Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Trường Đinh

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Trường Đinh

A-Mục đích yêu cầu:

-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng đúng các từ có vần khó: quên quán, trường, quận Các từ dễ phát âm sai.

-Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, mạch lạc.

-Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài.

-Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.

B-Đồ dùng dạy học:

-Bảng lớp viết sẵn mộ số nội dung tự thuật theo các câu hỏi 3, 4 SGK.

C-Các hoạt động dạy học:

I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".

 

doc 93 trang haihaq2 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Trường Đinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1:	
Thứ năm, ngày tháng năm 201...
TẬP ĐỌC. Tiết 1, 2.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
A-Mục đích yêu cầu: 
I-Rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, ôn tồn, thành tài. Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoặc, quay. Các từ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương: nắn nót, tảng đá, sắt 
-Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
-Bắt đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
II-Rèn luyện kỹ năng đọc-hiểu
-Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
-Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
-Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
B-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2-Luyện đọc đoạn 1, 2:
-Giáo viên đọc mẫu đoạn 1, 2.
Theo dõi
-GV hướng dẫn HS luyện đọc từng cầu đến hết bài
Đọc nối tiếp
-Giải nghĩa: ngáp ngăn, ngáp dài, nắn nót, nghuệch ngoặc, mải miết, ôn tồn, thành tài.
-Gọi HS đọc cá nhân từng câu
Đọc nối tiếp trong một đoạn
-Từ, giải nghĩa
Luyện đọc TN
-Gọi HS đọc từng đoạn nối tiếp
Đọc
-Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm 
Đọc nối tiếp đoạn theo nhóm
-Thi đọc đoạn giữa các nhóm. Giáo viên nhận xét
Cá nhân
-Giáo viên hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2.
Đồng thanh
3-Tìm hiểu bài:
-Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 1
+Lúc đầu cậu bé học hành ntn?
Mỗi khi cầm sách..
-Hướng dẫn HS đọc thầm đoạn 2:
+Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá
+Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì?
Kim
Tiết 2.
4-Luyện đọc các đoạn 3, 4:
a-Đọc từng câu:
-HS nối tiếp đọc từng câu trong đoạn 1.
Cá nhân
-Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ khó
Đọc
b-Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài
Cá nhân
-Hướng dẫn HS nghỉ hơi ở những câu dài.
c-Đọc từng đoạn trong nhóm:
Lần lượt gọi HS trong nhóm đọc.
Nhận xét
d-Thi đọc giữa các nhóm:
Tổ chức cho HS trò chơi luyện đọc tiếp sức.
Nhận xét 
e-Hướng dẫn HS đọc đoạn 3, 4; Tìmhiểu đoạn 3, 4:
Đọc đồng thanh
+Bà cụ giảng giải ntn?
Mỗi ngày thành tài
+Chọn đáp án đúng:
Câu chuyện này khuyên em điều gì?
a) Chăm chỉ học tập.
Chọn đáp án a)
b) Chịu khó mài sắt thành kim.
-Hướng dẫn HS đọc truyện theo lối phân vai.
Người dẫn truyện, bà cụ, cậu bé.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò:	
-Em thích ai trong câu chuyện này? Vì sao?
-Nhận xét, dặn dò chuẩn bị bài sau.
Thứ tư, ngày tháng năm 201
Tập đọc. Tiết: 3
TỰ THUẬT
A-Mục đích yêu cầu: 
-Rèn kỹ năng đọc thành tiếng đúng các từ có vần khó: quên quán, trường, quận Các từ dễ phát âm sai.
-Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, mạch lạc.
-Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài.
-Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật.
B-Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp viết sẵn mộ số nội dung tự thuật theo các câu hỏi 3, 4 SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
-Nhận xét - ghi điểm
HS đọc-TLCH
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: Ghi bảng
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài
Nghe
-Hướng dẫn HS luyện đọc
+Gọi HS đọc từng câu
Nối tiếp
+Hướng dẫn đọc các từ khó trong câu
+Gọi HS đọc từng đoạn
Nối tiếp
-Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy 
-> Giải nghĩa từ ngữ: SGK/7
-Đọc đoạn theo nhóm:
Mỗi nhóm đọc nối tiếp một đoạn
-Thi đọc giữa các nhóm-
-Nhận xét-Đánh giá.
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Hướng dẫn HS đọc thầm
Đọc
+Em biết những gì về bạn Thanh Hà
Tên, nữ, ngày sinh, quê quán
+Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy?
Nhờ bản tự thuật
+Em hãy cho biết họ và tên em, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh của em?
+Em hãy cho biết tên địa phương em ở: xã, huyện?
HS trả lời
-Gọi HS đọc lại toàn bài
Đọc các nhân
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Em hãy cho biết em ở xã nào, huyện nào?
-Về nhà tự viết bản tự thuật về mình. Đọc lại bài-Chuẩn bị bài.
Tập đọc Tiết: 4 + 5
PHẦN THƯỞNG.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn cả bài, chú ý các từ ngữ mới, từ dễ sai: trực nhật.
-Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ: bí mật, sáng kiến, lặng lẽ 
-Nắm được đặc điểm của nhân vật Na. Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa. Bài TĐ ở SGK phóng to.
C-Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Ngày hôm qua đâu rồi?
Đọc-Trả lời câu hỏi
Nhận xét - Ghi điểm 
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: Ghi
2-Luyện đọc đoạn 1, 2:
-GV đọc mẫu
-Gọi HS đọc từng câu trong mỗi đoạn.
-Hướng dẫn đọc đúng các từ có vần khó: phần thưởng, sáng kiến, bàn tán 
-Gọi HS đọc từng đoạn
-Giải nghĩa từ ngữ: bí mật, sánh kiến.
-Gọi HS đọc từng đoạn theo nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
Hướng dẫn cả lớp đồng thanh đoạn 1, 2.
Nghe
Nối tiếp (cá nhân)
Nối tiếp
Nối tiếp
Nhận xét.
Đồng thanh.
3-Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1, 2:
-Câu chuyện này nói về ai?
Na
-Bạn ấy có đức tính gì?
Tốt bụng, hay giúp người khác.
-Hãy kể những việc làm tốt của bạn Na?
Gọt bút chì giúp bạn Lan. Chobạn Minh nữa cục tẩy. 
-Theo em điều bí mật của Na được các bạn bàn bạc là gì?
Các bạn đề nghị thưởng cho Na vì lòng tốt của Na đối với mọi người.
Tập đọc Tiết: 6
LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần khó: làm việc, quanh ta 
-Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm 
-Nắm được lợi ích công việc của mỗi người.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài tập đọc.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: "Phần thưởng"
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc + trả lời câu hỏi
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: Ghi
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu
Nghe
-Gọi HS đọc từng câu
Nối tiếp
-Kết hợp hướng dẫn đọc từ khó: quanh, quét, bận rộn, trời, ngày xuân 
-Gọi HS đọc từng đoạn (2 đoạn)
à Từ ngữ: Sắc xuân, rực rỡ, tưng bừng.
Nối tiếp
-Gọi HS đọc từng đoạn theo nhóm
2 nhóm
-Cho HS thi đọc giữa các nhóm
Đoạn, bài
Nhận xét.
-Hướng dẫn HS đọc toàn bài
ĐT
3-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-Các con vật xung quanh ta làm những việc gì?
-Gà: đánh thức mọi người.
-Tu hú: báo mùa vải chín.
-Chim bắt sâu: bảo vệ mùa màng.
-Các vật xung quanh ta làm những việc gì?
-Đồng hồ: báo giờ.
-Cành đào: làm đẹp mùa xuân.
-Em thấy cha mẹ và những người em biết làm việc gì?
-HS trả lời.
-Bé làm việc gì?
-Làm bài, đi học.
-Hằng ngày em làm những việc gì?
-HS kể.
-Đặt câu với các từ: rực rỡ, tưng bừng.
-HS đặt câu.
-Bài van giúp em hiểu được điều gì?
Xung quanh em mọi người mọi vật đều làm việc.
-Gọi HS đọc lại bài.
-Cá nhân.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
Về nhà đọc = trả lời câu hỏi bài này- Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc Tiết 7 + 8
BẠN CỦA NAI NHỎ.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: ngăn cản, hích vai 
-Biết nghỉ hơi sau các dấu phẩy, dấu chấm và giữa các cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải trong SGK.
-Rút ra được nhận xét từ câu chuyện.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Mít làm thơ
Đọc + Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Ghi.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
Nghe.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu à hết.
Nối tiếp.
-Kết hợp hướng dẫn đọc đúng các từ ngữ.
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn.
Nối tiếp.
-Chú ý cách nghỉ hơi và giọng đọc.
-Hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ: ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc.
-Gọi HS đọc từng đoạn.
Trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
Đoạn (bài). Cá nhân (đồng thanh).
-Gọi HS cả lớp đọc lại bài.
Đồng thanh.
Tiết 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Nai nhỏ xin phép cha đi đâu?
Đi chơi xa cùng bạn.
-Cha của Nai nhỏ nói gì?
Cha không ngăn cản.
-Nai nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
Lấy vai hích 
Nhanh trí kéo 
Lao vào gã Sói.
-Mỗi hành động của bạn Nai nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em thích nhất điểm nào?
HS trả lời.
-Theo em người bạn tốt là người ntn?
HS trả lời.
-Gọi HS đọc lại bài theo kiểu phân vai.
Mỗi nhóm 3 em.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Đọc xong câu chuyệne biết được vì sao cha của Nai nhỏ vui lòng cho con trai bé bỏng của mình đi chơi xa?
Vì cha biết con mình đi chơi với 1 người bạn tốt đáng tin cậy.
-Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tiết 2
4-Luyện đọc đoạn 3:
-Đọc từng câu.
Nối tiếp
-GV hướng dẫn đọc các từ khó.
-Đọc cả đoạn à lặng lẽ
Nối tiếp
-Đọc cả đoạn trong nhóm
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Đồng thanh đoạn 3.
Cả lớp.
5-Hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn 3:
-Em có nghĩ rằng Na xứng đáng được phần thưởng không?
Có ạ.
-Khi Na được phần thưởng những ai vui mừng? Vui mừng ntn?
Cô giáo và các bạn. Mẹ vỗ tay, khóc đỏ hoe cả mắt.
-Gọi HS thi đọc lại toàn bài.
Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Em học được điều gì ở bạn Na?
Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.
Tập đọc Tiết: 9
GỌI BẠN
A-Mục đích yêu cầu:
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: Thuở nào, sâu thẳm, lang thang, 
-Biết ngắt nhịp hợp lý ở từng câu thơ, nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ.
-Biết đọc bài với giọng tình cảm. Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải trong bài. Nắm được ý nghĩa của mỗi khổ thơ. Hiểu nội dung bài, học thuộc lòng bài thơ.
B-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Danh sách HS tổ 1, lớp 2A.
Nhận xét.
Đọc - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: 
1-Giới thiệu bài: Ghi
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
Nghe.
-Hướng dẫn HS đọc từng câu à hết.
Nối tiếp.
-Hướng dẫn đọc đúng các từ ngữ khó phát âm: xa xưa, thuở nào, một năm, 
HS đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng khổ à hết.
Nối tiếp.
-GV giải nghĩa từ ngữ ở cuối bài.
-Gọi HS trong nhómđọc từng khổ.
Nối tiếp.
-Thi đọc giữa các nhóm.
Từng khổ (bà). Cá nhân (đồng thanh)
-Cho cả lớp đọc toàn bài.
Đồng thanh.
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?
Trong rừng xanh sâu thẳm.
-Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? 
Trời hạn hán cỏ héo khô.
-Khi Bê Vàng quên đường vể, Dê Trắng làm gì?
Dê Trắng thương bạn chạy tìm kiếm khắp nơi.
-Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu: "Bê! Bê!"?
Dê Trắng không quên được bạn.
4-Học thuộc lòng bài thơ:
-Hướng dẫn cho HS học thuộc lòng bài thơ.
Ghi điểm.
HS học thuộc lòng
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Gọi 1 HS học thuộc lòng bài thơ.
-Bài thơ giúp em hiểu điều gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng?
Thật thắm thiết và cảm động.
-Về nhà học thuộc lòng bài thơ - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc Tiết: 10, 11
BÍM TÓC ĐUÔI SAM.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc đúng các từ ngữ: loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu, 
-Biết nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu hai chấm, 
-Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài, nội dung câu chuyện.
B-Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài TĐ.
C-Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Gọi bạn.
Nhận xét - Ghi điểm.
Học thuộc lòng - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới 
1-Giới thiệu bài: Các bạn nam đối xử với các bạn nữ ntn mới lịch sự? Hôm nay các em sẽ được học điều đó qua bài "Bím tóc đuôi sam" - Ghi 
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
Nghe.
-Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng câu đoạn 1, 2, 3, 4.
-Hướng dẫn HS đọc từ khó: vịn, loạng choạng, ngã phịch, bím tóc, 
-Hướng dẫn HS đọctừng đoạn (đoạn 1, 2)
à Giải nghĩa: Tết, bím tóc đuôi sam, loạng choạng.
Nối tiếp.
-Gọi Hs đọc từng đoạn trong nhóm
Nối tiếp.
-Thi đọc giữa các nhóm (Đoạn)
4 nhóm.
-Hướng dẫn HS đọc cả đoạn 1, 2, 3, 4.
Đồng thanh.
Tiết 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1, 2:
Cá nhân.
+Các bạn gái khen Hà thế nào?
Bím tóc rất đẹp.
+Vì sao Hà khóc?
Tuấn kéo mạnh bím tóc xuống đất.
+Em nghĩ ntn về trò đùa nghịch của Tuấn?
Trò nghịch ác, không tốt với bạn 
-Gọi HS đọc đoạn 3:
Cá nhân.
+Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
Thầy khen 2 bím tóc của Hà rất đẹp.
+Vì sao lời khen làm cho Hà nín khóc và cười ngay?
Khi nghe, Hà vui và tự hào vào mái tóc đẹp, trở nên tự tin.
-Gọi HS đọc đoạn 4:
Cá nhân.
+Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì?
Đến trước mặt Hà xin lỗi.
-Gọi HS đọc lại bài theo lối phân vai.
Những nhóm tự phân vai.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Qua câu chuyện em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?
Chê: Đùa quá trớn.
Khen: Biết nhận ra lỗi.
-Khi trêu đùa bạn, nhất là các bạn nữ các em không được đùa dai, nghịch ác. Khi biết mình sai, phải chân thành xin lỗi 
-Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc Tiết: 12
TRÊN CHIẾC BÈ
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: làng gần, núi xa, bãi lầy, 
-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ.
-Nắm được nghĩa của các từ mới: ngao du thiên hạ, 
-Hiểu nội dung bài.
B-Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài TĐ.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Bím tóc đuôi sam.
Nhận xét.
Đọc - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: 
1-Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta cùng theo 2 chú dế đi ngao du thiên hạ để xem những cảnh đẹp dọc đường, mở mang thêm nhiều kiến thức qua bài: "Trên chiếc bè" và ghi bảng. 
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
Nghe.
-Gọi HS đọc từng câu à hết
Nối tiếp.
-Hướng dẫn HS đọc từ khó: Dế Trũi, say ngắm, trong vắt, nghênh, săn sắt, 
-Gọi HS đọc từng đoạn. Hướng dẫn cách đọc.
Nối tiếp.
-GV giải nghĩa: ngao du thiên hạ, bái phục, bèo sen, váng 
-Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Nối tiếp.
-Thi đọc giữa các nhóm.
Đoạn, bài.
-Hướng dẫn HS đọc toàn bài. 
Đồng thanh.
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc đoạn 1, 2.
Cá nhân.
+Dế Mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì?
Ghép 3, 4 lá bèo sen lại thành 1 chiếc bè trên sông.
-Gọi HS đọc 2 câu đầu đoạn 3
Cá nhân.
+Trên đường đi 2 bạn nhìn thấy cảnh vật ntn?
Nước sông trong vắt, cỏ cây, làng gần, núi xa hiện ra.
-Gọi HS đọc phần còn lại của đoạn 3.
Cá nhân.
+Tìm những từ tả thái độ của các con vật đối với 2 chú dế.
-Gọng vó: bái phục nhìn theo.
-Cua kềnh: âu yếm ngó theo.
-Săn sắt, cá thầu dầu: lăng xăng cố bơi theo 
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Qua bài văn em thấy cuộc đi chơi của 2 chú dế có gì thú vị?
Gặp nhiềucảnh đẹp dọc đường, mở mang hiều biết 
-Về nhà đọc lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc Tiết: 13, 14
CHIẾC BÚT MỰC.
A-Mục đích yêu cầu:
-Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: hồi hộp, nức nở, 
-Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, cụm từ.
-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.
-Hiểu nghĩa của các từ mới, hiểu nội dung bài.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học:
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: "Trên chiếc bè".
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2:
1-Giới thiệu bài và chủ điểm:
-HS quan sát tranh minh họa chủ điểm, GV giới thiệu: Tuần 5 + 6 các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm "Trường học". Bài đọc "Chiếc bút mực" mở đầu chủ điểm.
Để hiểu chuyện gì xảy ra trong lớp học và câu chuyện muốn nói với các em điều gì, chúng ta cùng đọc bài "Chiếc bút mực".
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
Theo dõi.
-Gọi HS đọc từng câu.
Nối tiếp.
-Hướng dẫn HS đọc đúng: Bút mực, buồn, nức nở, nước mắt, mượn, loay hoay 
-Gọi HS đọc từng đoạn.
à giải nghĩa: hồi hộp, loay hoay, ngạc nhiên.
Nối tiếp.
-Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Nối tiếp (HS yếu đọc nhiều).
-Thi đọc giữa các nhóm.
Đoạn. Cá nhân.
-Lớp đọc cả bài.
Đồng thanh. 
Tiết: 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
Thấy Lan được viết em viết bút chì.
-Chuyện gì đã xảy ra với Lan?
Lan được viết nức nở.
-Vì sao Mai loay hoay mãi với cái hộp bút mực?
Nửa muốn cho mượn, nửa lại tiếc.
-Khi biết mình cũng được viết bút mực Mai nghĩ và nói ntn?
Mai thấy tiếc bạn Lan viết trước.
-Vì sao cô giáo khen Mai?
Vì Mai ngoan, biết giúp đỡ bạn.
-Hướng dẫn HS đọc bài theo lối phân vai.
Mỗi nhóm 4 HS.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Câu chuyện này nói về điều gì?
Bạn bè thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
-Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao?
HS trả lời.
-Về nhà đọc lại bài, trả lời câu hỏi - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.
Tập đọc Tiết: 15
MỤC LỤC SÁCH
A-Mục đích yêu cầu:
-Biết đọc đúng giọng 1 văn bản có tính chất liệt kê, biết ngắt và chuyển giọng khi đọc tên tác giả, tên truyện trong mục lục.
-Nắm được nghĩa các từ ngữ mới: Mục lục, tuyển tập, tác phẩm, tác giả, hương đồng cỏ nội, vương quốc.
-Bước đầu biết dùng mục lụch sách để tra.
B-Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết 1, 2 dòng trong mục lục để hướng dẫn HS luyện đọc.
C-Các hoạt động dạy học:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: "Chiếc bút mực.
Nhận xét - Ghi điểm.
2 HS đọc - Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2:
1-Giới thiệu bài: Phía sau hoặc trước quyển sách nào cũng có phần mục lục. Nó dùng để làm gì? Chúng ta cùng học bài mục lục sách để biết được điều đó.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
HS theo dõi.
-GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS đọc 1, 2 dòng trong mục lục theo thứ tự từ trái sang phải.
Nối tiếp.
-Hướng dẫn HS luyện đọc đúng: quả cọ, Quang Dũng, Phùng Quán, vương quốc, 
-Đọc từng mục theo nhóm.
Nối tiếp (Cho HS yếu đọc nhiều).
-Thi đọc giữa các nhóm.
Từng mục (bài).
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Tuyển tập này có những truyện nào?
Người học trò cũ, mùa quả cọ.
-Truyện "Người học trò cũ" ở trang nào?
Trang 52.
-Truyện "Mùa quả cọ" của nhà văn nào?
Quang Dũng.
-Mục lục sách dùng để làm gì?
Cho ta biết cuốn sách viết về cái gì? Có những phần nào, trang bắt đầu của mỗi phần là trang nào Từ đó ta nhanh chóng tìm được những mục cần đọc.
-GV hướng dẫn HS đọc, tập tra mục lục sách TV 2, tập 1 tuần 5 theo từng nội dung.
HS cả lớp tra mục lục sách.
-Gọi HS đọc lại toàn bài.
Cá nhân.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Khi mở 1 cuốn sách mới, emphải xem trước phần phụ lục ghi cuối sách để biết sách viết về những gì, có những mục nào, muốn đọc 1 mục hay 1 truyện ở trong sách thì tìm ở trang nào 
HS theo dõi.
-Về nhà đọc lại bài, tập tra mục lục sách - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét.
Tập đọc Tiết: 16 + 17.
MẪU GIẤY VỤN
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: rộng rãi, sáng sủa, xì xào, 
-Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, phẩy.
-Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ mới: xì xào, đánh bạo, thích thú.
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài TĐ trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Mục lục sách.
HS đọc + Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
Tiết 1:
1-Giới thiệu bài: Yêu cầu HS xem tranh và giải thích: các em hãy xem lớp học ntn và tại sao có 1 mẩu giấy ở giữa cửa. Tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ đọc một truyện thú vị - Mẩu giấy vụn.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
-Gọi HS đọc từng câu à hết.
-Hướng dẫn đọc các từ khó: rộng rãi, sáng sủa, mẩu giấy, xì xào, 
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn à hết (hướng dẫn cách đọc).
-Giải nghĩa từ ngữ: sáng sủa, đồng thanh, hưởng ứng, thích thú.
-Gọi HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Hướng dẫn HS đọc cả bài.
Nghe.
Nối tiếp.
Cá nhân, Đồng thanh. 
Nối tiếp.
HS đọc nhóm (Gọi HS yếu đọc nhiều).
ĐD nhóm đọc.
Đồng thanh. 
Tiết 2:
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HS đọc thầm bài văn.
-Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?
Giữa lối ra vào rất dễ thấy.
-Cô giáo yêu cầu cả lớp điều gì?
Lắng nghe và cho cô biết mẫu giấy đang nói gì?
-Bạn gái nghe thấy mẫu giấy nói gì? 
Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác
-Em hiểu ý cô giáo nhắc nhỡ chúng ta điều gì?
Phải ý thức giữ gìn trường, lớp 
-Thi đọc truyện theo vai.
3, 4 nhóm.
-Nhận xét - Ghi điểm.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Tại sao cả lớp cười rộ thích thú khi bạn gái nói?
Vì bạn tưởng tượng ra một ý nghĩ rất bất ngờ và thú vị.
-Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao?
Thích. Vì bạn thông minh hiểu ý cô giáo.
-Về nhà đọc và trả lời câu hỏi lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc. Tiết: 18
NGÔI TRƯỜNG MỚI
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ: lợp lá, bỡ ngỡ, 
-Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của em HS.
-Nắm được nghĩa của các từ ngữ mới: lấp ló, bỡ ngỡ, rụng, vân, và ý nghĩa của bài.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Mẩu giấy vụn.
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc và trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Yêu cầu HS quan sát tranh và giới thiệu: Mọi HS đều yêu trường học của mình. Các em càng yêu thích, tự hào khi học học trong ngôi trường mới khang trang, đẹp đẽ. Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một ngôi trường mới và tình cảm của một bạn HS với ngôi trường ấy.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
Nghe.
-Gọi HS đọc từng câu à hết.
Nối tiếp. 
-Luyện đọc từ khó: trên nền, thân thương, đáng yêu, lấp ló, trang nghiêm, 
Cá nhân. Đồng thanh. 
-Gọi HS đọc từng đoạn (hướng dẫn cách đọc).
Nối tiếp.
-Giải nghĩa từ mới: lấp ló, bỡ ngỡ, vân, 
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
Nhóm đôi (Cho HS yếu đọc nhiều).
-Thi đọc giữa các nhóm.
ĐD nhóm đọc.
-Hướng dẫn HS đọc toàn bài.
Đồng thanh. 
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung:
Tả ngôi trường từ xa.
Tả lớp học.
Tả cảm xúc HS dưới mái trường mới.
Đoạn 1.
Đoạn 2.
Đoạn 3.
-Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường.
Ngói đỏ, bàn ghế gỗ xoan đào, 
-Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những gì mới?
Tiếng trống rung động 
-Thi đọc toàn bài.
2 HS.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Ngôi trường em đang học cũ hay mới?
-Em có yêu mái trường của mình không?
HS trả lời.
-Về nhà đọc và trả lời câu hỏi lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc Tiết: 19, 20.
NGƯỜI THẦY CŨ.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn toàn bài, biết nghỉ hơi đúng ở các câu.
-Biết đọc phân biệt được lời người kể chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ mới: xúc động, hình phạt.
-Hiểu nội dung cảm nhận được ý nghĩa: hình ảnh người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài TĐ
C-Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Ngôi trường mới.
Nhận xét - Ghi điểm.
II-Hoạt động 2: Bài mới
1-Giới thiệu bài: Những bài học trong tuần 7, 8 gắn với chủ "Thầy cô" sẽ giúp các em hiểu thêm về tấm lòng của thầy, cô giáo với HS và tình cảm biết ơn của HS với thầy, cô giáo.
Truyện đọc mở đầu chủ điểm mới này - Người thầy cũ - Ghi. 
Đọc - Trả lời câu hỏi. 2 HS.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
Nghe.
-Gọi HS đọc nối tiếp cầu à hết
Cá nhân. Gọi HS yếu.
-Hướng dẫn đọc từ khó: cổng trường, xuất hiện, lễ phép, mắc lỗi, trèo, 
Cá nhân, đồng thanh. 
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn à hết (Hướng dẫn cách đọc).
à Từ mới: xúc động, hình phạt: GV giải nghĩa.
Nối tiếp. Gọi HS yếu đọc.
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Gọi HS yếu đọc nhiều.
-Gọi 3 HS đại diện đọc 3 đoạn.
Nhận xét - Ghi điểm.
3 HS. 
-Hướng dẫn cả lớp đọc.
Đồng thanh. 
Tiết 2
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Gọi HS đọc câu hỏi 1
Cá nhân.
+Bố Dũng đến trường làm gì?
Thăm thầy cũ.
-Gọi HS đọc đoạn 2
HS đọc.
+Khi gặp thầy giáo cũ bố của Dũng thể hiện sự kính trọng ntn?
Bỏ mũ lễ phép chào thầy.
+Bố Dũng nhớ nhất kỷ niệm gì về thầy?
Có lần trèo qua cửa sổ thầy chỉ bảo ban, không phạt.
-Gọi HS đọc đoạn 3.
Cá nhân. Gọi HS yếu.
+Dũng đã nghỉ gì khi bố đã ra về?
Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt 
-Hướng dẫn HS đọc theo vai.
2 nhóm. Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
Nhớ ơn, kính trọng thầy cô giáo.
-Về nhà đọc, trả lời câu hỏi lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc Tiết: 21
THỜI KHÓA BIỂU.
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc đúng thời khóa biểu, biết ngắt hơi sau nội dung từng cột, nghỉ hơi sau từng dòng. Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát.
-Nắm được số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn trong thời khoá biểu.
-Hiểu được tác dụng của thời khóa biểu đối với HS.
B-Đồ dùng dạy học: Kẻ sẵn ở bảng lớp phần đầu của thời khóa biểu để hướng dẫn HS đọc.
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: "Người thầy cũ".
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc + Trả lời câu hỏi. 3 HS.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Bài hômnay sẽ giúp các em biết đọc thời khóa biểu; hiểu được tác dụng của thời khóa biểu đối với HS. Thời khóa biểu trong bài đọc hôm nay là thời khóa biểu dành cho các lớp học 2 buổi trong ngày - ghi bảng. 
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài.
Hướng dẫn HS đọc theo trình tự: Thứ, buổi, tiết.
Theo dõi.
-Gọi 1 HS đọc thời khóa biểu ngày thứ 2 ở SGK.
1 HS đọc.
-Gọi HS lần lượt đọc các ngày còn lại.
Lần lượt đọc, mỗi em đọc 1 ngày (HS yếu).
-Hướng dẫn HS luyện đọc theo nhóm.
Các nhóm HS thi đọc, ai tìm nhanh, đọc đúng nội dung thời khóa biểu của ngày, những tiết học của buổi đó là thắng.
Đọc 1 ngày, buổi, tiết.
3-Hướng dẫn tìm hiểu bài:
-Đọc và ghi lại số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn.
23 tiết, 9 tiết, 3 tiết.
-Em cần thời khóa biểu để làm gì?
Biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách, vở, đồ dùng học tập cho đúng. 
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Gọi HS đọc thời khóa biểu của lớp.
Cá nhân.
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
TẬP ĐỌC. Tiết: 22 + 23.
NGƯỜI MẸ HIỀN
A-Mục đích yêu cầu:
-Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem, 
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
-Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: gánh xiếc, tò mào, lách, lấm lem, thập thò Hiểu nội dung bài và cảm nhận ý nghĩa của bài.
B-Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK.
C-Các hoạt động dạy học: 
Tiết 1:
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Thời khóa biểu.
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc + Trả lời câu hỏi.
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Cô giáo trong bài tập đọc các em hôm nay đúng là người mẹ hiền của HS, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu.
-Gọi HS đọc nối tiếp từng câu à hết
Cá nhân.
-Hướng dẫn đọc từ khó:không nên nổi, trốn, lách 
Cá nhân, Đồng thanh.
-Chia bài: 4 đoạn.
-Gọi HS đọc từng đoạn à hết.
Nối tiếp.
-GV giải thích từ ngữ khó: gánh xiếc, tò mó, lấm lem 
-Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trong nhóm.
Gọi HS yếu đọc.
-Gọi HS 4 HS đọc 4 đoạn.
Cá nhân (HS yếu)
-Hướng dẫn HS đọc toàn bài.
Đồng thanh. 
Tiết 2:
3-Tìm hiểu bài:
-Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
Trốn học ra phố xem xiếc.
-Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
Chui qua lỗ tường thủng.
-Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
Cô bảo: Bác nhẹ tay kẻo đỡ em ngồi dậy.
-Cô giáo làm gì khi Nam khóc?
Xoa đầu Nam an ủi.
-Người mẹ hiền trong bài là ai?
Cô giáo.
4-Luyện đọc lại:
-Hướng dẫn HS tự phân các vai để đọc toàn bài.
2-3 nhóm. Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò 
-Tại sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
Thương HS, nghiêm khắc bảo ban 
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
Tập đọc Tiết: 24
BÀN TAY DỊU DÀNG
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từngữ: lòng nặng trĩu nỗi buồn, lặng lẽ, buồn bã, trìu mến, 
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, các cụm từ.
-Biết đọc bài với gọng kể chậm, buồn, nhẹ nhàng.
-Nắm được nghĩa các từ mới: âu yếm, thì thào, trìu mến.
-Hiểu ý nghĩa của bài: Thái độ dịu dàng âu yếm đầy thương yêu của thầy giáo đã động viên an ủi bạn HS đang đau buồn vì bà mất làm bạn càng cố gắng học để không phụ lòng của thầy.
B-Đồ dùng dạy học: 
SGK
C-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: "Người mẹ hiền".
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc + Trả lời câu hỏi
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Bài đọc "Bàn tay dịu dàng" là một câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Tấm lòng yêu thương, cảm thông với học trò của thầy, bàn tay dịu dàng của thầy đã xoa dịu nỗi buồn của bạn HS trong bài, giúp bạn ấy vượt qua khó khăn, học tập tốt.
2-Luyện đọc:
-GV đọc mẫu toàn bài diễn cảm.
-Gọi HS đọc từng câu à hết.
-Luyện đọc các từ khó: dịu dàng, lặng lẽ, vuốt ve, khẽ nói, 
-GV chia đoạn: 3 đoạn.
-Gọi HS đọc từng đoạn à hết (hướng dẫn cách đọc).
-Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp.
-Gọi HS đọc đoạn (Ghi điểm).
Nối tiếp.
Cá nhân, đồng thanh. 
Nối tiếp (HS yếu). 
Nối tiếp. 
3 đoạn (3 HS).
3-Tìm hiểu bài:
-Tìm những từ ngữ cho thấy An rất buồn khi bà mới mất?
Lòng An nặng trĩu nỗi buồn, nhớ bà 
-Khi biết An chưa làm BT thái độ của thầy giáo ntn?
Không trách chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An 
-Vì sao thầy không trách An khi biết em chưa làm BT?
Thầy thông cảm với nỗi buồn của An.
-Vì sao An nói tiếp với thầy sáng mai em sẽ làm BT?
Vì sự cảm thông của thầy làm em cảm động.
-Tìm những từ ngữ nói về tình cảm của thầy giáo đối với em
Thầy xoa đầu An
4-Luyện đọc lại:
-Gọi HS đọc truyện theo lối phân vai.
2 nhóm đọc. Nhận xét.
III-Hoạt động 3: Củng cố-Dặn dò
-Vì sao An buồn?
Bà mất.
-Thầy giáo là người ntn?
Rất yêu thương HS.
-Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị bài sau - Nhận xét. 
TẬP ĐỌC. Tiết: 25
ÔN TẬP (Tiết 1).
A-Mục đích yêu cầu: 
-Đọc thêm: Cái trống trường em. 
-Học thuộc lòng bảng chữ cái.
-Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về từ chỉ người, chỉ vật, chỉ cây cối,...
B-Các hoạt động dạy học: 
I-Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Bàn tay dịu dàng.
Nhận xét - Ghi điểm.
Đọc và trả lời câu hỏi (2 HS).
II-Hoạt động 2: Bài mới.
1-Giới thiệu bài: Trong tuần 9 cô sẽ ôn tập cho các em để chuẩn bị thi giữa kỳ I và kiểm tra tập đọc + học thuộc lòng.
2-Hướng dẫn HS đọc thêm bài: Cái trống trường em.
-GV đọc mẫu.
1 HS đọc lại.
-HS luyện đọc nhóm.
Nhóm đôi.
-Gọi HS đọc từng khổ thơ.
3 HS.
-Cho HS đọc cả bài.
Cá nhân. Đồng thanh. 
3-Đọc thuộc lòng bảng chữ cái:
-Gọi HS đọc.
Bảng chữ cái.
-Gọi HS đọc nối tiếp bảng chữ cái.
3 HS.
-Gọi HS đọc toàn bài.
1 HS.
4-Xếp từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng:
-Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
Cá nhân.
-Hướng dẫn HS làm theo nhóm.
4 nhóm.
-Chỉ người: bạn bè, Hùng, 
ĐD trình bày.
5-Tìm thêm các từ có thể xếp vào các ô trong bảng:
Hướng dẫn HS

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_lop_2_truong_dinh.doc