Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài: Cánh cửa nhớ bà (Tiết 2)

Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài: Cánh cửa nhớ bà (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Đọc rõ ràng bài thơ Cánh cửa nhớ bà, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho bà.

- Hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm của người cháu đối với bà theo từng giai đoạn của cuộc đời từ khi còn thơ bé đến lúc trưởng thành.

2. Năng lực:

- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân.

3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương ông bà và những người thân trong gia đình.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 18491
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Bài: Cánh cửa nhớ bà (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
MÔN: TIẾNG VIỆT
TẬP ĐỌC: CÁNH CỬA NHỚ BÀ (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc rõ ràng bài thơ Cánh cửa nhớ bà, ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho bà. 
- Hiểu được nội dung bài thơ: Tình cảm của người cháu đối với bà theo từng giai đoạn của cuộc đời từ khi còn thơ bé đến lúc trưởng thành.
2. Năng lực:
- Hình thành các NL chung, phát triển NL ngôn ngữ; phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc nói về tình cảm, thái độ và mong muốn của bản thân. 
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển ở HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, biết trân trọng, yêu thương ông bà và những người thân trong gia đình. 
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa câu hỏi 3
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Khởi động:
- Hát, biểu diễn bài: Cháu yêu bà
- Bài hát cho thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với bà như thế nào?
- Bài hát cho thấy bạn nhỏ rất yêu thương bà, các con vừa được đọc bài gì?
- TC Gọi bạn đọc bài Cánh cửa nhớ bà
- GV nhận xét, kết nối vào bài học: Các con vừa được đọc bài thơ Cánh cửa nhớ bà, để thấy được tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ với bà thế nào thì các con cùng cô vào tìm hiểu nội dung bài trong tiết 2.
- GV ghi đề bài: Cánh cửa nhớ bà (T2)
- HS hát, vận động theo nhạc
- HS trả lời: bạn nhỏ rất yêu bà
- Cánh cửa nhớ bà
- HS chơi trò chơi 
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại đầu bài – ghi vở
2. Khám phá
2.2. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Ngày cháu còn nhỏ, ai thường cài then trên của cánh cửa?
- GV gọi HS đọc lại đoạn 1
- GV YC HS làm việc nhóm 2 trả lời câu hỏi:
- Cánh cửa nhà bé có mấy then cài?
- Ngày cháu còn nhỏ, ai thường cài then cửa trên?
- Vì sao bà lại cài then cửa trên?
- GV và HS thống nhất đáp án
-> GV nhấn mạnh: Trước đây, ngôi nhà ở miền quê thường không kín cổng cao tường, chưa có ổ khóa như bây giờ, phần lớn rất đơn sơ, mộc mạc. Cánh cửa ngôi nhà thường được làm bằng ván gỗ, có then cài làm bằng một thanh gỗ nhỏ. Nếu muốn chắc chắn hơn, người ta thường làm ở cánh cửa chính có hai then cài, một then cao phía trên gần đầu khung cửa, một then phía dưới nằm gần bục cửa. Vì vậy, trong bài thơ này, nhà thơ mới kể chuyện người cháu đóng cửa phải nhờ bà cài giúp then trên, bởi lúc đó cháu bé quá chỉ cài được cái then phía dưới.
- Ngày cháu còn nhỏ bà là người cài then cửa trên. Vậy khi cháu lớn ai là người cài then cửa dưới?
- Vậy, vì sao bà là người cài then cửa dưới các con cùng tìm hiểu tiếp khổ thơ 2 nhé.
Câu 2. Vì sao khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
- Mời HS đọc khổ thơ 2.
- Vì sao khi cháu lớn, bà lại là người cài then dưới của cánh cửa?
- YCHS chia sẻ trong nhóm 2
- Mời các nhóm chia sẻ ý kiến
- Vì sao bà lại cài then cửa dưới mà không cài then trên?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
-> Cũng vẫn câu chuyện cài then, đóng cửa nơi ngôi nhà của hai bà cháu nhưng sao giờ đây lại trái ngược hoàn toàn. Cháu cài được then cửa trên, nhưng bà thì không bao giờ với tới được nữa. Năm tháng vô tình đi qua, lưng bà đã còng xuống đến "cắm cúi" trông thật tội nghiệp. Vẫn biết rằng bà rồi cũng phải già đi nhưng vẫn khiến lòng cháu không yên, day dứt đến bàng hoàng. 
- Các con có yêu bà của mìn không?
Câu 3. Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự của 3 khổ thơ trong bài.
- Bài thơ có mấy khổ?
- Mỗi một khổ thơ tương ứng với một bức tranh, các bức tranh chưa đúng với nội dung khổ thơ. Các con hãy thảo luận nhóm 4, sắp xếp các tranh theo đúng thứ tự.
- GV gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp
- Gọi HS nêu lại nội dung từng khổ thơ
- GV và HS thống nhất câu trả lời, gọi HS đọc lần lượt các khổ thơ tương ững với từng tranh
Câu 4. Câu thơ nào trong bài nói lên tình cảm của cháu đối với bà khi về nhà mới?
- Bạn nhỏ trong bài có yêu bà không? Tình cảm của bạn nhỏ đối với bà, được thể hiện trong câu thơ nào?
- GV có thể hỏi thêm HS về nghĩa của từ khôn nguôi trong kết hợp nhớ bà khôn nguôi. 
-> Qua bài thơ này, nhà thơ Ðoàn Thị Lam Luyến muốn khắc sâu hơn nỗi mất mát, đau đớn đến nghẹn lòng khi người bà yêu quý nhất của đời mình đã không còn nữa. Không nói chuyện bà qua đời, bà về bên kia thế giới xa xăm, chỉ với một động thái nhỏ là ngày người cháu về nhà mới, ngôi nhà chắc chắn là khang trang, xinh đẹp và hiện đại lắm mới có cửa ô trời, không phải cài then trên, then dưới nữa mà vẫn có thể an toàn ở trong hay rất dễ ngắm nhìn trời xanh mây trắng, tác giả chợt giật mình nhớ hình ảnh người bà một thời thơ dại mình đã yêu thương, gần gũi. Mỗi lần đẩy tấm cửa gương nhìn ra khoảng không bao la, lòng người cháu lại quặn thắt nhớ thương bà không nguôi. Bài thơ Cánh cửa nhớ bà của nhà thơ Ðoàn Thị Lam Luyến đã thực sự đánh động vào tâm hồn chúng ta về sự vận hành khắc nghiệt của thời gian. Năm tháng đi qua, nhiều niềm vui và hạnh phúc đến với mỗi người, nhưng cũng có nghĩa là sẽ lấy đi của chúng ta biết bao điều quý báu, biết bao tình yêu thương máu mủ ruột rà. 
3. Thực hành, luyện tập
3.1. Luyện đọc lại
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ.
- Gọi HS đọc diễn cảm trước lớp
- Nhận xét, khen ngợi
3.2. Luyện tập theo văn bản đọc
Câu 1. Tìm từ chỉ hoạt động.
- Ở các bài học trước, các con đã được học về từ chỉ hoạt động. Trong bài Cánh cửa nhớ bà cũng có từ chỉ hoạt động. Bây giờ các con cùng nhau chỉ ra các từ chỉ hoạt động thông qua trò chơi “Tiếp sức”
- GV tổ chức trò chơi “Tiếp sức”
- Nhận xét, bình chọn đội thắng cuộc
- Các từ còn lại thuộc loại từ gì?
- Cho HS tìm thêm các từ chỉ hoạt động khác ngoài bài và đặt câu.
Câu 2. Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động có thể kết hợp với từ “cửa”.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV chia nhóm, YCHS làm BN
- Gọi các nhóm trình bày
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- 1 HS đọc lại câu hỏi
- 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm
- HS TLN và TLCH của GV
- Cánh cửa nhà bé có hai then cài
- Ngày cháu còn nhỏ bà cài then cửa trên của cánh cửa.
- Vì cháu còn nhỏ chưa với tới then cửa trên để cài nên cháu cài then cửa dưới, bà cài then cửa trên.
- HS lắng nghe
- HS trả lời, bà là người cài then cửa dưới.
- 1 HS đọc khổ thơ 2
- HS suy nghĩ và chia sẻ trong nhóm 2
- HS chia sẻ trước lớp: Khi cháu lớn, bà là người cài then dưới vì bà không với tới then trên nữa.
- Vì lưng bà đã còng nên bà chỉ với tới then dưới của cánh cửa.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- Bài có 3 khổ thơ
+ Quan sát tranh, nhận diện các chi tiết trong tranh.
+ Đọc thầm lại bài thơ để nhớ lại nội dung 3 khổ thơ 
- Kq: Bức tranh 1 thể hiện nội dung của khổ thơ 2; tranh 2 - khổ thơ 3; tranh 3 - khổ thơ 1.
- Khổ 1: Ngày cháu còn bé; Khổ 2: Khi cháu lớn dần lên; Khổ 3: Khi cháu trưởng thành và vể nhà mới, không có bà bên cạnh. 
+ Thảo luận xem các tranh 1, 2, 3 lần lượt ứng với khổ thơ nào.
- 3 HS đọc
- HS chia sẻ ý kiến
- Đó là câu thơ Mỗi lần tay đẩy cửa/ Lại nhớ bà khôn nguôi.
- HS chia sẻ: Nhớ bà khôn nguôi là nhớ không dứt ra được, nhớ rất nhiều, không thể ngừng suy nghĩ về bà
- HS lắng nghe.
- HS nghe
-1-2 HS đọc
- 1 - 2 HS đọc các từ ngữ.
- HS chơi trò chơi (4 đội chơi)
Đáp án: Từ chỉ hoạt động: cài, đẩy, vẽ
- HS chọn đội thắng cuộc
- Các từ còn lại chỉ sự vật.
- HS tìm và đặt câu.
-1-2HS đọc yêu cầu
- HS làm nhóm 6 viết các từ ngữ tìm được vào BN. 
- Đại diện nhóm nêu: đóng cửa, cài cửa, khép cửa, gõ cửa, mở cửa, khoá cửa,...
4. Vận dụng
- Bài hát Có ông bà có ba má
- Bài hát nói về điều gì?
- Bạn nhỏ trong bài hát rất yêu ông bà, cha mẹ, còn các em thì sao? Các em có yêu ông bà và những người thân trong gia đình không?
- Em thể hiện những tình cảm ấy qua hành động như thế nào?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khen ngợi
- Các em ạ! Có rất nhiều mảnh đời khi vừa sinh ra đã không còn người thân bên cạnh, nhất là trong đại dịch Covid -19, theo thống kê đến ngày 14/10 cả nước có hơn 2184 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do cha mẹ, người thân không qua khỏi do covid. Vì vậy, các em hãy biết yêu thương, kính trọng ông bà, người thân của mình.
- Dặn HS về đọc lại bài thơ cho người thân nghe.
- HS hát và vận động bài hát
- HS chia sẻ ý kiến.
- HS chia sẻ trước lớp
- HS chia sẻ
- HS nghe
- HS nghe và ghi nhớ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
 ..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song_bai.docx