS có thể dùng mẫu câu đơn giản, ngắn gọn như: chào con hoặc con đi học đi, con về rồi à,....
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi. Từng HS đổi vai cho nhau để nói và đáp lời chào trong hai tình huống.
- GV mời đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, khen ngợi HS có cách nói đúng, hay, sáng tạo. 
- HS trả lời: Bức tranh vẽ cảnh 2 ông cháu trong bữa cơm. Bạn nhỏ chuẩn bị cầm đũa lên gắp thức ăn. 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. 
+ Luyện đọc một số câu dài: Chỉ ra chơi mấy hôm,/ông đã mang đến cho Vân/biết bao điều thú vị.//; Vân cảm thấy/mình ra dáng một cô chủ nhà tí hon,/đúng như lời ông nói//.
+ Hấp dẫn: lôi cuốn, làm cho người ta thích.
+ Bẽn lẽn: có dáng điệu rụt rè, thiếu tự nhiên vì e thẹn, chưa quen.
+ Thú vị: có tác dụng làm cho người ta hào hứng, vui thích. 
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức. 
HS đọc thầm theo
- HS trả lời: Khi Vân định nếm thử thức ăn, ông nhìn Vân nheo mắt cười: Mời cả nhà cùng ăn cơm nào. 
- HS trả lời: Ông đã giúp Vân biết thêm việc khi ăn cơm, phải mời cả nhà. 
- HS trả lời: Khi được ông gọi là Cô chủ nhà tí hon, Vân cảm thấy mình thật quan trọng, vì việc gì trong nhà Vân cũng biết làm. 
- HS trả lời: Khi nhà em có khách, em mời khách vào nhà, rót nước cho khách.
- HS trả lời: Bài học nói về tình cảm yêu thương ông ngoại dành cho bạn nhỏ thể hiện qua những bài học đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.
+ Liên hệ bản thân: yêu thương, kính trọng, biết ơn ông bà, bố mẹ. 
- HS trả lời: Đọc với giọng kể thong thả, tình cảm, tự hào, nhấn giọng ở những từ ngữ và hoạt động chỉ tình cảm của người ông đối với bạn nhỏ; cảm xúc của bạn nhỏ đối với ông. 
- HS lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài, các HS khác đọc thầm theo. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
HS trả lời
5’
vận dụng
a.Mục tiêu : Cũng cố lại kiến thức bài học HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau:
b.Cách thực hiện:
-Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
 -Nêu lại nội dung bài 
-Gv GD hs Bảo quản đồ dùng gia đình
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
TOÁN: (tiết 31)
BÀI : BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất :
- Chăm chỉ : Tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Trung thực : Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
- Trách nhiệm : Có ý thức tự giác trong học tập
- Phẩm chất : yêu nước
2. Năng lực :
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia học tập, biết xử lí các tình huống học tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác : Có thói quen trao đổi , giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học, biết ứng dụng kiến thức vào thực tiễn.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Nhận biết ba điểm thẳng hàng.
- Sử dụng thước thẳng, kiểm tra ba đối tượng thẳng hàng.
- Nhận biết hình ảnh thẳng hàng trong cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bải giảng điện tử, ti vi, máy tính.
2. Học sinh :
- SGK, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2’
1.Khởi động
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới
Cách tiến hành : 
- GV yêu cầu cả lớp hát một bài
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt gới thiệu bài mới
- HS hát
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
15’
2. Khám phá
2.1 Giới thiệu ba điểm thẳng hàng
Mục tiêu: HS quan sát ,nhận biết được ba điểm thẳng hàng 
Cách tiến hành:
- GV HD HS quan sát hình ảnh các bạn, nhận biết các bạn đứng ngay hàng (thẳng hàng)
- HS quan sát hình ảnh ba điểm A, B, C, nhận biết ba điểm А, B, C cùng nằm trên một đường thẳng.). (HD HS dùng thước kiểm tra)
- GV giới thiệu: khi ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói ba điểm đó thẳng hàng.
2.2 Thực hành
2.2.1 Đọc ba điểm thẳng hàng
Mục tiêu : HS dựa vào hình mẫu, đọc được tên các điểm thẳng hàng
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV HD HS nhận biết 3 điểm M, N, P là 3 điểm thẳng hàng
- GV yêu cầu HS quan sát 3 điểm C, D, E có thẳng hàng hay không ? 
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS kiểm tra hình tiếp theo.
+ Trên hình có mấy đường thẳng ?
+ Đó là đường thẳng nào ?
+ Trên mỗi đường thẳng, ba điểm nào thẳng hàng?
- GV nhận xét, kết luận:
I,K,H là 3 điểm thẳng hàng. O,K,T là 3 điểm thẳng hàng
2.2.1 Kiểm tra ba điểm thẳng hàng và nói theo mẫu
Mục tiêu : HS nhận biết, kểm tra được ba điểm thẳng hàng 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi
* Phân tích mẫu :
+ Hình ảnh đặt thước thể hiện điều gì ? 
+ Đặt thước thế nào ?
+ HS dựa vào hình ảnh đặt thước, thông báo ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
+ HS dùng thước thẳng kiểm tra rồi nói:
- GV nhận xét, sửa chữa 
- HS quan sát 
- HS chỉ tay vào hình và nói: ba điểm А,B, C thẳng hàng.
- HS nhắc lại
- HS nêu yêu cầu
- HS quan sát mẫu và nói ba điểm M,N,P là ba điểm thẳng hàng (vì 3 điểm M, N, P cùng nằm trên một đường thẳng)
- HS quan sát: 
 C, D, E là 3 điểm thẳng hàng
- HS lắng nghe
- HS trả lời :
+ Có 2 đường thẳng
+ Đường thẳng IH và OT
+ HS quan sát và kết luận: I,K,H là 3 điểm thẳng hàng. O,K,T là 3 điểm thẳng hàng
- HS lắng nghe
- HS nhận biết yêu cầu : kiểm tra, nói theo mẫu
- HS thực hiện
+ kiểm tra ba điểm có thẳng hàng không
+ mép thước sát vào các điểm
+ Ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng (mép thước) thì ba điểm đó thẳng hàng.
-HS nói:
 + Ba điểm B, C, D thẳng hàng.
 + Ba điểm I, K, S không thẳng hàng.
 + Ba điểm L, M, N thẳng hàng.
- HS lắng nghe
15’
3. Luyện tập thực hành
Bài 1 : Đúng hay sai
Mục tiêu : Hs nhận biết ba điểm nằm trên một đoạn thẳng cũng gọi là ba điểm thẳng hàng
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS xác định các điểm có trong bài
- GV giới thiệu : Ba điểm nằm trên một đoạn thẳng cũng gọi là ba điểm thẳng hàng
VD “ Ba điểm A,E, D là ba điểm thẳng hàng
- GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi
- GV yêu cầu các nhóm trình bày, khuyến khích HS giải thích
- GV nhận xét
Bài 2 : Ba cúc áo (nút áo) nào cùng nằm trên một đường thẳng
Mục tiêu : HS vận dụng nhận biết, kiểm tra ba điểm thẳng hàng
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bốn
* Phân tích hình :
+ Xác định các nút áo cùng nằm trên một đường thẳng theo đường kẻ: Theo hàng, theo cột
+ Dùng thước thẳng xác định các nút áo cùng nằm trên một đường thẳng khác.
- GV mời các nhóm trình bày (GV nên hướng dẫn HS nói theo trình tự: hàng, cột, đường chéo)
- Các nhóm kiểm tra, nhận xét.
* Đất nước em
- GV giới thiệu vườn cây thanh long ở Bình Thuận.
+ Cột trụ để cây bám vào, leo lên.
+ Chiếu sáng ban đêm giúp cây mau lớn.
- GV HD HS tìm vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ.
- Các nhóm bổ sung, nhận xét
- GV tổng kết.
- HS nhận biết yêu cầu 
- HS xác định, chỉ tay vào từng điểm trên hình
- HS quan sát, lắng nghe
- HS thực hiện ( HS xác định từng đoạn thẳng trên hình, kiểm tra ba điểm trên từng đoạn thẳng)
- HS trình bày, giải thích 
+ ba điểm A, E, D thẳng hàng vì cùng nằm trên đoạn thẳng AD.(đ)
+ ba điểm A , B, C không thẳng hàng (s)
+ ba điểm A, I, C thẳng hàng vì cùng nằm trên đoạn thẳng AC.(đ)
+ Ba điểm D, I, B thẳng hàng vì cùng nằm trên đoạn thẳng DB.(đ)
- HS lắng nghe, kiểm tra.
- HS nhận biết yêu cầu 
- HS thảo luận, thực hiện
- Các nhóm trình bày
- HS nhận xét
- HS quan sát ảnh, nhận biết:
 + Các cột trụ cùng nằm trên một đường thẳng.
 + Các bóng đèn cùng nằm trên một đường thẳng
- HS tìm vị trí tỉnh Bình Thuận trên bản đồ.
- HS lắng nghe
3’
Vận dụng
Mục tiêu : Cũng cố lại kiến thức bài học HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau:
Cách thực hiện:
Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- Tìm hình ảnh ba điểm thẳng hàng trong cuộc sống
- Gv giới thiệu về cây thanh long.
- Nhận xét, tuyên dương
- Về học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
- HS thực hiện
Ngày soạn:16/10/2022
Ngày dạy: 18/10/2022
Thứ ba, ngày 18 tháng 10 năm 2022
TIẾNG VIỆT (tiết 63)
VIẾT CHỮ HOA G 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
 2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực đặc thù
 - Viết chữ G hoa và câu ứng dụng.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bải giảng điện tử, ti vi, máy tính.
 2. Học Sinh 
 - Vở Tập viết 2 tập một.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời
Lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
2-3’
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Cô chủ nhà tí hon.
7’
7’
15’
5’
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện viết chữ G hoa
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ G hoa theo đúng mẫu; viết chữ G hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu mẫu chữ viết G hoa: gồm 2 nét, nét thắt phố hợp với nét móc gần giống chữ C hoa và nét khuyết dưới. 
- GV viết mẫu lên bảng: 
+ Nét 1: viết tương tự như chữ C hoa, nhưng không có nét lượn xuống ở cuối, mà dừng lại đường kẻ ngang 
+ Nét 2: Từ điểm kết thúc nét 1, viết tiếp nét 2 (nét khuyết dưới). Điểm dưới cùng của nét khuyết cách đường kẻ dòng kẻ ngang 2 và dòng kẻ dọc 4. 
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS tập viết chữ G hoa vào bảng con, 
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Gọi dạ bảo vâng; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV yêu cầu 1 HS đứng dậy đọc to câu trong phần Viết ứng dụng: Gọi dạ bảo vâng.
- GV giải thích cho HS ý nghĩa của câu thành ngữ Gọi dạ bảo vâng: thái độ tôn trọng, lễ phép với những người lớn tuổi, những người bề trên của mình.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp:
+ Viết chữ viết hoa G đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ o tiếp liền với điểm kết thúc nét 2 của chữ viết hoa G.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết vào vở bảng .
Hoạt động 3: Luyện viết vở
a.Mục tiêu: Viết đúng chữ G hoa và câu ứng dụng. 
 b. Cách thức tiến hành:
-GV yêu cầu HS lấy vở Tập viết ra viết bài.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết
- Yêu cầu HS viết bài 15’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp.
III.Vận dụng
Mục tiêu : Cũng cố lại kiến thức bài học HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau:
Cách thực hiện:
Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
Yc hs nhắc lại cách viết chữ G
- Về học bài, chuẩn bị bài tiếp theo 
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết vảo bảng con
- HS đọc câu Gọi dạ bảo vâng.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS trả lời:
Câu 1: Câu ứng dụng có 4 tiếng.
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ Gọi phải viết hoa.
- HS quan sát trên bảng lớp. 
- HS viết vào vở Tập viết.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS viết bài. 
- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. 
TIẾNG VIỆT : (tiết 64)
TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG. CÂU KIỂU AI LÀM GÌ? 
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
 2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực đặc thù
 - HS quan sát tranh,tìm từ ngữ chỉ hoạt động của người, qua đó đặt và trả lời câu hỏi về hoạt động của. người trong tranh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
 - Kế hoạch bài dạy, bải giảng điện tử, ti vi, máy tính.
 2.Học Sinh 
 - Sách giáo khoa,
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Thời
Lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
I . Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài học.
HS hát.
12’
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 1: Luyện từ 
a. Mục tiêu: HS quan sát tranh, tìm từ ngữ chỉ hoạt động của những người trong tranh; chơi tiếp sức gắn từ ngữ phù hợp dưới hình; tìm thêm một số từ ngữ chỉ hoạt động của người ngoài bài tập.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi người trong tranh
- GV hướng dẫn HS:
+ Quan sát tranh và hành động của từng người trong tranh.
+ Tìm từ ngữ phù hợp chỉ hoạt động của từng người trong tranh. 
+ HS nói theo cách nhìn của từng em, không áp đặt. Ví dụ: bà ngoái cổ nhìn cháu hoặc bà bê rổ đều đúng.
Bước 2: Hoạt động nhóm
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV cho HS chơi trò chơi Tiếp sức, gắn từ ngữ phù hợp dưới hình. 
- GV nhận xét, khen ngợi. 
- GV yêu cầu HS tìm thêm một số từ ngữ chỉ hoạt động của người ngoài bài tập. 
Hoạt động : Luyện câu
a. Mục tiêu: HS quan sát mâu câu, đặt và trả lời câu hỏi về hoạt động của 1-2 người có trong bức tranh ở bài tập 3. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đứng dậy đọc yêu cầu Bài tập 4: đặt và trả lời câu hỏi về hoạt động của 1-2 người có trong bức tranh ở bài tập 3. 
M: - Bố làm gì?
 - Bố tỉa lá cho cây,
- GV hướng dẫn HS:
+ Quan sát câu mẫu. Đặt và trả lời câu hỏi về hoạt động của 1-2 người có trong bức tranh ở bài tập 3.
+ GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đóng vai nói về câu vừa đặt.
- GV mời đại diện 3-4 nhóm trình bày kết quả.
Bước 2: Hoạt động cá nhân 
- GV yêu cầu HS viết vào vở bài tập 1-2 câu có chứa từ ngữ tìm được ở Bài tập 3. 
- GV nhận xét, khen ngợi HS đặt câu hay, sáng tạo. 
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong câu chuyện Cô chủ nhà tí hon, viết lời cảm ơn ông.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: Hoạt động cả lớp
- GV mời 1HS đừng dậy đọc yêu cầu hoạt động ứng dụng: Tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong câu chuyện Cô chủ nhà tí hon, viết lời cảm ơn ông.
- GV hướng dẫn HS cách viết lời cảm ơn:
+ Viết lời cảm ơn có sử dụng từ ngữ xưng hô và câu cảm ơn lịch sự. Ví dụ: cháu cảm ơn ông ạ, cháu cảm ơn ông nhiều lắm.
+ Nêu lí do vì sao nói lời cảm ơn ông.
+ Nêu cảm nhận về lời khen của ông dành cho mình.
Bước 2: Hoạt động cá nhân
- GV yêu cầu HS viết lời cảm ơn ông vào vở bài tập.
- GV mời đại diện 3-4 HS đọc bài viết trước lớp.
- GV nhận xét, khen ngợi HS có cách viết hay, sáng tạo. 
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS chơi trò chơi: bố tỉa lá, mẹ hái hoa, bà bê rổ, ông và bé gái ngắm hoa, bé trai nhìn và chỉ tay vào con bướm. 
- HS trả lời: em bé chơi đồ hàng, chị gái quét sân, mẹ hái rau trong vườn, bố sửa hàng rào,...
- HS chơi trò chơi:
+ - Mẹ làm gì?
 - Mẹ hái hoa.
+ - Ông làm gì?
 - Ông ngắm hoa. 
- HS viết bài. 
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc bài: Cháu cảm ơn ông rất nhiều vì đã gọi cháu bằng cái tên thật thú vị và đang yêu “Cô chủ nhà tí hon”. Cháu cảm thấy rất vui và hào hứng.
3-5’
Vận dụng
Mục tiêu : Cũng cố lại kiến thức bài học HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau:
Cách thực hiện:
Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV khen ngợi, động viên HS.
- Nhận xét, đánh giá.
- Về học bài, chuẩn bị bài tiếp theo
- Nhận xét, tuyên dương.
- Về học bài và chuẩn bị bài cho tiết sau.
TOÁN(tiết 32)
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất :
- Chăm chỉ : Tích cực tham gia các hoạt động học tập
- Trung thực : Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn
- Trách nhiệm : Có ý thức tự giác trong học tập
- Phẩm chất : yêu nước
2. Năng lực :
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học : Tích cực tham gia học tập, biết xử lí các tình huống học tập
- Năng lực giao tiếp và hợp tác : Có thói quen trao đổi , giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học, biết ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
2.2 Năng lực đặc thù:
- Thực hiện việc tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20.
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng.
- Tính toán với các số đo độ dài đã học. 
- Giải quyết vấn đề đơn giản có liên quan tới độ dài vả thời gian.
- Vận dụng ba điểm thẳng hàng, giải quyết vấn đề đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, bải giảng điện tử, ti vi, máy tính.
2. Học sinh :
- SGK; 10 khối lập phương, thước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
3’
1.Khởi động
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh trước khi vào bài học mới, ôn lại phép tính cộng qua 10 
Cách tiến hành : 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Vòng quay mai mắn
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn dắt gới thiệu bài mới
- HS tham gia chơi
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
27’
2. Luyện tập
Bài 1 : Tính nhẩm 
Mục tiêu : Ôn tập cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV ôn lại cách làm : Làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại
VD: 9 cộng với 1 rồi cộng với số còn lại
- GV mời HS trình bày, khuyến khích HS giải thích cách cộng đối với phép cộng có số hạng thứ hai lớn hơn số hạng thứ nhất
- GV nhận xét, củng cố
Bài 2 : Tính
Mục tiêu : Ôn lại phép tính cộng qua 10 kèm với đơn vị đo độ dài
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV khuyến khích HS tìm cách cộng thuận tiện. 
Lưu ý : Viết kết quả phải có đơn vị kèm theo
- GV mời HS sửa bài
- GV nhận xét, bổ sung
Bài 3 : Số ?
Mục tiêu : Làm quen phép cộng qua 10 với ba số hạng theo mô hình 
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV HD HS tìm hiểu mẫu, nhận biết số ở giữa, trong hình tròn màu đỏ, là tổng của ba số còn lại.
M: 7 + 3 + 5 = 15
- GV yêu cầu HS thực hiện
Lưu ý HS cộng thuận tiện nhất có thể
- GV nhận xét, sữa chữa
Bài 4 : Em hãy đo và tính quãng đường chú sên bò
Mục tiêu : đo và tính độ dài đoạn thẳng
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
- GV HD HS thực hiện
Lưu ý: cách đặt thước và đo
- GV nhận xét
- HS nhận biết yêu cầu 
- HS thực hiện
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS nhận biết yêu cầu 
- HS làm bài
. 4cm + 6cm + 10 cm = 10 cm + 10 cm = 20 cm
. 8cm + 9cm + 2cm = 17cm + 2cm = 19cm
(Hoặc 8cm + 9cm + 2cm = 10cm + 9cm = 19cm)
. 7dm + 7dm + 5dm = 19dm
. 11dm + 3dm + 2dm = 16dm
- HS trình bày
- HS nhận xét
- HS nhận biết yêu cầu 
- HS quan sát, nhận biết
- HS làm bài
8 + 2 + 4 = 14
7+ 6 + 4 = 17
9 + 5+ 5 = 19
1 +0 + 9 = 10
- HS trình bày, khuyến khích HS giải thích
- HS nhận biết yêu cầu 
- HS thực hiện đo độ dài ba đoạn thẳng để tính quãng đường, sau đó tính tổng các số đo
6+ 4+8 = 18 (cm)
- HS trình bày, chia sẻ
 5’
Vận dụng
Mục tiêu : Cũng cố lại kiến thức bài học HS củng cố nội dung bài đọc, chuẩn bị bài sau:
Cách thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn
(ôn về tổng 3 số hạng)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Về học bài, chuẩn bị bài tiếp theo 
- HS tham gia
- HS lắng nghe
- HS theo dõi
Ngày soạn:16/10/2022
Ngày dạy: 19/10/2022
Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2022
Tiếng Việt (tiết 65,66)
ĐỌC : BƯU THIẾP
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất
 - Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
 - Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.
 - Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập ở lớp và các công việc sinh hoạt khi ở nhà.
 2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung
 - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, tham gia hoạt động nhóm và phát biểu ý kiến tốt.
 - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Tạo thói quen trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
 - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực đặc thù
- Nói được với bạn những điều mà em thấy trong tấm bưu thiếp; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa. 
-Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Công dụng của bưu thiếp và cách làm bưu thiếp; liên hệ bản thân: sẽ học làm bưu thiếp, làm thiệp chúc mừng bạn bè, người thân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Giáo viên
 - Kế hoạch bài dạy, bải giảng điện tử, ti vi, máy tính.
 2.Học Sinh 
 - Sách giáo khoa,Vở Tập viết 2 tập một.
 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
40’
5’
TIẾT 1
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình trong SHS trang 61 và trả lời câu hỏi: Nói với bạn những điều em thấy trong tấm bưu thiếp dưới đây: 
+ GV dẫn dắt vào bài học: Các em đã bao giờ sử dụng tấm bưu thiếp chưa? Hiện nay, bưu thiếp được hiểu như thiếp, thiệp. Đó là một tấm giấy nhỏ dùng để báo tin, chúc mừng, mời khách,...có nội dung ngắn gọn và thường được in sẵn. Vậy các em có biết cách để làm một tấm bưu thiếp không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời cách để các em có thể tự làm một tấm bưu thiếp tặng người thân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_va_toan_lop_2_tuan_7_nam_hoc_2022_202.doc