Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 13: Yêu lắm trường ơi! (Tiết 1+2)

Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 13: Yêu lắm trường ơi! (Tiết 1+2)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, giúp HS có khả năng

1. Về kiến thức, kĩ năng:

- Đọc thành tiếng (Đọc kĩ thuật): đọc đúng, trôi chảy toàn bài; biết đọc với ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường .

- Đọc hiểu nội dung bài: Từ bài thơ và tranh minh hoạ nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.

- Qua hoạt động luyện tập theo văn bản đọc: HS hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài đọc. Hình thành kiến thức, rèn kĩ năng nói câu nêu đặc điểm.

2. Về năng lực:

a) Phát triển năng lực chung: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b) Phát triển các năng lực đặc thù

- Phát triển năng lực ngôn ngữ: phát âm đúng các tiếng dễ đọc sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương (trang sách, lời cô, lớp, ngọt ngào, khúc khích, .). Ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. Biết nói câu nêu đặc điểm.

- Phát triển năng lực văn học: Nhận diện được bài thơ. Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. Biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh ngôi trường trong bài thơ.

3. Về phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái (Biết trân trọng, yêu thương và quý mến trường lớp, thầy cô, bạn bè; cảm nhận được niềm vui khi đến trường) và trách nhiệm (có khả năng làm việc nhóm).

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 344512
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 13: Yêu lắm trường ơi! (Tiết 1+2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Chủ đề 2: ĐI HỌC VUI SAO
BÀI 13 – ĐỌC: YÊU LẮM TRƯỜNG ƠI! (tiết 1+ 2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, giúp HS có khả năng
1. Về kiến thức, kĩ năng:
- Đọc thành tiếng (Đọc kĩ thuật): đọc đúng, trôi chảy toàn bài; biết đọc với ngữ điệu phù hợp với cảm xúc yêu thương của bạn nhỏ dành cho ngôi trường .
- Đọc hiểu nội dung bài: Từ bài thơ và tranh minh hoạ nhận biết được tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.
- Qua hoạt động luyện tập theo văn bản đọc: HS hiểu rõ hơn về ý nghĩa bài đọc. Hình thành kiến thức, rèn kĩ năng nói câu nêu đặc điểm.
2. Về năng lực:
a) Phát triển năng lực chung: tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b) Phát triển các năng lực đặc thù
- Phát triển năng lực ngôn ngữ: phát âm đúng các tiếng dễ đọc sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương (trang sách, lời cô, lớp, ngọt ngào, khúc khích, .). Ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ. Biết nói câu nêu đặc điểm.
- Phát triển năng lực văn học: Nhận diện được bài thơ. Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp. Biết liên tưởng, tưởng tượng để cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh ngôi trường trong bài thơ.
3. Về phẩm chất: Phát triển phẩm chất nhân ái (Biết trân trọng, yêu thương và quý mến trường lớp, thầy cô, bạn bè; cảm nhận được niềm vui khi đến trường) và trách nhiệm (có khả năng làm việc nhóm).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
1. GV:
- Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
- Video/clip bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân; 
- Video/clip vẽ ngôi trường nơi cô trò đang giảng dạy và học tập (hình ảnh ngôi trường, hình ảnh các sự kiện của nhà trường, của lớp: khai giảng, vui tết Trung thu, dã ngoại...).
- Phiếu bài tập viết sẵn bài tập 2 - mục Luyện tập theo VB đọc (Tiếng Việt 2 tập một, trang 56)
2. HS: 
- SGK, VBT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tiết 1
1.Khởi động (8p)
Mục tiêu: Giúp HS ôn lại bài cũ đồng thời huy động vốn hiểu biết, trải nghiệm, cảm xúc để chuẩn bị tiếp nhận bài đọc mới.
* Ôn lại bài cũ
- GV yêu cầu HS nhắc lại tên bài học trước và nói về một số điều thú vị mà em học được từ bài học đó. 
*Khởi động 
- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo nhịp bài hát Em yêu trường em của nhạc sĩ Hoàng Vân (kết hợp trình chiếu video/clip bài hát).
 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: 
+ Có những sự vật nào được nhắc đến trong bài hát? 
+ Bài hát nói về điều gì? 
- GV mời 2, 3 HS trả lời câu hỏi sau đó chốt lại nội dung thảo luận. 
- GV dẫn vào bài mới: Có một bạn nhỏ cũng rất yêu ngôi trường của mình. Chúng ta hãy lắng nghe xem bạn nhỏ nói gì về ngôi trường đó qua bài thơ Yêu lắm trường ơi! của tác giả Nguyễn Trọng Hoàng 
- GV ghi đề bài: Yêu lắm trường ơi!
2. Khám phá kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài và hiểu nội dung bài đọc
HĐ1: Đọc văn bản (25 -27p)
GV đọc mẫu.
- QV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc và hỏi: Tranh vẽ gì?
- GV đọc mẫu toàn bài đọc. Chú ý đọc rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ , dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ, thể hiện cảm xúc yêu thương của nhân vật trữ tình “em”.
b. HS luyện đọc từng khổ thơ, kết
hợp đọc từ khó và giải nghĩa từ.
- GV hỏi: Bài thơ gồm mấy khổ khơ?
- HDHS đọc nối tiếp từng khổ thơ (lần 1)
- GV mời HS nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của địa phương.
- GV viết bảng từ khó mà HS nêu và tổ chức cho HS luyện đọc.
- HDHS đọc nối tiếp từng khổ thơ (lần 2)
- GV hỏi: Trong bài thơ có từ ngữ nào em chưa hiểu nghĩa?
(GV giúp HS hiểu nghĩa nếu HS còn lúng túng).
- Em hãy đặt 1 câu có từ nhộn nhịp/khúc khích.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hướng dẫn HS cách đọc bài thơ: giọng đọc chậm rãi, ngữ điệu nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi trường; ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi lâu sau mỗi đoạn thơ 
- GV mời 5 HS đọc nối tiếp bài đọc để HS biết cách luyện đọc theo nhóm
c. HS luyện đọc trong nhóm
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm năm.
- Tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp từng khổ thơ giữa các nhóm.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV và HS nhận xét phần thi đọc của các nhóm
- GV mời 1 HS đọc toàn bộ bài thơ.
- GV đánh giá, biểu dương.
d. Đọc toàn bài
- GV cho HS tự luyện đọc toàn bộ bài thơ.
- GV gọi 2, 3 HS đọc toàn bộ bài.
- GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 
Chuyển giao nhiệm vụ học tập sang tiết Tiết 2
HĐ2: Đọc hiểu (15p)
* Câu 1. Đọc khổ thơ tương ứng với từng bức tranh. 
- GV mời HS quan sát tranh.
- GV nêu yêu cầu: đọc khổ thơ tương ứng với mỗi tranh. (một tranh GV mời 2 – 3 HS)
+ Vì sao khổ thơ thứ 2 lại tương ứng với tranh số 1? 
+ Vì sao khổ thơ thứ 5 lại tương ứng với tranh số 3? 
+ GV nhận xét, tuyên dương.
* Câu 2. Tìm những câu thơ tả các bạn học sinh trong giờ ra chơi. 
- GV mời HS đọc câu hỏi 2.
- GV tổ chức cho HS trao đổi cặp đôi.
- GV nhắc HS đọc khổ thơ thứ hai để tìm câu trả lời. 
- GV mời 2 – 3 HS đại diện trả lời câu hỏi. 
- GV và cả lớp thống nhất câu trả lời. 
* Câu 3, câu 4:
- Gọi HS đọc câu hỏi 2 và 3.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại toàn bài đọc
- GV tổ chức thảo luận nhóm bốn và hoàn thành các câu trả lời vào phiếu thảo luận nhóm.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Tổ chức cho HS chia sẻ kết quả.
- GV chốt kết quả phiếu trên màn hình từng câu.
- GV nhận xét, biểu dương các nhóm.
- GV chốt lại ND bài đọc: Bài thơ nói lên tình cảm yêu thương và gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè.
+ Em có tình cảm gì đối với mái trường (lớp học/thầy cô/bạn bè) của em?
+ Khi được nghỉ ở nhà, em nhớ những gì về mái trường của mình?
3. Thực hành, vận dụng (15p)
Mục tiêu: Giúp HS biết nói những câu thể hiện tình cảm với mái trường, thầy cô, bạn bè. Vận dụng vào thực tế cuộc sống.
HĐ3: Luyện đọc lại 
- GV đọc diễn cảm toàn bài thơ. 
- Gọi 1 - 2 HS đọc to toàn bài đọc trước lớp.
- Yêu cầu từng HS tự luyện đọc toàn bài đọc.
- GV mời 2 - 3 HS đọc diễn cảm (bước đầu) khổ thơ thứ tư. 
* Học thuộc lòng:
- GV khuyến khích HS đọc thuộc lòng những câu thơ, khổ thơ hoặc cả bài thơ và về đọc cho người thân nghe.
- GV nhận xét, biểu dương.
HĐ4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Câu 1. Từ nào trong bài thể hiện rõ nhất tình cảm của bạn nhỏ dành cho trường lớp?( Bài 2, VBTTV,tr28)
- GV cho HS đọc câu hỏi 1.
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn. GV theo dõi các nhóm hoạt động. 
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét câu trả lời của các nhóm, khen tất cả các nhóm đã trả lời đúng. 
Câu 2. Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu nêu đặc điểm.
 (Bài 5, VBTTV,tr29)
- GV chiếu khung chữ .
- GV tổ chức trò chơi “Xây nhà” như sau: 
Chuẩn bị: Mỗi từ ngữ ở cột A và cột B được viết vào mỗi mảnh giấy. Cho tất cả những mảnh giấy này vào các hộp. Tuỳ theo số lượng các nhóm mà số hộp có thể là 3 – 4 hộp. Mỗi đội có một hộp.
Cách chơi: Các đội chạy thật nhanh lên bảng lấy một mảnh giấy trong hộp của đội mình rồi chạy về chỗ để các thành viên trong đội ghép các từ ngữ lấy được thành câu hoàn chỉnh. Mỗi lần chạy lên bảng chỉ được lấy một mảnh giấy. Đội chiến thắng là đội ghép đúng, nhanh.
- GV cho HS chơi theo luật.
 - GV cùng HS tổng kết trò chơi.
- GV nhấn mạnh: Những câu các em vừa ghép được là những câu nêu đặc điểm.
4. Định hướng học tập tiếp theo (3p):
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS luôn thể hiện tình cảm trân trọng, quý mến bạn bè và thầy cô.
- Chuẩn bị bài cho bài sau.
- HS nêu và nói về điều thú vị của bài học trước: Danh sách học sinh.
- HS hát và vận động theo nhịp bài hát.
- HS trao đổi cặp đôi, trả lời :
+ Những sự vật được nhắc đến trong bài hát là: cô giáo, bạn thân, bàn ghế, sách vở, trường,... 
+ Tình cảm yêu thương của bạn nhỏ dành cho trường lớp, cô giáo, bạn bè,...
- 2, 3 HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
- HS quan sát tranh.
- HS nêu nội dung tranh (VD: Tranh vẽ lớp học, có hai bạn nhỏ đang trao đổi bài. Bên ngoài lớp học, cành lá xoè rộng ngang khung cửa sổ. Có hai chú chim đang đậu trên cành. Dưới sân trường, các bạn HS đang vui chơi)
- HS chú ý lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS trả lời: Bài thơ gồm 5 khổ khơ.
- Từng tốp 5 HS đọc nối tiếp theo khổ thơ (2 lượt) và sửa lỗi phát âm.
- HS nêu như trang sách, lời cô, lớp, ngọt ngào, khúc khích, .
- HS luyện phát âm từ khó (đọc cá nhân, nhóm, đồng thanh).
- 5 HS đọc nối tiếp (lần 2). HS khác góp ý cách đọc.
- HS đọc phần từ ngữ, nêu từ cần giải nghĩa. 
- HS khác giải nghĩa.
 (VD: 
+ khúc nhạc: một đoạn trong bài nhạc.
+ nhộn nhịp: từ gợi tả không khí đông vui, tấp nập, do có nhiều người qua lại hoặc cùng tham gia hoạt động
+ cười khúc khích: từ gợi tả tiếng cười nhỏ và liên tiếp, biểu lộ sự thích thú
- 2 – 3 HS đặt câu.
- HS chú ý.
- HS luyện đọc thể hiện giọng đọc theo nội dung câu thơ như HD.
- HS cùng GV nhận xét góp ý.
- HS đọc nối tiếp (lần 3)
- HS luyện đọc trong nhóm và góp ý cho nhau.
- 2 – 3 nhóm thi đọc. 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- 1 HS đọc toàn bộ bài thơ.
- HS chú ý.
- Cả lớp đọc thầm cả bài.
- 2, 3 HS đọc toàn bài/ HS khác theo dõi.
- HS làm việc chung cả lớp. 
- HS quan sát tranh 
- HS đọc khổ thơ tương ứng. VD: 
+ Khổ thơ thứ hai (Mỗi giờ ra chơi... cũng xinh.) tương ứng với tranh số 1. + Khổ thơ thứ ba (Yêu lớp học em... gió mát vào.) tương ứng với tranh số 2. 
+ Khổ thơ thứ năm (Có đêm trong mơ...đùa vui.) tương ứng với tranh số 3.
- HS giải thích.VD:
+ Vì tranh vẽ cảnh giờ ra chơi. Khổ thơ thứ 2 có câu thơ: Mỗi giờ ra chơi, Sân trường nhộn nhịp.
+ Vì tranh vẽ bạn nhỏ đang ngủ và nở nụ cười. Khổ thơ thứ 5 có câu thơ: Có đêm trong mơ. Bỗng cười khúc khích.
- HS chú ý.
- 2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp:
+ Từng em đọc khổ thơ thứ hai, nêu ý kiến của mình, góp ý cho nhau. 
- 2 – 3 HS đại diện trả lời: Hồng hào gương mặt/ Bạn nào cũng xinh.
- 2 HS đọc nối tiếp 2 câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm lại toàn bài thơ.
- HS làm việc nhóm, nhận phiếu, chia sẻ trong nhóm, viết kết quả vào phiếu nhóm:
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm số: 
Câu 3. Bạn nhỏ yêu những gì ở trường, lớp của mình?
Bạn nhỏ yêu hàng cây mát, yêu tiếng chim hót xôn xao như khúc nhạc trên vòm lá xanh, yêu khung cửa sổ có bàn tay lá quạt gió mát. 
Câu 4. Bạn nhỏ nhớ gì về cô giáo khi không đến lớp?
Lời cô ngọt ngào/ Thấm từng trang sách.
Đại diện một số nhóm báo cáo 1
câu. Nhóm khác nhận xét, góp ý, bố sung.
HS chú ý.
HS lắng nghe và ghi nhớ
- HS chia sẻ trước lớp tình cảm của mình đối với mái trường/thầycô/bạn bè....
- HS chú ý lắng nghe.
- 1 - 2 HS đọc lại. HS khác đọc thầm theo
- HS đọc lại
- 2 - 3 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ tư. 
HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện
2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc nhóm. 
+ Đọc thầm lại cả bài thơ. 
+ Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.(VD: yêu, nhớ, đùa vui).
+ Cả nhóm thống nhất chọn từ phù hợp nhất. (Đáp án: Yêu)
+ Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát khung chữ và đọc các từ ngữ trong khung. Cả lớp đọc thầm.
- HS lập thành các đội chơi như GV HD.
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- Các nhóm tích cực tham gia trò chơi.
- Các nhóm trình bày kết quả.
Cả lớp bình chọn nhóm thắng cuộc.
HS nhắc lại những câu nêu đặc điểm:
Gương mặt các bạn hồng hào.
 Lời cô ngọt ngào.
 Sân trường nhộn nhịp. 
HS lắng nghe và ghi nhớ thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_ba.docx